Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Trên Địa Bàn Tỉnh Sơn La


- Vấn đề quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng như khu vực sản xuất, hệ thống giao thông, điện nước, xử lý chất thải… chưa đồng bộ. Chưa có quy hoạch nguồn nguyên liệu trong khi nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ngày càng khan hiếm và giá cả cũng không ổn định. Sự quản lý và điều phối hoạt động các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống chưa chặt chẽ, chuyên nghiệp.

- Thiếu chế tài xử phạt mạnh đối với các cơ sở kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, đối với một số lĩnh vực đã có các văn bản quy định về vấn đề này thì việc áp dụng còn lỏng lẻo, chưa triệt để.

- Về xúc tiến thương mại, Tỉnh mới chỉ quan tâm đên việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường như tổ chức triển lãm, tham gia các cuộc triển lãm ở nước ngoài, giới thiệu sản phẩm qua các trang web... chưa quan tâm đến việc tìm hiểu xu thế thị trường.

- Sự hỗ trợ của Nhà nước trong công tác đào tạo, cung cấp thông tin chưa nhiều; thiếu sự gắn kết và phối hợp giữa các ngành, các cấp trong quá trình triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách để hỗ trợ phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

3.1. Định hướng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh

3.1.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển làng nghề truyền thống

3.1.1.1. Phương hướng phát triển làng nghề truyền thống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

- Nghiên cứu xác lập mỗi làng lựa chọn một sản phẩm có nhiều ưu thế về phát triển ngành nghề, nguồn lực lao động, khả năng truyền nghề, du nhập nghề mới, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, … để phát triển sản phẩm đặc trưng của làng và phát triển thành làng nghề theo chương trình “mỗi làng một nghề” nhằm phát huy nguồn lực sẵn có của địa phương và sự hỗ trợ của Nhà nước để tạo ra bước chuyển biến cơ bản về ngành nghề ở khu vực nông thôn, mở rộng thị trường tiêu thụ trong tỉnh và ngoài tỉnh; thu hút và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhiều “nhà” cùng tham gia phát triển ngành nghề; tạo ra những nghề mới, thêm nhiều sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường từng bước thay thế hàng đưa từ các tỉnh khác đó là định hướng đúng cần được quan tâm. Cụ thể:

+ Làng có nghề: dệt thổ cẩm, làm thịt trâu, bò, lợn khô; chế biến hải sản, đan lát, thêu, đúc khuy, cườm, kết hoa, gỗ mỹ nghệ, sản phẩm mỹ nghệ từ nguyên liệu địa phương;

Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Sơn La - 11

+ Phát triển làng nghề mới: Đan lưới, đan dụng cụ phục vụ cho nuôi, đánh bắt thủy sản trên hồ sông Đà ; chế biến hải sản (nước mắm, cá hấp, thủy sản khô, tôm, cá khô), đan lát, thủ công mỹ nghệ, sản xuất đũa, chế biến bánh tráng...;

- Phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh phải gắn với quy hoạch phát triển không gian đô thị. Việc phát triển không được tự phát mà phải phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CN, TTCN - Dịch vụ-Nông nghiệp.


- Phát triển làng nghề theo xu hướng hình thành các cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề dựa trên cơ sở một số mô hình đã thực hiện từ đó củng cố, phát triển sang các làng nghề khác. Mô hình cụm công nghiệp làng nghề được coi là khâu đột phá trong phát triển làng nghề ở trình độ mới với quy mô được nâng lên, hiện đại hơn, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng sự phát triển.

- Phát triển làng nghề truyền thống dựa trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng làng nghề, địa phương. Từ đó có các chính sách xây dựng và phát triển hạ tầng trong làng nghề theo hướng vừa phục vụ sản xuất, vừa phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân như hệ thống đường giao thông, điện, thông tin liên lạc ...

- Quá trình phát triển làng nghề truyền thống không thể tách rời với việc bảo vệ môi trường, mà phải đặt trong sự phát triển tổng thể, coi đó là một yếu tố quan trọng của sự phát triển bền vững đối với nông thôn nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng.

- Việc kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại là cơ sở quan trọng để phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, khai thác tiềm năng sẵn có, phát huy nội lực đồng thời đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường.

- Sự phát triển ổn định của làng nghề truyền thống cần có sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước trên nhiều lĩnh vực, từ hỗ trợ gián tiếp thông qua thể chế và các chính sách kinh tế, đến hỗ trợ mang tính trực tiếp vào các lĩnh vực như thị trường, vốn, công nghệ ... và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý cơ sở đối với quá trình phát triển ở các làng nghề truyền thống.

