đạo từ Bộ VHTTDL. Ở góc độ truyền thông, báo chí liên tục phản ánh, cập nhật thông tin mới cũng như các ý kiến chỉ đạo, định hướng có liên quan đến công tác quản lý, tổ chức tại các lễ hội này. Kết quả cho thấy công tác truyền thông về lễ hội ở những trường hợp thực tế này đã phát huy hiệu quả, tạo hiệu ứng lan tỏa và có tác dụng định hướng đối với công tác truyền thông về lễ hội nói chung. Các mô hình tích cực, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, đấu tranh giảm thiểu các hiện tượng tiêu cực, bạo lực, phản cảm, lợi dụng lễ hội để trục lợi… được phản ánh qua rất nhiều tin, bài.
Thực tế khẳng định, báo chí đã góp phần tạo nên những chuyển biến thực tế trong công tác quản lý lễ hội tại một số địa phương. Trong đó, nhiều lễ hội đã có giải pháp khắp phục, phương án thay đổi hình thức tổ chức lễ hội phù hợp, đảm bảo các hoạt động lễ hội diễn ra an toàn, lành mạnh, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tham gia lễ hội của nhân dân và du khách. Đơn cử, sau sự xuất hiện của hàng loạt các lễ hội chọi trâu phản cảm, mang tính trục lợi, bạo lực..., Báo Văn hóa đã tổ chức loạt bài phê phán những mô hình tổ chức này, chuyển tải định hướng, chỉ đạo từ Ban Bí thư, Bộ VHTTDL cũng như trực tiếp bàn thảo, đề xuất định hướng không tổ chức các lễ hội chọi trâu không mang tính truyền thống, bạo lực. Những bài viết đã mang đến hiệu quả truyền thông tích cực. Các lễ hội chọi trâu phi truyền thống sau một thời gian được tổ chức tràn lan, đến một, hai mùa gần đây đã không còn diễn ra. Đối với lễ hội mang tính “điểm nóng” trong những mùa lễ hội gần đây, khiến truyền thông tốn nhiều giấy mực là hội Phết Hiền Quan (Tam Nông, Phụ Thọ), phóng viên các cơ quan báo chí của Bộ đã tham gia các buổi làm việc trực tiếp giữa cơ quan chức năng của Bộ VHTTDL và lãnh đạo địa phương, chính quyền cơ sở và BQL di tích, BTC lễ hội; trực tiếp bám sát tình hình diễn biến thực tế tại Hội Phết qua các năm từ 2015-2019 (năm 2020 lễ hội dừng tổ chức vì dịch Covid-19). Qua đó, phản ánh thực tế cũng như đưa ra các kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm khắc
phục tình trạng bạo lực, phản cảm ở lễ hội này.
Việc truyền thông về nét đẹp văn hóa truyền thống trong hoạt động lễ hội trên các ấn phẩm báo chí của Bộ đã góp phần lan tỏa tới mọi miền của Tổ quốc và trở thành những biểu tượng văn hóa hấp dẫn, góp phần tích cực trong quá trình hội nhập văn hóa quốc tế, mang một sức sống mới hòa vào dòng chảy thời đại của văn hóa dân tộc Việt Nam.
2.2.4.3. Truyền thông trong quản lý nhà nước về điện ảnh
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Bộ VHTTDL đang tích cực xây dựng, hoàn thiện, hồ sơ dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi); ban hành theo thẩm quyền 02 Thông tư; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Chính sách đặc thù hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim tới vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, vấn đề TTCS trong quá trình xây dựng những văn bản này chưa thực sự được chú trọng và chưa được xây dựng thành kế hoạch TTCS bài bản, hệ thống. Trong khi đó, việc tuyên truyền cho các sự kiện thì được thực hiện thường xuyên, khá sôi nổi. Đó là các kỳ Liên hoan Phim được tổ chức thường xuyên, là việc thực hiện chính sách trong lĩnh vực điện ảnh và cũng luôn tạo được dấu ấn, góp phần quảng bá điện ảnh Việt Nam (Liên hoan phim quốc tế Hà Nội, Liên hoan phim Việt Nam định kỳ 2 năm/1 lần). Các Tuần phim, Đợt phim, chương trình giao lưu trong các dịp kỷ niệm lớn của đất nước, các dự án phim đặt hàng của Nhà nước, phim của các doanh nghiệp sản xuất phim đã tăng mạnh về số lượng và chất lượng, tạo doanh thu lớn. Theo số liệu thống kê của Cục Điện ảnh, số lượng phim truyện chiếu rạp của Việt Nam giai đoạn 2014- 2019 đã đạt và vượt chỉ tiêu là 36-40 phim truyện chiếu rạp/năm. Số lượng phim hoạt hình, phim tài liệu, phim khoa học do Nhà nước đặt hàng sản xuất cũng vượt chỉ tiêu 2-3 phim/tháng so với chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hệ thống rạp chiếu phim phát
triển mạnh. Doanh thu chiếu phim hàng năm tăng khoảng 25-30%. Năm 2019, ước đạt 4.000 tỷ đồng, vượt mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2020. Cả nước có 226 đội chiếu phim lưu động, hàng năm chiếu phục vụ khoảng 50 nghìn buổi chiếu cho từ 9 đến 11 triệu lượt người xem. Thị trường phát hành phim thương mại tiếp tục phát triển. Nhiều phim do nhà nước đặt hàng có giá trị cao về mặt tư tưởng và nghệ thuật, hàng chục bộ phim tài liệu, khoa học, phim truyện, phim hoạt hình. Nhiều bộ phim của Việt Nam, nhiều nghệ sĩ, nhà làm phim xuất sắc đã được trao giải thưởng cao tại các kỳ Liên hoan phim quốc gia và quốc tế, góp phần khẳng định vị thế của điện ảnh Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Giai đoạn 2016-2020, có gần 200 dự án làm phim hợp tác, cung cấp dịch vụ và làm phim có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam, các “Tuần phim Việt Nam” được tổ chức sôi động. Việt Nam đã tham gia Mạng lưới Phát triển Điện ảnh châu Á (NETPAC) và Hiệp hội Sản xuất phim châu Á Thái Bình Dương (FPA), Mạng lưới Ủy ban Điện ảnh châu Á (AFCNet); điện ảnh Việt Nam có quan hệ mật thiết với các nền điện ảnh trong khu vực các nước ASEAN, các tổ chức chuyên ngành ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Đức...
Có thể bạn quan tâm!
- Việc Tham Mưu, Xử Lý Thông Tin Trên Truyền Thông Liên Quan Các Lĩnh Vực Qlnn Về Văn Hóa Thuộc Bộ
- Tỉ Lệ Các Nguồn Tiếp Cận Thông Tin
- Hoạt Động Truyền Thông Trong Một Số Lĩnh Vực Cụ Thể
- Tiếp Nhận Thông Tin Về Sự Kiện, Hoạt Động Do Bộ Văn Hoá, Thể Thao Và Du Lịch Thực Hiện
- Những Tồn Tại, Hạn Chế Cần Khắc Phục Và Nguyên Nhân
- Những Vấn Đề Đặt Ra Về Công Tác Truyền Thông Phục Vụ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Hiện Nay
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
Trong phần chia sẻ ý kiến chuyên gia, trả lời câu hỏi của NCS về cơ hội và thách thức của TTCSVH, ông Nguyễn Văn Tình đã gợi ý : “Không chỉ chính sách và cả khi một sản phẩm văn hóa tốt, phù hợp với chính sách cũng có thể là đối tượng cho công tác TTCSVH”, điều này sẽ rất hợp lý khi soi chiếu vào lĩnh vực điện ảnh. Bên cạnh đó, theo chia sẻ của một nhà làm phim trong phần trả lời phỏng vấn sâu: “Một bộ phim “bom tấn” không chỉ còn trông chờ vào nguồn kinh phí lớn, các diễn viên kinh nghiệm trong diễn xuất mà còn trông chờ phần lớn vào kỹ xảo hình ảnh. Một bộ phim với chất lượng hình ảnh mượt, kỹ xảo đẹp và xuất sắc thì coi như bộ phim đó đã gần như giành chiến thắng. Đó cũng chính là thách thức đặt ra cho điện ảnh trong kỷ nguyên số 4.0 này…”. Có lẽ Việt Nam
vẫn mong chờ một “cú hích” cho TTCSVH xuất phát từ lĩnh vực điện ảnh, với tư duy tiếp cận điện ảnh vừa là một ngành nghệ thuật sáng tạo vừa là một ngành kinh tế.
Nhìn rộng ra trên thế giới, Hàn Quốc là một trong top 10 nước xuất khẩu văn hóa hàng đầu thế giới, làn sóng Hàn bắt đầu với việc xuất khẩu các sản phẩm phim truyền hình như Trái tim mùa thu, Bản tình ca mùa đông và Nàng Dae Jang Geum khắp Đông và Đông Nam Á. Sự thành công nhanh chóng của phim truyền hình Hàn Quốc kéo theo sự nổi tiếng của phim nhựa, âm nhạc đại chúng Hàn Quốc (gọi tắt K-pop), ẩm thực Hàn Quốc và tiếng Hàn. Bộ Văn hóa Hàn Quốc đã có kế hoạch đẩy mạnh làn sóng Hàn Quốc thứ nhất theo đó Hàn Quốc tập trung nhấn mạnh việc phát triển văn hóa truyền thống, theo kế hoạch thứ hai thì nhắm đến 3 mục tiêu K-Arts (nghệ thuật Hàn Quốc), ba lê và học viện âm nhạc. Để thực hiện, họ đã tài trợ một quỹ trị giá khoảng 12 tỷ won được lập ra để hỗ trợ phát triển âm nhạc dân tộc truyền thống. Chính phủ Hàn Quốc từng đưa vào ngân sách chi 54,4 tỷ won cho các dự án và Bộ Văn hóa Hàn Quốc đã hỗ trợ những sản phẩm của chương trình văn hóa mới, đào tạo các chuyên gia có thể dẫn dắt các ngành CNVHvà nghệ thuật, tức kết nối nghệ thuật và văn hóa với ngành công nghiệp và kỹ thuật, đẩy mạnh trao đổi văn hóa ra nước ngoài để củng cố vững chắc làn sóng Hàn Quốc [44]. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm cần nghiên cứu, học hỏi để vận dụng trong công tác truyền thông chính sách văn hóa.
Một trong những vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm về lĩnh vực điện ảnh trong thời gian qua, đó là việc cấp phép phổ biến phim. Đây cũng là một chính sách cụ thể theo Luật định, tuy nhiên, trong quá trình thực thi đã vấp phải nhiều “sự cố không đáng có” và bắt đầu do truyền thông “khơi nguồn” và cũng kết thúc trên truyền thông bằng Thông tin báo chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hình minh họa phía dưới), tại những thời điểm đó được đánh giá là
“động thái rất kịp thời trong xử lý khủng hoảng truyền thông và biết lắng nghe dư luận”. Và câu chuyện liên quan cấp phép phim phim hoạt hình “Người tuyết bé nhỏ” (2019) thực sự là bài học đắt giá trong công tác QLNN về điện ảnh nói riêng và văn hóa nói chung. Bộ phim truyện hoạt hình “Everest - Người tuyết bé nhỏ” (tên gốc: Abominale), hợp tác sản xuất năm 2019 bởi hãng phim Dream Works Animation Studio (Mỹ) và Pearl Studio (Trung Quốc). Chất liệu phim kỹ thuật số, độ dài 98 phút, ngôn ngữ: tiếng Anh, được Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam trình đề nghị cấp Giấy phép Phổ biến phim ngày 09/8/2019; công chiếu từ ngày 04/10/2019. Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh về hình ảnh liên quan đến đường lưỡi bò xuất hiện trong bộ phim, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Cục Điện ảnh kiểm tra và yêu cầu đơn vị phát hành rút toàn bộ thông tin trên các phương tiện truyền thông, ngừng chiếu phim trên toàn bộ hệ thống rạp từ tối ngày 13/10/2019. Sau đó, Bộ cũng đã kiểm điểm, xử lý nghiêm những sai sót của cá nhân, tập thể liên quan [Phụ lục 4, tr.176].
Năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình đề nghị xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi) và được Chính phủ thông qua. Qua nhiều hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan QLNN, doanh nghiệp, nhà làm phim - đạo diễn, diễn viên và các tổ chức, cá nhân khác trong lĩnh vực điện ảnh, đến tháng 9/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và nhất trí đưa dự án luật vào chương trình nghị sự của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV. Dự kiến, dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 3 vào tháng 5/2022. Tuy nhiên, mặc dù đã sửa đổi, bổ sung nhiều điều khoản mới nhằm tháo gỡ khó khăn, hướng đến phát triển ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam hiện đại, hội nhập quốc tế song tới nay, dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) vẫn còn nhiều điểm chưa tìm được tiếng nói đồng thuận giữa các bên liên quan, như chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh; QLNN về điện ảnh (cấp phép phân loại phim, tiêu chí - thẩm quyền phân loại
phim, trách nhiệm QLNN về điện ảnh); những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh; sản xuất, phát hành, phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh.
Một trong những điểm mới của dự thảo là quy định, tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên mạng phải “tự phân loại, hiển thị kết quả phân loại theo quy định” và “tự chịu trách nhiệm”. Bộ VHTTDL phối hợp với Bộ TTTT kiểm tra, xử lý việc phân loại, phổ biến phim trên mạng. Đa số thành viên Chính phủ thống nhất quy định như dự thảo luật, cho phép tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên mạng tự phân loại và hiển thị cảnh báo cần thiết về nội dung phim. Qua khảo sát thông tin nhanh trên các bài viết, nhiều cư dân mạng bày tỏ sự đồng tình theo đề xuất của một Đại biểu Quốc hội cho rằng người làm nghệ thuật phải giữ gìn hình ảnh, “cần đức trước khi cần tài", cần có quy định về dừng chiếu hoặc rút phép đối với các tác phẩm điện ảnh khi người nghệ sĩ vi phạm đạo đức, an ninh chính trị hoặc phát ngôn nào đó. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các nhà làm phim cho rằng trong Luật Điện ảnh cần có thêm quy định về chức năng, thẩm quyền với Hội đồng thẩm định. Và giới làm phim phản đối đề xuất 'dừng chiếu phim của nghệ sĩ vi phạm đạo đức vì “đạo đức là chuyện cá nhân, không thể bắt tập thể chịu chung hậu quả, phim dừng chiếu có thể thiệt hại hàng chục tỉ đồng”. Như vậy, thực tế cho thấy, trong truyền thông chính sách văn hóa, để đạt được sự đồng thuận của toàn xã hội, cần phải cân đối giữa nhu cầu của chủ thể sáng tạo văn hóa, trong trường hợp cụ thể này là các nhà làm phim và mong muốn của đối tượng thụ hưởng văn hóa - là công chúng. Và để tiếp cận điện ảnh như một nguồn lực xây dựng thương hiệu quốc gia, định vị văn hóa Việt Nam trên thế giới, rất cần những hoạch định mang tầm chiến lược trong công tác TTCS trong lĩnh vực điện ảnh.
Nhìn truyền thông trong lĩnh vực quản lý điện ảnh theo 2 chiều cạnh là truyền thông về văn bản và thông qua các sự kiện/hoạt động do Bộ VHTTDL tổ chức thì thực tế cho thấy lĩnh vực điện ảnh mới chỉ tập trung vào việc tuyên truyền, quảng bá các sự kiện/hoạt động do Bộ tổ chức.
2.3. Đối tượng tiếp nhận thông tin
Đối tượng tiếp nhận truyền thông là các chủ thể sáng tạo văn hóa, là đối tượng thụ hưởng văn hóa và rộng hơn nữa là toàn thể công chúng, xã hội.
Cảm xúc của công chúng có thể thái quá, nhưng nếu theo quan điểm tự do, không một người nào cần được người khác điều chỉnh cảm xúc của mình. Tôi có thể quá giận dữ, quá lo lắng, hay quá bình thản nhưng cảm xúc của tôi là tài sản cá nhân tôi sở hữu. Vì vậy, sự trợ giúp đến từ chính sách không phải là sự uốn nắn cảm xúc của các cá nhân mà chỉ có thể là sự cung cấp thông tin, kiến thức, thông qua giáo dục và sự hỗ trợ từ các nhóm cộng đồng như tường học, cơ quan, bạn bè và gia đình [52].
Và nhận biết của mỗi nhóm về chính sách hoặc mức độ tham gia trong quá trình xây dựng hay thực thi chính sách phụ thuộc vào việc họ được tiếp nhận thông tin về chính sách văn hóa ra sao, qua kênh nào… Trong phạm vi phần phân tích này đánh giá về việc tiếp nhận thông tin về văn bản chính sách văn hóa đã ban hành và thông tin về một số sự kiện văn hóa do Bộ VHTTDL thực hiện trong giai đoạn 2016-2021.
2.3.1. Tiếp nhận thông tin về văn bản chính sách văn hóa
Theo Quy trình xây dựng chính sách, pháp luật của cơ quan Trung ương [Phụ lục 3, tr.174], mỗi loại hình văn bản chính sách khi ban hành có rất nhiều bước cụ thể từ xây dựng chính sách - thẩm định chính sách - thông qua chính sách. Trong giới hạn nghiên cứu của Luận án, mức độ tiếp nhận thông tin của người dân được khảo sát là về các chính sách đã được Bộ VHTTDL tham mưu ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.
TỈ LỆ XEM/NGHE/NÓI/TRAO ĐỔI THÔNG TIN VỀ CÁC VĂN BẢN
CHÍNH SÁCH
Nghị định số 113/2013/NĐ-CP về hoạt động Mỹ…
Nghị định số 90/2014/NĐ-CP về “Giải thưởng…
Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13
Nghị định số 79/2012/NĐ-CP Quy định về… Nghị định số 89/2014/NĐ-CP quy định về xét…
Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10
18
19.2
55.2
29.6
19.6
19.2
26.8
Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển… 13.6
Nghị Quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và…
22.4
Nghị định 79/2017/NĐ-CP quy định chức…
21.2
69.2
71.6
73.2
76.4
76.4
80.8
82
87.2
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
người dân quản lý
Biểu đồ 2: Tỉ lệ nghe/nói/trao đổi thông tin về các văn bản chính sách (chia theo nhóm trả lời phỏng vấn)
[Theo kết quả điều tra của đề tài cấp Bộ, Văn phòng Bộ VHTTDL, 2018-2019] Với 9 văn bản tiêu biểu trong các lĩnh vực quản lý văn hóa được đưa ra,
tính trung bình tỉ lệ “đã từng xem/nghe/nói /trao đổi thông tin về văn bản” là 73.78%. Theo số liệu thống kê chia nhóm người dân và quản lý, tỉ lệ chênh lệch giữa người dân và quản lý trong việc nghe/nói/trao đổi thông tin về văn bản chính sách cũng khá cao, như “Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch” là văn bản chính sách được ít người dân biết đến nhất (chiếm 13,6%), trong khi đó là văn bản được biết đến nhiều thứ 3 đối với quản lý (chiếm 80,8%), tức là chênh lệch giữa người dân và quản lý là gần 6 lần.
Cũng theo số liệu khảo sát, tỉ lệ giữa việc xem/nghe/nói/trao đổi thông tin về các văn bản chính sách với việc biết nội dung chính sách là chênh lệch không nhiều ở nhóm quản lý (dao động từ 70-90% người đã từng nghe/nói/trao đổi thông tin về các văn bản chính sách biết đến nội dung của chính sách này). Tuy nhiên, so sánh % với tổng nhóm quản lý, thì số người biết về nội dung