Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Tài Nguyên Du Lịch Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Ở Tỉnh Luang Pra Bang

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở TỈNH LUANG PRA BANG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO


3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

* Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý, Luang Pra Bang nằm ở đường kinh tuyến 21°C 10' và đường vĩ tuyến 19°C 150'; giống như hình trái tìm nằm ở vị trí địa lý Bắc Lào của châu thổ sông Nặm Khan và sông Mê Kông. Cách thủ đô Viêng Chăn 390 km theo quốc lộ số 13 từ Bắc đến Nam. Phía Bắc giáp tỉnh U Đôm Xay, tỉnh Phông Xa Ly; phía Nam giáp tỉnh Viêng Chăn, tỉnh Xay Xôm Bun; phía đông giáp tỉnh Điện Biên, Sơn La (Việt Nam) tổng chiều dài 50 km, tỉnh Hua Phăn, tỉnh Xiêng Khoảng và phía tây giáp tỉnh Xay Nha Bu Ly.

Có diện tích tự nhiên 20.009/km2 (chiếm 7,1% diện tích tự nhiên cả nước), địa hình của lãnh thổ là đồ núi cao chiếm 85%, (đồi núi cao nhất từ

2.257 m, thấp nhất là 260 m) so với mặt nước biển, diện tích 85% là vùng đồi núi cao, đồng bằng ven sông Mê Kông nhỏ hẹp; 12 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thành phố (Luang Pra Bang) và 11 huyện.

Luang Pra Bang nằm trong khu vực có núi đồi cao, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thấp nhất là 14°C, cao nhất là 40°C. Lượng nước mưa hàng năm đo được là 2000 mm/năm, chịu sự ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm gây lượng lớn chiếm 91% lượng mưa trong cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình là 34°C, ánh sáng chiếu một ngày 8 tiếng đồng hồ, nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh, ít có những ngày mây mù, có thể tổ chức các hoạt động du lịch quanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

năm, một ưu thế hơn hẳn một số huyện ở vùng ven sông Mê Kông, sông Nặm Khan... Đây là ưu điểm lớn cho du lịch của tỉnh Luang Pra Bang.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 11

Dân số năm 2017 là 461,439 người, nữ 225,440 người, trong đó mật độ dân số là 28 người/km². Toàn tỉnh có 10 dân tộc, Lào Lùm chiếm 34,6%, Lào Thâng chiếm 45%, Lào Xùng chiếm 17%, người Hoa chiếm 0,9%, người Việt chiếm 1% và còn lại là các dân tộc khác [68, tr.1].

Cơ cấu nguồn nhân lực xã hội: Tổng lao động của tỉnh Luông Pha Bang là 161.023 người (2018) chiếm 46,44% tổng dân số của tỉnh, trong đó lao động nông nghiệp là 143.858 người, chiếm 89,34%; công nghiệp là 3,7%; dịch vụ là 4,8%; còn lại là lao động trong các ngành nghề khác.

Chất lượng nguồn lao động ở tỉnh Luông Pha Bang ngày càng được nâng cao. Hầu hết trong độ tuổi đều đi học, những người được đào tạo chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số lực lượng lao động. Hiện nay phổ cập tiểu học đúng độ tuổi đạt 95,6%, trung học cơ sở đạt 89,3%, trung học phổ thông đạt 74,8%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp khá cao từ 90-95,7%; đã xuất hiện các hình thức dạy nghề, đào tạo ngoại ngữ, tin học… từng bước nâng cao dân trí, tạo ra nguồn nhân lực phục vụ quá trình phát triển của tỉnh.

Qua việc tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt những năm gần đây, tỉnh đã tập trung vốn cho sự phát triển cơ sở hạ tầng về mặt vật chất kỹ thuật cần thiết như: củng cố và xây dựng hệ thống thủy lợi và hệ thống thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện. Tỉnh có khả năng sản xuất lương thực thực phẩm đủ ăn và có phần xuất khẩu; phong trào sản xuất hàng hóa của nông dân ngày càng phát triển, hoạt động chế biến công nghiệp và dịch vụ đã có những bước tiến đáng kể; đời sống nhân dân các bộ tộc thiểu số đã được cải thiện; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 4 năm nay (2013-2016) đạt khoảng 8,5%/năm. Năm 2016, tổng sản phẩm quốc nội

(GDP) đạt được 13.293,3 tỷ kíp tăng 9,15% so với năm 2011, bình quân đầu người là 1.157 đô la tăng 63,63% so với năm 2011 là 590 đô la.

Trong cơ cấu GDP của tỉnh, ngành nông nghiệp chiếm 44,5%, ngành công nghiệp chiếm 28,2%, ngành dịch vụ chiếm 27,3%.

Năm 2011, diện tích sản xuất lúa cả tỉnh là 21.730 ha, diện tích ruộng chiếm 2.145 ha, diện tích nương rẫy 17.718 ha, diện tích nương rẫy tại chỗ là 14.883 ha. Năm 2018, diện tích sản xuất lúa vụ là 23.824 ha, diện tích ruộng

3.000 ha, diện tích rẫy chỉ còn 12.000 ha.

Dựa vào đặc trưng và thế mạnh của tỉnh, trong những năm gần đây, tỉnh đã tập trung vốn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, như: xây dựng đường giao thông từ trung tâm tỉnh đến các huyện xa xôi, từ thành thị đến các bản. Cả tỉnh có các tuyến đường giao thông dài 2.718 km, trong đó đường nhựa dài 97,4 km, đường đất sỏi đi được hai mùa dài 721 km.

Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc ở trung tâm tỉnh. Nhà nước đã tập trung vốn vào việc củng cố và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật về kinh tế - xã hội với vốn đầu tư 6.323 tỷ kíp, trong đó vốn trong nước 2.541 tỷ kíp và vốn đầu tư nước ngoài 20,43 triệu đô la.

Sau những năm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, giáo dục của Lào nói chung, ở tỉnh Luông Pha Bang nói riêng đã và đang phát triển với tốc độ nhanh, hiện nay cả tỉnh có 661 trường học với 78.346 học sinh chiếm 26% dân số của tỉnh, thực hiện xóa mù chữ được 424 bản, phổ cập giáo dục được 223 bản. Ngoài ra còn tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn; giải quyết việc làm; quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe người lao động và quản lý người lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Tỉnh cũng quan tâm đến công tác y tế, chăm sóc sức khỏe, nâng cao trình độ phục vụ của cac bác sĩ, y tá, phát triển mạng lưới y tế tới nông thôn. Hiện nay cả tỉnh có 11 bệnh viện, có 44 trạm y tế; hoạt động tiêm thuốc phòng bệnh cho trẻ em đạt 32,2%; thực hiện kế hoạch hóa gia đình được

25,5%. Tuy nhiên, nhiều bản vẫn chưa có trạm xá, ở xa bệnh viện, đi lại khó khăn, thiếu thuốc nghiêm trọng.

3.1.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch

Luang Pra Bang là tỉnh có tài nguyên du lịch kể cả tài nguyên thiên nhiên và nhân văn rất phong phú, đa dạng, có Huyện Mương và thành phố Luang Pra Bang là cố đô, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESSCO) công nhận là “Huyện di sản thế giới”. Tính đến thời điểm hiện nay, Luang Pra Bang có 228 di tích được nhà nước xếp hạng trong đó có 108 thiên nhiên, 86 di tích văn hóa và 34 di tích sịch sử, số lượng các di tích trên được phân bố như sau:

3.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tỉnh Luang Pra Bang là một tỉnh có diện tích tự nhiên rộng lớn: có nhiều dòng sông, đồng bằng, miền núi. Theo thống kê toàn tỉnh có 108 khu du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên ở tỉnh Luang Pra Bang khá phong phú mang đậm tính chất đặc trưng của miền Bắc, đó là khu bảo tồn thiên nhiên xung quanh thác Tạt Quang Xi, Phu Thao, Phu Nàng dài dọc ven bờ sông Mê Kông (núi Ông - núi Bà) huyện Mương Chom Phêt. Đặc biệt tỉnh Luang Pra Bang có 4 khu du lịch nổi tiếng mà du khách nội địa và du khách nước ngoài yêu thích đó là: hang Thặm Tinh nằm ở Bắc phương đông huyện Mương Pác U cách thành phố Luang Pra Bang 25 km, thác Tạt Kuang Si cách thành phố Luang Pra Bang 24 km, thác Tạt Xè, hang Thặm Nàng En cách thành phố Luang Pra Bang 15 km, hang Thăm Pha Thọc (huyện Mương Ngoi) cách thành phố Luang Pra Bang khoảng 142 km, hiện nay 4 khu này đã và đang phát triển và nhiều khu cũng đang được lập quy hoạch dự án và phát triển như: thác Tạt Nặm Đồng, Tạt Hoi Khua, hang Thặm Kang Bản Mương Ngoi Câu, hang Thặm Khu Ha Sắc Ka Lin, điểm ngắm cảnh núi Phu Pha Đeng... Ngoài ra, còn du lịch sinh thái như: cưỡi voi ngắm cảnh Bản Phic Noi

(thành phố Luang Pra Bang), cưỡi voi ngắm cảnh Thác Tạt Xè… du lịch khám phá rừng, du lịch Nong Hèo, Long Lao, Kuang Si...

3.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Hiện nay, Luang Pra Bang có 120 di tích được nhà nước xếp hạng, trong đó có 86 di tích văn hóa và 34 di tích lịch sử. Di tích văn hóa - lịch sử hiện nay đã và đang phát triển, di tích văn hóa hấp dẫn thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế gồm có: chi nhánh Bảo tàng Vua Xi Xa Vang Vắt Tha Na, bức tường Xỉ Xa Vang Vông nơi lưu giữ và trưng bày những hiện vật, hình ảnh về cuộc đời sinh sống của Vua Luang Pra Bang, tháp núi Phu Si, Nhà di sản Xiêng Muôn… Các ngôi chùa cổ với kiến trúc tráng lệ như: chùa Wat Xiêng Thong, chùa Wat Vi Soun Na Lat, chùa Wat Mai… Còn di tích lịch sử bao gồm: di tích chiến thắng 1975 tiểu đoàn địch huyện Mương Nặm Bạc (Bản La Khon-núi Đôn), huyện Mương Ngoi, huyện Mương Pác Xeng,...

Ngoài ra, còn phải kể đến các sinh hoạt lễ hội tiêu biểu. Sinh hoạt lễ hội là một tập quán của các cộng đồng dân cư lớn nhỏ khác nhau. Do đó, trong thực tế các lễ hội đã trở thành nhu cầu văn hóa và tâm linh. Về phương diện du lịch, lễ hội là sản phẩm văn hóa thu hút hàng hướng và khách du lịch. Ngoài nhu cầu tín ngưỡng, khách du lịch còn có nhu cầu tham quan và tham dự các trò chơi giải trí của lễ hội. Các lễ hội chính ở Luang Pra Bang có thể chia ra nhiều loại khác nhau như:

Lễ hội Vắt Pa Phôn Phau của dân tộc Phâu Lào Lùm ngày 21-23 tháng 01 âm lịch. Lễ hội Khậu chì ngày 21 tháng 02 âm lịch. Lễ hội Bun Pi Mai Lào (té nước) tháng 05 ngày 13-15 hoặc 13-16 tháng 04 âm lịch. Lễ hộ Viên thiên (thắp nếp) ngày 19 tháng 05 âm lịch. Lễ hội Khậu Phăn Xá ngày 17-18 tháng 07 âm lịch. Lễ hội Ho Khậu Pa đặp đin (đua thuyền sông Nặm Kan) ngày 30 tháng 08 dương lịch. Lễ hội Ho Khậu Xa Lạc ngày 14 tháng 09 âm lịch. Lễ hội Oc Wat Xá Lảy Hưa Phay ngày 14-15 tháng 10 âm lịch. Lễ hội Thạt Luang, Luang Pra Bang ngày 12 tháng 11 âm lịch…

Nhìn chung các hoạt động lễ hội ở Luang Pra Bang khá phong phú, với nhiều hình khác nhau. Trong đó, nội bất nhất là lễ hội Bun Pi Mai tháng 05 (tết Bun Pi Mai Lào té nước) 13-15 hoặc 13-16 tháng 4 âm lịch và lễ hội Ho Khậu Pa đặt đin (hội đua thuyền) sông Nặm Khan vào ngày 14 tháng 9 âm lịch và lễ hội Oc Wat Xá Lảy Hưa Phay… các lễ hội truyền thống có xu hướng phục hồi và phát triển. Ở các địa phương trong tỉnh đều có tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống. Nhiều lễ hội có ý nghĩa về mặt lịch sử văn hóa, có tác dụng tích cực trong các việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền. Chính vì vậy, các lễ hội có sức thu hút rất lớn đối với nhân dân và du khách các nơi, nhất là khách du lịch nước ngoài. Do vậy, cần tiến hành nghiên cứu quy trình các lễ hội để có được chương trình hoạt động lễ hội, cũng như đầu tư xác định nội dung giới thiệu về lịch sử, đặc điểm, mục đích, ý nhgĩa... của các lễ hội cụ thể. Đó chính là hoạt động nhằm thu hút khách du lịch, đồng thời cũng là trách nhiệm biểu dương văn hóa dân tộc một cách nghiêm túc cho du khách về nền văn hóa của địa phương.

Ngoài ra, còn các loại hình nghệ thuật, ca múa nhạc, sân khấu hiện đại và truyền thống với những chương trình biểu diễn và tiết mục khá hấp dẫn như: Chương trình biểu diễn đoàn ca múa tỉnh Luang Pra Bang. Chương trình biểu diễn của đoàn nghệ thuật không chuyên của các dân tộc như: Múa Phon Nàng Kẹo, Múa Phon Pha Lắc Pha Lam... Hát ho bá trạo của cư dân các dân tộc: Khắp Thùm, An Năng Xư, Khắp Xa Lam Xam Xạo... và các làng nghề truyền thống tại các địa phương, các làng dân tộc miền núi, vùng ven sông Mê Kông… [82].

3.1.2.3. Nhận xét chung về tài nguyên du lịch của tỉnh Luang Pra Bang

Luang Pra Bang có khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học... Rừng khá phong phú về chủng loại, vừa có giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường và có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch

của tỉnh. Có nhiều cảnh quan ngoạn mục và độc đáo, kết hợp với các lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu và tài nguyên nhân văn đa dạng, đã tạo nên ưu thế nổi trội về phát triển du lịch so với các địa phương khác trong cả nước. Cảnh quan và danh lam thắng cảnh phân bố khá tập trung thành các khu, hầu hết ở ven các quốc lộ và quanh đô thị lớn là thành phố Luang Pra Bang và các huyện, rất thuận lợi cho xây dựng các khu du lịch với những nét đặc sắc của mỗi khu vực. Luang Pra Bang là nơi khí hậu mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên thơ mộng. Luang Pra Bang có tài nguyên nhân văn rất phong phú, đa dạng, nơi hội tụ nền văn hóa của nhiều dân tộc, với nhiều di tích văn hóa, lịch sử và công trình kiến trúc có giá trị nổi tiếng; có nhiều lễ hội và nhiều ngành nghề thủ công truyền thống; kết hợp với cảnh quan, khí hậu, môi trường đã tạo nên ưu thế nổi trội về phát triển du lịch.

Luang Pra Bang là tỉnh có trật tự về chính trị, quốc phòng, an ninh được giữ vững; công tác đối ngoại được thực hiện có hiệu quả; có nền kinh tế phát triển thường xuyên và mức độ cao, có sự an toàn về xã hội, cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, người dân Luang Pra Bang thân thiện, mến khách điều này đã tạo ra sự thoả mãn cho khách du lịch.

Chính tất cả trên đây là những điều kiện rất thuận lợi và là nền nảng vững chắc để phát triển du lịch nhanh và bền vững của tỉnh Luang Pra Bang trong hiện tại cũng như tương lai.

3.1.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về du lịch

- Do đặc điểm mùa mưa kéo dài và tập trung vào tháng 4-10 hàng năm nên đã có những ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động du lịch, vào thời gian này là mùa khô, là thời điểm tập trung khách du lịch nhiều nhất trong năm. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, gián tiếp ảnh hưởng đến công tác

QLNN về du lịch của chính quyền địa phương. Đây là yếu tố cần phải được tính toán trong khi nghiên cứu đề xuất các loại hình du lịch phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả và tính liên tục của các hoạt động QLNN về du lịch của tỉnh Luang Pra Bang.

- Luang Pra Bang là một tỉnh nghèo, kém phát triển, có đất rộng, nhiều núi, dân số ít, người dân chỉ tập trung ở thành phố, cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư nhưng sự thiếu đồng bộ, còn chắp vá trong phát triển hạ tầng làm cho du lịch chưa thực sự được phát huy và thuận tiện

nhu cầu phát triển, đặc biệt là các khu du lịch vùng sâu, vùng xa, núi cao, chưa có đường đi; nguồn lao động dồi dào song trình độ lao động được đào tạo thấp, dân tộc chiếm tỷ lệ cao, trình độ dân trí ở vùng nông thôn thấp. Chính vì thế, việc khai thác du lịch của tỉnh Luang Pra Bang còn hạn chế. Vì hoạt động du lịch của tỉnh chưa phát triển nên công tác QLNN về du lịch cũng đơn giản.

Điều kiện tự nhiên của tỉnh thuận lợi cho hoạt động du lịch nhưng điều kiện kinh tế - xã hội còn hạn chế để phát huy thế mạnh của tỉnh. Vì tỉnh còn nghèo, trình độ của cán bộ, công chức còn hạn chế nên các hoạt động QLNN về du lịch cũng gặp nhiều khó khăn, khó khăn về hệ thống pháp lý, khó khăn về con người...

- Việc ban hành, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của cơ quan QLNN về du lịch của tỉnh Luang Pra Bang còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác QLNN về du lịch. Sự ảnh hưởng của yếu tố VBQPPL đến QLNN về du lịch trước hết thể hiện ở chất lượng xây dựng và ban hành VBQPPL. Việc xây dựng, ban hành VBQPPL được thực hiện một cách khoa học, hợp lý thì nhà nước sẽ có được một công cụ tốt, có hiệu lực thực thi. Ngược lại, nếu chất lượng xây dựng không tốt thì không thể có một hệ thống VBQPPL hoàn hảo làm công cụ quản lý.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023