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển làng nghề truyền thống

a) Mục tiêu chung

- Sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh


tranh cao; kết hợp du lịch làng nghề và sinh hoạt văn hoá - dân tộc, bảo tồn các lễ hội truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc để từng bước phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch trên cơ sở nâng cấp cải tạo hạ tầng kỹ thuật để vừa phục vụ phát triển sản xuất vừa tạo điều kiện thu hút du khách tham quan và tiếp cận sản phẩm làng nghề;

- Khôi phục các làng nghề truyền thống có khả năng cạnh tranh cao và phát triển các làng nghề mới gắn với phát triển du lịch, bảo vệ môi trường bền vững. Chú trọng phát triển các ngành nghề TTCN sử dụng nhiều lao động (sử dụng trên 1000 lao đông) và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động tăng phi nông nghiệp lo việc làm có thu nhập ổn định kinh tế, từng bước nâng cao mức sống nông thôn, giảm dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn;

- Phát triển TTCN, làng nghề gắn với bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống vừa nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm kết hợp với giữ gìn bản sắc văn hoá; phát triển làng nghề kết hợp với du lịch sinh thái; xây dựng làng nghề mới đồng thời với công tác bảo vệ môi trường ở các làng nghề.

- Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; Phát triển TTCN, làng nghề gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; phát triển các loại hình doanh nghiệp, HTX, chú trọng các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ phát triển phù hợp với quy hoạch; tạo ra sự gắn kết giữa các vùng nguyên liệu với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở trong nước và xuất khẩu, mặt khác phát triển công nghiệp phụ trợ hỗ trợ cho sự phát triển ngành công nghiệp của tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đến năm 2020, Sơn La sẽ bảo tồn, khôi phục và phát triển ổn định khoảng 12 bản nghề tiểu thủ công nghiệp. Đến năm 2030 được 40 bản


nghề tiểu thủ công nghiệp để tạo ra những sản phẩm độc đáo mang bản sắc văn hóa dân tộc được sản xuất tại địa phương. Thu hút tối thiểu 400 hộ tham gia các hoạt động sản xuất ngành nghề nông thôn, tập trung thu hút nhiều lao động như dệt thổ cẩm, mây tre đan ở các huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Mai Sơn, Mộc Châu, Phù Yên và Thành phố. Xây dựng và hình thành các làng nghề: Làng nghề dệt thổ cẩm bản Dân Chủ, xã Chiềng Pấc; bản Mòn, xã Thôm Mòn (Thuận Châu), bản Hìn, phường Chiềng An (Thành phố); bản Thèn Luông, bản Đông Tấu, xã Chiềng Đông (Yên Châu); bản Áng, xã Đông Sang (Mộc Châu). Làng nghề mây tre đan bản Hán, xã Chiềng Ly (Thuận Châu); bản Co Trai, xã Hát Lót (Mai Sơn); bản Thải Hạ, xã Mường Thải (Phù Yên); làng nghề sản xuất đồ gốm bản Cang Mường, xã Mường Chanh (Mai Sơn)...

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý Nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống tỉnh

- Xây dựng hoàn thiện quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề, định hướng phát triển cho các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh theo trình tự tổng thể quy hoạch.

- Tiếp tục hoàn thiện và kiện toàn đội ngũ QLNN về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh, huyện quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, chức năng để hoàn thành tốt công tác QLNN.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển các ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới. Phát triển sản phẩm mới nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.

- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề truyền thống.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển làng nghề

Sau khi xem xét thực trạng phát triển, đề tài đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển làng nghề tỉnh Sơn La như sau:


3.2.1. Hoàn thiện công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động phát triển làng nghề truyền thống

Ban hành các văn bản quy pháp pháp luật phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh tại địa phương, nhằm giúp các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện có điều kiện phát triển sản phẩm làng nghề.

Tăng cường công tác QLNN đối với làng nghề truyền thống, coi việc hướng dẫn, giúp đỡ phát triển làng nghề truyền thống là trách nhiệm của các cấp, các ngành, trực tiếp là huyện. Tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng rãi các chính sách phát triển sản xuất của nhà nước, của tỉnh, thành phố để nhân dân thông suốt, yên tâm bỏ vốn đầu tư sản xuất làm giàu cho cơ sở và góp phần làm giàu cho xã hội.

- Tập trung xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ra sản phẩm hàng hóa tiêu dùng.

- Xây dựng hình thành làng nghề TTCN

+ Tập trung các nguồn lực về vốn để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong thời cần gian đến tập trung ở một số lĩnh vực, ngành nghề theo các dự án chủ yếu như sau:

+ Dự án khảo sát, đánh giá lựa chọn và xây dựng mô hình làng nghề truyền thống;

+ Nhóm Dự án hình thành làng nghề gia công, sản xuất phụ trợ gắn với cơ sở công nghiệp, cụm công nghiệp:

+ Dự án hỗ trợ phương tiện, máy và kỹ thuật cho tổ hợp tác, HTX khai thác, sơ chế tre phục vụ nhà máy tre công nghiệp tại cụm công nghiệp Mộc Châu.

+ Hỗ trợ đẩy mạnh đầu tư phát triển các sản phẩm như: dệt may, da giày khai thác lợi thế về lao động của địa phương. … Khai thác lợi thế nguồn nguyên liệu tre, nứa, ...


+ Dự án hỗ trợ phương tiện, máy và kỹ thuật cho tổ hợp tác, HTX, cơ sở TTCN sơ chế, chế biến bông gắn với nghề dệt thổ cẩm, chăn, ga, gối đệm và cở sở công nghiệp chế biến bông - dệt - may tại các cụm công nghiệp

+ Chạm khắc gỗ, mộc mỹ nghệ, sản xuất đũa, mây, tre đan đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu;

+ Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết gia công, cung cấp nguyên liệu cho các Nhà máy công nghiệp

+ Sản xuất, gia công, sửa chữa cơ khí;

+ Phát triển nghề rèn, thủ công mỹ nghệ (làm đồ lưu niệm), tiểu thủ công nghiệp gắn với du lịch - văn hóa - sinh thái cộng đồng đã được UBND tỉnh phê duyệt (Bản Bó, Bản Hụm - thành phố), bản Áng, bản Nà Bai - Mộc Châu

+ Hình thành 1 - 2 cơ sở sản xuất các loại bao bì cung cấp cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh;

3.2.2. Hoàn thiện công tác quy hoạch, triển khai chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề nông nghiệp nông thôn đến năm 2020.

- Lập dự án Quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với phát triển nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

+ Xác định rõ hiệu quả về sự phù hợp của từng loại cây trồng cho từng vùng đất để phân vùng trồng ổn định các loại nguyên liệu phục vụ chế biến tiểu thủ công và công nghiệp;

+ Cần thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu, lập phương án và tổ chức khai thác nguyên liệu gỗ, phi gỗ (tre, nứa, giang, mây) để sản xuất đồ lưu niệm, đồ gia dụng, gỗ mỹ nghệ, nguyên liệu phục vụ đan lát; nguyên liệu phục phụ nghề dệt...

- Quy hoạch phát triển ngành nghề và đầu tư phát triển hạ tầng gắn với


bảo vệ môi trường, Xây dựng hệ thống chỉ tiêu xử lý các chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn quy định, phù hợp với quy mô cơ sở nghề và làng nghề:

- Quy hoạch chi tiết các khu sản xuất tập trung, tiến hành giải phóng mặt bằng và sẵn sàng giao đất cho chủ đầu tư làm cơ sở cho việc lập, duyệt dự án và tham gia thiết kế kỹ thuật, nhằm triển khai thực hiện tốt Đề án phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề

- Triển khai đồng bộ cơ chế, chính sách của nhà nước đồng bộ có hiệu quả để phát triển TTCN và làng nghề TTCN: Rà soát, đánh giá Chương trình khuyến công, Chương trình khuyến nông, khuyến ngư, Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2020, Chính sách phát triển vùng nguyên liệu tre của Chính Phủ, Chính sách giảm nghèo nhanh, Chương trình phát triển nông thôn mới, Chính sách đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, Chương trình khuyến nông, khuyến ngư, đào tạo chuyển đổi nghành nghề trong nông thôn, các chương trình mục tiêu quốc gia khác triển khai lồng ghép các chương trình thúc đẩy TTCN, làng nghề phát triển có hiệu quả và bền vững.

- Cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư phát triển trong lĩnh vực TTCN, làng nghề.

- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại:

+ Đăng ký, quảng bá thương hiệu, xây dựng website: từ nay đến năm 2020, hằng năm hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, vốn phát triển khoa học công nghệ để triển khai thực hiện xây dựng và đăng ký thương hiệu cho khoảng 3 - 5 sản phẩm tiểu thủ công nghiệp; xây dựng 4 - 5 logo quảng bá thương hiệu sản phẩm tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ xây dựng 1 - 2 website cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

+ Công tác xúc tiến thương mại khác: từ nay đến năm 2020, hằng năm xây dựng và phát triển hệ thống thiết kế mẫu mã sản phẩm; đăng ký nhãn

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 27/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí