Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 6

kỹ năng, trình độ chuyên nghiệp, được thừa nhận rộng rãi; có thể di chuyển và tìm được việc làm trong khu vực; tham gia chủ động vào quá trình phân công lao động quốc tế, đảm bảo cho du lịch Việt Nam có vị trí xứng đáng trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch có chất lượng của khu vực và thế giới. Nhân lực du lịch Việt Nam cần sẵn sàng tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế trong hoạt động du lịch, trước hết là trong khu vực. Đào tạo du lịch phải hướng tới tiêu chuẩn trình độ kỹ năng khu vực và quốc tế.

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch

1.2.3.1 Các yếu tố khách quan

- Yếu tố môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội

+ Hệ thống quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển NNL, phát triển du lịch trong đó có NNL DL - đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến QLNN về NNL du lịch.

+ Nhà nước và các cơ quan QLNN về du lịch có liên quan đến lĩnh vực du lịch là các đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý triển khai các chiến lược, các chính sách, chương trình về du lịch quốc gia, vùng và địa phương nói chung và về phát triển nhân lực ngành du lịch nói riêng.

+ Hệ thống giáo dục - đào tạo là yếu tố khách quan quyết định sự phát triển đội ngũ nhân lực ngành du lịch. Chất lượng ngành giáo dục và đào tạo sẽ quyết định chất lượng của đội ngũ nhân lực quốc gia nói chung và đội ngũ nhân lực ngành du lịch nói riêng.

+ Tăng trưởng kinh tế là nền tảng để phát triển NNL DL. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia đóng vai trò quyết định đến trình độ phát triển NNL DL. Quốc gia nào có trình độ phát triển kinh tế cao thì sức khỏe, tuổi thọ, dân trí cao, NNL DL ở đất nước đó sẽ đạt chất lượng cao. Khi nền kinh tế có trình độ cao, thu nhập của người dân được cải thiện, thì người dân càng có điều kiện thực hiện các dịch vụ giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế


32

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

chất lượng cao,… do đó, nâng cao sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, các mối quan hệ xã hội của dân cư… hay nói cách khác, công tác phát triển NNL DL được tập trung đầu tư.

+ Yếu tố văn hóa - xã hội và địa lý, quan niệm, giá trị, niềm tin của xã hội và sự biến đổi trong xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của đời sống văn hóa xã hội... cũng tác động đến việc phát triển nhân lực ngành du lịch.

Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 6

- Yếu tố môi trường của ngành du lịch

+ Nhu cầu du khách và xu hướng phát triển ngành du lịch sẽ quyết định chất lượng dịch vụ mà ngành du lịch cung cấp. Nhân lực ngành du lịch sẽ tạo ra giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, do vậy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng, từ đó góp phần thỏa mãn nhu cầu của du khách.

+ Các cở sở đào tạo về du lịch địa phương là một phần trong hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia. Đặc biệt đây là nguồn cung cấp nhân lực trực tiếp cho ngành du lịch địa phương.

+ Thị trường lao động ngành du lịch sẽ quyết định mạnh đến sự phát triển nhân lực trong ngành du lịch. Khi thị trường lao động phát triển ở mức cao, hệ thống thông tin về thị trường lao động ngành du lịch rõ ràng, cập nhật và được dự báo chính xác sẽ là một căn cứ hữu ích giúp cho việc xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo nhân lực của ngành đạt hiệu quả cao.

1.2.3.2. Các yếu tố chủ quan

- Yếu tố thuộc về đội ngũ nhân lực ngành du lịch

+ Nhận thức của đội ngũ nhân lực ngành du lịch giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển về mặt chất lượng. Khi nhân lực du lịch xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp, yêu và đam mê nghề du lịch tại đơn vị kinh doanh về du lịch khi đó việc phát triển chất lượng đội ngũ này sẽ gặp nhiều thuận lợi.

+ Năng lực thực tại của đội ngũ nhân lực ngành du lịch sẽ là nhân tố quyết định cách thức và nội dung nâng cao năng lực của họ. Nếu năng lực

thực tại của họ đã đáp ứng được các yêu cầu của công việc thì việc nâng cao năng lực của đội ngũ này chủ yếu hướng tới tương lai.

+ Nhu cầu và khát vọng giúp nhân lực ngành du lịch có động cơ mạnh mẽ phấn đấu trong học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng và rèn luyện mình để trở thành người thành đạt trong nghề nghiệp.

- Yếu tố thuộc về đơn vị kinh doanh/đơn vị kinh doanh về du lịch

+ Chiến lược kinh doanh và chiến lược NNL của đơn vị kinh doanh về du lịch có ảnh hưởng gián tiếp đến công tác quản trị nhân lực trong đơn vị kinh doanh về du lịch, thể hiện đó là: đơn vị kinh doanh về du lịch muốn đạt được kết quả kinh doanh của mình cần quan tâm, chú trọng đến yếu tố con người.

+ Thực trạng các hoạt động quản trị nhân lực của đơn vị kinh doanh về du lịch: Các hoạt động quản trị nhân lực của đơn vị kinh doanh về du lịch bao gồm thu hút và tuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, đánh giá thực hiện công việc và đãi ngộ nhân lực.

+ Yêu cầu của công việc và vị trí công tác: Nhân lực ngành du lịch khá đa dạng và thực hiện nhiều công việc mang tính chất phức tạp và đặc thù. Do vậy, cần có những mô tả và quy định cụ thể để làm căn cứ đánh giá và nâng cao năng lực của NNL DL. Các trách nhiệm, nhiệm vụ và các điều kiện thực hiện công việc sẽ được quy định cụ thể trong bản mô tả công việc của đơn vị kinh doanh về du lịch.

1.2.3.3 Các yếu tố đặc thù địa phương

Các nhân tố đặc thù của địa phương như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, các giá trị lịch sử, nền văn hóa, ngôn ngữ, con người,... Đây là những nhân tố tạo ra sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ du lịch, qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho địa phương.

1.2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch ở một số nước

1.2.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là đất nước có hoạt động du lịch phát triển. Cơ quan QLNN về du lịch Trung Quốc là Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của Quốc Vụ viện (Chính phủ). Đứng đầu Cục Du lịch Quốc gia là Cục trưởng. Cục Du lịch Quốc gia chia làm 2 bộ phận chính là Bộ phận Hành chính và Bộ phận Marketing, mỗi bộ phận do một Phó Cục trưởng phụ trách. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Cục Du lịch Quốc gia gồm: xây dựng, ban hành các chính sách du lịch và giám sát việc tuân thủ, thực hiện các chính sách đó; xây dựng chiến lược phát triển khu du lịch, phối hợp với các ban, ngành liên quan trong hoạt động đầu tư, phát triển du lịch; nghiên cứu, thu thập thông tin du lịch; cấp giấy phép lữ hành; xúc tiến, quảng bá du lịch ra nước ngoài.

Trong quá trình phát triển ngành du lịch, Trung Quốc chủ yếu phát triển mô hình nhà nước và lấy đó làm chủ đạo với hai nội dung chính: một là Nhà nước và các địa phương dựa vào bộ máy quản lý hành chính quản lý du lịch là chủ yếu để chỉ đạo phương hướng, chính sách phát triển của các DN du lịch, tổ chức và tuyên truyền xúc tiến, quản lý thị trường; hai là phát huy tính chủ động tích cực của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp tỉnh trong việc phối hợp các lực lượng, phát triển mạnh du lịch các địa phương. Để tăng cường QLNN về NNL DL, chính quyền xây dựng những chương trình cấp tốc (chủ yếu là ngoại ngữ) để giúp đội ngũ du lịch bỏ những rào cản về giao tiếp. Đồng thời, tổ chức huấn luyện chế biến món ăn ở HongKong, các chuyên gia du lịch được học ở đại học Cornell. Tiếp theo đó, hàng loạt sáng kiến trong giáo dục, đào tạo du lịch được phối hợp thực hiện cùng Uỷ ban giáo dục nhà nước và Bộ Giáo dục, với việc thiết kế chỉ đạo và chương trình học, giám sát chất lượng, biên soạn giáo trình và phân phối nguồn lực. Trung Quốc chú

trọng phát triển và nâng cao chất lượng các trường đào tạo du lịch; đồng thời hệ thống cấp bằng cho hướng dẫn tour, điều hành tour và quản lý khách sạn chuẩn sao cũng được quy định để phù hợp với thị trường du lịch Trung Quốc. Năm 2001, Trung Quốc đó 1.152 trường đào tạo du lịch với tổng số người học là 342.793 người. Số người học tăng lên 39% năm tiếp theo. Tuy nhiên, sự phân bố không đều trong đào tạo du lịch rất rõ ràng. Các chương trình chủ yếu tập trung ở những đô thị lớn. Các tỉnh thành phía Tây thiếu thốn cơ sở vật chất và bị “chảy máu” NNL, vì vậy đào tạo nhân lực du lịch vẫn không sẵn có ở các vùng ít phát triển.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng mở rộng những cơ hội huấn luyện thông qua hợp tác với nước ngoài và chương trình trao đổi nhân sự. Các mục tiêu đào tạo du lịch cũng được chuyển đổi cho phù hợp với yêu cầu thương mại du lịch chẳng hạn xây dựng các chuyên ngành về khai thác và quản lý du lịch cho chương trình đào tạo bậc cao. Việc đào tạo du lịch gắn với thực hành thể hiện ở việc xây dựng trường, viện như một thực thể kinh tế, bao gồm khách sạn, công ty quản lý du lịch, trung tâm nghiên cứu du lịch… tạo điều kiện cho học viên trau dồi nghiệp vụ.

1.2.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Du lịch là ngành thu được nguồn ngoại tệ chủ yếu và cao hơn các ngành sản xuất khác của Thái Lan. Cơ quan Du lịch Quốc gia Thái Lan, gọi tắt là TAT là cơ quan QLNN cao nhất, có trách nhiệm xúc tiến và phát triển du lịch Thái Lan. TAT là cơ quan trực thuộc Chính phủ, hoạt động độc lập. Đứng đầu Cơ quan Du lịch Quốc gia là Thống đốc. Giúp việc cho Thống đốc có Văn phòng Thống đốc, Hội đồng Tư vấn, Viện Đào tạo Khách sạn và Du lịch, Văn phòng Kinh doanh Du lịch Bangkok, Ban Quản lý hoạt động khu du lịch và Thanh tra Tài chính nội bộ… TAT luôn phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan du lịch để chỉ đạo các DN triển khai các hoạt động du lịch.

Đào tạo du lịch đã là một thành phần của nền giáo dục Thái Lan. Hiện nay, Thái Lan có 15 trường đại học công lập, 32 trường đại học tư, 8 trường đại học Rajamagala các trường đại học đều có tên là Rajamagala, 34 trường đại học Rajabhat hệ thống các trường có tên Rajabhat, cung cấp các khoá đào tạo về du lịch. Tại Thái Lan, phát triển NNL DL là một trong những chính sách quan trọng của Tổng cục du lịch Thái Lan, bằng việc thành lập Viện đào tạo du lịch và khách sạn, nhằm mục đích đào tạo nhân viên sơ cấp cho khách sạn và ngành du lịch nói chung. Tổng cục du lịch Thái Lan cũng đã phát triển các Viện khác để phát triển các kỹ năng lao động như Viện phát triển kỹ năng nghề, Viện đào tạo tay nghề lao động v.v

Để đạt được mục tiêu trở thành Thủ phủ Du lịch của Châu Á, chính phủ Thái Lan đã có kế hoạch và tầm nhìn chiến lược khác biệt hoá sản phẩm, tăng cường chất lượng sản phẩm và hiệu quả, hiệu năng của các hoạt động. Trong đó tập trung giải quyết 02 vấn đề cơ bản đó là: (i) Phát huy sự tham gia của cộng đồng địa phương và (ii) Phát triển NNL phục vụ du lịch. Chiến lược về NNL được xác định rõ: Định vị Thái Lan là một trung tâm của đào tạo và nghiên cứu về du lịch, đặt các cơ sở đào tạo tại các trung tâm du lịch quan trọng; phát triển NNL DL là quan trọng trong phát triển du lịch bởi vì các hoạt động dịch vụ dựa vào phần lớn vào chất lượng nhân lực phục vụ. Nhân lực phục vụ trong các mảng của du lịch phải được đào tạo bài bản. Cộng đồng và công chúng ở tại các điểm du lịch cũng cần phải được giáo dục về du lịch.

Các cơ sở đào tạo ở Thái Lan cung cấp một loạt các chương trình đào tạo trong lĩnh vực du lịch và mỗi lĩnh vực lại cung cấp cho học viên các kiến thức về du lịch ở nhiều khía cạnh khác nhau. Hầu hết các cơ sở đào tạo về du lịch ở Thái Lan đều tạo điều kiện cho học viên tham gia các dự án thực tập, thực tế kinh nghiệm ở nước ngoài và thiết lập các mối quan hệ với các khách sạn, hàng không, lữ hành và các cơ sở giáo dục đào tạo về du lịch ở nước ngoài. Điều này cho thấy Thái Lan rất quan tâm tới vấn đề kinh nghiệm làm

việc, thực tập trước khi vào nghề. Các chương trình đào tạo được thiết kế theo yêu cầu của ngành, của nhà tuyển dụng. Bằng cấp khi tốt nghiệp sẽ hướng học viên chuyên sâu vào những lĩnh vực như quản lý, tour, vận hành tour, tư vấn lữ hành, giám đốc, quản lý khách sạn. Nhiều ngoại ngữ được đưa vào các chương trình giảng dạy về du lịch tại Thái Lan từ cấp độ trung học.

1.2.4.3. Kinh nghiệm của Malaysia

Cơ quan QLNN về du lịch Malaysia là Cục Xúc tiến Du lịch thuộc Bộ Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch, bao gồm các bộ phận: Vụ Phát triển, Vụ Xúc tiến, Vụ Nghiên cứu và Đào tạo, Vụ quản lý Hội thảo quốc tế, Vụ Tổng hợp, Các Văn phòng tại nước ngoài và các Trung tâm Thông tin.

Malaysia là quốc gia có nền kinh tế du lịch phát triển vào bậc nhất Đông Nam Á. Chính phủ Malaysia đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, nên đã đi trước chúng ta một bước dài trong công tác phát triển du lịch. Những năm đầu khi ngành du lịch phát triển mạnh, Malaysia đối mặt với vấn đề thiếu hụt nghiêm trọng nhân sự có kỹ năng, chương trình đào tạo du lịch ít ỏi không thể giúp giải quyết vấn đề và họ phải tạm ứng phó bằng cách tuyển nhân sự cấp quản lý ở nước ngoài. Trước thực tế này chính phủ Malaysia mới tăng cường giáo dục du lịch ở bậc đại học với vai trò tiên phong của 2 trường đại học công nghệ MARA (ITM) và đại học Malaysia Sabah (UMS). ITM được thành lập năm 1967 như một viện giáo dục du lịch ở Malaysia. Ban đầu cung cấp những khoá học cấp chứng chỉ hành nghề và đến cuối năm 1993, ITM mới ra mắt chương trình cao đẳng về đào tạo du lịch. Tiếp đến là sự có mặt của chương trình quản lý khách sạn của đại học Malaysia Sabah. Cho đến nay, đã có ít nhất 50 viện cung cấp những chương trình đào tạo du lịch, trong đó có 2 đại học quốc gia, 37 cao đẳng cộng đồng, 10 viện tư thục và 1 trường đại học nước ngoài ở Malaysia được thực hiện khi thời gian của khoá học rút ngắn từ 4 xuống 3 năm, giúp nhanh chóng bù đắp NNL cho ngành.


38

Sự phát triển đáng kể khác là sử dụng tiếng Anh vào giảng dạy ở bậc đại học. Theo đó, Malaysia đón nhận sự mở cửa vào năm 1999 của Trường đại học công nghệ Curtin – Chi nhánh của một trường Australia. Đại học Curtin cung cấp khoá học cử nhân về quản lý du lịch. Điều này phản ánh sự cải thiện trong việc cung cấp giáo dục chất lượng ở Malaysia.

Chính phủ Malaysia đang sáng kiến nhiều cách tiếp cận để bắt kịp sự thay đổi của thế giới và nhu cầu nhân sự hiện tại. Chính phủ cũng vạch ra những chiến thuật rõ ràng trong kế hoạch chiến thuật về giáo dục bậc cao quốc gia để biến Malaysia thành một trung tâm giáo dục quốc tế cho đến năm 2020, bao gồm cả giáo dục du lịch.

1.2.4.4. Kinh nghiệm của Singapo

Singapore là đất nước đang dần đạt đến đỉnh điểm về nhu cầu nhân lực du lịch, đặc biệt khi quốc gia này phát triển những khu nghỉ dưỡng phức hợp và đăng cai một số sự kiện nhằm thu hút du khách quốc tế. Năm yếu tố tạo nên thành công cho ngành du lịch Singapore được bắt nguồn từ năm chữ A trong tiếng Anh đó là: Attractions - Điểm thắng cảnh; Accessibility - Phương tiện giao thông; Amenities - Cơ sở tiện nghi; Ancillary Services - Các dịch vụ hỗ trợ; Adjustment - Sự điều chỉnh phù hợp về chính sách.

Để đáp ứng đủ yêu cầu NNL DL, Singapore đã đặc biệt đầu tư phát triển Hệ thống giáo dục và đào tạo, nhằm tận dụng được NNL sẳn có trong nước, cũng như thu hút thêm NNL từ các sinh viên quốc tế đến học và làm việc tại Singapore. Quyết định này đã mang đến sự ổn định trong việc phát triển NNL và đưa Singapore trở thành đất nước đứng đầu trong lĩnh vực đào tạo ngành du lịch, khách sạn khu vực Đông Nam Á. Tại Học viện Phát triển quản lý MDIS - Một trong những ngôi trường nổi tiếng trong đào tạo NNL DL - Khách sạn tại Singapore. Các khoá đào tạo về Du lịch, Khách sạn mang tính ứng dụng cao, sinh viên có thể nhanh chóng bắt tay vào công việc ngay khi tốt nghiệp.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 15/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí