Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 4

những bước nhảy vọt, giúp các quốc gia có thể rút ngắn về thời gian, kết hợp với những bước nhảy vọt, ứng dụng và kế thừa những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới. Từ đó hướng đến phát triển nền kinh tế tri thức.

- NNL là động lực thúc đẩy CNH, HĐH

NNL CLC đảm bảo cho mục tiêu phát triển CNH, HĐH; đồng thời, cũng là động lực của công cuộc CNH, HĐH bởi quá trình CNH, HĐH yêu cầu phát triển NNL phù hợp với tốc độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội. Nếu như các nguồn lực khác (trừ NNL) có thể rất dồi dào, nhưng nếu khai thác và sử dụng không hợp lý và quá mức cũng trở nên cạn kiệt, chỉ có nguồn lực con người với tiềm năng trí tuệ luôn phát triển không ngừng. Nhờ có trí tuệ con người mà xã hội không ngừng phát triển, thế giới tự nhiên không ngừng được khám phá, cải tạo; số lượng của cải vật chất và chất lượng cuộc sống được nâng lên đều do chất lượng NNL quyết định. Chỉ có NNL CLC mới tạo nên sự bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế - xã hội, là động lực thúc đẩy CNH, HĐH đất nước.

- NNL quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, chạy đua, cạnh tranh đang xảy ra hết sức gay gắt trên nhiều lĩnh vực (bao gồm cạnh tranh về NNL) thì những quốc gia có NNL chất lượng cao, có môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư và môi trường chính trị xã hội ổn định sẽ giành phần thắng. NNL, nhất là NNL CLC đóng vai trò quan trọng nhất bởi các nguồn lực tự nhiên chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, nếu không được con người khai thác trong quá trình lao động thì sẽ trở thành vô dụng. Nhân lực con người là nguồn lực duy nhất có khả năng phát hiện, khơi dậy và cải biến các nguồn lực tự nhiên và xã hội khác để phục đời sống và nâng cao chất lượng sống của con người.

1.1.3. Tính chất, đặc điểm nguồn nhân lực du lịch

1.1.3.1. Khái niệm nguồn nhân lực du lịch

Từ khái niệm NNL, NNL DL được hiểu là một nguồn lực bao gồm toàn bộ lực lượng lao động có khả năng và đủ điều kiện cần thiết tham gia vào hoạt động du lịch, đóng góp vào quá trình phát triển du lịch.

NNL DL bao gồm toàn bộ lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ du khách. Lao động du lịch được chia thành 2 nhóm: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp bao gồm những công việc trực tiếp phục vụ khách du lịch. Lao động gián tiếp bao gồm những công việc cung ứng, hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp phục vụ khách du lịch như cung cấp thực phẩm cho khách sạn, nhà hàng; cung ứng hàng hoá cho các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch; các dịch vụ của chính phủ hỗ trợ phát triển du lịch; đào tạo nhân lực du lịch; xây dựng khách sạn, nhà hàng; sản xuất máy móc, các trang thiết bị phục vụ khách du lịch… Các lao động trực tiếp phục vụ khách du lịch bao giờ cũng có ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch.

Từ những phân tích trên, khái niệm NNL DL được hiểu là lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát triển du lịch, bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

1.1.3.2. Tính chất, đặc điểm nguồn nhân lực du lịch

- Lao động trong kinh doanh du lịch bao gồm lao động sản xuất vật chất và lao động sản xuất phi vật chất. Trong đó lao động sản xuất phi vật chất chiếm tỷ trọng lớn.

Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 4

- Lao động trong ngành du lịch có tính chuyên môn hoá cao. Tính chuyên môn hóa tạo ra các nhiệm vụ từng khâu, từng bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận đều có ảnh hưởng dây chuyền đến các bộ phận khác trong toàn bộ hệ thống nên các bộ phận trở nên phụ thuộc nhau. Lực lượng lao động trong ngành du lịch được chia thành ba nhóm với những vai trò khác nhau:

+ Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch: Đây là bộ phận có trình độ học vấn cao, có kiến thức chuyên sâu về ngành du lịch, có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học về du lịch và có vai trò to lớn trong việc phát triển NNL ngành du lịch, tác động lớn đến chất lượng và số lượng của NNL ngành du lịch hiện tại và trong tương lai.

