Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại khu vực Tây Nguyên - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

…………/………… ……/……


HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


NGUYỄN VĂN THIỆN


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NGUYÊN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG


Quản lý nhà nước về hoạt động Pháp y Tâm thần tại khu vực Tây Nguyên - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

…………/………… ……/……


HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


NGUYỄN VĂN THIỆN


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NGUYÊN


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG


Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Hưng


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Tuấn Hưng. Các nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Những số liệu trong các bảng, biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập tại Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên và từ các nguồn tài liệu khác được ghi rõ trong phần tài tiệu tham khảo.

Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu công trình NCKH của các tác giả khác, để so sánh…đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Thiện


MỤC LỤC

Trang phụ bìa..............................................................................................trang

Lời cảm đoan Mục lục

Danh sách các bảng biểu

Danh mục các sơ đồ, biểu đồ

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 5

3.1. Mục đích nghiên cứu 5

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 6

4.1. Đối tượng nghiên cứu 6

4.2. Phạm vi nghiên cứu 6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 6

5.1. Phương pháp luận 6

5.2. Phương pháp nghiên cứu 7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 8

6.1. Ý nghĩa lý luận 8

6.2. Ý nghĩa thực tiễn 8

7. Kết cấu của luận văn 9

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NGUYÊN 10

1.1. Một số khái niệm 10

1.2. Vai trò của PYTT trong hoạt động tố tụng và hỗ trợ tư pháp 14

1.3. Quản lý nhà nước về hoạt động PYTT 21

1.4. Vai trò quản lý nhà nước về hoạt động PYTT 24

1.5. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động PYTT 26

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động PYTT 28

1.7. Một số kinh nghiệm trong và ngoài nước về hoạt động GĐTP 33

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 41

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NGUYÊN 42

2.1. Tổng quan về Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên 42

2.2. Kết quả hoạt động Pháp y Tâm thần tại Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên từ năm 2018 đến năm 2020 46

2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên 64

2.4. Đánh giá chung về hoạt động Pháp y Tâm thần tại Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên 72

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 79

Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NGUYÊN 81

3.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động Pháp y Tâm thần 81

3.2. Các giải pháp Quản lý nhà nước đối với hoạt động Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nguyên 86

3.3. Một số kiến nghị, đề xuất 96

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 98

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Số các trường hợp giám định phân bố theo năm 43

Bảng 2.2: Đặc điểm về địa phương trưng cầu giám định 44

Bảng 2.2: Đặc điểm về địa phương trưng cầu giám định 44

Bảng 2.3: Phân bố đối tượng giám định theo nhóm tuổi 46

Bảng 2.4: Đặc điểm về giới tính và dân tộc 48

Bảng 2.5: Đặc điểm về trình độ học vấn 49

Bảng 2.6. Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng giám định 51

Bảng 2.7: Đặc điểm về hôn nhân gia đình 54

Bảng 2.8: Phân bố đối tượng giám định theo vụ án 55

Bảng 2.9: Phân bố đối tượng giám định theo hành vi phạm tội 56

Bảng 2.10. Kết luận chẩn đoán bệnh theo ICD 10 58

Bảng 2.11. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi 60

Bảng 2.12. Đặc điểm về tiền sử bênh có liên quan đến đối tượng 60

Bảng 2.13. Hình thức phạm tội cố ý gây thương tich 61

Bảng 2.14. Phân tich yếu tố giới tinh, hôn nhân về tiền án tiền sư 62


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Các trường hợp giám định phân bố theo năm 44

Biểu đồ 2.2: Phân bố đối tượng giám định theo nhóm tuổi 47

Biểu đồ 2.3: Đặc điểm về trình độ học vấn 50

Biểu đồ 2.4: Đặc điểm về nghề nghiệp các đối tượng giám định 52

Biểu đồ 2.5: Đặc điểm về hôn nhân gia đình 54

Biểu đồ 2.6: Phân bố đối tượng theo hành vi phạm tội 56

Biểu đồ 2.7: Kết luận chẩn đoán bệnh theo ICD 10 59

Biểu đồ 2.8: Hình thức phạm tội cố ý gây thương tích 61

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Giám định pháp y là một ngành khoa học, sử dụng những thành tựu khoa học trong lĩnh vực y học, sinh học, hoá học, vật lý học, tin học... để đáp ứng những yêu cầu của pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự và dân sự thông qua hoạt động giám định khi được các cơ quan trưng cầu [35].

Hoạt động Giám định pháp y có nhiều ý nghĩa gồm: Phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, bào chữa, kết án. Hiện nay đã có rất nhiều vụ án nghiêm trọng xảy ra mà người gây án mắc bệnh tâm thần hoặc giả tâm thần tương đối phổ biến và ngày càng phức tạp, đòi hỏi các giám định viên pháp y tâm thần phải hết sức thận trọng trong quá trình giám định để đưa ra những kết luận chính xác, khách quan, trung thực, đảm bảo công bằng cho các trường hợp giám định pháp y tâm thần. Giám định pháp y tâm thần không mổ xác như pháp y mà mổ xẻ những ý thức rất trừu tượng của con người, nghiên cứu đối tượng từ khi sinh ra cho đến khi xảy ra vụ án và những diễn biến tư duy trong hiện tại. Đối tượng giám định được làm các thử nghiệm đánh giá trí tuệ, khả năng nhận thức, xét nghiệm máu, điện não, Xquang, thậm chí cần thiết còn chụp CT, MRI... Chính vì thế, giám định tâm thần cần thời gian để các giám định viên có thể nắm bắt quy luật, theo dõi các thói quen sinh hoạt, diễn biến tâm lý và những biểu hiện bất thường của người bệnh xảy ra trước, trong, sau khi gây án và hiện tại...[19].

Điểm đặc biệt của những đối tượng phạm tội tâm thần là họ vừa không kiểm soát được hành động của mình vừa có tính cách côn đồ, do đó giám định viên phải đối diện với rất nhiều hiểm nguy. Việc các giám định viên bị đối tượng tấn công là chuyện khó tránh khỏi. Nhiều đối tượng đã từng vào tù ra tội và mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Lao, HIV... Khi bị kích động, họ có thể bất ngờ đánh cả giám định viên. Sự va chạm đụng độ có thể

Ngày đăng: 27/07/2023