Về Cơ Cấu Tổ Chức Và Quản Lý Nhà Nước Trong Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch

các địa phương khác trong cả nước và với quốc tế. Hà Nội thường xuyên diễn ra các cuộc hội thảo từ đó thúc đẩy nhu cầu về du lịch tăng nhanh.

- Khí hậu và thực vật: thủ đô Hà Nội có nhiều cây xanh, vườn hoa, công viên với những thảm cỏ xanh 4 mùa như Bách Thảo, Thủ Lệ, Thống Nhất. Đây là yếu tố quan trọng hình thành nên môi trường du lịch của thủ đô.

Thông thường khách quốc tế rất quan tâm tới nhiệt độ trung bình ngày đêm, biên độ giao động của nhiệt độ, độ ẩm… vì những yếu tố này tác động trực tiếp tới sức khoẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến đi. Nằm ở trung tâm đồng bằng, Hà Nội mang sác thái khí hậu nhiệt đới ẩm ướt gió mùa, ôn hoà, ít mưa, không khí dễ chịu.

Bảng 2.1.2. Nhiệt độ và độ ẩm trung bình ở Hà Nội


Tháng

Nhiệt độ (0C)

Độ ẩm (%)

1

16,4

83

2

17,2

83

3

20,1

76

4

23,8

87

5

27,6

82

6

29,0

81

7

29,3

82

8

28,5

85

9

27,3

84

10

24,9

80

11

21,5

78

12

17,9

79

Trung bình năm

23,6

82

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch thành phố Hà Nội - 7

(Nguồn: Tổng cục khí tượng thuỷ văn)

- Thuỷ văn: thuỷ văn của Hà Nội thuộc 2 hệ thống sông chính là sông Hồng (Sông Nhuệ, sông Đà, sông Đuống, sông Đáy) và sông Thái Bình (Sông Cầu, sông Cà Lài, sông Cà Lồ) với nhiều hệ thống sông nhỏ và hồ. Hà Nội hiện có khoảng 3600 hồ, ao, đầm với 27 đầm hồ lớn (Hồ Tây, Hồ Gươm, hồ Trúc Bạch, hồ Thiền Quang, hồ Bảy Mẫu…), lớn nhất là Hồ Tây với diện tích khoảng 500ha và vùng đất quanh hồ rộng 800ha có khả năng tổ chức thành

trung tâm dịch vụ – du lịch và giao dịch quốc tế tầm cỡ ở Đông Nam Á). Hồ Hoàn Kiếm gắn với Huyền thoại thiêng, là trung tâm của Hà Nội với Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, đền Bà Kiệu, Tháp Bút… là nơi có thể tổ chức các loại hình du lịch đua thuyền, lướt ván…

* Tài nguyên du lịch nhân văn

Tuy là thành phố lớn thứ hai của cả nước nhưng Hà Nội lại có bề dày lịch sử, văn hóa, kiến trúc mang trầm tích của nền văn hoá phương Đông, vừa tự nhiên vừa huyền bí và thơ mộng. Không nơi nào trên đất Việt Nam lại có độ “đậm đặc” những trầm tích của nền “văn minh lúa nước” như Hà Nội. Những nét hấp dẫn nhân văn tạo nên cơ sở cho phát triển du lịch là:

- Di tích lịch sử văn hóa: Hà Nội là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử văn hóa: trên 500 di tích được xếp hạng, mật độ 45 di tích/km2 cao nhất cả nước. Nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhiều chùa, đền, miếu, phủ, Phố cổ - Phố cũ là sức hút không nhỏ đối với du khách.

- Kiến trúc cổ: kiến trúc cổ ở Hà Nội phong phú đa dạng với nhiều công trình có niên đại từ các triều Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn như chùa Trấn Quốc, chùa Một cột, chùa Láng (triều Lý), chùa Châu Tiên, chùa Kim Liên, chùa Liên Phái, chùa Quán Sứ; đền thờ Hai Bà Trưng, đền Kim Mã (thờ Phùng Hưng), phủ Tây Hồ (thờ mẫu Liễu Hạnh), Văn Miếu – Quốc Tử Giám…

- Khu phố cổ: trên đất nước Việt Nam, ngoài Hội An chỉ có Hà Nội lưu giữ được khu phố cổ mà địa giới không gian được coi là hình tam giác có đỉnh là phố Hàng Than, cạnh phía Đông là đê sông Hồng, cạnh phía Tây là phố Hàng Cót, Hàng Da, Hàng Điếu, còn trục đáy là phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ với các đường phố chi chít dọc ngang kiểu bàn cờ.

- Nền văn hóa nghệ thuật và nếp sống nhân văn: Hà Nội là nơi diễn ra nhiều lễ hội trong năm (Hội Gióng, hội Gò Đống Đa…), các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian ở Hà Nội khá đặc sắc: ca trù, chèo, múa rối nước…, Hà Nội còn nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực, các nghề thủ công truyền thống gắn

liền với 36 phố phường. Các sản phẩm thủ công truyền thống của Hà Nội góp phần tăng chi tiêu và thay đổi cơ cấu chi tiêu của du khách. Mặc dù không phải là nhiều, đặc tính thân thiện và hiếu khách thật sự là một sức hấp dẫn đối với nhiều khách du lịch.

- Các bảo tàng và cơ sở văn hóa nghệ thuật: du khách đến Hà Nội sẽ được sống lại với lịch sử Việt Nam qua các viện Bảo tàng: Lịch sử, Cách mạng, Dân tộc học, … Không những vậy, trong số rất nhiều viện Bảo tàng thì các viện Bảo tàng ở Hà Nội chiếm vị trí hàng đầu (1 Bảo tàng quốc tế, 5 Bảo tàng quốc gia). Hà Nội có các trung tâm văn hóa lớn, là nơi tập trung của nhiều trường đại học. bên cạnh đó là các công trình văn hóa khác như: thư viện, nhà hát, phòng trưng bày triển lãm nghệ thuật… thu hút những du khách có trình độ văn hóa cao.

Như vậy, tài nguyên du lịch nhân văn của Hà Nội rất phong phú và có giá trị cao đối với hoạt động du lịch, song vẫn còn nhiều ở dạng tiềm năng đòi hỏi ngành Du lịch cũng như các ngành, các cấp phải đưa ra những biện pháp khai thác tốt nguồn tài nguyên này.

Tóm lại, Hà Nội không phải là thành phố đồ sộ như Paris, Washington, Tokyo, London, cũng không có những công trình nguy nga như lâu đài Chambord ở Pháp, thành Roma ở Italia, di tích Delphi ở Hy Lạp, Vạn Lý Trường Thành, cố cung ở Bắc Kinh nhưng Hà Nội cũng hội tụ đủ các phức hợp và tổng thể đô thị, các quần thể kiến trúc cư trú, ngôi nhà ở, cung thất dinh thự, đình chùa miếu phủ, thành luỹ hào, vọng lầu… Thêm nữa là các quần thể kiến trúc phong cảnh gồm những cảnh quan thiên nhiên có những công trình kiến trúc được lồng ghép vào với bàn tay lao động sáng tạo của con người tạo nên nét độc đáo riêng có. Thủ đô Hà Nội không chỉ đẹp về cảnh quan mà còn đẹp về mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần. Nét đẹp đó được hun đúc từ truyền thống Việt Nam, tâm hồn, bản sắc, cốt cách Việt Nam. Tất cả những tiềm năng tự nhiên và lợi thế nói trên tạo dựng cho Hà Nội như

những lực lượng vật chất và tinh thần trong sự nghiệp phát triển ngành Du lịch Thủ đô xứng đáng với vị trí của nó.

2.2. Tình hình phát triển du lịch thành phố Hà Nội

2.2.1. Về cơ cấu tổ chức và quản lý Nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch

Hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về kinh doanh du lịch ở Hà Nội ngày càng được tăng cường mạnh, cơ chế, chính sách, luật pháp và tổ chức ngành Du lịch đã được kiện toàn từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển.

Về cơ chế, chính sách, pháp luật: Từ sau khi Pháp lệnh Du lịch được công bố (ngày 20/2/1999), Tổng cục Du lịch phối hợp với các ngành và các địa phương liên quan tổ chức quán triệt pháp lệnh trong cả nước và soạn thảo các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện. Pháp lệnh xuất, nhập cảnh, cư trú, đi lại được ban hành. Các văn bản pháp quy liên quan được rà soát, sửa đổi bổ sung. Các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đối người và hành lý của khách quốc tế được tiếp tục cải tiến. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch.

Tuy nhiên, cơ chế chính sách về du lịch chưa đồng bộ và nhất quán, thủ tục chậm được nghiên cứu giải quyết đã hạn chế kết quả đạt được.

Về chiến lược, quy hoạch: thực hiện chỉ đạo của Chính Phủ và Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch, Tổng cục Du lịch đã xây dựng chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch cùng các doanh nghiệp trên địa bàn hưởng ứng tích cực chương trình hành động quốc gia về du lịch, tổ chức triển khai đồng bộ và đạt kết quả tốt ở cả 6 dự án: Tuyên truyền quảng bá; Gắn hoạt động du lịch với lễ hội văn hoá; Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch; Nâng cao chất lượng an toàn, an ninh ở các địa điểm, khu du lịch; Giải quyết các thủ tục tạo thuận lợi cho hoạt động du lịch; Tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch.

Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 1997 – 2010 cho phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên, quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch chưa thật tốt và còn có hạn chế trong việc kết hợp giữa quan hệ ngành với quan hệ lãnh thổ. Những hạn chế đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến chưa tận dụng được lợi thế sẵn có của Hà Nội.

Tổ chức bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội được kiện toàn dần. Ngành cùng các cơ quan liên quan phối hợp củng cố tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp du lịch. Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch từ khi được thành lập (10/1994) đã không ngừng nâng cao vai trò quản lý Nhà nước của mình.

Tuy nhiên, vì thiếu ổn định, không đảm bảo tính liên tục trong quản lý và có quá nhiều đầu mối quản lý doanh nghiệp du lịch cho nên đã hạn chế chỉ đạo đối với du lịch Hà Nội. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch chưa ngang tầm, chưa tương xứng với yêu cầu thực tế. Chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch chưa được xác định rõ ràng, chưa nâng cao quyền tự chủ và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong kinh doanh.

Nhận thức về du lịch: Đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về du lịch và phát triển du lịch của các ngành, các cấp, các nhà quản lý, các doanh nghiệp du lịch và nhân dân. Song, việc biến nhận thức thành hành động còn hạn chế, chưa được quán triệt trong từng lĩnh vực cụ thể. Các nhà quản lý đã nhận thức được vị trí ngành mũi nhọn của du lịch nhưng còn ít các biện pháp phát triển du lịch hữu hiệu và kịp thời. Trong chỉ đạo, quản lý, sử dụng và khai thác tiềm năng du lịch, đã chú ý nhiều đến lợi ích kinh tế – xã hội và môi trường, song chưa thật quan tâm đầy đủ đến việc bảo vệ và tôn tạo, chưa đánh giá toàn diện tác động tương hỗ giữa du lịch và môi trường. Nhận thức của người dân về lợi ích nhiều mặt của du lịch đã tăng lên, người dân đã nhiệt tình đón tiếp khách du lịch, song các biện pháp cụ thể của công tác giáo dục

du lịch toàn dân chưa được làm tốt nên vẫn tồn tại một bộ phận dân cư chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên du lịch, cảnh quan môi trường.

2.2.2. Về cơ sở vật chất và đầu tư phát triển ngành du lịch

So với các nơi khác trong cả nước, Hà Nội có cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch khá phát triển, nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì còn ở trình độ thấp, chưa tương xứng với triển vọng phát triển du lịch. Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện, nước… trong những năm gần đây đã được đầu tư nâng cấp nhiều, song về cơ bản vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng.

Vốn đầu tư cho phát triển du lịch gồm nhiều nguồn khác nhau, trong đó có vốn do Chính phủ tài trợ và vốn nước ngoài. Vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng là nguồn vốn của Chính phủ. Hằng năm số vốn này tăng dần. Nguồn vốn hỗ trợ này nhằm nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch như: nâng cấp hệ thống đường xá, điện nước, xử lý môi trường. Và khi cơ sở hạ tầng cho du lịch ngày càng hoàn thiện thì càng tạo môi trường tốt để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước thì ngành Du lịch cũng đã huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài, vốn ODA viện trợ của các nước dành cho Việt Nam để phát triển du lịch.

Gần đây ngành Du lịch Hà Nội đã chú ý đầu tư trong các lĩnh vực: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nâng cấp trang thiết bị, xây dựng cải tiến địa danh du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, đào tạo nâng cao trình độ nhân lực, xúc tiến đầu tư du lịch. Các dự án đầu tư trong và ngoài nước về du lịch ngày càng tăng, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển du lịch. Hầu hết dự án đã đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là khối khách sạn có tỷ trọng đầu tư rất lớn, đã góp phần xây dựng và phát triển du lịch, song việc đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng thủ đô, cần phải tập trung cao hơn nữa, nhất là trong bối cảnh chúng ta phải cạnh tranh gay gắt với các quốc gia trong khu vực.

Từ năm 1998 đến nay, ngành Du lịch Hà Nội đã chú ý đầu tư trong các lĩnh vực: xây dựng cải tiến địa danh du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, đào tạo nâng cao trình độ nhân lực, xúc tiến đầu tư du lịch, nâng cấp trang thiết bị, xây mới cơ sở vật chất kỹ thuật. Các dự án đầu tư trong và ngoài nước về du lịch ngày càng tăng, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển du lịch.

