Để tăng kinh nghiệm làm việc thực tế, sinh viên khoa du lịch còn phải làm việc và điều hành một nhà hàng mang tên Brew & Bites nằm trong khuôn viên khu học xá. Kinh nghiệm làm việc trong quá trình học là yêu cầu bắt buộc để tốt nghiệp của sinh viên ngành Du lịch - Khách sạn tại Singapore. Ngoài thời gian thực hành tại trường, sinh viên còn phải tham gia 6 tháng thực tập tại các công ty Du lịch và Khách sạn lớn tại Singapore và khu du lịch nổi tiếng tại Singapore và nước ngoài.
Sự thành công của MDIS còn nằm ở hệ thống giảng viên. Các giảng viên không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn phải là những nhân sự đang hoặc đã làm việc tại vị trí quản lý trong ngành Du lịch và Khách sạn 4 - 5 sao. Uỷ ban du lịch (STB) và cơ quan phát triển việc làm Singapore đã đưa ra một kế hoạch tạo ra những tài năng cho ngành du lịch (ToTal). Kế hoạch này sẽ tạo ra lực lượng lao động có thể thoả mãn được đỉnh cao về nhu cầu nhân sự mà Singapore dự đoán trong tương lai. Ba hướng tiếp cận đó là huấn luyện và đào tạo từ xa cho người lớn (CET), chương trình huấn luyện cho sinh viên và phát triển công nghiệp để thu hút nhân lực địa phương. Bên cạnh đó, STB cũng phát triển kế hoạch tăng cường cơ sở hạ tầng cho hoạt động huấn luyện du lịch. Mục tiêu cuối cùng trong chương trình CET đó là cải thiện hình ảnh và phẩm chất chuyên môn của du lịch và biến ngành này thành một sự lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn. Trong đó, TOTAL huấn luyện và nâng cấp kỹ năng cho 11.000 nhân viên du lịch, chủ yếu cấp quản lý và giám sát. STB đưa ra những phương pháp huấn luyện cũng như học bổng để thu hút NNL tài năng trong đối tượng sinh viên. STB đã làm việc với nhiều trường trung học để giới thiệu những khoá học mới. Ngoài ra, có nhiều học bổng cho các chương trình cấp chứng chỉ, cao đẳng, đại học và cao học trong ngành du lịch để thu hút tài năng.
1.2.5. Kinh nghiệm cho Việt Nam và tỉnh Quảng Bình
Từ việc nghiên cứu QLNN đối với NNL DL ở một số nước, có thể rút ra kinh nghiệm cho nước ta nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng như sau:
Một là, phải xác định vai trò, vị trí của NNL DL. Trong tất cả các nguồn lực phát triển kinh tế thì NNL luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế, đặc biệt khi khoa học đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành khoa học và công nghệ hiện đại, thì NNL lại càng chứng tỏ hơn tầm quan trọng của mình.
Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các nước đi sau có thể khắc phục yếu kém về trình độ kinh tế - xã hội, sự thiếu hụt về nguồn vốn, nhưng để đảm bảo cho sự phát triển thì các nước phải xây dựng cho mình một NNL đủ mạnh.
Hai là, phải xây dựng đồng bộ chiến lược phát triển NNL, để có NNL DL đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành phải có hệ thống chính sách đồng bộ, nhưng quan trọng nhất phải đầu tư cho giáo dục. Phát triển giáo dục đào tạo là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo ra NNL có trình độ để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Để phát triển NNL du lịch đáp ứng được nhu cầu phát triển, cần thiết phải tổ chức lại hệ thống giáo dục đào tạo, trong đó có đào tạo nhân lực du lịch tiên tiến, phù hợp với điều kiện trong nước, khu vực nhưng phải tiếp cận được nền giáo dục của các nước trên thế giới.
Chú trọng phát triển các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch để cung cấp NNL phục vụ du lịch; các chương trình đào tạo nhân sự cấp quản lý, giám sát; liên kết với các cơ sở đào tạo du lịch có uy tín, thương hiệu trong nước, khu vực và quốc tế; gắn kết giữa đào tạo và các đơn vị kinh doanh du lịch. Tăng cường đào tạo chuyên sâu, hướng tới từng đối tượng khách du lịch; quan tâm đào tạo kiến thức văn hóa, chuyên môn, ngoại ngữ. Mặt khác, đối với những địa phương có du lịch phát triển, cần xây dựng chương trình đào tạo du lịch
cung cấp những kiến thức phổ quát về dịch vụ cho các đối tượng như nhân viên công cộng, người bán hàng… Cải thiện hệ thống chứng nhận cho nhiều cấp, nhất là với cấp quản lý như một mục tiêu để người lao động nâng cao năng lực; chứng nhận có kỳ hạn nhằm làm mới và cập nhật cho các đối tượng tham gia hoạt động du lịch.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NNL DL. Để thực hiện được đòi hỏi cần phải có những giải pháp tổng hợp và sự hỗ trợ chung của nhiều ngành, lĩnh vực. Cần tập trung thực hiện tốt công tác dự báo như cầu lao động du lịch, tuyển dụng và tạo điều kiện để họ có cơ hội việc làm, có chế độ đãi ngộ vật chất thoả đáng đối với từng đối tượng trong ngành du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 4
- Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 5
- Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 6
- Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 8
- Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 9
- Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 10
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Thứ tư, chú trọng xây dựng tổ chức bộ máy QLNN về du lịch và NNL thực sự hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực thế hiện nay; đảm bảo chịu trách nhiệm trực tiếp trong quá trình tổ chức và hoạt động của du lịch; không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.
Năm là, tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút đầu tư vào đào tạo NNL DL. Sử dụng và phát triển NNL DL phải củng cố khả năng hội nhập quốc tế của Việt Nam trên cơ sở kế thừa và giữ gìn những đặc điểm riêng về NNL DL của Việt Nam. Chú trọng việc học tập kinh nghiệm quốc tế trong sử dụng và phát triển NNL, nhất là NNL trong lĩnh vực du lịch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Tiểu kết chương 1
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là một trong những định hướng chiến lược trong phát triển kinh tế. Để phát triển du lịch đúng hướng, đạt chất lượng và hiệu quả cao thì QLNN về NNL DL là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Trên cơ sở nghiên cứu, Luận văn đã phân tích và làm rõ các khái nhiệm về NNL, NNL DL, về QLNN về NNL DL; đặc điểm, vai trò của NNL trong nền kinh tế; tính chất, đặc điểm NNL DL; xu thế phát triển của NNL DL. Đồng thời, luận văn làm rõ các vấn đề QLNN về NNL DL; đưa ra 6 nội dung cơ bản của QLNN đối với NNL DL, đó là: Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển NNL DL; Xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về NNL DL; Tổ chức bộ máy nhà nước đối với NNL DL; Phát triển các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng NNL DL; Kiểm soát việc quản lý, sử dụng NNL DL; Hợp tác quốc tế về phát triển NNL DL.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới về QLNN đối với NNL DL, Luận văn đã rút ra 5 bài học cho Việt Nam và tỉnh Quảng Bình nói riêng.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đối với hoạt động du lịch
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Quảng Bình nằm ở khu vực Bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên
8.000 km2, có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với nước CHDCND Lào 201,87 km ở phía Tây.
Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông, 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành 4 vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.
Khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 - 2.000mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tỉnh Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 06 huyện; có 159 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 16 phường, 07 thị trấn và 136 xã. Dân số của tỉnh năm 2017 có 882.505 người, chủ yếu là người Kinh và một bộ phận dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru - Vân Kiều sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã phía Tây thuộc các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Dân cư Quảng Bình phân bố không đều, trong đó 80,42% sống ở vùng nông thôn và 19,58% sống ở thành thị.
Hệ thống giao thông của tỉnh có đường sắt Bắc Nam, đường hàng không, cảng biển Hòn La, Quốc lộ 1A, 2 nhánh Đông và Tây đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, tỉnh lộ 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo nối liền với CHDCND Lào và vùng Đông - Bắc Thái Lan, qua Myanma.
Quảng Bình là vùng đất đã từng chứng kiến quá trình khai hoang lập làng, mở nước về phương Nam của nước Đại Việt, là ranh giới giao tranh thời Trịnh - Nguyễn; đây cũng là vùng đất có nhiều làng khoa bảng, văn hóa nổi tiếng, như: Sơn - Hà - Cảnh - Thổ - Văn- Võ - Cổ - Kim (Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngoạn, Văn Hóa, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại) và rất nhiều làng văn vật danh tiếng khác; là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi đã sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng như Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Lê Trực và nhiều người con ưu tú khác, đặc biệt là Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Quảng Bình có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch, trong đó, Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO hai lần vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí nổi trội về địa chất - địa mạo và các tiêu chí về đa dạng sinh học, được mệnh danh là “Vương quốc hang động” với hệ thống địa mạo được hình thành trên 400 triệu năm, chứa đựng trong lòng hơn 300 hang động lớn nhỏ có giá trị, cùng với hệ thống các sông trong khu vực Phong Nha
- Kẻ Bàng với dòng nước trong xanh chảy giữa vùng núi đá của những cánh rừng nguyên sinh với hệ sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú.
Hiện nay, Quảng Bình vẫn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, các giá trị văn hóa quan trọng như Quảng Bình Quan, Lũy Thầy, thành quách thời Trịnh - Nguyễn; nhiều di tịch lịch sử cách mạng trên hệ thống đường Hồ Chí Minh huyền thoại, hang Tám thanh niên xung phong và Đền tưởng niệm các anh hung liệt sĩ đường 20 Quyết Thắng... Là vùng đất giao thoa, hội tụ của nhiều luồng văn hóa, thể hiện qua các di vật của văn hóa Bàu Tró có niên đại cách
đây khoảng trên 4.000 năm; các điểm du lịch tâm linh nổi bật như chùa Non - Núi Thần Đinh, Đền thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh, chùa Hoằng Phúc... cùng những giá trị văn hóa lưu truyền qua nhiều thế hệ như các lễ hội: Hội bơi thuyền truyền thống ngày 2/9 tại huyện Lệ Thủy, lễ hội rằm tháng Ba huyện Minh Hóa, lễ hội đập trống của người MaCoong huyện Bố Trạch... các làn điệu dân ca, như: Ca trù đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, hò khoan Lệ Thủy, hát Kiều Quảng Kim, hát “sim” của người Bru - Vân Kiều,…
Trong những năm qua, trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức, thiên tai, đặc biệt là sự cố môi trường biển do Công ty TNHH gang thép Hưng nghiệp Formosa gây ra đã làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân, nhưng tỉnh Quảng Bình đã vượt qua khó khăn, đạt nhiều kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 3 năm 2016 - 2018 đạt 6,5% (kế hoạch 8,5 - 9%). Giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm: Nông, lâm, ngư nghiệp 3,8%; công nghiệp - xây dựng 8,5%; dịch vụ 6,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: đến năm 2018: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 18,3%; công nghiệp - xây dựng chiếm 26,5%; dịch vụ chiếm 55,2%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 4.150 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 49.843 tỷ đồng. Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh bình quân đầu người (GRDP) đạt 37,4 triệu đồng. Năm 2018, toàn tỉnh có 61 xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (chiếm 44,85% số xã).
Công tác quy hoạch, quản lý đô thị đã có nhiều tiến bộ, tỉnh đã hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển; du lịch Quảng Bình có sự phục hồi sau sự cố môi trường biển, nhiều dự án dịch vụ, du lịch quan trọng đang được tích cực triển khai thực hiện, như: Khu nghỉ dưỡng thể thao, giải trí cao cấp Hải Ninh của Tập đoàn FLC, Sân golf Bảo Ninh và Khu nghỉ dưỡng suối nước nóng Bang của Tập đoàn Trường Thịnh, Tổ hợp khách
46
sạn cao cấp và Shop house của Tập đoàn Vingroup, Khách sạn 5 sao Pullman, Khu nghỉ dưỡng, resort nghỉ dưỡng cao cấp của Tập đoàn TMS,...
Văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng. Tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 351/590 trường (59,5%), trong đó: Có 83 trường mầm non, đạt tỷ lệ 45,6%; 167 trường tiểu học, đạt tỷ lệ 81,1%, trong đó, có 47 trường đạt mức độ 2; 87 trường trung học cơ sở, đạt tỷ lệ 52,7%; 14 trường trung học phổ thông, trung học cơ sở - trung học phổ thông, đạt tỷ lệ 42,4%. Đào tạo chuyên nghiệp có 01 trường Đại học đa ngành, 02 trường cao đẳng nghề, 04 trường trung cấp nghề. Ngoài ra còn có 8 Trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp dạy nghề ở 8 huyện, thị xã, thành phố, 4 trung tâm Dạy nghề và giới thiệu việc làm của các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh.
Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa chuyển biến tích cực. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm 2,24% (theo chuẩn đa chiều), năm 2018 còn 6,87% hộ nghèo. Bình quân hằng năm, tỉnh Quảng Bình đã giải quyết việc làm cho 3,3 vạn lao động.
2.1.3. Hoạt động du lịch tỉnh Quảng Bình những năm qua
Thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011, với quan điểm “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xác định “từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”; đến Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã khẳng định rõ hơn mục tiêu “đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chiến lược và đường lối phát triển đúng đắn, UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt Quy hoạch tổng tổng thể phát triển du lịch Quảng Bình đến năm 2020, tầm
47