+ Nhóm lao động chức năng QLNN về du lịch: Nhóm này có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia và từng địa phương, tham mưu hoạch định chính sách phát triển du lịch. Họ đại diện cho nhà nước để hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các DN du lịch kinh doanh có hiệu quả, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch.

+ Nhóm lao động chức năng kinh doanh: Nhóm lao động này chiếm số lượng đông đảo nhất trong hoạt động của ngành du lịch và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất.

- Thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian, đặc điểm tiêu dùng của khách và thời điểm thời tiết thuận lợi, bất kể thời gian nào khách đến cũng phải tiếp đón, phục vụ để đáp ứng nhu cầu của du khách. Vì vậy, người lao động thường làm việc nhiều giờ trong ngày và làm việc cả vào ngày lễ, ngày nghỉ khi khách du lịch đông hơn những ngày bình thường.

- Tỷ lệ lao động trẻ, lao động nữ, lao động thời vụ trong ngành du lịch cao hơn so với các ngành khác. Thời gian làm việc của nhân lực ngành du lịch phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng. Nhiều đơn vị hoạt động liên tục 24 giờ/ ngày, 7 ngày/tuần, 365 ngày/năm. Tỷ lệ về luân chuyển lao động trong nội bộ ngành và tỷ lệ lao động vào ngành, rời khỏi ngành cao.

- Cường độ lao động trong ngành du lịch không cao, nhưng thường phải chịu áp lực tâm lý lớn và môi trường làm việc phức tạp do thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều loại đối tượng có trình độ, nghề nghiệp, quốc tịch, thói quen tiêu dùng khác nhau.

- Cơ cấu đội ngũ lao động trong du lịch khá đa dạng về trình độ văn hóa, nghiệp vụ, thâm niên công tác, kỹ năng xã hội. Lao động trong kinh doanh du lịch cần nhiều lao động có kỹ năng cao về các nghiệp vụ khác nhau, đồng thời tỷ lệ lao động không có kỹ năng cũng khá lớn.

- Trong kinh doanh du lịch, nhân lực tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và họ tham gia thực hiện các công việc nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

- Nhân lực ngành du lịch được chia thành hai nhóm là nhân lực trực tiếp và nhân lực gián tiếp.

+ Nhóm trực tiếp bao gồm: lễ tân, phục vụ buồng, bàn, đại lý lữ hành, hướng dẫn viên du lịch…, đây là những người trực tiếp tiếp xúc, đưa sản phẩm du lịch với khách hàng. Khách du lịch có ưa thích và yêu mến, muốn sử dụng dịch vụ du lịch hay không là phụ thuộc vào đội ngũ trực tiếp.

+ Nhóm gián tiếp bao gồm lãnh đạo, quản lý, các nhà nghiên cứu, nhà giáo... Tiêu chuẩn dành cho nhóm này là phải đạt được Tài, Tâm và Tầm. Tài thể hiện khả năng quản lý, lãnh đạo, dùng người, giữ chân người tài, ứng xử tốt mối quan hệ giữa con người với con người, khả năng khơi dậy được lòng trung thành của nhân viên và khơi dậy được tinh thần tập thể cũng như khả năng lao động sáng tạo của nhân viên. Tâm thể hiện đạo đức của người quản lý, luôn đặt quyền lợi chung lên trên quyền lợi riêng; người quản lý luôn hiểu rằng những gì mà tổ chức đạt được là đều nhờ sự nỗ lực, đóng góp, là công lao của toàn thể nhân viên; tâm của nhà quản lý còn thể hiện qua vai trò của DN đối với xã hội. Tầm của nhà quản lý còn thể hiện qua những chiến lược phát triển của tổ chức; tầm nhìn của nhà quản lý thể hiện khả năng đón đầu cơ hội, dự đoán trước tương lai, nhìn thấy cơ hội trong thách thức. Mặc dù là nhóm gián tiếp nhưng nhóm gián tiếp là một bộ phận quan trọng trong guồng máy vì chỉ khi nhóm này đạt được mục tiêu về tiêu chuẩn chất lượng thì nhóm trực tiếp mới có những chuyển biến tích cực, đạt tới đích mong muốn.

1.1.4. Xu thế phát triển nguồn nhân lực du lịch

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện, để đẩy mạnh phát triển du lịch, cần nhận thức đầy đủ hơn những giá trị lớn lao và có ý nghĩa quyết định của NNL trong hoạt động du lịch. Phải thay đổi sâu sắc cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động về NNL DL và coi việc phát huy nhân tố con người Việt Nam trong hoạt động du lịch như một cuộc cách mạng.

Nói đến NNL DL là nói đến chủ thể tham gia vào quá trình phát triển du lịch và kinh tế - xã hội. NNL ấy không phải là chủ thể biệt lập riêng rẽ một cá nhân hay một tập thể, mà là chủ thể được tổ chức thành lực lượng thống nhất cả về tư tưởng và hành động. Nguồn lực này là tổng hợp những chủ thể trong từng lĩnh vực du lịch, nhưng không phải là tập hợp giản đơn số lượng các cá nhân hoặc tập thể mà là sự tổng hợp của chỉnh thể nhân lực trong hành động, tạo thành một sức mạnh chung. Sức mạnh đó bắt nguồn trước hết là những phẩm chất văn hóa vốn có bên trong của mỗi chủ thể và được nhân lên gấp bội trong thực tiễn hoạt động du lịch. Vì vậy, khi nói NNL DL với vai trò động lực của quá trình phát triển du lịch là nói đến những phẩm chất tích cực của tổng hợp những chủ thể được bộc lộ trong quá trình đó và thúc đẩy quá trình này vận động phát triển; đồng thời, hạn chế tối đa mặt tiêu cực và hạn chế của NNL DL.

Vai trò của NNL DL trong việc biến nguồn lực phát triển du lịch ở dạng tiềm năng thành hiện thực ngày càng được khẳng định. Đội ngũ nhân lực du lịch có trách nhiệm dự báo, sáng tạo, dẫn dắt và hướng dẫn cộng đồng trở thành lực lượng sáng tạo các giá trị du lịch mới, chứ không chỉ là đối tượng khai thác, hưởng thụ. Đội ngũ nhân lực du lịch phải là lực lượng xung kích, giúp đỡ, hướng dẫn nhân dân nắm và ứng dụng khoa học và công nghệ vào công việc; bám sát đời sống thực tiễn, tích cực tham gia xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao trí tuệ và thể chất cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện hội nhập sâu rộng vào kinh tế

thế giới, góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

NNL DL đóng vai trò tiên phong trong sáng tạo các giá trị du lịch của chuỗi phân công lao động quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng toàn diện. Bản thân các cá nhân và đội ngũ nhân lực du lịch vừa là chủ thể có khả năng tích hợp và phát huy toàn bộ sức mạnh nội sinh của dân tộc, vừa là khách thể tiếp nhận và phát huy những tinh hoa và kinh nghiệm tiên tiến trong phát triển du lịch của thế giới để phát triển du lịch bền vững.

1.2. Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch

1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch

1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch

- Dưới gốc độ khoa học, khái niệm về “quản lý” có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo thuật ngữ hành chính thuộc Viện nghiên cứu khoa học hành chính - Học viện hành chính Quốc gia “quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra… các quá trình xã hội và hoạt động của con người để hướng chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục tiêu xác định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất”.

- QLNN theo nghĩa rộng được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, cũng có khi do tổ chức xã hội thực hiện khi được ủy quyền. QLNN là một dạng hoạt động của nhà nước, đó là hoạt động của bộ máy nhà nước (theo nghĩa rộng); hay đó là việc thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan QLNN (theo nghĩa hẹp).

