Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nhà Nước Trong Việc Bảo Tồn Phát Triển Hoạt Động Du Lịch Làng Nghề Chè


nhân, các hộ gia đình làm nghề chè in ấn logo, bao bì cho sản phẩm. Sản phẩm chè Hoàng Bình của thành phố Thái Nguyên đã chú ý tạo sự thu hút khi đưa ra thị trường nhãn hiệu chè Ngân Long mới, doanh nghiệp chè Tiến Yên đã mạnh dạn đầu tư kinh phí 120.000 đồng/bộ hộp chè đinh thượng hạng, doanh nghiệp chè Thắng Hường chú trọng nhãn hiệu chè nõn, chè đinh. Những khâu sản xuất, in logo, hình ảnh của cánh chè, làng chè và doanh nghiệp chè là rất cần thiết; nhưng cần cải thiện logo, nhãn mác hay slogan của doanh nghiệp bắt mắt hơn nữa để định vị sản phẩm chè trong tâm trí khách hàng

Có ý kiến cho rằng Chè Tân Cương phải thưởng thức ở đúng xã Tân Cương, phải lấy nước làng Tân Cương đem pha thì mới thưởng thức hết cái hương vị đậm sâu, nồng hậu, nậy ngọt của hương chè. Các doanh nghiệp du lịch ở Thái Nguyên nói riêng, Hà Nội và các tỉnh khác nói chung cần đẩy mạnh quảng bá tour du lịch làng nghề chè hơn nữa. Khi quảng bá cần nhấn mạnh những chi tiết đặc biệt chỉ có ở Tân Cương thì sẽ thu hút du khách tham quan nhiều hơn nữa

3.3.3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo tồn phát triển hoạt động du lịch làng nghề chè

Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch cho làng nghề Chè, tập huấn giáo dục phổ biến cho các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch hiểu biết, nhận thức sâu về pháp luật Du lịch.

Khi gắn kết các làng nghề với hoạt động du lịch, không chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt là nguồn lợi kinh tế mà bỏ qua việc khai thác kết hợp với tái đầu tư cho hoạt động bảo tồn và cho bản thân các làng nghề. Nguyên tắc này liên quan tới khâu tổ chức quản lý, khai thác sản xuất và lưu thông các sản phẩm du lịch. Tại các làng nghề chè cần hình thành tổ chức bộ máy chuyên trách quản lý bảo tồn và phát huy các giá trị của các làng nghề.

3.3.4. Về môi trường tại các làng nghề chè ở Thái Nguyên

Để phát triển làng nghề một cách bền vững, các chuyên gia môi trường cho rằng, Nhà nước cần có chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Bởi chính các


xí nghiệp công nghiệp nông thôn và làng nghề sẽ góp phần đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, thu hút lao động dôi dư, lao động phụ của xã hội, tạo công ăn việc làm và thị trường lao động ở nông thôn, góp phần hạn chế di dân, tăng dân số ở các thành phố. Mặt khác, phát triển làng nghề theo hướng công nghiệp hóa sẽ đẩy mạnh các loại hình sản xuất gia công chế biến nguyên liệu của từng vùng, tạo thành các cơ sở gia công bán thành phẩm, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn ở thành phố. Vì thế, việc phát triển làng nghề theo cách này sẽ là cách tốt nhất để phát triển ngành nghề nông thôn cũng như tạo điều kiện để giải quyết tốt vấn đề bảo vệ môi trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào các hoạt động bảo vệ môi trường như thu gom, xử lý chất thải trên địa bàn các làng nghề chè Tân Cương, làng nghề chè La Bằng

Xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân không tuân thủ thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường. Quy định mức bồi thường thiệt hại về ô nhiễm môi trường do các cá nhân, doanh nghiệp gây ra.

Phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên - 13

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đổi mới công nghệ thông qua các chương trình dự án trong quy hoạch

Đảm bảo mức chi cho hoạt động sự nghiệp môi trường hàng năm trên địa bàn huyện đạt hơn 1% tổng chi ngân sách hàng năm của tỉnh

Thường xuyên kiểm tra hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.

Bên cạnh đó cần tăng cường hợp tác với các tổ chức tư vấn trong nước và quốc tế thực hiện tư vấn các giải pháp kỹ thuật, công nghệ cho các dự án ưu tiên trong quy hoạch, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ và quy trình sản xuất sạch hơn theo tiêu chuẩn VietGap

Sở Tài nguyên và môi trường Thái Nguyên cần tiến hành đánh giá tại các làng nghề và xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ, nhằm cải thiện chất lượng môi trường tại các cụm, khu công nghiệp, các làng nghề trên địa bàn tỉnh. Làng nghề chè Tân Cương hiện đang bị đầu độc và ô nhiễm nặng bởi bãi rác, trại lợn và xưởng chế xuất dầu; thêm vào đó là sự khan hiếm nước cho sản xuất và sinh hoạt. Mặc dù làng nghề chè Tân Cương chỉ cách công trình thủy lợi Hồ Núi Cốc khoảng


5km, việc khan hiếm nước là do chưa được đầu tư đúng tầm, để góp phần giúp nhân dân xã Tân Cương sản xuất vụ chè đông, hè, thu, xuân thì cần có chính sách đầu tư hơn nữa nhằm phát triển kinh tế làng nghề và phát triển các dịch vụ phục vụ cho du lịch làng nghề

3.3.5. Tăng cường gắn kết du lịch với phát triển làng nghề

Theo Đề án Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của trà Thái Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phát triển các làng nghề chè truyền thống gắn kết với phát triển du lịch. Tuy nhiên tỷ lệ khách du lịch đến các làng nghề so với khách du lịch đến Thành phố vẫn còn thấp. Thu nhập chủ yếu đến từ bán các sản phẩm thủ công, các làng nghề mới chủ yếu chỉ là nơi sản xuất ra các sản phẩm nổi tiếng được biết đến trên thị trường mà chưa được khai thác ở khía cạnh không gian văn hóa, các hoạt động nhằm giúp du khách có được các trải nghiệm cũng chưa được quan tâm đúng mức

Để du lịch làng nghề phát triển tương xứng với tiềm năng, nâng tầm thành một loại hình du lịch trọng điểm thu hút khách du lịch, các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng dân cư phải cùng chung tay góp sức, thay đổi ý thức hệ đã có từ lâu đời trong mỗi người dân về sự “an phận” . Những người dân trong làng nghề phải hiểu được ý nghĩa của làng nghề trong phát triển du lịch, mở các lớp đào tạo ngắn hạn về du lịch

Một trong những biện pháp phát triển du lịch làng nghề là cần có sự kết nối sâu rộng hơn giữa các làng nghề để khai thác triệt để những tiềm năng còn bỏ ngỏ. Phương thức này sẽ nhân lên sức mạnh thương hiệu, góp phần giải quyết mối quan hệ bảo tồn và phát triển du lịch làng nghề trong hội nhập. Cần đưa ra chính sách thuận lợi để các hộ dân tham gia làm du lịch, các giải pháp quản lý chất lượng đối với sản phẩm, dịch vụ phục vụ, đón tiếp, hướng dẫn, điều hành…

Bên cạnh đó, vấn đề thông tin về sản phẩm du lịch của các làng nghề còn mờ nhạt không chỉ với khách du lịch mà còn đối với cả các công ty lữ hành nên việc xây dựng các chương trình du lịch đến các làng nghề và được giới thiệu tại hội chợ, triển lãm du lịch còn khiêm tốn so với tiềm năng. Vì vậy, cần chuẩn hóa các thông


tin liên quan đến sản phẩm. Ngoài ra, cần sự chung tay của các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư để du lịch làng nghề trở thành một trong những loại hình du lịch được khách du lịch ưa thích mỗi khi đến thăm quan và trải nghiệm.

Làng nghề chè cần phối hợp với các doanh nghiệp du lịch xây dựng các gói tour du lịch làng nghề như sau:

Thứ nhất: Trải nghiệm hái chè, vò chè và sao chè

Thứ hai: Trải nghiệm lấy hương chè, đóng gói và dán nhãn cho sản phẩm Thứ ba: Trải nghiệm đạp xe đạp quanh làng nghề

Thứ tư: Trải nghiệm đi bộ thăm gia đình các nghệ nhân làng nghề và thăm xưởng chế biến chè của nghệ nhân (để thấy sự khác biệt so với các hộ gia đình làm chè khác)

Thứ năm: Trải nghiệm món ăn mang hương vị đồng quê Thái Nguyên Thứ sáu: Trải nghiệm lưu trú tại các hộ gia đình trong làng nghề chè Thứ bảy: Trải nghiệm câu cá ở khu du lịch Hồ Núi Cốc

Làng nghề chè cần phối hợp với các doanh nghiệp du lịch xây dựng các tuyến, điểm du lịch kết nối làng nghề chè với các điểm đến khác, xung quanh làng như sau:

Tour thứ nhất: Thăm Không gian văn hóa trà – Chùa YNa – Công trình thủy lợi Hồ Núi Cốc (thăm tuyến đập chính dài 480m)

Tour thư hai: Thăm Bảo tàng chè - Làng văn hóa du lịch cộng đồng chè – Nhà thờ Tân Cương

Tour thứ ba: Làng văn hóa du lịch cộng đồng chè – Khu du lịch Nam Phương, Hồ Núi Cốc – Chợ chè Tân Cương

3.3.6. Tạo nguồn nhân lực thông qua hoạt động du lịch làng nghề chè

Thực tế từ các làng nghề cho thấy thu nhập bình quân của các hộ sản xuất phi nông nghiệp cao hơn khu vực sản xuất nông nghiệp thuần túy từ 3 đến 4 lần. Những người nghèo, những nông dân được hưởng lợi từ việc mở rộng các dịch vụ du lịch và lao động dịch vụ nhờ việc hiện đại hóa nông nghiệp và thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp. Việc phát triển các hoạt động du lịch ở làng nghề chè không


những tận dụng được thời gian nhàn rỗi, khắc phục được tính thời vụ trong nông nghiệp mà còn tận dụng được lao động có khả năng làm việc trong từng hộ gia đình và thu nạp được nhiều lao động từ các địa phương khác.

3.3.7. Về sản phẩm làng nghề chè

Các làng nghề truyền thống là một phần quan trọng cấu thành nên tài nguyên du lịch nhân văn. Sự tồn tại và phát triển của mỗi làng nghề truyền thống luôn gắn với một vùng văn hoá, hệ thống di tích và truyền thống riêng, với những cách thức riêng trong việc sáng tạo ra sản phẩm mang tính đặc thù.

Tuy nhiên, sản phẩm du lịch của làng nghề chè thời gian qua chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên, chưa được đầu tư đúng mức và chưa khai thác triệt để những cái có sẵn. Thái Nguyên hội tụ đầy đủ điều kiện phát triển du lịch làng nghề chè, nếu được tận dụng hợp lý các nguồn lực cho phát triển du lịch sẽ mang lại hiệu quả hơn rất nhiều so với hiện nay

3.4. Mô hình phát triển du lịch làng chè

3.4.1. Mô hình tổ chức và quản lý du lịch làng nghề chè

Mô hình phát triển du lịch làng chè là mô hình tập trung, với sự kết hợp giữa những người nông dân trồng và chế biến sản phẩm chè với các công ty du lịch đưa nguồn khách tới tham quan và có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong phát triển du lịch. Sự tham gia của người nông dân vào mô hình phát triển du lịch làng nghề chè được coi như nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ, du lịch làng nghề phụ thuộc vào người dân và những trải nghiệm của khách du lịch phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ do người dân cung cấp. Khi tham gia vào quá trình phát triển du lịch làng chè người dân tại các làng chè sẽ từng bước được tăng cường kỹ năng, năng lực về quản lý nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài. Vai trò của người dân được ở đây được thể hiện: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi. Điều kiện cần có để xây dựng mô hình phát triển du lịch làng chè cần phát huy sức mạnh cộng đồng rất cần thể chế, chính sách “thông minh” và khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý thức vươn lên của người dân. Theo đó,


người dân tham gia đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng nhà ở, tham gia đầu tư các công trình công ích như giao thông, thủy lợi. Mục tiêu chính của việc phát triển du lịch làng nghề là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân. Từ đó, từng người dân sẽ phát huy tốt vai trò chủ động, tích cực trong việc thực hiện mô hình phát triển du lịch làng nghề chè.


Doanh nghiệp du lịch

Chính quyền địa phương là Ban Quản lý và các nhóm chức năng đại diện cho cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển du lịch làng nghề chè của địa phương. Đây là những người tâm huyết với phát triển du lịch làng nghề, có uy tín với cộng đồng và có thời gian để triển khai các hoạt động của địa phương. Cần xây dựng bản mô tả công việc cụ thể cho mỗi thành viên để từ đó thống nhất trong việc phân công trách nhiệm và nghĩa vụ của từng thành viên


Cơ quan quản lý Nhà nước về Du lịch

Hỗ trợ thực hiện

- Chính sách

- Hạ tầng

- Quảng bá

- Đào tạo

Chính quyền địa phương

Làng nghề chè

Ban Quản lý du lịch làng nghề chè

Thực hiện các hoạt động

kinh doanh du lịch

Cung cấp dịch vụ, sản phẩm

Thành viên 1 (Hộ gia đình)

Thành viên 2 (Hộ gia đình)

Thành viên 3 (Hộ gia đình)

Cungcấp khách

Quảng bá cho làng nghề

Mô hình tổ chức và quản lý du lịch làng nghề chè


Nâng cao năng lực cho Ban Quản lý, các nhóm chức năng, hộ gia đình làm du lịch tại địa phương là rất cần thiết. Ban quản lý xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với một số công ty du lịch, ưu tiên các công ty chuyên khai thác tuyến trên địa bàn hoặc đi qua địa bàn mình. Mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du lịch có thể là sự bao thầu toàn bộ điểm du lịch cộng đồng trên cơ sở cùng phối hợp hoặc cũng có thể là thỏa thuận khác như cung cấp vốn, kỹ năng kinh doanh và tiếp thị hoặc hưởng tỷ lệ hoa hồng khi đưa khách đến địa phương để đảm bảo số lượng khách đến với làng nghề chè là nhiều nhất

Mô hình về làng văn hóa Du Lịch Cộng Đồng tại vùng chè đặc sản Tân Cương được xây dựng bởi sự tài trợ của Cơ quan Hỗ trợ Phát triển Quốc tế CIDA, thông qua Liên đoàn Đô thị Canada (FCM). Mục đích là nhằm khai thác tiềm năng du lịch của địa phương, góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân trên cơ sở bảo tồn, phục hồi các giá trị truyền thống, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ra các điểm đến mới cho du khách khi đến du lịch T.P Thái Nguyên. Mô hình được triển khai từ cuối năm 2012 (giai đoạn 1 đến hết năm 2013) tại 4 xã thuộc Vùng chè đặc sản Tân Cương, trọng tâm là tại các xóm: Hồng Thái 2, xã Tân Cương; Khuôn 1 và Khuôn 2, xã Phúc Trìu và xóm Gò Móc, xã Quyết Thắng. Đây là những nơi có diện tích chè tập trung, trình độ trồng, chế biến sản phẩm chè của người dân cao, có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và có cơ sở hạ tầng khá tốt

Một là: Khu tham quan dã ngoại mô hình trồng chè Hai là: Khu vui chơi giải trí và ca nhạc dân tộc

Ba là: Khu thưởng thức văn hoá trà và ẩm thực địa phương

Bốn là: Khu vực dành cho khách hái chè và tham gia vào một khâu trong quy trình chế biến, sản xuất chè

Với mô hình phát triển du lịch cộng đồng này trong tương lai Thái Nguyên sẽ phát huy được thế mạnh và tiềm năng về du lịch làng chè để khai thác phục vụ khách các sản phẩm du lịch truyền thống và các sản phẩm du lịch đặc trưng.


3.4.2. Mô hình gắn kết giữa làng nghề và các công ty du lịch

Việc xây dựng mô hình liên kết giữa làng nghề và các công ty du lịch giúp cho làng nghề khai thác được các lợi ích từ hoạt động du lịch. Du lịch làng nghề là hình thức bảo tồn và giới thiệu rộng rãi nền văn hoá truyền thống hiện đại, giúp khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống

Việc xây dựng mô hình gắn kết giữa làng nghề và các công ty du lịch nên gắn với trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia như đối với làng nghề, các công ty du lịch, các cơ quan quản lý về du lịch, các cơ quan chức năng.

Với các cơ quan quản lý và các cơ quan chức năng giúp thực hiện tốt hơn vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp với các nghệ nhân trong làng nghề. Đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên tham gia.

Đối với các làng nghề cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tốt, tôn tạo cảnh quan làng nghề, đầu tư phục hồi và phát triển làng nghề, xây dựng không gian và môi trường thân thiện, tạo điều kiện để các công ty lữ hành hoạt động thuận lợi. Đồng thời cũng nâng cao ý thức xây dựng môi trường du lịch của người dân địa phương và người làm du lịch

Với các công ty du lịch cần xác định các tuyến điểm tham quan và lập tour căn cứ vào đặc điểm tài nguyên, vị trí địa lý của từng làng nghề. Xây dựng các chương trình du lịch làng nghề dài ngày, kết hợp với các công cụ xúc tiến, quảng bá về sản phẩm tour du lịch làng nghề. Chuẩn bị các điều kiện dịch vụ tốt, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên có kiến thức về làng nghề. Chủ động trong việc gắn kết các làng nghề trong chương trình du lịch đến địa phương. Công ty du lịch có thể được hình thành ngay tại làng nghề do một cá nhân hoặc một nhóm người thành lập, công ty du lịch là một đối tác “thân cận” để hỗ trợ Ban quản lý để phát triển du lịch làng nghề. Sự tham gia của các công ty du lịch là đặc biệt hữu ích trong giai đoạn đầu phát triển mô hình du lịch làng nghề chè, tuy nhiên cần phải đảm bảo mối quan hệ giữa hai bên trên cơ sở thống nhất về các cơ chế giá cả, cách thức hoạt động, phân chia lợi nhuận

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 10/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí