Tác giả đi phân tích sự phát triển của làng nghề theo mô hình phát triển cụm liên kết ngành, nghĩa là nghiên cứu làm sao phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành bởi cụm liên kết ngành như đã được phân tích ở các mục trên có nhiều ưu điểm hơn rất nhiều so với việc phát triển của làng nghề hiện nay. Sự phát triển của từng chủ thể doanh nghiệp không thể tách rời khỏi sự phát triển cả một làng nghề mà mô hình cụm liên kết ngành là một điển hình mà thế giới đã chứng minh qua các nghiên cứu của các tác giả như Porter, Krungman, cũng như các bài học kinh nghiệm về phát triển làng nghề ở Nhật Bản, Trung Quốc…và các tác giả ở Việt Nam đã nghiên cứu các điều kiện lợi thế cạnh tranh của làng nghề có sự tương đồng với cụm liên kết ngành thông qua các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Đình Hòa (2010), Lê Xuân Tâm (2014), Hồ Kỳ Minh (2011).
Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam được đề cập từ Nguyễn Viết Lâm (2014), nghiên cứu và đề xuất là các chỉ tiêu về tài chính như khả năng về nguồn vốn, kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp và các chỉ tiêu phi tài chính như: nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ, khả năng quản lý và đổi mới, khả năng hoạch định chiến lược marketing, khả năng cung cấp dịch vụ và thương hiệu doanh nghiệp;
Từ những phân tích trên, cùng với đặc thù làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, tác giả đưa ra các tiêu chí để đánh giá lợi thế cạnh tranh gồm: Chi phí; Khác biệt; Các nguồn lực đầu vào: vốn, công nghệ, nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực; Sự phát triển các ngành liên quan.
1.7.4. Đổi mới sáng tạo
1.7.4.1. Khái niệm đổi mới sáng tạo
Trong nghiên cứu của Wang và Pervaiz (2007), hay những nghiên cứu của Björkdahl và Börjesson (2012) thì đổi mới sáng tạo là hoạt động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp được xác định bao gồm một loạt các hoạt động và quy trình về thị trường, ý tưởng kinh doanh, mạng lưới khách hàng và đối tác cạnh tranh, kỹ năng vận hành, công tác tổ chức, chuyển giao năng lực sáng tạo và tri thức diễn ra cả ở bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đổi mới là cuộc đối thoại giữa tri thức và ý tưởng để đi đến lợi ích, nó có thể
dùng cho mục đích thương mại hoặc tạo ra hàng hóa, lợi ích này có thể là một sản phẩm/quá trình/dịch vụ mới hoặc một sản phẩm/dịch vụ được cải tiến. Tri thức có được từ nghiên cứu hoặc quan sát và nó cũng là đầu vào của quá trình đổi mới (Đào Thanh Trường, 2015).
Đổi mới sáng tạo theo nghiên cứu của Schumpeter (1934) đó là đổi mới với quy trình và sản phẩm tốt hơn hoặc hiệu quả hơn cũng như phân phối thị trường như kết nối từ cửa hàng thủ công đến nhà máy. Các doanh nhân liên tục tìm kiếm những cách tốt hơn để thỏa mãn cơ sở người tiêu dùng của họ với chất lượng, độ bền, dịch vụ và giá cả được cải thiện.
Trong nghiên cứu Nghệ thuật và Kỷ luật của Sáng tạo kinh doanh của Kao (1996) đưa ra định nghĩa về đổi mới là khả năng của cá nhân, công ty và toàn thể quốc gia trong việc tạo ra một tương lai như mơ ước một cách liên tục. Đổi mới phụ thuộc vào những tri thức thu thập được từ những bộ môn khoa học như KH&CN, khoa học xã hội và nghệ thuật. Và nó được minh họa bằng các sản phẩm, dịch vụ, kinh nghiệm và quá trình có tính chất sáng tạo.
Công việc của các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và những chuyên gia phần mềm đều theo cùng một cách như nhau để tạo nên đổi mới, đó cũng là những người trung gian/môi giới nhận ra được giá trị từ những ý tưởng bằng những dòng đổi mới dịch chuyển từ ý nghĩ đã được sắp đặt trở thành những mô hình kinh doanh mới, nhận ra những cơ hội mới và tạo nên đổi mới trong xã hội. Đó cũng là một cách thức mới để thực hiện và nhìn nhận như là những ý tưởng đột phá (Meissner, 2010).