Thời kỳ 2003-2007 các đơn vị trong ngành đã đầu tư nhiều vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là khối khách sạn, khu vui chơi giải trí, các siêu thị, sân gofl có tỷ trọng đầu tư rất lớn. Trong 3 năm từ nay đến 2010, mỗi năm, Thành phố sẽ cần có thêm 1.700 phòng khách sạn từ 4 đến 5 sao, tương đương với việc phải xây thêm 6 đến 7 khách sạn 4, 5 sao/năm, nếu tính theo quy mô phòng trung bình của khách sạn 4-5 sao hiện nay. Số phòng còn lại sẽ do các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế xây dựng theo quy luật cung cầu của thị trường và có thể ở hạng trung bình, quy mô nhỏ hơn. Nhận thức rõ nhu cầu về khách sạn đang ngày càng cao, việc thiếu hụt khách sạn, đặc biệt là khách sạn chất lượng cao sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng du lịch, cho nên Thành phố cần tiến hành cùng lúc nhiều biện pháp để tăng cường hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cả về lượng và chất.

Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Thành phố hiện đang nghiên cứu, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020 và sau đó để nhìn nhận và định hướng quá trình đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, sở cũng đôn đốc, nhắc nhở các chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ các dự án xây dựng khách sạn đang triển khai. Để đáp ứng nhu cầu về khách sạn cao cấp, Thành phố Hà Nội đang thực hiện ban hành cơ chế ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng khách sạn 4-5 sao trên địa bàn Thành phố. Chỉ đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc, Tài nguyên- Môi trường- Nhà đất và Sở Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn những diện tích đất phù hợp đã quy hoạch tại các khu đô thị mới hoặc ở những vị trí khác phù hợp để xây dựng khách sạn trình UBND Thành phố duyệt làm cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư. Các quận, huyện cũng nên tự đề xuất các diện tích xây dựng khách sạn phù

hợp với quy mô của địa phương bao gồm các diện tích đất dành cho mục đích công cộng có thể xây dựng khách sạn tại các khu đô thị mới, đất thuộc quyền quản lý của quận, huyện. Nghiên cứu để dành một số vị trí có được sau khi di dời các nhà máy gây ô nhiễm ra khu vực ngoại thành để xây dựng khách sạn.

Những kết quả khởi động bước đầu đang mang lại tín hiệu đáng mừng. Nếu trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000, hầu như không có dự án nước ngoài mới về đầu tư khách sạn thì nay tình hình đã thay đổi hẳn. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn đầu năm 2007, UBND Thành phố Hà Nội đã ký quyết định cho phép chủ đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng khách sạn quy mô lớn, tổng số vốn đầu tư khoảng 1,242 tỷ USD với 2.200 khách sạn 5 sao. Phần lớn các khách sạn này được xây dựng tại các khu đô thị mới của quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và huyện Từ Liêm, trong đó có 2 dự án đạt mức đầu tư hơn 500 triệu USD. Một số dự án dừng lại từ những năm trước cũng được triển khai tiếp tục để nhanh chóng đưa vào hoạt động như các khách sạn: Intercontinental 5 sao, Đông Đô 3 sao của Tổng Công ty Du lịch Hà Nội. Nhiều nhà đầu tư trong nước còn xây dựng mới khách sạn bên cạnh việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị hiện đại. Hướng đầu tư khách sạn cao cấp đã và đang đáp ứng phần nào yêu cầu tăng trưởng của Du lịch Thành phố trong thời gian tới.

Các dự án đầu tư sử dụng vốn kết hợp của cả doanh nghiệp và nhà nước và sử dụng vốn của ngân sách thành phố hầu hết đều đúng mục đích, giải ngân đúng tiến độ, hiệu quả cao, song kinh phí còn hạn hẹp. Mặt khác, cũng có một số dự án chậm hoặc chưa được triển khai do chủ đầu tư, đối tác triển khai chậm (dự án Mễ Trì), thành phố và các cơ quan chức năng chậm phê duyệt (dự án tuyến du lịch bằng máy bay trực thăng), tính toán chưa chu đáo (dự án Thuỷ cung Thăng Long, khách sạn Hà Nội Vàng…).

Như vậy, thời kỳ 2003-2007 đầu tư vào du lịch Hà Nội đã góp phần xây dựng và phát triển du lịch, song việc đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022