Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 5

Chất lượng đào tạo NNL DL không nhất quán, không đạt chuẩn, nặng về lý thuyết, ít thực hành; gần như 90% sinh viên ngành khách sạn ra trường đều không có kỹ năng chuyên nghiệp. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch thất nghiệp hoặc làm trái nghề ngày càng tăng. Trong khi, các DN kinh doanh lữ hành, khách sạn luôn trong tình trạng thiếu người làm được việc và nếu sử dụng gần như phải đào tạo lại.

Ba là, Du lịch được Đảng, Nhà nước quan tâm, định hướng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành du lịch cũng có đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc dân; đồng thời, đang tham gia tích cực vào quá trình hội nhập ASEAN thông qua Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch, cho phép dịch chuyển lao động du lịch giữa các nước trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, mặt bằng chất lượng NNL du lịch Việt Nam hiện rất thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ; chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch trong nước; chưa thích ứng kịp với xu hướng hội nhập, cạnh tranh toàn cầu.

Thứ tư, QLNN về NNL DL chậm đổi mới. Hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành phát luật về du lịch thiếu đồng bộ, chưa huy động được các nguồn lực cho phát triển du lịch. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành chưa được hình thành và hợp chuẩn khu vực và quốc tế.

Tổ chức bộ máy của ngành có nhiều thay đổi, chưa thực sự ổn định để phát huy hiệu lực, hiệu quả. Quản lý và thực hiện quy hoạch, chiến lược du lịch (trong đó có NNL DL) còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa được như mong muốn. Nhận thức về phát triển NNL DL cả ở cấp QLNN, quản lý kinh doanh và trong nhân dân còn chưa đầy đủ, tầm nhìn ngắn hạn.

Xuất phát từ thực tiễn và những vấn đề đã trình bày ở trên, đòi hỏi phải tăng cường công tác QLNN về NNL DL để đáp tốt hơn nhu cầu phát triển, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch

1.2.2.1. Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch

Hệ thống quan điểm, đường lối, chiến lược phát triển của mỗi quốc gia là điều kiện quyết định sự thành công, hay thất bại của đất nước. Chiến lược được xây dựng dựa trên mục tiêu phát triển của đất nước, khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của thời đại.

Chiến lược phát triển NNL giữ một vị trí quan trọng, là khâu đột phá trong quá trình CNH, HĐH đất nước; đồng thời là mục tiêu, động lực của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Chính quyền cấp tỉnh là chủ thể hoạch định chiến lược NNL, thực hiện quy hoạch, kế hoạch hóa phát triển NNL DL trong phát triển NNL của tỉnh. Chiến lược NNL được xây dựng trên cơ sở dự báo nhu cầu nhân lực cần phải có để thích ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nói chung, sự phát triển du lịch nói riêng. Đây là cơ sở để HĐND, UBND thực hiện kế hoạch hóa sự phát triển của các ngành khác có liên quan nhằm chuẩn bị một bước NNL để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH.

Bằng chức năng hoạch định chiến lược và thực hiện kế hoạch hóa NNL DL, chính quyền cấp tỉnh thực hiện vai trò của người tổ chức trong chuẩn bị NNL, cung cấp NNL cho mỗi giai đoạn trong quá trình phát triển của tỉnh. Chiến lược phát triển NNL DL phải xác định được những chỉ tiêu chính phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển du lịch trên địa bàn, gắn với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, từng giai đoạn và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm. Chiến lược NNL đúng đắn phải phát huy tối đa nguồn lực con người, đồng thời phản ánh NNL là động lực, đối tượng và là mục tiêu cuối cùng của CNH, HĐH, là cơ sở của chiến lược giáo dục đào tạo nhằm chuẩn bị NNL đáp ứng nhu cầu từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển du lịch nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Để xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa phương, đòi hỏi các cơ quan có liên quan phải nghiên cứu, điều tra, khảo sát, tổng hợp, xây dựng, công bố và quản lý cơ sở dữ liệu về cung, cầu NNL. Để thực hiện nội dung này, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm thống kê các thông tin, số liệu hành chính, điều tra, nghiên cứu về cơ sở dữ liệu; quản lý và công bố để các chủ thể trong xã hội có thể tiếp cận và sử dụng nguồn số liệu này phục vụ cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Việc điều tra, quản lý dữ liệu về cung, cầu lao động đòi hỏi sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, trong đó cơ quan nhà nước là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm trực tiếp. Từ việc điều tra nhu cầu lao động, sự biến động cung, cầu và nhu cầu phân bổ NNL là cơ sở để HĐND, UBND tỉnh xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL DL phục vụ sự nghiệp phát triển du lịch trên địa bàn.

1.2.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về nguồn nhân lực du lịch

Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 5

Trên cơ sở định hướng chiến lược, chính sách phát triển NNL về du lịch, nhà nước thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh, định hướng sự phát triển NNL DL, như: thiết lập các quan hệ lao động, đào tạo, bồi dưỡng NNL DL; quy định một số nội dung cơ bản về điều kiện học tập, khung chương trình đào tạo; các tiêu chuẩn, điều kiện bắt buộc đối với từng chức danh, vị trí việc làm của ngành du lịch để phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước.

Những chính sách, pháp luật của nhà nước đối với NNL DL sẽ giúp cho quá trình sử dụng thu được hiệu quả cao. NNL DL cần được phân bổ và sử dụng một cách hợp lý. Trong thực tế, NNL được phân bổ một cách tự phát hoặc tự giác, sự phân bổ tự phát có thể đáp ứng nhu cầu bản thân NNL nhưng không thật tự phù hợp với nhu cầu của xã hội và sự phát triển của đất nước.

Vì vậy, nhà nước cần ban hành các văn bản quản lý NNL để điều tiết sự phân bổ và phát triển lực lượng này nhằm phục vụ sự phát triển của đất nước.

Cơ quan QLNN cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tuyên truyền để người sử dụng lao động và người lao động hiểu đầy đủ về các văn bản pháp luật này, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch.

Thực tế ở nước ta, trong nhiều năm qua, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung xây dựng và đã ban hành hệ thống văn bản QLNN về du lịch và NNL DL tương đối đồng bộ, tạo điều kiện để các địa phương thực hiện tốt chính sách phát triển du lịch, trong đó có NNL phục vụ du lịch. Cùng với các chính sách chung của Nhà nước, tùy vào điều kiện thực tế của từng tỉnh, ngành du lịch đã tham mưu với các cấp chính quyền để có những quy định riêng hỗ trợ ngành du lịch, trong đó có chính sách phát triển đối với NNL DL.

1.2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch

Tổ chức bộ máy QLNN đối với NNL DL là một nội dung quan trọng của QLNN về du lịch. Việc tổ chức thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức bộ máy, cách thức tiến hành và các nguồn lực để phát triển NNL du lịch. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với NNL DL, cần tăng cường bộ máy QLNN về công tác này đủ mạnh từ Trung ương đến địa phương, bổ sung thêm lực lượng, tăng cường chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý. Vấn đề QLNN đối với NNL được tổ chức thực hiện bằng một bộ máy hợp lý, phù hợp, hiệu quả sẽ là tiền đề quan trọng để đưa các chính sách, pháp luật về phát triển NNL DL đi vào cuộc sống, tạo ra sự thay đổi rõ rệt về diện mạo và thực chất NNL DL cả về số lượng và chất lượng.

Theo quy định của Luật Du lịch 2017 (Luật số 09/2017/QH14) thẩm quyền QLNN về du lịch được quy định như sau:

- Chính phủ thống nhất QLNN về du lịch.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện QLNN về du lịch, có nhiệm vụ, quyền hạn: Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về du lịch; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch; danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia. Điều phối, liên kết các hoạt động du lịch liên quốc gia, liên vùng, liên tỉnh. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch. Phối hợp với các cơ quan có liên quan, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch.

Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng NNL DL; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực du lịch; hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực du lịch. Quản lý, tổ chức thực hiện việc cấp, thu hồi giấy phép, thẻ hướng dẫn viên du lịch và các văn bản chứng nhận khác về hoạt động du lịch.

Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch. Thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài. Xã hội hóa hoạt động đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến du lịch, đào tạo, bồi dưỡng NNL DL. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện QLNN về du lịch.

- UBND cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện QLNN về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương.

- UBND các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng.

Quản lý tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm tại khu du lịch, điểm du lịch, nơi tập trung nhiều khách du lịch.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để bảo đảm môi trường du lịch thân thiện, lành mạnh và văn minh.

Tổ chức bố trí nơi dừng, đỗ cho các phương tiện giao thông đã được cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch để tiếp cận điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch; tổ chức rà soát, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn vào khu du lịch, điểm du lịch.

Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị của khách du lịch. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Du lịch.

1.2.2.4. Phát triển cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch

Việc quy hoạch, đổi mới, sắp xếp và xây dựng hệ thống trường đào tạo NNL DL giữ vai trò quan trọng nhằm nâng cao chất lượng NNL ngành du lịch đất nước. Vì vậy, cần phải tiến hành quy hoạch, đổi mới, sắp xếp, đầu tư, xây dựng hệ thống các trường đào tạo ngành du lịch theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Yêu cầu của hệ thống các trường cần được quy hoạch như một hệ thống mở, cho phép điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp, thậm chí sáp nhập các bộ phận trong một trường hay toàn hệ thống, hoặc tách ra để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nhưng không gây những xáo trộn lớn ảnh hưởng đến số lượng, cơ cấu nhân lực phục vụ cho ngành du lịch.

Đẩy mạnh hợp tác về đào tạo nghề với các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước: Trong bối cảnh hiện nay, ngành du lịch cần xác định hướng lựa chọn

những ngành nghề hợp tác đào tạo phù hợp. Hợp tác cần đi vào chiều sâu với các nước có quan hệ truyền thống, có nền du lịch phát triển trong khu vực và các nước là trung tâm du lịch của thế giới để trao đổi kinh nghiệm đào tạo nhân lực du lịch. Bên cạnh đó, cần tăng cường nguồn lực để khắc phục rào cản về ngoại ngữ, chú trọng bồi dưỡng NNL dài hạn, tập trung vào NNL trẻ, nguồn các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, những người tài năng. Ngoài ra, để NNL ngành du lịch của mỗi quốc gia có số lượng và cơ cấu hợp lý, chất lượng cao, nhà nước cần tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với các DN du lịch trong bồi dưỡng, đào tạo, phát triển NNL du lịch.

1.2.2.5. Kiểm soát quản lý, sử dụng nguồn nhân lực du lịch

Để kiểm soát việc quản lý, sử dụng NNL DL, yêu cầu đặt ra là phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách việc sử dụng, phát triển NNL DL. Đây là nội dung có vai trò hết sức quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu của chính sách, đảm bảo các biện pháp chính sách, các định hướng chiến lược về NNL DL được triển khai thực hiện có hiệu quả. Kiểm tra cần tập trung vào các vấn đề: tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển du lịch, QLNN về NNL DL đã được ban hành hoặc phê duyệt; việc thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch về xây dựng phát triển NNL DL; việc thực hiện các quy định về lao động, tiền lương, về việc sử dụng lao động; kiểm tra việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về xây dựng, quản lý phát triển NNL DL, kiểm tra chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng NNL DL...

Bên cạnh đó, thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng là quá trình phát hiện, nhân diện rộng những mô hình, những cách làm hiệu quả trong QLNN đối với NNL DL để nhân rộng; kịp thời phát hiện những sai sót để chấn kỉnh, có biện pháp khắc phục. Mặt khác, quá trình kiểm tra, thanh tra, giám sát cũng là quá

trình để hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý NNL, đánh giá về tính khả thi của chính sách và làm căn cứ để đổi mới chính sách, pháp luật.

1.2.2.6. Hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực du lịch

Hội nhập quốc tế mà trước hết là hội nhập kinh tế, là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: Một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Hội nhập quốc tế càng cao thì sự liên kết giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng, tạo thành chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Trong xu thế đó, các nước đều mong muốn và buộc phải tham gia ngày một đầy đủ và toàn diện hơn vào quá trình phân công lao động quốc tế nhằm tránh tụt hậu và được hưởng lợi nhiều hơn từ hội nhập quốc tế đem lại. Tuy nhiên, mức độ tham gia đến đâu còn phụ thuộc vào năng lực hội nhập, mức độ sẵn sàng và trình độ đội ngũ lao động.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính dịch vụ cao, chính vì vậy hội nhập kinh tế được xem là tiến trình quan trọng để tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ gia tăng mang tính khu vực và toàn cầu, cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ điểm đến nào. Đối với ngành du lịch, nhu cầu hội nhập quốc tế là tăng cường quan hệ để phát triển, tiếp thu kinh nghiệm, nâng cao giá trị chất lượng dịch vụ, xác lập vị thế trên trường quốc tế; phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực du lịch sẽ theo các bước sau đây: Tham gia các tổ chức quốc tế về du lịch; thừa nhận và áp dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch; tăng cường toàn cầu hoá trong khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch; áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển ngành du lịch; ký kết các hiệp định hợp tác song phương và đa phương về phát triển du lịch; cam kết và mở cửa thị trường dịch vụ du lịch. Để hội nhập quốc tế thành công, nhân lực ngành du lịch phải được đào tạo với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2023