doanh nghiệp du lịch và nhà tư vấn; (5) Phối hợp với các cấp, các ngành khác nhau trong PTDL; (6) Phát triển du lịch phải gắn với những nét đặc sắc của địa phương, tránh trùng lặp, tràn lan; sản phẩm du lịch độc đáo với các sản vật địa phương, nghề thủ công truyền thống độc đáo của các dân tộc.
2.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của Hà Giang
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có trên 19 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là các dân tộc thiểu số, như Mông, Tày, Nùng, Dao,… hình thành những làng văn hóa du lịch cộng đồng độc đáo. Về tự nhiên, Hà Giang có địa hình chia cắt mạnh, tạo nên nhiều vùng, miền mang đặc trưng của các tiểu vùng khí hậu khác nhau với nhiều sản phẩm nông nghiệp được ưa chuộng, như chè Shan tuyết (Tây Côn Lĩnh), lúa nếp đặc sản (Đồng Văn), hồng không hạt (Quản Bạ, Yên Minh),… Cũng do địa hình nên Hà Giang có các phương thức canh tác đặc biệt trên đá, trên các thửa ruộng bậc thang,… Môi trường khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ còn giữ được nguyên vẻ hoang sơ, với các phẩm vật đặc sản địa phương vừa tốt cho sức khỏe, vừa thân thiện với môi trường là những điều kiện thuận lợi phát triển nhiều loại hình du lịch, từ tham quan, khám phá, trải nghiệm, sinh thái,... Đặc biệt, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái đã trở thành loại hình du lịch được yêu thích ở Hà Giang.
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017, của Bộ Chính trị về “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, những năm qua, du lịch của Hà Giang đã có những bước phát triển đột phá. Trong giai đoạn 2010-2019, tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch và doanh thu hằng năm đều đạt trên 10%/năm. Hà Giang đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ thu hút trên 2,5 triệu lượt khách/năm, trong đó 25% là khách quốc tế; tăng trưởng hằng năm đạt 15% - 20%. Để đạt được kết quả này, CQĐP tỉnh Hà Giang đã cơ bản thực hiện tốt QLNN đối với PTDL của tỉnh, thể hiện ở những khía cạnh sau:
(1) Có chính sách xúc tiến đầu tư PTDL hợp lý, làm cho CSHT ngày càng được cải thiện, CSVCKT phục vụ du lịch ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng. Riêng trong năm 2019, tỉnh đã kêu gọi được 9 dự án vào lĩnh vực du lịch.
(2) Xác định đúng thế mạnh của địa phương, tạo được những sản phẩm du lịch đặc trưng, bắt kịp xu hướng nhu cầu khách hàng. Trong đó, tỉnh xác định loại hình du lịch thế mạnh là du lịch cộng đồng với các cơ sở lưu trú homestay. Các dịch vụ mới xuất hiện, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách như dịch vụ cho thuê xe tự lái, dịch vụ homestay, dịch vụ cho thuê vườn hoa chụp ảnh,… Nhiều tour du lịch mới được
xây dựng để đáp ứng nhu cầu của du khách, kéo dài thời gian lưu trú, qua đó tăng doanh thu cho ngành, như tour "săn mây" ở Chiêu Lầu Thi (Hoàng Su Phì) - đỉnh núi cao thứ hai của tỉnh; tour vượt thác Minh Tân với nhiều hoạt động thể thao như chèo thuyền kayak, trượt nước; tour tìm hiểu lịch sử văn hóa Cán Tỷ; tour dù lượn bay (Đồng Văn),…
(3) Chính quyền địa phương tỉnh Hà Giang đã đề ra các chính sách nhằm khuyến khích phát triển dịch vụ nhà nghỉ homestay, như hỗ trợ lãi suất cho vay để người dân phát triển mở rộng dịch vụ; chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn các chủ nhà nghỉ về phương pháp quản lý, giao tiếp đối với khách du lịch, nhất là với khách du lịch nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm!
- Công Cụ Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Du Lịch
- Quản Lý Bảo Tồn, Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Và Bảo Vệ Môi Trường
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Du Lịch Của Địa Phương Cấp Tỉnh
- Một Số Kết Quả Đạt Được Của Du Lịch Hòa Bình Giai Đoạn 2015-2020
- Thống Kê Số Lượng Doanh Nghiệp Lữ Hành, Đơn Vị Vận Chuyển Du Lịch Của Tỉnh Hòa Bình Giai Đoạn 2016-2020
- Kết Quả Đánh Giá Việc Xây Dựng, Ban Hành Theo Thẩm Quyền Và Tổ Chức Thực Hiện Văn Bản Pháp Luật Về Du Lịch Của Tỉnh Hòa Bình
Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.
(4) Tỉnh đã ban hành những quy định về đảm bảo an toàn, an ninh du lịch, bảo vệ môi trường và thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực du lịch, có biện pháp xử lý thích hợp đối với các sai phạm phát hiện được.
2.4.1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch từ sự phát triển du lịch thiếu bền vững của Thành phố Venice (Italy)
Venice là thủ phủ của vùng Veneto và của tỉnh Venezia ở Đông Bắc Italy, còn được biết đến với một số tên gọi như “thành phố nổi”, “thành phố kênh rạch”, “thành phố của những cây cầu” hay “thánh địa tình yêu”,… và được mệnh danh là thành phố lãng mạn nhất Châu Âu. Thành phố có bề dày lịch sử, văn hóa khá lâu đời và nổi tiếng không chỉ với các công trình kiến trúc hoành tráng, các kiệt tác nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa, lịch sử qua các thời kỳ, mà còn bởi sự khác biệt trong kỹ thuật xây dựng công trình, giao thông đi lại, bởi phong cảnh thơ mộng, nghệ thuật thủ công truyền thống và nhiều nét đặc trưng riêng biệt khác. Venice được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987 và đã nhiều năm được các tổ chức có uy tín bình chọn nằm trong Top 20 di sản đẹp nhất thế giới.
Với sự nổi tiếng của mình, hàng năm Venice được đón một lượng khách du lịch lớn hơn rất nhiều lần dân số bản địa và số lượng này ngày càng tiếp tục gia tăng, đem lại cho Venice nguồn thu rất lớn. Tuy nhiên, sự gia tăng về số lượng khách đã đặt Venice đối diện với những nguy cơ tiềm ẩn về tính bền vững trong PTDL. Số khách thực tế đến Venice đạt khoảng gần 30 triệu lượt/năm, vượt gấp gần 3 lần so với sức chứa tối đa của du lịch thành phố. Lượng khách du lịch quá lớn, lại mang tính mùa vụ cao đã khiến dịch vụ ở Venice luôn trong tình trạng quá tải cùng với nguy cơ các công trình, di sản bị xuống cấp và ô nhiễm môi trường ngày càng khó kiểm soát. Các nghiên cứu còn cho rằng, dưới tác động của sự quá tải về lượng khách cùng
những HĐDL của các du khách này, Venice sẽ có nguy cơ bị chìm lún nhanh hơn nhiều so với hiện nay. Bên cạnh đó, cuộc sống của cư dân địa phương cũng có nhiều xáo trộn kể từ khi du lịch phát triển, các dịch vụ phục vụ đời sống thường nhật của cư dân được thay thế bằng dịch vụ cho khách du lịch, những áp lực đến từ sự phát triển quá mức của HĐDL đã khiến 2/3 cư dân bản xứ phải chuyển đến sinh sống ở nơi khác khiến thành phố dần mất đi khía cạnh văn hóa, con người. Tổ chức “World Monument Fund” chuyên về bảo tồn di sản đã xếp Venice là một trong số 69 di tích lịch sử, văn hóa và khai quật tầm cỡ thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Trước tình hình đó, CQĐP đã áp dụng một số biện pháp nhằm hạn chế lượng khách, phần lớn là các lệnh cấm, các quy định xử phạt gắt gao, tăng phí dịch vụ,… Tuy nhiên, các biện pháp được áp dụng không đem lại nhiều hiệu quả mà chỉ để lại sự khó hiểu và khó chịu cho du khách. Nguyên nhân là vì các biện pháp đưa ra chỉ tác động vào “phần ngọn” chứ chưa giải quyết được triệt để vấn đề, khi khách du lịch đã lên kế hoạch và đến Venice, họ sẽ tìm cách để được vào thành phố này vượt qua mọi cấm đoán vô lý và chấp nhận mức giá dịch vụ cao. Dường như vấn đề này chỉ được giải quyết khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát nhưng lại xuất hiện hiệu ứng ngược đối với một thành phố vốn tồn tại phụ thuộc quá nhiều vào du lịch như Venice. Hiện giờ, khi lệnh nới lỏng giãn cách được áp dụng, giống như bao thành phố du lịch khác, Venice tập trung PTDL hướng vào khách du lịch nội địa và định hướng phát triển theo hướng bền vững. Tuy nhiên, hiệu quả của cách thức này đến đâu thì còn phải chờ đến khi dịch bệnh được kiểm soát, du lịch phát triển trở lại thì mới có thể đánh giá được một cách chính xác.
2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hòa Bình trong quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch
Từ kinh nghiệm của các địa phương trong và ngoài nước kể trên, có thể rút ra một số bài học về QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình như sau:
Thứ nhất, phải xác định rõ vai trò vô cùng quan trọng - vai trò chủ thể của người dân địa phương trong PTDL của địa phương. Để cư dân địa phương có thể đảm nhiệm tốt vai trò này, cơ quan QLNN đối với PTDL của tỉnh cần triển khai thực hiện việc đào tạo, định hướng và hỗ trợ người dân làm du lịch (với các chính sách như hỗ trợ vay vốn ngân hàng, xây dựng hệ thống CSHT đồng bộ, hiện đại, thuận tiện, hỗ trợ các hộ dân làm nhà vệ sinh đạt chuẩn và xây dựng các nhà vệ sinh công cộng, duy trì công tác vệ sinh đảm bảo phục vụ du khách,…). Bên cạnh đó, để có thể thu hút người dân tham gia làm du lịch, cần phải thực hiện các biện pháp đảm bảo lợi ích cho
người dân, giải quyết tốt mối quan hệ, đảm bảo phân định rõ quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên gồm nhà nước, người dân, doanh nghiệp du lịch và các đối tượng khác có liên quan.
Thứ hai, tỉnh cần phải có chính sách xúc tiến đầu tư PTDL hợp lý để đảm bảo sẵn sàng các điều kiện cần thiết phục vụ cho sự phát triển của du lịch tỉnh.
Thứ ba, cần phải phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành khác nhau trong PTDL vì du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, cần sử dụng kết quả của nhiều ngành khác nhau làm yếu tố đầu vào cũng như điều kiện để có thể phát triển.
Thứ tư, phát triển du lịch địa phương cần phải gắn với những nét đặc sắc của địa phương, xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch độc đáo, gắn với sản vật của địa phương đó.
Thứ năm, cần phải có chiến lược dài hạn và quy hoạch chi tiết PTDL gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống; nghiêm cấm mọi HĐDL làm ảnh hưởng xấu tới môi trường; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch bền vững, ngăn chặn và xử lý nghiêm những việc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Thứ sáu, bên cạnh các chính sách thúc đẩy PTDL, cần hoạch định rõ PTDL đến mức độ nào, quan tâm đến sức chứa của các điểm du lịch cũng như mức độ PTDL an toàn. Du lịch vốn là một ngành kinh doanh rủi ro, bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố khó kiểm soát như thiên tai, dịch bệnh,... Chính vì vậy, phát triển kinh tế không nên quá phụ thuộc vào du lịch, cần xác định một cơ cấu kinh tế với tỷ lệ của ngành du lịch một cách thích hợp. Ngoài ra, cơ quan chức năng cần phải xác định được sức chứa và biện pháp quản lý lượng khách đến với các điểm du lịch để đảm bảo PTDL mang tính bền vững.
Tiểu kết chương 2
Trong nội dung của chương 2, luận án đã khái quát cơ sở lý luận về PTDL và QLNN đối với PTDL; nguyên tắc, công cụ, nội dung và các tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL ở địa phương cấp tỉnh.
Trong đó, nội dung QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh bao gồm 9 nội dung: (1) Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách PTDL; (2) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh; (3) Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch của tỉnh; (4) Quản lý thu hút đầu tư PTDL của tỉnh;
(5) Quản lý xúc tiến phát triển thị trường du lịch của tỉnh; (6) Quản lý công nhận khu,
điểm du lịch và cấp phép HĐDL của tỉnh; (7) Quản lý bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường; (8) Quản lý phát triển nhân lực du lịch, ứng dụng khoa học – công nghệ trong PTDL của tỉnh; (9) Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong PTDL của tỉnh. Các nội dung QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh được đánh giá dựa trên 4 nhóm tiêu chí là tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết về các tiêu chí đánh giá QLNN của Ngân hàng Phát triển Châu Á, kế thừa các công trình nghiên cứu của Đào Anh Tuấn (2013), Nguyễn Anh Tú (2015), Nguyễn Hồng Phú (2018), luận án đã đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL của địa phương sau khi lấy ý kiến khảo sát của các chuyên gia, cán bộ QLNN về du lịch.
Bên cạnh đó, luận án cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh; nghiên cứu kinh nghiệm QLNN đối với PTDL của tỉnh Lào Cai, tỉnh Hà Giang của Việt Nam và thành phố Venice của Italy để rút ra bài học kinh nghiệm cho QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH HÒA BÌNH
3.1. Khái quát về tiềm năng, lợi thế và một số kết quả đạt được của du lịch Hòa Bình
3.1.1. Tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý, địa hình
Hòa Bình nằm ở vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc Việt Nam, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 76 km theo hướng quốc lộ 6, là khu vực đối trọng phía tây của thủ đô Hà Nội, phía đông giáp thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Hòa Bình, phía đông nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình. Với vị trí này, Hòa Bình không chỉ có cơ hội PTDL một cách độc lập mà còn có nhiều cơ hội liên kết PTDL với các địa phương khác. Tỉnh có mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy tương đối phát triển, trong đó có các tuyến đường quốc gia quan trọng đi qua như: đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 6, Quốc lộ 12B, đường cao tốc Hòa Bình đi Hòa Lạc (Hà Nội),… Mạng lưới giao thông phân bố khá đều khắp, kết nối Hòa Bình với các tỉnh trong khu vực và các địa phương trong tỉnh khá thuận lợi. Vị trí địa lý của tỉnh là một điều kiện thuận lợi cho Hòa Bình mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế.
Với ưu thế về vị trí địa lý này, Hoà Bình có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, du lịch cuối tuần,… là nơi kết nối các tour, tuyến du lịch giữa các tỉnh khu vực Tây Bắc với các tỉnh trung du, đồng bằng bắc bộ của Việt Nam.
Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Hoà Bình là đồi, núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, theo hướng tây bắc – đông nam, chia thành hai vùng rõ rệt: phía tây bắc (vùng cao) và phía đông nam (vùng thấp) với nhiều hệ thống hang động hấp dẫn khách du lịch như động Hoa Tiên, động Thác Bờ, động Thiên Long, động Đá Bạc,… Thổ nhưỡng Hòa Bình rất thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp, được xem là điều kiện lý tưởng cho việc phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn và loại hình cơ sở lưu trú farmstay. Về thủy văn, hiện nay, Hoà Bình có 4 hệ thống sông chính là sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi và sông Mã. Trong đó, hồ sông Đà (hồ Hoà Bình) rất có giá trị về kinh tế, vừa giúp PTDL của tỉnh vừa phục vụ nhiều mục tiêu kinh tế và quốc phòng. Từ năm 2017, tỉnh Hòa Bình đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU của Ban thường vụ tỉnh ủy về phát triển khu du lịch hồ Hòa
Bình thành khu du lịch quốc gia. Phấn đấu đến năm 2025 trở thành khu du lịch quốc gia, với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa dân tộc gắn với hệ sinh thái lòng hồ Hòa Bình.
Khí hậu, môi trường
Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là nóng, ẩm, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình trong năm 23°C; lượng mưa trung bình 1.800 mm/năm; độ ẩm tương đối 85%; lượng bốc hơi trung bình năm 704 mm. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hè bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 9; nhiệt độ trung bình trên 25°C, có ngày lên tới 43°C; lượng mưa trung bình trong tháng trên 100 mm, thời điểm cao nhất là 680 mm (năm 1985); mưa thường tập trung vào tháng 7, 8; lượng mưa toàn mùa chiếm 85 - 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông bắt đầu từ tháng 10 năm trước, kết thúc vào tháng 3 năm sau; nhiệt độ trung bình trong tháng dao động trong khoảng 16 - 20°C; lượng mưa trong tháng 10 - 20mm.
Do đặc điểm địa hình, Hoà Bình còn có các kiểu khí hậu tây bắc với mùa đông khô và lạnh, mùa hè nóng ẩm (ở vùng núi cao phía tây bắc); kiểu khí hậu đồng bằng bắc bộ thời tiết ôn hoà hơn (ở vùng đồi núi thấp).
Đặc điểm khí hậu, môi trường của Hòa Bình có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp và du lịch. Đặc biệt có diện tích các lòng hồ lớn là điều kiện tốt để nuôi trồng thủy sản và PTDL sinh thái.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Năm 2020, với sự tác động của dịch bệnh Covid-19 cùng với đó là thời tiết khô hạn cực đoan tiếp tục diễn ra gay gắt, lượng nước về hồ Hòa Bình ở mức rất thấp, dịch bệnh tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình phát triển KT-XH của tỉnh Hòa Bình nói chung và ngành du lịch của tỉnh nói riêng.
Tình hình kinh tế
Thứ nhất, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân đầu người năm 2020 đạt 64.5 triệu đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2015 (cao hơn trung bình khu vực trung du và miền núi phía bắc, bằng khoảng 92% tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của cả nước); trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,64%; công nghiệp - xây dựng tăng 3,96% (riêng công nghiệp tăng 2,95%); dịch vụ tăng 2,43%; thuế sản phẩm tăng 2,69%; thu ngân sách nhà nước bình quân hàng năm tăng 13,5%, năm 2020 ước đạt khoảng 4.512 tỷ đồng; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 43,5% tổng số xã; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,56%. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê
thông báo tại Văn bản số 1621/TCTK-TKQG, ngày 30/11/2020 thì GRDP năm 2020 của tỉnh Hòa Bình tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,33%; công nghiệp - xây dựng tăng 4,21% (riêng công nghiệp tăng 3,72%); dịch vụ tăng 2,55%; thuế sản phẩm tăng 5,59%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 7,47%, cao hơn bình quân chung của cả nước; đến hết năm 2020, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 44,18%, dịch vụ chiếm 28,86%, nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 22,15%, thuế sản phẩm chiếm 4,81%.
Thứ hai, về hoạt động thương mại, dịch vụ: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2020 ước đạt 37.680 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước, bằng 100% kế hoạch năm. Tổng khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình trong năm 2020 đạt 1,98 triệu lượt khách, bằng 63,6% so với cùng kỳ năm trước, bằng 60% kế hoạch năm; tổng doanh thu đạt 1.886 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước, bằng 75% kế hoạch năm.
Thứ ba, về phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể và thu hút đầu tư: Năm 2020 có 49 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư khoảng 16.900 tỷ đồng và 02 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 3,6 triệu USD được quyết định chủ trương đầu tư. Thực hiện thu hồi 25 dự án, trong đó có 01 dự án FDI và 44 dự án đầu tư trong nước. Lũy kế đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có tổng số 600 dự án đang hoạt động; trong đó có 98 dự án đầu tư trong các khu công nghiệp. Có 425 doanh nghiệp, 50 hợp tác xã và 10 tổ hợp tác đăng ký thành lập mới. Lũy kế đến hết năm 2020, toàn tỉnh ước có 4.000 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký gần 45.000 tỷ đồng, 387 hợp tác xã và 198 tổ hợp tác.
Tình hình xã hội
Năm 2020, dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng về cơ bản đời sống của nhân dân trong tỉnh tương đối ổn định. Công tác lao động, việc làm được tỉnh chú trọng giải quyết. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh ước có 15.700 lao động được giải quyết việc làm, đạt 100% kế hoạch năm; xuất khẩu lao động được 350 người; thực hiện tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp được 15.800 người, bằng 98,9% so với cùng kỳ năm trước, bằng 102% kế hoạch năm. Công tác đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả khá. Các cấp, các ngành đã triển khai thực hiện tốt phong trào đền ơn đáp nghĩa; các chính sách trợ cấp thường xuyên và trợ cấp một lần đối với người có công đảm bảo được giải quyết kịp thời. Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với các đối tượng chính sách xã hội và người nghèo; rà soát, lập