Hoàn Thiện Bộ Máy Và Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch


- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra, kiểm soát, quản lý và xử lý nghiêm các hoạt động gây tác hại đến môi trường sinh thái. Thực hiện nguyên tắc, tập thể, cá nhân nào gây ô nhiễm môi trường thì phải chịu trách nhiệm khắc phục, cải tạo, tôn tạo môi trường.

- Phối hợp các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến hoạt động du lịch và nhân dân địa phương cùng tham gia bảo vệ môi trường sinh thái.

- Thường xuyên mở các lớp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến các tầng lớp nhân dân.

- Tuyên truyền đến du khách thập phương có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái...

4.2.5. Hoàn thiện bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch

Về bộ máy

Tỉnh Bo Kẹo cần tiếp tục rà soát bộ máy, quản lý điều hành bộ máy theo hướng hiện đại và hội nhập như sau:

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa các bộ phận, đơn vị của các cấp các khâu thuộc hệ thống bộ máy QLNN về du lịch phù hợp với tình hình hiện nay.

+ Tiến hành rà soát và tổ chức lại hệ thống các Văn phòng tuyên truyền văn hóa và du lịch; xây dựng và ban hành chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác thống nhất của Văn phòng; điều chỉnh bổ sung quy chế quản lý các khu du lịch cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

+ Cần thực hiện cải cách tổ chức bộ máy quản lý không được dừng lại mà phải thường xuyên kiện toàn, củng cố và hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng, khắc phục sự thụ động trong công việc, phải chủ động, sáng tạo, vận dụng linh hoạt đúng những quy định của các Nghị định đã ban hành sao cho phù hợp với từng đặc điểm, hoàn cảnh. Xác định rõ trách nhiệm của người quản lý.

+ Cần tăng cường tính công khai, minh bạch những việc mà tiến trình đổi mới tổ chức bộ máy quản lý đang tiến hành thực hiện để nhận được ủng hộ của

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 20


đội ngũ cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân trên phạm vi cả nước và cả bạn bè quốc tế. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về những kết quả đã đạt được của công cuộc đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về du lịch không phải là công việc riêng của du lịch mà là yêu cầu chung của toàn xã hội. Đặc biệt là bước đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy đang được hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương. Vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin để mọi cán bộ, công chức, người dân nhận thức đúng đắn

+ Bố trí đủ nguồn tài chính và nhân lực để thực hiện tốt những phần việc còn lại của quá trình hoàn thiện tổ chức bộ máy hiện nay.

- Cần tăng cường công tác chỉ đạo điều hành. Điều này đòi hỏi quyết tâm chính trị cao của các cấp quản lý du lịch. Trách nhiệm của người đứng đầu phải tổ chức điều hành quyết liệt, bám sát thực tế, bám sát các Nghị định đã ban hành để triển khai nhanh, thống nhất và triệt để.

- Cần kiện toàn hệ thống quản lý từ Tỉnh đến địa phương về du lịch; sắp xếp lại các doanh nghiệp du lịch nhà nước, hình thành các công ty mạnh, cần đa dạng hóa sở hữu. Thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp du lịch trong phạm vi của Tỉnh.

- Ứng dụng các mô hình, phương thức QLNN hiện đại về du lịch..

Về đội ngũ

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức quản lý kinh tế nói chung, quản lý du lịch nói riêng đảm bảo phẩm chất đủ năng lực vận hành có hiệu quả bộ máy quản lý du lịch theo yêu cầu kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập du lịch trong nước và quốc tế.

+ Thực hiện theo chương trình đào tạo chung của Trung ươmg TW cũng như của Tỉnh để nâng cao trình độ QLNN và nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ quản ly du lịch.

+ Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý cũng như kiến thức tin học, ngoại ngữ... cho đội ngũ cán bộ quản lý


về du lịch trong các cơ quan nhà nước của tỉnh, cán bộ quản lý tại các DNDL. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình đầu tư, những diễn biến của kinh tế thế giới và khu vực cho đội ngũ cán bộ quản lý.

+ Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch cần xúc tiến các chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nhân viên thuộc mọi thành phần kinh tế, phù hợp với nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo chung của ngành. Có kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoại để nhằm nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý,...từng bước đưa DL ở tỉnh Bo Kẹo hội nhập vào hoạt động DL của cả nước, với khu vực và quốc tế.

+ Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý cũng như tin học, ngoài ngữ… cho đội ngũ cán bộ quản lý về du lịch trong các cơ quan Nhà nước của tỉnh Bo Kẹo, cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp du lịch. Thương xuyên cập nhật thông tin về tình hình đàu tư, những diễn biến của kinh tế thế giới và khu vực cho đội ngũ này.

+ Cần xúc tiến các chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nhân viên của các ngành du lịch thuộc các thành phần kinh tế, phù hợp với nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo chung của ngành. Có kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài để nhanh nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý…từng bước đưa du lịch tỉnh Bo Kẹo hội nhập với khu vực và quốc tế

Nguồn nhân lực chuyên môn

Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu các hoạt động dịch vụ, trước hết là nguồn nhân lực phục vụ cho các hoạt động du lịch. Đây là một trong các hoạt động có vai trò quyết định, bởi vì chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ du lịch đòi hỏi thay đổi căn bản chất lượng nguồn nhân lực, nhất là tư duy kinh doanh, phong cách và trình độ kinh doanh du lịch.

Phát triển nguồn nhân lực chuyên môn là hướng đi lâu dài và trọng tâm, vừa để định hướng và tăng cường năng lực hoạch định chính sách, vừa để hình thành khung pháp lý và cơ chế cho phát triển nhân lực du lịch. Trong đó tập trung:


KẾT LUẬN

Du lịch là ngành công nghiệp không khói, có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững và bao trùm. Phát triển các hoạt động du lịch không chỉ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập dân cư, góp phần tăng trưởng kinh tế, mà còn góp phần quan trọng vào việc đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm dịch vụ.

Tỉnh Bo Kẹo là một trung tâm phân phối khách du lịch miền Bắc và là tỉnh có tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú phù hợp với yêu cầu tham quan của du khách trong nước và nước ngoài. Quản lý du lịch tỉnh Bo Kẹo trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, cơ sở hạ tầng được xây dựng cải thiện khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, đường giao thông "đường ô tô, đường sông, đường hàng không" được nâng cấp theo hướng hội nhập với các tỉnh trong nước và đồng thời hội nhập với các nước trong khu vực để cùng nhau phát triển. Du lịch Bo Kẹo cũng đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu, tạo việc làm, tăng thu nhập của một bộ phận cư dân trên địa bàn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Bo Kẹo còn bộc lộ không ít những yếu điểm như số lượng doanh nghiệp hoạt động du lịch còn ít, đầu tư của Trung ương và địa phương vào cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; trình độ phục vụ của các doanh nghiệp làm du lịch còn nhiều hạn chế, lao động du lịch vừa thiếu vừa yếu, QLNN đối với phát triển du lịch trên địa bàn còn bộc lộ nhiều bất cập.... Những yếu kém trong quản lý du lịch ở Bo Kẹo thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành du lịch nói chung và của mỗi doanh nghiệp hoạt động du lịch nói riêng ở Bo Kẹo. Do đó, cần phải hoàn thiện QLNN về du lịch, kết nối với các địa phương trong nước và quốc tế để thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch, thu hút ngày càng nhiều du khách, phát huy vai trò trung tâm dịch vụ du lịch và điều phối khách du lịch miền Bắc nước CHDCND Lào là cần thiết.

Trước thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài "Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào" có ý nghĩa quan


trọng đối với phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo trong thời gian tới. Từ mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, nội dung luận án đã đạt một số kết quả chính sau:

Một là, luận giải sâu sắc hơn cơ sở lý luận của QLNN về du lịch cấp tỉnh dưới góc độ quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo vùng, địa bàn. Trong đó, làm rõ khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về du lịch cấp tỉnh.

Hai là, phân tích tiềm năng, lợi thế về du lịch để phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo; đánh giá đúng thực thực trạng QLNN về du lịch của tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2007 đến nay, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về du lịch tỉnh Bo Kẹo.

Ba là, xác định rõ mục tiêu, phương hướng phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo và đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch tỉnh Bo Kẹo đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Các nhóm giải pháp đó là: Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch và các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo; Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo; Đẩy mạnh thực hiện hoạt động du lịch có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo; Hoàn thiện bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch .

Tính hiện thực, khả thi của việc đưa du lịch Bo Kẹo trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, đạt hiệu quả tổng hợp về KT - XH - môi trường đòi hỏi phải thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, nhất quán với sự đồng thuận của các cấp quản lý, các doanh nghiệp và nỗ lực của mỗi cán bộ, mỗi người dân trên địa bàn.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Som Khith Vong Pan Nha (2018), "Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào", Tạp chí Kinh tế Châu Á và thái Bình Dương, (số cuối tháng 6), tr.45.

2. Som Khith Vong Pan Nha (2018), "Tiềm năng và hạn chế trong phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào", Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (26), tr.75.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tài liệu tham khảo tiếng Lào dịch sang tiếng Việt

1. Ban Tổ chức Tỉnh Bo Kẹo (2015), Báo cáo đánh giá hoạt động tổ chức xây dựng Đảng - công chức 5 năm (2011-2015) và kế hoạch 5 năm (2016- 2020), Bo Kẹo.

2. Borviengkham Vongdala (2013), Bài phát biểu nhân dịp trao giải thưởng cho Lào là nước đáng đến nhất thế giới, ngày 9/5/2013, Viêng Chăn.

3. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Lào (2000), Báo cáo thống kê của Tổng cục Du lịch Quốc gia Lào năm 1990-2000, Viêng Chăn.

4. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2000), Báo cáo kết quả phát triển và khuyến khích kế hoạch triển khai ngành du lịch 5 năm (2000-2005)", Viêng Chăn.

5. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2007), Quy định số 059/ QĐ-DL về quản lý kinh doanh dịch vụ ăn uống, ngày 26. 2. 2007, Viêng Chăn.

6. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2007), Nghị định số 060/TTVH-DL, ngày 26/2/2007, về xếp hạng khách sạn - Nhà nghỉ, Viêng Chăn.

7. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2008), Quyết định số 0193/TCDL, TMDL, 22/4/2008, về tổ chức thực hiện và hoạt động của Sở/văn phòng du lịch tỉnh, thủ đô hoặc văn phòng/nhóm du lịch huyện, Viêng Chăn.

8. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2010), Báo cáo tổng kết tổ chức thực hiện công tác xếp hạng khách sạn, nhà nghỉ trên phạm vi toàn quốc trong giai đoạn năm 2009 - 2013, Viêng Chăn.

9. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2011), Sắc lệnh số 396/CP, ngày 2/11/2011, về tổ chức và hoạt động của Bộ thông tin, văn hóa và du lịch, Viêng Chăn.

10. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Lào (2012), Kế hoạch chiến lược phát triển du lịch của CHDCND Lào năm 2012-2020, Viêng Chăn.

11. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2013), Qui định số 597 /QĐ-DL về tổ chức và hoạt động của sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch ngày 24/6/ 2013, Viêng Chăn.


12. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Lào (2013), Chiến lược quản lý du lịch năm 2011-2020 của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Viêng Chăn.

13. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch, Vụ Phát triển du lịch (2014), Báo cáo thống kê du lịch của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào năm 2014, Viêng Chăn.

14. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2016), Báo cáo tổ chức thực hiện 5 năm (2011-2015) và kế hoạch (2016-2020), Viêng Chăn.

15. Bun Lươn Văn Na Hắc (2010), "Lợi thế về du lịch ở tỉnh Xiêng Khoảng đang chờ đợi sự phát triển", Tạp chí Lý luận Chính trị -Hành chính, (11).

16. Chăn Tha sỏn Pun súc (2011), "Chuyển hóa đất đai thành vốn trong sự phát triển khu du lịch ở tỉnh Xiêng Khoảng", Tạp chí Lý luận Chính trị - Hành chính, (9).

17. Chủ tịch nước (1997), Sắc lệnh số 03/CT về bảo vệ giữ gìn di sản quốc gia về văn hóa lịch sử và thiên nhiên, ngày 20/6/1997, Viêng Chăn.

18. Chủ tịch nước (2009), Sắc lệnh của chủ tịch nước số 02/ CT về giá thuê và nhượng đất của Nhà nước ngày 18/11/2009, Viêng Chăn.

19. Cục Du lịch Quốc gia Lào (2010), Giáo trình thống kê du lịch và khách sạn, Nxb quốc gia Lào, Viêng Chăn.

20. Cục Du lịch Quốc gia Lào (2010), Giáo trình quản lý du lịch, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.

21. Cục Du Lịch Quốc gia Lào (2012), "Đẩy mạnh tổ chức thực hiện chính sách pháp luật, cơ chế quản lý và khuyến khích du lịch về thiên nhiên, văn hóa và lịch sử", Tạp chí Du lịch Mương Lao, (29).

22. Cục Du lịch Quốc gia Lào (2013), "Nhận thức xã hội về vai trò và ý nghĩa của công tác du lịch góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước", Tạp chí Du lịch Mương Lao, (35).

23. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2001), Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Viêng Chăn.

24. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2006), Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Viêng Chăn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023