Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động trực tiếp của ngành du lịch Quảng Bình 54

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nhân lực làm việc tại Nhà hàng 57

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nguồn nhân lực (NNL) là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển của mọi nền kinh tế. Vì vậy, đào tạo và nâng cao chất lượng NNL chính là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của mỗi quốc gia.

Ở nước ta, phát triển du lịch được xác định là một ngành quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí của con người, đồng thời khai thác và phát huy các tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Theo định hướng chính trị của Trung ương Đảng về “phát triển Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”, trong vòng 15 năm qua, ngành Du lịch của nước ta đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đạt 10,2%/năm, khách du lịch nội địa đạt 11,8%/năm. Năm 2018, cả nước đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế (tăng gần 20% so với năm 2017) và 80 triệu lượt khách nội địa, đem lại nguồn thu từ khách du lịch năm 2018 đạt hơn 620.000 tỷ đồng, đóng góp trực tiếp ước đạt trên 6,8% GDP, cả gián tiếp và lan toả đạt trên 14% GDP.

Quảng Bình là tỉnh ở vị trí Trung lộ của cả nước, nơi giao thoa các yếu tố tự nhiên và văn hóa của hai miền Nam - Bắc, có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời, có truyền thống cách mạng vẻ vang, có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; là một trong những địa phương có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch. Trong đó, tài nguyên du lịch nổi bật, có vai trò chiến lược trong phát triển du lịch Quảng Bình là Phong Nha - Kẻ Bàng, đã được UNESCO hai lần vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới.

Xác định rõ tiềm năng du lịch là một thế mạnh của tỉnh, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010 - 2015) đã xác định “đưa du

lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Với chủ trương phát triển đúng đắn, cùng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, bằng các giải pháp, cơ chế, chính sách thông thoáng, rộng mở, du lịch Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch giai đoạn 2011 - 2015 là 36%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 17,2%/năm. Năm 2018, khách du lịch đến tỉnh đạt 3,9 triệu lượt, tăng 18,2% so với năm 2017, trong đó khách quốc tế đạt 180 ngàn lượt, tăng 38,5%; tổng doanh thu du lịch đạt 4.255 tỷ đồng, tăng 12,1% so 2017. Quảng Bình đang vươn lên là một trong những điểm đến hấp dẫn trong nước và khu vực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, Du lịch Quảng Bình còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, khó khăn lớn nhất là nguồn nhân lực du lịch (NNL DL)của tỉnh vẫn đang trong tình trạng thiếu và yếu: Thiếu lao động đủ năng lực quản trị; thiếu chuyên gia marketing, các nhà quản lý lữ hành chuyên nghiệp; thiếu đội ngũ hướng dẫn viên. NNL tại các cơ sở kinh doanh du lịchcủa tỉnh còn yếu trên nhiều mặt: Yếu về chất lượng lao động, tỷ lệ khách phàn nàn về chất lượng dịch vụ còn khá cao; yếu về tầm nhìn chiến lược, năng lực tổ chức, điều phối. Đội ngũ quản lý cấp trung gian và quản lý của nhiều cơ sở kinh doanh hoạt động chủ yếu theo kinh nghiệm, yếu về quản trị NNL ...

Thực trạng NNL DL như đã trình bày ở trên đòi hỏi tỉnh Quảng Bình phải có những giải pháp đồng bộ, cụ thể, hiệu quả để quản lý NNL DL trên địa bàn tỉnh, giải quyết bài toán cân đối giữa cung và cầu về NNL DL, từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch phù hợp với chuẩn của khu vực và quốc tế.

Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 2

Xuất phát từ tầm quan trọng trên, học viên lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Bình” làm luận văn tốt nghiệp. Hy vọng những thành công trong quá trình nghiên cứu sẽ góp phần

tích cực giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước (QLNN) về NNL DL của tỉnh.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề QLNN về NNL nói chung và NNL DL nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, qua tìm hiểu đã có một số công trình đã được công bố như sau:

2.1. Công trình liên quan đến đề tài

- Giáo trình liên quan đến NNL và du lịch:

Nguyễn Tiệp (2005), Giáo trình NNL, Nxb Lao động xã hội; Lê Thanh Hà (2009), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb Lao động - Xã hội; Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa (2009), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Đại học kinh tế quốc dân; Mai Thanh Lan - Nguyễn Thị Liên (2016), Giáo trình quản trị nhân lực cơ bản, Nxb Thống kê. Những tài liệu, giáo trình trên đã làm rõ lý luận cơ bản về NNL; khẳng định vai trò to lớn của NNL đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; làm rõ đặc điểm và thực trạng NNL ở nước ta; nhiệm vụ, giải pháp phát triển NNL.

- Các văn bản pháp lý liên quan chiến lược phát triển nhân lực du lịch và quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam:

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội; Chính Phủ (2011), Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, ban hành kèm theo Quyết định số 579/QĐ-TTg; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, Hà Nội. Các văn bản pháp lý trên xác định những định hướng chiến lược, quan điểm, mục tiêu, giải pháp, chương trình hành động cơ bản của đất nước ta để thực hiện mục tiêu đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày càng cao cho tăng trưởng GDP, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

- Công trình liên quan đến du lịch và NNL DL khu vực miền Trung - Tây nguyên: Đại học kinh tế Đà Nẵng (2011), Phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, Đà Nẵng; Bùi Thị Tám (2012), "Thực trạng, nhu cầu và định hướng liên kết đào tạo NNL DL cho vùng duyên hải miền Trung", Hội thảo Phát triển NNL cho vùng kinh tế trọng điểm ở miền Trung, Đà Nẵng. Các công trình trên đã tổng quan thực trạng du lịch và NNL DL khu vực miền Trung - Tây nguyên; nhu cầu NNL DL và định hướng, giải pháp phát triển du lịch và NNL DL cho khu vực.

- Công trình liên quan đến QLNN về du lịch và NNL DL Quảng Bình: Hoàng Văn Hoan (2013), Thực trạng và giải pháp đào tạo NNL DL tỉnh Quảng Bình, Đại học Quảng Bình; Nguyễn Viết Thái (2014), "Đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Quảng Bình", Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 12; Trần Tiến Dũng (2004), "Phong Nha - Kẻ Bàng với phát triển du lịch bền vững", Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5. Các Công trình này đã làm rõ một phần thực trạng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình trên những góc độ tiếp cận khác nhau; đề xuất một số định hướng phát triển nhân lực du lịch của tỉnh.

- Các cơ sở pháp lý về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh: UBND tỉnh Quảng Bình (2011), Chương trình phát triển NNL tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015, ban hành kèm theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 15/7/2011; UBND tỉnh Quảng Bình (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025, ban hành kèm theo Quyết định số 1928/QĐ-UBND ngày 12/8/2011; Tỉnh ủy Quảng Bình (2016), Chương trình hành động về phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2016 - 2020; UBND tỉnh Quảng Bình (2010), Quy hoạch phát triển du lịch bền vững khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến 2025. Các văn bản này đã khái quát thực trạng phát triển

của du lịch Quảng Bình; xác định mục tiêu, chỉ tiêu, những định hướng cơ bản và nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch Quảng Bình.

- Đề tài luận văn liên quan công tác QLNN về NNL và nhân lực du lịch:

Lê Quang Hùng (2006), NNL chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ; Ngô Quốc Nhật (2011), Đào tạo NNL ngành du lịch tỉnh Khánh Hoà, Luận văn thạc sĩ; Ngô Viết Trung (2011), Đào tạo NNL ngành du lịch tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ; Nguyễn Đức Thọ (2016), Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ; Nguyễn Thị Kim Dung (2017), QLNN đối với NNL trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ. Các Luận văn trên đã phân tích, làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về NNL, về QLNN NNL, trong đó có NNL DL; thực trạng, ưu, khuyết điểm, nguyên nhân; đề xuất nội dung phương hướng, giải pháp phát triển NNL DL.

2.2. Nhận xét tổng quan

Từ những góc độ nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu khác nhau, các công trình trên đã tiếp cận vấn đề NNL nói chung và NNL DL nói riêng, đã có nhiều đóng góp làm sáng tỏ thêm vấn đề du lịch, NNL và QLNN về NNL DL.

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới; phân tích thực trạng, định hướng phát triển NNL trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế; đề cập giải pháp phát triển du lịch nói chung; một số tác giả bàn đến hiệu quả sử dụng NNL trong một số đơn vị, địa bàn cụ thể, hoặc đề cập đến công tác đào tạo, chứ chưa xem xét trong tổng thể các giải pháp QLNN về NNL phục vụ du lịchcủa tỉnh Quảng Bình. Việc kế thừa các công trình trên để nghiên cứu một cách hệ thống công tác QLNN về NNL DLcủa tỉnh Quảng Bình là thực sự có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.

Vì vậy, đề tài “Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình” là cách tiếp cận cụ thể với mong muốn mang lại những đóng

góp nhất định vào công tác QLNN đối với NNL DL của tỉnh; đồng thời, trên cơ sở lý luận về QLNN để xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về NNL DL của tỉnh Quảng Bình, góp phần cụ thể hoá thực hiện mục tiêu “đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục tiêu

Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về NNL cho ngành du lịch để tìm ra phương hướng, giải giáp nhằm hoàn thiện nội dung, hình thức, phương pháp QLNN về NNL DL của tỉnh Quảng Bình ngày càng hiệu quả.

3.2. Nhiệm vụ

Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về NNL ngành du lịch.

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN về NNL DL của tỉnh Quảng Bình.

- Xác định nhu cầu NNL DL của tỉnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm

2025.

- Đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN về NNL DL của tỉnh Quảng

Bình trong những năm tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác tổ chức và hoạt động QLNN về NNL DL của tỉnh Quảng Bình.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu thể chế, nội dung, hình thức và phương pháp QLNN về NNL DL.

Về không gian: Trên phạm vi địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng NNL DL tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2018 (có liên hệ với một số năm trước đây); đề xuất một số giải pháp cho những năm tiếp theo.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác

- Lê Nin: phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung thông qua việc phân tích, đánh giá các số liệu kinh tế và nghiên cứu thực trạng QLNN về NNL DL của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2018.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp; phương pháp điều tra khảo sát; phương pháp phỏng vấn (nhà quản lý, chuyên gia…)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ nội dung lý luận về QLNN đối với NNL làm du lịch.

- Làm rõ thực trạng QLNN đối với NNL về du lịchcủa tỉnh Quảng Bình. Từ đó chỉ ra những việc đã làm được và chưa làm được, tìm ra nguyên nhân của vấn đề.

- Đề xuất những giải pháp mới nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác QLNN về NNL DL của tỉnh.

- Kết quả thực hiện luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu công tác QLNN về NNL DL của tỉnh Quảng Bình.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn kết cấu gồm 3 chương.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2023