Từ các quan điểm trên có thể thấy “đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp được xem là khả năng mà doanh nghiệp có được để biến ý tưởng sáng tạo kết hợp các nguồn lực đầu vào thành sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đổi mới sáng tạo hiện đang được diễn giải theo hai cách: thứ nhất, đổi mới sáng tạo là tạo ra những thứ hoàn toàn mới mà trước đó chưa từng có; thứ hai, đổi mới sáng tạo là thay thế những cái đang có bằng những cái khác mang lại hiệu quả cao hơn”
1.7.4.2. Tiêu chí đánh giá
Trong nghiên của Wang và Pervaiz (2007), hay những nghiên cứu của Björkdahl và Börjesson (2012) một câu hỏi đặt ra là ―liệu có thể đo lường năng lực
đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp hay không?‖ Nếu làm được điều này thì kết quả đo lường đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp sẽ cung cấp cho các doanh nhân, nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học, nhà đầu tư những thông tin hữu ích trước khi đưa ra những quyết định chính xác và hiệu quả. Cho đến nay, đã có một số nhóm nghiên cứu xây dựng các bộ chỉ số đổi mới sáng tạo ở nhiều mức độ khác nhau nhằm mục đích đo lường kết quả đầu ra từ các quá trình thực hiện đổi mới sáng tạo, chẳng hạn như bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu do WIPO và Đại học Cornell giới thiệu (Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2016, GII). Ngoài ra, các nguồn lực đầu tư tài chính cần thiết cho đổi mới sáng tạo và quy trình biến đổi nguồn lực đầu vào thành sản phẩm đầu ra cũng đã được đo lường cả định lượng và định tính trong nhiều công trình nghiên cứu (CSIRO, 2018).
Schumpeter (1934) đưa ra khái niệm Đổi mới sáng tạo và phân chia Đổi mới sáng tạo thành năm loại, bao gồm: (i) đưa ra sản phẩm mới; (ii) đưa ra các phương pháp sản xuất mới; (iii) mở ra thị trường mới; (iv) phát triển các nguồn mới cung cấp vật liệu thô hay các loại đầu vào mới khác; (v) tạo ra cấu trúc thị trường mới trong một ngành. Schumpeter đặt nền móng một ngành khoa học nghiên cứu về đổi mới sáng tạo, một lĩnh vực đã và đang phát triển rực rỡ cho đến ngày nay.
Trong báo cáo nghiên cứu của OECD(2005) thì đổi mới sáng tạo được định nghĩa: ―là việc đưa ra một sản phẩm (hàng hóa hoặc dịch vụ) mới hoặc một sản phẩm được cải tiến đáng kể, hoặc đưa ra và thực hiện qui trình công nghệ mới, phương pháp tiếp thị mới, một phương pháp tổ chức mới trong hoạt động kinh doanh, trong tổ chức nơi làm việc hoặc trong quan hệ với bên ngoài”. Đổi mới sáng tạo thường cần tới nhiều loại hoạt động, không chỉ nghiên cứu và phát triển (R&D), mà còn những hoạt động khác như thay đổi về tổ chức, đào tạo, kiểm nghiệm, tiếp thị và đặc biệt là thiết kế.
Theo nghiên cứu của Schumpeter (1934) thì tiêu chí để đánh giá đó là: đổi mới với quy trình và sản phẩm tốt hơn hoặc hiệu quả hơn cũng như phân phối thị trường như kết nối từ cửa hàng thủ công đến nhà máy.
Từ những phân tích trên cùng với đặc thù nghiên cứu liên quan đến sự phát triển của làng nghề đá mỹ nghệ, những tiêu chí đổi mới sáng tạo cơ bản được xem
xét để đưa vào đánh giá cụ thể như: Đổi mới sản phẩm: đánh giá về số lượng sản phẩm mới ra đời hàng năm ở doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; Đổi mới qui trình, phương pháp sản xuất: quy trình sản xuất sản phẩm được rút ngắn; cải tiến; Khai thác thị trường mới: tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu, tiêu thụ trong nước, tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu hàng năm; Đổi mới nguồn đầu vào; Đổi mới tổ chức kinh doanh; Đổi mới cách tiếp thị: sản phẩm được tiếp thị qua nhiều kênh; Sản phẩm được bán trực tiếp cho khách hàng, Sản phẩm bán qua các doanh nghiệp thương mại hoặc cả hai; Đổi mới cách tổ chức, hoạt động: cách tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ. Để thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, tác giả xây dựng (Bảng 1.3) tổng hợp các tiêu chí để đánh giá các điều kiện để phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành bễn vững.
1.7.5. Cơ chế chính sách của nhà nước
1.7.5.1. Khái niệm cơ chế chính sách, sự quản lý nhà nước đối với làng nghề
Quản lý nhà nước đối với làng nghề là ―Sự tác động có tổ chức bằng pháp quyền của chính quyền cấp tỉnh đối với hoạt động của các làng nghề, của các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề trên địa bàn, tạo điều kiện cho các làng nghề trên địa bàn phát triển theo định hướng, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương‖ (Mai, 2019).
Khái niệm: Chính sách hội tụ ngành (cụm liên kết ngành) là những sáng kiến của nhà nước và chính quyền địa phương nhằm thúc đẩy hội tụ ngành. Nó là sự can thiệp của chính quyền và các chủ thể nhà nước khác liên quan đến sự phát triển của các khu hội tụ ngành (Nguyễn Bình Giang và Phạm Thị Thanh Hồng, 2015).
Cơ chế chính sách
Theo Mô hình Kim cương của Porter (1998) thì Chính phủ có vai trò rất lớn đối với sự hình thành và phát triển của cụm liên kết ngành. Thông qua các chính sách kinh tế, thị trường (hàng hoá, tài chính), trợ cấp, giáo dục, định hình nhu cầu, thiết lập các tiêu chuẩn. Trong mô hình kim cương của Porter ngoài bốn đặc tính: Các điều kiện yếu tố đầu vào; Các điều kiện nhu cầu; Chiến lược công ty và đối thủ cạnh tranh; Các ngành hỗ trợ và liên quan thì cần phải nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế, trong việc định hình nhu cầu và thiết lập các tiêu chuẩn cho cạnh tranh nhằm hướng
đến việc cải thiện năng suất. Cơ chế chính sách của nhà nước về phát triển cụm liên kết ngành gồm các phạm vi như từ chính sách định hướng phát triển bằng các quy luật phát triển kinh tế theo ngành theo lãnh thổ, cơ chế chính sách về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, cơ chế chính sách về ưu đãi thu hút đầu tư và đến cơ chế chính sách về xúc tiến đầu tư để phát triển cụm liên kết ngành. Chất lượng của các cơ chế chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển đến việc hình thành và phát triển các cụm liên kết ngành bởi nếu cơ chế chính sách đúng, định hướng phù hợp với đặc điểm của ngành sẽ thúc đẩy việc phát triển cụm liên kết ngành và ngược lại nếu cơ chế chính sách định hướng không đúng, mang tính chủ quan, áp đặt của cơ quan quản lý nhà nước và không xuất phát từ thực tiễn sản xuất kinh doanh ngành nghề thì kìm hãm sự phát triển của cụm liên kết ngành.
Tóm lại, cơ chế chính sách phù hợp là điều kiện cần và đủ để thực thi cơ chế chính sách ấy trong cuộc sống và phụ thuộc vào các cơ quan quản lý nhà nước, sự phân cấp giữa trung ương và địa phương và trong đó có sự phân công hợp lý cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó chất lượng công tác xúc tiến đầu tư để phát triển cụm liên kết ngành cũng rất quan trọng như công tác giới thiệu, công tác quảng bá việc hình thành và phát triển cụm liên kết ngành đến các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và tổ chức liên quan và cộng đồng dân cư nới hình thành cụm liên kết ngành.
1.7.5.2. Tiêu chí đánh giá
Đối với sự hỗ trợ và thực thi chính sách
Theo nghiên cứu của Anbumozhi (2009), bao gồm các tiêu chí cụ thể sau: Sự hỗ trợ về nhu cầu của doanh nghiệp về kết cấu hạ tầng chung; Sự khuyến khích và tạo thuận lợi cho các liên kết sản xuất tại làng nghề; Sự hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa các sáng chế, phát minh; Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động theo nhóm được cùng vào cụm liên kết ngành làng nghề; Hỗ trợ các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành đổi mới-sáng tạo bằng cách thúc đẩy chuyển giao công nghệ.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Bình Giang và Phạm Thị Thanh Hồng (2015) bao gồm các tiêu chí đánh giá cụ thể sau: Đánh giá cung cấp dịch vụ công đối với
các doanh nghiệp trong làng nghề; Giải quyết các nhu cầu liên đới của nhiều doanh nghiệp trong làng nghề.
Đối với tiêu chí về tác động và mức độ phù hợp của các chính sách
Các tiêu chí để đánh giá cụ thể là: Mức độ phù hợp và tác động của pháp luật, cơ chế chính sách chung của nhà nước đối với phát triển làng nghề; Mức độ tác động của các chính sách cụ thể đến phát triển làng nghề (Chính sách về đất đai, lao động và phát triển nhân lực, đầu tư và huy động nguồn vốn, công nghệ, cơ sở hạ tầng, sản phẩm làng nghề, thị trường cung ứng nguyên vật liệu, bảo vệ môi trường); Mức độ phù hợp và tác động của các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương đối với phát triển làng nghề (Mai, 2019)
Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước để hỗ trợ làng nghề.
Theo kinh nghiệm phát triển làng nghề ở các nước Châu Á, thì các tiếu chí gồm có: Mức độ của sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề; Mức độ sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng và thực thi chính sách thu hút và phân bổ đầu tư cho làng nghề; Mức độ sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng và phát triển các sản phẩm chủ yếu liên quan làng nghề; Mức độ sự phối hợp trong xử lý các vấn đề liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề.
1.8. Tóm tắt chương 1
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề cơ bản về cụm liên kết ngành, đặc điểm và lợi ích của cụm liên kết ngành, nhận dạng làng nghề truyền thống là cụm liên kết ngành sơ khai, nội dung chương 1 đã làm rõ sự cần thiết và điều kiện phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành, qua đó góp phần phát triển có hiệu quả và bền vững làng nghề truyền thống trong quá trình hội nhập quốc tế.
Trên cơ sở giới thiệu có chọn lọc kinh nghiệm của một số làng nghề ở các nước trên thế giới và một số làng nghề ở các địa phương trong nước trong việc phát triển làng nghề truyền thống, từ đó rút ra một số bài học tham khảo cho việc phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước.
Bảng 1.5. Bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành
TIÊU THỨC | TIÊU CHÍ | NGUỒN THAM KHẢO | DỮ LIỆU (sơ cấp/ thứ cấp) | |
SỰ TÍCH TỤ | - Mức độ tích tụ (quần tụ) tập trung hóa doanh nghiệp | - Mức độ tương đồng khu vực LQ (thương số vị trí) ⁄ ⁄ Trong đó: - là thương số vị trí của ngành i hay còn gọi là mức độ tương đồng khu vực (location Quotient) về lao động -là số lao động làm việc trong ngành i tại địa phương k. - là tổng số lao động làm việc tại địa phương k. -là số lao động làm việc trong ngành i của cả nước. - là tổng số lao động làm việc của cả nước Ý nghĩa thương số vị trí (Location Quotient) | Nguyễn Bình Giang và Phạm Thị Thanh Hồng (2015). Nguyễn Xuân Thành (2015) | Dữ liệu thứ cấp |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiên Cứu Về Làng Nghề Theo Hướng Cụm Liên Kết Ngành
- Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Kinh Tế, Xã Hội Và Môi Trường Làng Nghề
- Một Số Kinh Nghiệm Và Bài Học Rút Ra Đối Với Sự Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Đá Mỹ Nghệ Non Nước
- Tiếp Cận Theo Cụm Liên Kết Ngành Theo Chuỗi Giá Trị Sản Phẩm Làng
- Nội Dung Chính Bảng Câu Hỏi Cụ Thể Từng Vấn Đề Liên Quan
- Số Lượt Khách Đến Thăm Danh Thắng Ngũ Hành Sơn 2015 - 2020
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
TIÊU THỨC | TIÊU CHÍ | NGUỒN THAM KHẢO | DỮ LIỆU (sơ cấp/ thứ cấp) | |
- Xác định mức độ tập trung của lao động theo ngành tại địa phương - So sánh giữa các ngành: – LQ > 1: mức độ tập trung cao hơn mức bình quân cả nước, nghĩa là khu vực có tiềm năng phát triển cụm liên kết ngành i – LQ < 1: mức độ tập trung thấp hơn mức bình quân cả nước, nghĩa là khu vực ít có tiềm năng phát triển cụm liên kết ngành i | ||||
SỰ LIÊN KẾT | - Quan hệ liên kết giữa các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, nhà cung ứng vật tư, nhà sản xuất và khách hàng | + Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào + Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp thiết bị + Liên kết giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp dịch vụ (vận tải, bảo hiểm hang hóa, đóng gói bao bì, ngân hang, điện, thông tin,..) + Quan hệ liên kết giữa nhà sản xuất với các nhà thương mại (khách hàng tiêu thụ sản phẩm) | Tambunan (2005) Gibbs và Bernat (1997) Marshall (1926) Porter (1990) Hass and Capella (2006), Mushi (2003) UNCTAD (2000) | Dữ liệu sơ cấp |