- Quản lý NNL là một quá trình tạo ra môi trường tổ chức thuận lợi và đảm bảo rằng nhân lực hoàn thành tốt công việc của mình bằng việc sử dụng các chiến lược nhằm xác định và đạt được sự tối ưu về số lượng, cơ cấu, sự phân bố NNL với chi phí hiệu quả nhất. Mục đích chung là để có số nhân lực cần thiết, làm việc tại từng vị trí phù hợp, thực hiện đúng thời điểm, đúng


21

công việc và được hỗ trợ chuyên môn phù hợp với mức chi phí hợp lý. Theo quan niệm trước đây, quản lý NNL chỉ tập trung vào việc tuyển dụng, xác định mức lương và cơ chế tăng lương, quản lý bảo hiểm xã hội, đánh giá công việc về mặt hành chính kèm theo động lực khuyến khích, sa thải khi cần thiết, cũng như việc đào tạo và quản lý các nhiệm vụ hành chính khác. Trách nhiệm quản lý là thực hiện những nhiệm vụ đó hiệu quả, hợp pháp và đảm bảo sự cân bằng nhất quán. Tuy nhiên, theo quan niệm hiện nay, quản lý NNL DL được hiểu rộng hơn, bao gồm cả nhiệm vụ phát triển NNL.

- Quản lý NNL là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật do các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương thực hiện nhằm sử dụng nhiệu quả NNL theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- QLNN về NNL DL là một nội dung của QLNN đối với NNL, là hoạt động nghiên cứu, xây dựng, ban hành, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách về phát triển, sử dụng hiệu quả NNL phục vụ trực tiếp công tác quản lý, nghiên cứu tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch theo định hướng của nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong sự nghiệp CNH - HĐH.

Như vậy, QLNN về NNL DL là quá trình tác động và điều chỉnh của nhà nước đến việc phát triển NNL DL nhằm:

- Đưa ra các cơ sở pháp lý cho việc phát triển NNL DL.

- Đảm bảo cho việc phát triển NNL DL thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, đảm bảo đúng quy định, qua đó góp phần cho việc phát triển NNL DL bình đẳng, lành mạnh, công khai, minh bạch, đáp ứng được nhu cầu thực tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Giám sát chặt chẽ khâu đầu vào tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng, phát triển NNL; xử lý các vi phạm phát sinh nhằm hạn chế, ngăn chặn các tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

1.2.1.2. Lý do phải quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhận thức về quản lý NNL nói chung và NNL DL nói riêng đã có nhiều tiến bộ, đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập, đòi hỏi phải tăng cường QLNN về NNL DL. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch được thể hiện trên các mặt sau đây:

Một là, sự phát triển du lịch thiếu đồng bộ và chưa gắn kết chặt chẽ với một chiến lược phát triển NNL. Mặc dù, thời gian qua đã có nhiều cố gắng trong công tác phát triển NNL DL, nhưng so với yêu cầu về tính chuyên nghiệp của ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập, toàn cầu hóa thì nhân lực du lịch chưa đáp ứng kịp về kỹ năng chuyên nghiệp, hội nhập, liên kết toàn cầu. Lực lượng lao động du lịch tuy đông đảo nhưng tỷ lệ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về du lịch đạt thấp.

Theo Báo cáo về thực trạng chất lượng NNL DL của Tổng cục Du lịch, tại Việt Nam, tỷ lệ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch còn thấp, chỉ chiếm 43% tổng số lao động du lịch, trong đó có hơn một nửa không biết ngoại ngữ. Năng suất lao động trong ngành du lịch nước ta chỉ bằng 1/15 của Singapore, 1/10 của Nhật Bản và 1/5 của Malaysia [30].

Thứ hai, công tác đào tạo NNL DL còn nhiều yếu kém, bất cập; có quá nhiều cơ sở đào tạo nghề du lịch nhưng lại thiếu giáo viên, khung kiến thức chậm đổi mới, giáo trình còn thiếu thống nhất. Cả nước hiện có hơn 360 cơ sở đào tạo tham gia đào tạo ngành du lịch các cấp từ lao động bán lành nghề cho đến sau đại học. Tuy nhiên, hiện nay giáo trình đào tạo nghề du lịch của Việt Nam cũng chưa được thống nhất nên mỗi trường có cách giảng dạy, giáo trình khác nhau. Đội ngũ giảng viên ngành du lịch không phát triển kịp cùng với sự gia tăng của các cơ sở đào tạo, nhiều giáo viên được thuyên chuyển từ chuyên ngành khác sang.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 15/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí