Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Các Cơ Chế, Chính Sách Qua Dự Án,


- Hỗ trợ đào tạo nâng cao kỹ thuật sản xuất, chế biến thực phẩm, chế biến nông sản (chè, bánh kẹo, rượu hoa quả, rượu vang, miến dong, chế biến tinh bột) cho 500 lao động đang làm việc tại các cơ sở tiểu thủ công nghiệp.

- Hỗ trợ đào tạo nghề thêu, dệt vải thổ cẩm, cơ khí, sản xuất đồ mỹ nghệ... cho khoảng 500 lao động, hình thành và phát triển được ít nhất 4 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ gắn với bản vắn hoá - du lịch cộng đồng.

- Tổ chức 5 đợt hội thảo kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh, đưa khoa học công nghệ mới vào sản xuất cho cơ sở công nghiệp nông thôn (cơ sở chế biến bông, chế biến tre, HTX tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, bản văn hoá - du lịch...).

- Tổ chức, hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các khoá học, hội thảo thăm quan, khảo sát học tập kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước cho trên 100 người (là chủ quản lý các CSCN).

- Hỗ trợ xây dựng và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống (Đây là nội dung có mục tiêu và ý nghĩa quan trọng góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, củng cố và phát triển các ngành nghề nông thôn) như: dệt thổ cẩm (bán công nghiệp), sản xuất đồ mỹ nghệ (sử dụng máy công cụ) phục vụ du lịch và xuất khẩu Chế biến tre, chế biến bông, đan lát mây, tre, lá, (có sử dụng máy móc thiết bị công nghiệp) làm vệ tinh cho các nhà máy công nghiệp, đến năm 2015 sẽ có thêm ít nhất 5 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống:

- Hỗ trợ 5 đề án phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật (CSCN) phải mua sắm máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp đến việc đào tạo lao động, truyền nghề trình diễn kỹ thuật xưởng cơ khí sản xuất ra phương tiện vận tải, công cụ sản xuất trong công nghiệp, TTCN và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm các chi phí: xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp và có


tính quyết định đến công nghệ mới hoặc sản phẩm mới hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật Mức hỗ trợ tối đa 250 triệu đồng/mô hình.

- Hỗ trợ 10 đề án áp dụng, nhận chuyển giao công nghệ chế biến nông sản sản xuất ra hàng hoá có giá trị cao, có tính cạnh tranh cao, sản xuất hang xuất khẩu mang lại sự hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp cho người dân nông thôn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Căn cứ vào Quyết định số 2556/QĐ-UBND đã được phê duyệt, Trung tâm khuyến công tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện hằng năm sau khi xin ý kiến của các ban ngành liên quan. Trung tâm khuyến công phối hợp với UBND huyện thành phố rà soát các đối tượng phù hợp với hưởng hỗ trợ, xây dựng dự toán và thực hiện hỗ trợ cho các đơn vị.

Ngoài ra các Nghị quyết như: Nghị quyết số 40/2012/NQ-HĐND hỗ trợ nhân dân tại các xã nông thôn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, kinh tế - xã hội tạo nền tảng phát triển nghề truyền thống

Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Sơn La - 10

Nghị quyết số 348/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Sơn la về chương trình giải quyết việc làm tỉnh Sơn La năm 2011, Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh phối hợp với UBND huyện, thành phố mở lớp đào tạo nghề trong đó có nghề truyền thống đào tạo theo phương châm “ cầm tay chỉ việc”, đào tạo lý thuyết gắn với thực tế hình thành nguồn lao động có kỹ năng tay nghề phát triển nghề truyền thống.

2.3.2. Đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách qua dự án,

đề án

- Từ năm 2010 đến nay, Sở Công Thương thực hiện nhiều chương trình

khuyến công nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu và để xây dựng và nâng cao năng lực kinh doanh. Các dự án sản sản xuất và xuất khẩu được hưởng ưu đãi về đào tạo nhân lực, tài chính, chuyển giao khoa học kỹ thuật.


- Xây dựng mô hình sản xuất: phối hợp các ngành, chính quyền địa phương hỗ trợ thành lập các cơ sở sản xuất, các tổ hợp tác (THT), HTX và doanh nghiệp thuộc khu vực làng nghề, ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo mối liên kết bước đầu để vay vốn, phát triển sản xuất, đào tạo nghề và tiêu thụ sản phẩm; Hỗ trợ vốn sản xuất: từ năm 2012 đến nay, ngành Công Thương đã phối hợp hướng dẫn và giải quyết cho cơ sở công nghiệp, các THT làng nghề, ngành nghề TTCN từ nguồn vốn khuyến công quốc gia và khuyến công tỉnh nhưng rất ít năm 2011 hỗ trợ 232 triệu đồng cho mô hình sản xuất máy cày bừa mi ni Mường La, năm 2014 làm với tổng vốn khoảng 0,5 tỷ đồng, giải quyết được việc làm trên 50 lao động tại địa phương. Tuy nhiên nguồn hỗ trợ khuyến công chưa đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh.

- Đào tạo nghề và nâng cao nghề sản xuất mây giang đan xuất khẩu , lao động có nghề gò hàn phục vụ đóng, sửa chữa thuyền sắt gắn máy,sản xuất chổi chít xuất khẩu, chế biến tinh bột sắn, truyền nghề, cấy nghề đan lưới, dụng cụ, phương tiện phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, Truyền nghề, cấy nghề dệt và sản xuất các sản phẩm từ vải thổ cẩm, đào tạo nghề và nâng cao nghề dệt khăn xuất khẩu.

- Hiệu quả:

+ Việc sử dụng lao động sau đào tạo khá hiệu quả. Tuy nhiên còn một số lớp: Sản xuất mây giang xuất khẩu, chế biến dệt khăn xuất khẩu, sản xuất chổi chít xuất khẩu sử dụng lao động không hiệu quả, lao động sau đào tạo không có việc làm đúng với chuyên môn.

+ Một số lớp có lao động duy trì được nghề, lao động được truyền nghề có việc làm theo đúng nghề được đào tạo đặc biệt lớp truyền nghề gò hàn phục vụ đóng, sửa chữa thuyền sắt gắn máy, đan lưới, dụng cụ, phương tiện phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, 80 % lao động có công ăn việc làm ổn


định trong các xưởng thu nhập từ 3-5 triệu đồng/ tháng góp phần giải quyết công việc làm cho bà con di dân TĐC Thủy điện Sơn La.

- Việc hợp tác với tổ chức quốc tế phục dựng làng nghề, nghề truyền thống như dệt vải thổ cẩm, sản xuất khăn bông xuất khẩu không thể duy trì do không tìm được đầu ra sản phẩm, giá thành sản phẩm cao hơn do quy mô sản xuất nhỏ.

- Xúc tiến thương mại: Việc xúc tiến và quảng bá mới chỉ dừng lại ở việc tham gia một số hội chợ như: “Hội chợ đặc sản vùng miền” tổ chức tại Yên Bái và Sơn La; “Hội chợ thương mại – công nghiệp vùng Tây Bắc” do Sở Công thương phối hợp với Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công thương) tổ chức tại Yên Bái (2013), Hòa Bình (2014), Hà Giang (2015), Ninh Bình (2016), Hội chợ Xuân tổ chức thường kỳ vào đầu năm, “Hội chợ quốc tế vùng Tây Bắc - Sơn La” tại thành phố Sơn La do Trung tâm xúc tiến thương mại – Sở Công thương tỉnh Sơn La tổ chức, “Hội chợ làng nghề Việt Nam” tại Hà Nội...Miễn phí tiền thuê gian hàng bán sản phẩm thủ công truyền thống tại các chợ trung tâm trên địa bàn huyện, thành phố.

- Tổ chức hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu hằng năm và các hoạt động xúc tiến thương mại cho tổ chức hội chợ tại Thanh Xuân, Hà Nội và hội chợ công nghiệp 28 tỉnh, hội nghị xúc tiến đầu tư tại khách sạn Mường Thanh đã giới thiệu được những sản phẩm, lợi thế sản phẩm CNTTCN của Sơn La tại các hội chợ. Nhiều sản phẩm đã phát triển rõ nét cả về số lượng, chất lượng, kiểu dáng (như sản phẩm mây tre đan HTX Đoàn Kết Mường La), dệt thổ cẩm bản Thèn Luông xã Chiềng Đông huyện Yên Châu, rượu vang táo Mèo Bắc Yên, Rượu chuối Yên Châu, Mứt mận Hậu Mộc Châu…), thị trường tiêu thụ mở rộng hơn nhiều so với trước đây và là cơ sở quan trọng để từng bước xúc tiến cho xuất khẩu.


- Xây dựng thương hiệu:

Sử dụng nguồn vốn khuyến công, các đối tượng theo Nghị định 45/NĐ- CP, hàng năm Trung tâm khuyến công Sơn La phối hợp UBND huyện, thành phố, đăng ký bảo hộ thương hiệu, xây dựng hệ thống quản lý chất luợng sản phẩm cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

- Triển khai thực hiện Quyết định số 2556/QĐ-UBND của UBND tỉnh, đã triển khai xây dựng 24 nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ, đồng thời xây dựng thương hiệu cho 24 cơ sở, trong đó chưa có làng nghề truyền thống; xây dựng nhãn hiệu sản phẩm máy cày bừa mi ni cho HTX cơ khí Thanh Niên Mường La, sản phẩm cơ khí đóng thuyền Xuân Hải (HTX Xuân Hải Chiềng Bằng huyện Quỳnh Nhai),

- Hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm công nghiệp: Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết 2/7 cụm công nghiệp; tổ chức hội nghị thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh có đại diện của các nhà đầu tư ngoài tỉnh tham gia. Hình thành nên 2 cụm công nghiệp, đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Phù Yên và Mộc Châu. Từng bước hình thành vùng nguyên liệu bông, cơ sở chế biến bông tại cụm công nghiệp Gia Phù - Phù Yên.

- Thực hiện đề án “Phát triển sản phẩm văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La phục vụ phát triển du lịch” Sở Công Thương, UBND thành phố phối hợp một số cá nhân, tổ chức, hợp tác xã như Hợp tác xã Nặm La (bản Giảng Lắc, phường Quyết Thắng), bản Ái (xã Chiềng Xôm), bản Coóng Nọi (phường Chiềng Cơi)trên địa bàn thành phố Sơn La đã thành lập các tổ, đội dệt, thêu và kinh doanh các sản phẩm thêu dệt làm khăn, áo dân tộc, vỏ chăn, gối, ri- đô, rèm cửa, địu, tay nải, khăn trải bàn bằng thổ cẩm. Khôi phục được nghề dệt thổ cẩm đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Ở các địa phương như huyện Thuận Châu, Yên


Châu, Mộc Châu, hội phụ nữ các xã trong huyện cũng đã hình các câu lạc bộ dệt thổ cẩm tạo việc làm cho chị em những lúc nông nhàn đồng thời duy trì và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

2.3.3. Thực trạng công tác tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống

Hệ thống bộ máy QLNN về kinh tế được thống nhất từ Trung ương, tỉnh đến huyện, thành phố đến xã, thị trấn. Đối với cấp tỉnh, sự chỉ đạo thực hiện trực tiếp là Sở Công Thương thông qua phòng Quản lý công nghiệp, Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp đến UBND huyện, thành phố thông qua phòng kinh tế thành phố, Kinh tế hạ tầng các huyện. Sở Công Thương thực hiện quản lý nhà nước, tham mưu hoạch định chính sách, lập quy hoạch, dự án, kế hoạch, thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp công nghiệp. Phòng kinh tế thành phố, phòng Kinh tế - hạ tầng huyện có chức năng tham mưu giúp UBND huyện, thành phố các kế hoạch nhằm phát triển làng nghề truyền thống theo quyền hạn của UBND huyện trực tiếp quản lý HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

2.3.4. Thực trang công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các làng nghề truyền thống

Công tác kiểm tra, giám sát được xác định là nhiệm vụ quan trọng. Xác định và lựa chọn các vấn đề nổi cộm để thực hiện các cuộc giám sát sâu để ban hành những chính sách có tính thiết thực nhất, phù hợp nhất đối với các làng nghề.

Những năm gần đây, Sở Công Thương, UBND huyện, thành phố đã có sự đổi mới trong công tác kiểm tra, giám sát, không tiến hành nhiều cuộc kiểm tra giám sát dàn trải, tốn kém kinh phí mà thực hiện đều đặn theo mỗi quý để nắm bắt các vấn đề trọng tâm. Căn cứ theo nội dung và lĩnh vực kiểm tra giám sát, HĐND tỉnh, Sở Công Thương thành lập đoàn giám sát tập trung


cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn của các ban ngành chức năng tham gia thành phần đoàn giám sát; chủ động thông báo nội dung và kế hoạch, thành phần và thời hạn giám sát kèm theo lịch làm việc chi tiết cho cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát chuẩn bị.

Các nội dung được lựa chọn để xây dựng kế hoạch và tiến hành giám sát gồm có: Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất; công tác nâng cấp cải tạo hệ thống đường làng, ngõ xóm, hệ thống giao thông nông thôn phục vụ phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp;, tình hình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển làng nghề truyền thống.

Thông qua công tác giám sát, đã phần nào khẳng định được những nỗ lực cuả các cấp Ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể, nhân dân, đồng thời phát hiện kịp thời những sai sót, bất cập để có hướng giải quyết nhằm mục tiêu phát triển làng nghề truyền thống của huyện trong thời gian tới.

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Kết quả đạt được

Nghề thủ công truyền thống tỉnh Sơn La có lịch sử hình thành lâu đời với nhiều sản phẩm thủ công độc đáo, đa dạng, có tính ứng dụng cao trong đời sống và mang đậm tính nghệ thuật.

Công tác bảo vệ môi trường: chủ trương đưa ra khá kiên quyết, bước đầu cũng đạt được hiệu quả.

Các địa phương có sự phối hợp của nhiều cơ quan tăng cường đào tạo kỹ thuật và thiết kế sản phẩm cho thợ thủ công. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng có các chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ xây dựng mô hình tổ chức sản xuất, khảo sát nghiên cứu thị trường và tham gia các kỳ hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại.


Một trong những hoạt động hiệu quả là tỉnh Sơn La đã khảo sát, lựa chọn nghề đào tạo phù hợp giúp nhanh chóng tạo ra thu nhập cho người lao động, đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn, hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Với nhận thức sâu sắc khôi phục duy trì và phát triển các nghề truyền thống, nhân cấy các nghề mới là một trong những giải pháp để khai thác và phát huy nhân tố nội lực tiềm ẩn ở nông thôn. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, tổ chức thực hiện các ngành của tỉnh, các làng có nghề trên địa bàn tỉnh dần thích nghi với thị trường, đóng góp lớn hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Công tác khuyến công được tăng cường thực hiện khá đa dạng với các nội dung hỗ trợ truyền nghề, dạy nghề, nâng cao tay nghề, nhân cấy nghề mới, đổi mới thiết bị công nghệ, quy hoạch cụm, điểm công nghiệp, tham quan các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi.

2.4.2. Tồn tại, hạn chế

- Hệ thống quy định pháp luật chưa hoàn thiện và chưa được quan tâm. Những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động đầu tư kinh doanh sản phẩm thủ công còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của các cơ sở sản xuất.

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển: đến nay chưa xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Hiện nay, đã có quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn nhưng việc triển khai cụ thể hoá các chương trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

- Các chính sách hỗ trợ vốn cho làng nghề truyền thống chưa đáp ứng được nhu cầu của người sản xuất do thiếu tài sản thế chấp nên chỉ giải quyết cho vay đối với loại hình tổ sản xuất, hợp tác xã hoặc cơ sở sản xuất mang tính đặc thù với mức cho vay thấp.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 27/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí