Một Số Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Về Du Lịch Ninh Bình, Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Ninh Bình


Trong khuôn khổ hợp tác với Cộng đồng Châu Âu, Tổng cục Du lịch đã tiến hành Dự án “Phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam” (Mã số: VNM/B7-301/ IB/97/0234). Mục tiêu của Dự án là: Xây dựng một cơ cấu tổ chức thống nhất cấp quốc gia để triển khai hệ thống công nhận kỹ năng nghề tại các doanh nghiệp du lịch theo đúng định hướng của ngành; hình thành một bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho 13 nghề được công nhận trong Du lịch và Lữ hành, đồng thời triển khai, quản lý hệ thống chứng chỉ Quốc gia; xây dựng, áp dụng và triển khai chương trình phát triển đào tạo viên được công nhận đối với một số kỹ năng nghề quan trọng; hỗ trợ phát triển một chương trình công nhận khu vực nhằm tạo điều kiện thúc đẩy quá trình tiến tới công nhận chung các kỹ năng nghề của các quốc gia trong khu vực; tăng cường hợp tác khu vực trong lĩnh vực đào tạo du lịch; đào tạo cán bộ quản lý du lịch nhà nước về kỹ năng quản lý du lịch và các nội dung liên quan tới phát triển du lịch.

Như vậy dự án này đi theo hướng chính là tập trung nghiên cứu đánh giá để đưa ra các chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch ở cấp độ quốc gia và doanh nghiệp cho các lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp du lịch.

- Bên cạnh đó, các cuộc hội thảo về phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

+ Hội thảo quốc gia lần thứ nhất đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội được tổ chức vào tháng 3 năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các cơ sở đào tạo du lịch, các Sở quản lý du lịch, các doanh nghiệp du lịch. Mục tiêu của Hội thảo là để các cơ sở đào tạo thấy được sự đòi hỏi tất yếu khách quan của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng về chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo, sự cần thiết phải đổi mới nội dung, chương trình, cơ cấu đào


tạo; ngược lại doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng cũng đổi mới phong cách quản lý, điều hành, cam kết cung ứng các dịch vụ hỗ trợ đào tạo, tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên các trường thực hành, thực tập, làm quen với môi trường lao động nghề nghiệp; sau hội thảo các cơ sở đào tạo có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn theo hướng triển khai đào tạo ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và chuyển đổi mạnh mẽ hoạt động tự chủ của trường. Với mục tiêu như vậy, các bài tham luận và những vấn đề chính được đặt ra tại Hội thảo này liên quan trực tiếp đến công tác đào tạo du lịch theo nhu cầu xã hội.

+ Hội thảo quốc gia lần thứ hai về đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội được tổ chức vào tháng 8 năm 2010 tại Hà Nội. Do có nhiều nhân tố mới xuất hiện, nhu cầu về nhân lực du lịch cũng có những thay đổi, nhất là sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu du lịch hồi phục, đào tạo nhân lực ngành Du lịch cũng phát sinh nhiều vấn đề. Hội thảo toàn quốc lần thứ hai là để đánh giá tình hình đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội từ sau Hội thảo lần thứ nhất, đề ra phương hướng, mục tiêu và các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nhân lực ngành Du lịch theo nhu cầu xã hội trong bối cảnh mới.

- Ngoài ra, còn có một số bài viết khác nhìn nhận vấn đề phát triển nguồn nhân lực du lịch ở các khía cạnh khác nhau: hoặc giải quyết những vấn đề cụ thể của “bài toán nguồn nhân lực” trên bình diện tổng quát (Nhận thức về đào tạo trong du lịch, Trịnh Xuân Dũng, Báo Tuần Du lịch, số 25, 26; hoặc đối với một lĩnh vực, khu vực nào đó (Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp du lịch, Lưu Kiếm Thanh, Tạp chí Du lịch, số 01/2007; Kinh nghiệm đào tạo nhân lực cho du lịch Việt Nam từ các nước liên minh châu Âu, Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11/2000.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

- Luận án Tiến sĩ “Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên” của Trần Sơn Hải bảo vệ tại Học viện Hành chính năm 2006 đã khái quát các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, nguồn nhân lực du lịch ở khu vực Nam trung bộ, Tây Nguyên. Mặc dù đây là luận án chuyên ngành Quản lý hành chính công nhưng đây cũng là tài liệu tham khảo có giá trị giúp tác giả thực hiện luận án của mình.

- Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu dưới dạng các giáo trình, tài liệu tham khảo đề cập tới vấn đề phát triển nguồn nhân lực nói chung “Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội”, chỉ đạo biên soạn: TS. Nguyễn Ngọc Hiến, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2007; “Quản lý nguồn nhân lực xã hội”, chủ biên: GS.TS. Bùi Văn Nhơn, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2008… Một số các giáo trình đề cập đến nguồn nhân lực ngành Du lịch như Giáo trình “Kinh tế du lịch”, Chủ biên: GS.TS. Nguyễn Văn Đính; PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, 2008, và cuốn sách “Quản lý và vận hành khách sạn” được biên dịch từ cuốn “Hotel management and operations” của các tác giả Denney G. Rutherford và Michael J. O’Fallon trong khuôn khổ Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam.

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình - 3

2.2.3. Một số công trình nghiên cứu liên quan về du lịch Ninh Bình, nguồn nhân lực ngành du lịch Ninh Bình

Vấn đề du lịch Ninh Bình cũng được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu như công trình: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp khai thác tiềm năng hang động KARST phục vụ phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình” (2005) của Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Luyên; “Nghiên cứu xác lập các giải pháp để hình thành và khai thác có hiệu quả hệ thống tour, tuyến, điểm du lịch nhằm thu hút du khách đến Ninh Bình” (2010) của Nguyễn Ngọc Khánh; “Nghiên cứu, điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch. Đề xuất giải pháp khai thác để phát triển du lịch bền vững ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” (2010) của Thạc sĩ


Nguyễn Ngọc Luyên, “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hoá ở Ninh Bình đến năm 2020” của TS. Nguyễn Mạnh Quỳnh... Tuy nhiên các công trình này mới chỉ đề cập đến các khía cạnh của du lịch Ninh Bình như tài nguyên du lịch, các tuyến điểm du lịch... Vấn đề nhân lực cho du lịch Ninh Bình chỉ được nêu ra như là tiền đề để giải quyết các vấn đề chính của các đề tài trên.

Tóm lại, mặc dù đã các công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển nguồn nhân lực như trên đã có rất nhiều song việc nghiên cứu sâu về đề tài phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình thì chưa có tác giả nào nghiên cứu. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài đề tài “Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình” để nghiên cứu với tư cách là đề tài độc lập ở trình độ luận văn Thạc sĩ, nhằm đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

3.1.1. Mục đích chung

Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch trong giai

đoan 2008-2012, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành

du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch.

- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình chỉ ra những vấn đề tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, những điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình.


- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Về lý luận: làm sáng tỏ khái niệm về nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, đặc điểm của nguồn nhân lực trong ngành du lịch; xu hướng phát triển nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh Ninh Bình.

- Về thực tiễn: phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008- 2012; đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở tỉnh Ninh Bình, trong đó đi sâu nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong các đơn vị lưu trú, coi đó là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở Ninh Bình.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Phạm vi nội dung

Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch (đặc điểm, vai trò, các nhân tố tác động, kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số địa phương), nhằm đưa ra các giải pháp và đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH ở tỉnh Ninh Bình thời gian tới.

4.2.2 Phạm vi không gian

Đề tài nghiên cứu nguồn nhân lực trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.


4.2.3 Phạm vi thời gian

Đề tài nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008-2012 - đây là giai đoạn phát triển du lịch khá nhanh của tỉnh.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu nguồn nhân lực ngành Du lịch trong mối quan hệ tương quan với hệ thống chính sách phát triển nguồn lực tổng thể, hoạt động du lịch với các hoạt động kinh tế - xã hội, và dân sự… của Ninh Bình, quan hệ giữa khai thác tự nhiên, bảo tồn tự nhiên bền vững với năng lực của con người…

- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

* Phương pháp thống kê

- Những tài liệu thống kê của hoạt động du lịch liên quan đến nhiều lĩnh vực như lượng khách, doanh thu, đầu tư, các chỉ tiêu kinh tế… là những số liệu mang tính định lượng được lấy từ nhiều nguồn như: Cục thống kê tỉnh; Sở Văn hoá - Thể thao – Du lịch tỉnh Ninh Bình; Sở Công thương Ninh Bình; Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình,…

- Các số liệu sẽ được đưa vào xử lý, phân tích để từ đó rút ra những kết luận đánh giá có tính thực tiễn cao.

* Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu

- Từ các tài liệu thu thập được tiến hành phân tích, xử lý thông tin, tổng hợp thông tin để có cái nhìn tổng quan khái quát về vấn đề nghiên cứu.

6. Những đóng góp của luận văn

- Làm rõ các vấn đề lí luận và thực tiễn về nguồn nhân lực trong ngành du lịch.


- Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008-2012, đánh giá những thành quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh thời gian tới.

- Là nguồn tài liệu tham khảo, cung cấp thông tin cho các cơ quan ban ngành có liên quan, góp phần vào công tác hoạch định, đường lối, chính sách phát triển du lịch Ninh Bình; đồng thời là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới vấn đề nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh.

7. Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị và Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch.

Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008-2012.

Chương 3: Những giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH

1.1. Nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực

1.1.1. Nguồn nhân lực

Hiện nay, trong quá trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước, có nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm NNL dưới các góc độ khác nhau.

Theo Từ điển Tiếng Việt thì Nguồn là nơi phát sinh, nơi cung cấp; Nhân lực là sức của con người bao gồm: sức lực cơ bắp (thể lực), trình độ tri thức được vận dụng vào quá trình lao động của mỗi cá nhân (trí lực), những ham muốn, hoài bão của bản thân người lao động hướ ng tới một mục đích xác định (tâm lực). Nhân lực với ý nghĩa đầy đủ của nó bao gồm ba yếu tố: Thể lực, trí lực và tâm lực. Ba yếu tố đó có quan hệ biện chứng với nhau, trong đó, trí lực giữ vai trò quyết định, nhưng thể lực và tâm lực cũng đóng vai trò quan trọng như điều kiện cần thiết không thể thiếu đối với sự phát triển của NNL.

Nguồn nhân lực được hiểu là nơi phát sinh, nguồn cung cấp sức của con người trên đầy đủ các phương diện cho lao động sản xuất và quản lý.

Về ý nghĩa sinh học, nguồn nhân lực là nguồn lực sống, là thực thể thống nhất của cái sinh vật và cái xã hội. C. Mác đã khẳng định: "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội".

Về ý nghĩa kinh tế, nguồn nhân lực là "tổng hợp các năng lực lao động trong mỗi con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, địa phương, đã được chuẩn bị ở mức độ nhất định và có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước hoặc vùng địa phương cụ thể" [6, tr.22].

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 11/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí