Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Toàn Ngành Du Lịch Ngày Càng Được Cải Thiện

trợ cho 45 làng bản, mời nhân dân huấn luyện để thiết lập những đội văn nghệ tại các bản làng dân tộc ít người hoặc những làng xã có các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống hấp dẫn, thu hút khách. Việc định hướng và hỗ trợ các hoạt động văn nghệ văn hoá dân gian tại trên 40 điểm du lịch đông khách đã góp phần nâng cao tính đa dạng và chất lượng của sản phẩm, nhân rộng hoạt động này trên toàn quốc.

Sản phẩm du lịch Việt Nam, từ chỗ chủ yếu được hình thành thụ động, dịch vụ thiếu chuyên nghiệp, nay đã cải thiện rõ rệt về chất lượng và số lượng. 20 điểm du lịch đông khách được khảo sát và có kế hoạch đầu tư nâng cấp đã góp phần tạo nét mới và tăng tính đa dạng của sản phẩm, ngành du lịch đã hỗ trợ kinh phí và phối hợp thiết lập được 5 tour du lịch liên hoàn trong nước (tour liên vùng như con đường huyền thoại đường Hồ Chí Minh dọc theo dải Trường Sơn, hành trình di sản miền Trung, hành trình 1000 năm những kinh đô Việt Nam, hướng về cội nguồn tại Yên Bái - Lào Cai - Phú Thọ, con đường xanh Tây Nguyên) và nâng cấp 2 tours liên quốc gia (tour Việt - Lào - Thái và tour dọc sông Mekong từ Việt Nam - Campuchia). Việc hỗ trợ khôi phục và tổ chức các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hoá - lịch sử truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Festival Huế 2 năm một lần, Đêm rằm Phố cổ Hội An, hội đua ghe Ngo - Lễ cúng trăng ở Sóc Trăng, lễ hội Ka tê ở Ninh Thuận,... đã trở thành sản phẩm độc đáo thu hút du khách quốc tế và trong nước.

1.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực của toàn ngành du lịch ngày càng được cải thiện

Hiện tại, lao động trực tiếp ở các ngành nghề chuyên sâu (lễ tân, phục vụ buồng, bar, bàn hướng dẫn, nấu ăn,...) trong ngành du lịch ngày càng tăng, chiếm 75% lao động toàn ngành. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 42,5% lao động được đào tạo về nghiệp vụ du lịch16. Ngành du lịch đã hỗ trợ tổ chức các lớp bồi dưỡng, huấn luyện ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch cho các đối tượng này theo phương thức: địa




16 Trần Quang Hảo (2008), “Đâu là điều kiện cần thiết để phát triển nguồn nhân lực du lịch?", Du lịch Việt Nam, số 04/2008, Hà Nội.

phương chủ động tập hợp nhu cầu, chiêu sinh mở lớp và lo về địa điểm, trang thiết bị giảng dạy; doanh nghiệp đóng góp một phần (chủ yếu cho thực hành) và Tổng Cục Du lịch hỗ trợ nhu cầu về nội dung giáo trình, giáo viên. Với hình thức đó, ngành đã tổ chức được trên 200 lớp học bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ cho hàng nghìn lượt lao động du lịch ở 47 địa phương nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ.

Trong các năm qua, các hội thi chuyên ngành được tổ chức từ cấp địa phương, vùng đến toàn quốc là dịp cọ sát, cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo khí thế thi đua trong toàn ngành, tăng sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Tổng Cục Du lịch Việt Nam đã tổ các hội thi toàn quốc về hướng dẫn viên du lịch, về lễ tân, ẩm thực. Đồng thời, hàng năm đều tổ chức bình chọn các doanh nghiệp du lịch (lữ hành và khách sạn) và trao giải cho 10 doanh nghiệp lữ hành, 10 khách sạn hàng đầu của ngành. Việc tổ chức bình chọn và trao giải cho 10 doanh nghiệp lữ hành, 10 khách sạn hàng đầu của ngành hàng năm, các hội thi chuyên ngành được tổ chức từ cấp địa phương, vùng đến toàn quốc là dịp cọ sát, thúc đẩy cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo khí thế thi đua trong toàn ngành, tăng sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Các đơn vị tham gia có những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng phục vụ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu. Trong quá trình hội nhập, Nhà nước chỉ hỗ trợ, tạo môi trường pháp lí thông thoáng và thuận lợi, còn thành công hay không lại phục thuộc vào sức cạnh tranh, vào sự năng động của doanh nghiệp. Do vậy, đã đến lúc các doanh nghiệp không thể trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước mà phải bắt tay vào cuộc, thật sự tự thân nỗ lực. Việc hội nhập ngày càng sâu hơn với nền kinh tế thế giới đã có những tác động đáng mừng cho ngành du lịch Việt Nam. Trước những vận hội mới, với nỗ lực chung, du lịch Việt Nam sẽ vững bước tiến và sớm đạt được mục tiêu chung trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế chung của đất nước; tham gia hiệu quả trong sân chơi chung của WTO.

1.3. Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch của Việt Nam

Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam - 7

1.3.1. Cơ hội để các doanh nghiệp vươn lên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực du lịch đã thúc đẩy Du lịch Việt Nam tập trung minh bạch hoá chính sách liên quan đến thương mại dịch vụ, thực hiện điều chỉnh, hoàn thiện khuôn khổ pháp lí cho phù hợp với nội dung các cam kết đã đưa ra. Việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật sẽ là định hướng để các doanh nghiệp du lịch chuẩn bị thực thi nội dung các cam kết. Đưa ra các chính sách mở cửa thị trường cho phù hợp với cam kết, cho phép các đối tác trên thế giới tham gia cung cấp dịch vụ du lịch ở Việt Nam đã tạo ra sức ép nhất định đối với doanh nghiệp trong nước, buộc các doanh nghiệp này muốn tồn tại và phát triển thì phải tự mình vươn lên, hoặc tìm đối tác để liên doanh liên kết, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở để các doanh nghiệp lữ hành mở rộng quan hệ và thâm nhập sâu hơn vào thị trường cung cấp dịch vụ du lịch cả trong và ngoài nước.

1.3.2. Doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã tạo được lòng tin đối với khách du lịch nước ngoài

Cam kết trong phương thức cung cấp dịch vụ (3) - hiện diện thương mại còn cho thấy doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành quốc tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép đưa khách vào du lịch Việt Nam sẽ là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam. Các doanh nghiệp sở hữu nước ngoài không được phép thực hiện các dịch vụ gửi khách trong nước, điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp du lịch trong nước vẫn còn có nhiều cơ hội để giữ sân nhà. Hơn nữa, trong cam kết phương thức cung cấp dịch vụ (4) - hiện diện thể nhân, Việt Nam chưa cho phép hướng dẫn viên nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. Do đó, hạn chế này tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp du lịch trong nước. Mặt khác, việc không cho phép sử dụng hướng dẫn viên du lịch nước ngoài tại Việt Nam sẽ góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, hạn chế sự tiếp nhận lệch lạc về truyền thống của Việt Nam trong con mắt quốc tế. Không những thế, với thế mạnh của kinh nghiệm nhiều năm khai thác trên sân nhà, lại mang bản sắc văn hoá bản địa cùng với sự cải tiến chất lượng dịch vụ nên doanh nghiệp du lịch trong nước dễ dàng được khách du lịch nội địa tin cậy và lựa chọn.

Các thành công trong việc thu hút khách du lịch quốc tế khẳng định sức cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam có những bước tiến bộ nhất định. Sự độc đáo, hấp dẫn của các sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng quyết định việc

khách du lịch có đến hay không. Hơn nữa, gia nhập WTO là chính là môi trường để các doanh nghiệp vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh nếu muốn tồn tại trên thị trường. Và đối với những doanh nghiệp đã khẳng định được tên tuổi và thương hiệu thì đây chính là cơ hội tốt nhất để họ nâng cao vị thế của mình.

1.3.3 Dịch vụ do các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cung cấp ngày càng phong phú, đa dạng

Mạng lưới doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ phục vụ du lịch quốc tế ở nước ta hiện nay phát triển tương đối đầy đủ, đã có thể tạo thành một chương trình du lịch khép kín cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau cho du khách như dịch vụ lữ hành, đưa đón khách, làm thủ tục xuất nhập cảnh, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, mua sắm và các dịch vụ bổ sung khác. Sự đa dạng hoá các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch là một tất yếu khi số lượng du khách đên Việt Nam ngày càng đông.

Với nội dung cam kết trong phương thức cung cấp dịch vụ (3) - hiện diện thương mại, Việt Nam cam kết xoá bỏ việc hạn chế vốn sở hữu nước ngoài đối với doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh, liên kết trong hoạt động đại lí du lịch, kinh doanh lữ hành quốc tế. Như vậy, các doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội tốt trong việc tăng vốn đầu tư kinh doanh nhằm hạn chế khó khăn về tài chính bằng hình thức liên doanh, liên kết với nước ngoài. Sự tăng trưởng vốn kinh doanh sẽ là tiền đề để doanh nghiệp du lịch trong nước phát triển với ý tưởng kinh doanh mới, đa dạng hoá và cá biệt hoá sản phẩm du lịch, tăng cường việc chiếm lĩnh thị trường du lịch trong và ngoài nước.

- Dịch vụ lữ hành quốc tế

Tổng Cục Du lịch cho biết năm 2007, du lịch đã có thêm 100 doanh nghiệp lữ hành quốc tế mới ra đời, nâng tổng số lên 605 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Trong số trên 600 doanh nghiệp lữ hành quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, có 87 doanh nghiệp Nhà nước, 157 công ty cổ phần, 12 công ty liên doanh, 345 công ty

trách nhiệm hữu hạn và 4 doanh nghiệp tư nhân17. Số lượng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam ngày càng tăng về số lượng và đã có những biến chuyển về chất lượng. Trong thời gian qua, các công ty lữ hành quốc tế đã từng bước nghiên cứu thị trường, xây dựng hướng đi riêng cho mình, cố gắng hoàn chỉnh các tour du lịch với nhiều loại hình du lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều khách nước ngoài. Một số công ty đã bước đầu đầu tư ra nước ngoài, mở văn phòng đại diện và chi nhánh tại nước ngoài nhằm tăng cường mạng lưới phục vụ khách quốc tế: Saigon Tourist, Viettravel, Công ty du lịch Bến Thành...

- Dịch vụ vận chuyển

Mạng lưới giao thông vận tải tại nước ta đã và đang dần được hiện đại hoá, hỗ trợ tích cực cho hoạt động du lịch, đặc biệt phải kể đến ở đây là ngành hàng không. Hiện nay, thị trường hàng không nước ta rất sôi động, bên cạnh hai doanh nghiệp hàng không trong nước là Vietnam Airline và Pacific Airline còn có sự tham gia của khoảng 30 hãng hàng không lớn trong khu vực cũng như trên thế giới. Chất lượng phục vụ của các hãng hàng không ngày càng được cải thiện với nhiều thủ tục đã được giảm gọn đáng kể, dịch vụ phục vụ trên máy bay ngày càng tiện nghi, đã thu hút được nhiều khách du lịch lựa chọn phương tiện này.

Bên cạnh đó, vận tải đường bộ, đường sắt và đường biển cũng đang phát triển mạnh mẽ. Các tuyến đường sắt dọc hành lang Đông Tây, tuyến đường bộ nối các tỉnh miền Trung với các tuyến, điểm du lịch của Lào, Thái Lan, Campuchia đã được thiết lập, tạo điều kiện thuận lợi để đón khách vào Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ta cũng đang củng cố khả năng đóng tàu, hình thành các vận tải chuyên nghiệp và hiệu quả. Trong mấy năm gần đây, nước ta là điểm đến lôi cuốn của du khách đường biển với hàng chục chuyến tàu du lịch chở theo hàng nghìn du khách cập cảng Hạ Long, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Phú Quốc.

- Dịch vụ lưu trú




17 Ngọc Hương, ATPVietnam Năm 2007: Có thêm 100 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 19:45, 6/1/2008 http://www.atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/9205/index.aspx

Những năm qua, ngành khách sạn nước ta đã có những bước thay đổi sâu sắc cả về lượng và chất, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch có thể đón tiếp và phục vụ nhiều sự kiện lớn.

Năm 1998, cả nước chỉ có 3.000 cơ sở lưu trú với trên 5.000 buồng phục vụ khách du lịch, đến nay, tổng số cơ sở lưu trú của du lịch Việt Nam đạt con số khoảng 9.000 với 180.051 buồng. Trong đó, 4.283 cơ sở lưu trú được xếp hạng đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao chiếm 49,4%. Với tình hình đầu tư vào khách sạn, nhà hàng như hiện nay, sự kiến trong vòng 3 năm tới cả nước sẽ có thêm 28.000 phòng, tức là vào năm 2010 tổng số phòng sẽ đạt đến con số 170.000. Điều đáng mừng là phần nhiều trong số phòng mới đều có chất lượng cao, có khả năng đáp ứng đủ cho lượng khách như dự kiến18.

Các cơ sở lưu trú du lịch không những ngày càng tăng về số lượng mà còn được nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng đặc biệt là các sự kiện của quốc gia, những khách du lịch có khả năng chi trả cao. Hầu hết các cơ sở lưu trú đều nâng cao, cải tạo cơ sở vật chất kĩ thuật, đổi mới trang thiết bị, đa dạng hoá dịch vụ và đặc biệt rất chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ lao động. Nhiều khách sạn đã đạt tiêu chuẩn trên thế giới: khách sạn Caravelle - khách sạn tổ chức sự kiện tốt nhất do Hiệp hội khách sạn thế giới bình chọn, khách sạn Caravelle và khách sạn Sofitel được giới doanh nhân nước ngoài bầu chọn là khẳng định tốt nhất của Việt Nam và châu Á, khu resort Furama Đà Nẵng được giải thưởng “Sự lựa chọn của các thành viên” xuất sắc của châu Âu.

- Dịch vụ ăn uống

Nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam từ lâu đã được khách du lịch từ các nước phương Tây coi như “Thiên đường của thức ăn” có sự tao nhã của cả hai nền ẩm thực Đông - Tây. Dịch vụ ăn uống ngày càng được mở rộng tại hàng trăm siêu thị,




18Trần Nam, Du lịch Việt Nam hướng tới chuyên nghiệp”, 19:42PM, 16/01/2008, http://www.atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/9204/index.aspx

ngoài ra còn có hàng vạn nhà hàng của tư nhân tại các thành phố lớn. Các món ăn từ đơn giản, dân dã đến những món cầu kì, đặc sản của ba miền Bắc - Trung - Nam với hương vị, màu sắc phong phú, giá cả cũng rất đa dạng đã làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất về ẩm thực. Các quán ăn cũng ngày càng chú trọng đến cách bài trí để tạo cho khách cảm giác trong lành, yên ả. Ngành du lịch hiện đang cố gắng tổ chức nhiều lễ hội ẩm thực như liên hoan du lịch quốc tế, liên hoan nghệ thuật ẩm thực... một mặt nhằm giới thiệu văn hoá nước ta với bạn bè quốc tế, mặt khác nhằm phát triển các loại hình ẩm thực của dân tộc.

Hơn nữa, các cam kết mở cửa trong phân ngành hàng, khách sạn đã thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam với tư thế thân thiện và dễ thích nghi. Không phải khách nước ngoài nào cũng thích nghi hết được các món ăn dân tộc của Việt Nam. Chính những khách sạn hay những dịch vụ và quán ăn kết hợp giữa tính hiện đại của nước ngoài với tính cổt truyền của Việt Nam đã làm cho dịch vụ ăn uống, môi trường du lịch tại Việt Nam đa dạng hơn, đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của khách du lịch.

- Dịch vụ vui chơi giải trí

Các dịch vụ thuộc nhóm này đang từng bước được quan tâm, đầu tư phát triển. Hiện tại, tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố đã được tổ chức được 3-4 khu vui chơi giải trí, tham quan gắn với các điều kiện tự nhiên như tắm biển, vượt thác, đua thuyền,... hoặc dựa trên cơ sở khai thác các khu vui chơi giải trí công cộng: vườn bách thú, vườn bách thảo, công viên. Bên cạnh đó, nhiều khu vui chơi giải trí nhân tạo từ vốn tư nhân và nước ngoài cũng đã được xây dựng, đang thu hút nhiều khách số lượng nhất hiện nay là các khu chơi golf. Trên cả nước hiện nay có 12 sân golf đã và đang đi vào hoạt động, cùng lúc đó hàng chục dự án khác đang trong quá trình triển khai. Nhiều khu vui chơi giải trí khác đã được nâng cấp để có thể đón được trên 1 triệu khách/năm: Công viên văn hoá Đầm Sen, khu du lịch Suối Tiên, địa đạo Củ Chi...Cả nước đang xây dựng và triển khai nhiều dự án lớn theo hướng gắn dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan với thiên nhiên, lịch sử: dự án du lịch bán đảo Bình Quới, Thanh Đa, dự án số lượng Bắc Bình Chánh, Cần Giờ, Đền Bến Dược... với

nhiều dịch vụ vui chơi giải trí khác nhau hiện nay ngành du lịch hy vọng sẽ đón và lưu giữ được nhiều khách quốc tế hơn nữa.

Việc số lượng các doanh nghiệp du lịch ngày càng gia tăng không chỉ khẳng định ngành du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam mà còn cho thấy tính đa dạng, phong phú của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch.

1.3.4. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có điều kiện học hỏi được kinh nghiệm quản lí

Hội nhập trong lĩnh vực du lịch sẽ tạo cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch của Việt Nam cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác, đầu tư chuyển giao công nghệ quản lí với đối tác nước ngoài; cung cấp cho doanh nghiệp những kĩ năng kinh doanh, kinh nghiệm quản lí.

Trong nội dung cam kết (3) - hiện diện thương mại, Việt Nam hạn chế doanh nghiệp du lịch nước ngoài tuy đưa cán bộ quản lí vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20 cán bộ quản lí của công ty phải là người Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để cán bộ quản lí du lịch trong nước có điều kiện tiếp cận với môi trường quản lí nơi tư duy quản lí hoạt động, phương pháp quản lí tiên tiến và công nghiệp. Từ đó nâng cao trình độ, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp du lịch trong nước hoàn thiện mình hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn mới và đội ngũ quản lí người Việt Nam sẽ là lực lượng quản lí nguồn cho ngành du lịch Việt Nam và doanh nghiệp du lịch trong nước.


1.4. Đối với người dân

1.4.1. Được hưởng dịch vụ du lịch có chất lượng tốt hơn

Khi ngành du lịch hội nhập với ngành du lịch thế giới, các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam sẽ được hưởng các dịch vụ chất lượng hơn, phong phú hơn, rẻ hơn nhờ đó chi phí kinh doanh hạ hơn, mức sống người lao động gia tăng.

Trên thị trường du lịch, với một số lượng ít các nhà cung cấp cũng như loại hình cung cấp, một số người dân có nhu cầu với một số loại hình nhất định có thể sẽ

Ngày đăng: 11/08/2022