Đánh Giá Cán Bộ Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tỉnh Bo Kẹo Trên Một Số Tiêu Chí


giềng để nhanh chóng triển khai, khai thác về du lịch. Điều đó cũng lý giải ngành du lịch Bo Kẹo còn non trẻ về nhân lực, thiếu kinh nghiệm quản lý, khả năng cạnh tranh với các nước cũng như các tỉnh trong nước về du lịch còn yếu. Kết quả lượng khách quốc tế đến Bo Kẹo còn quá ít so với các tỉnh trong nước và các tỉnh lân cận của nước ngoài.

Trong điều kiện đẩy mạnh mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nhưng một số chính sách về du lịch chưa đồng bộ, chậm được cụ thể hoá hoặc còn thiếu điều kiện khả thi. Việc thực hiện kế hoạch phát triển du lịch phối hợp với các ngành khác liên quan chưa được tốt.

Việc đầu tư phát triển các khu du lịch của Nhà nước và tư nhân còn ít, nhiều khu, điểm du lịch chưa được khai thác. Bên cạnh đó công tác tôn tạo, trùng tu điểm du lịch mới bắt đầu nếu so với yêu cầu phát triển du lịch là còn rất chậm, một số điểm du lịch bị xuống cấp nhanh nhất là điểm du lịch thiên nhiên và lịch sử.

Sản phẩm du lịch chưa thật đa dạng, loại hình các khu vui chơi, giải trí còn ít, chưa tạo được sự hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Mặt khác Tỉnh chưa định hướng và xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù ở địa phương.

- Hạn chế về năng lực xúc tiến thương mại và quảng bá du lịch

Việc hoạt động tuyên truyền du lịch chưa đa dạng, chưa cung cấp được các thông tin du lịch nhất các điểm du lịch chưa rõ ràng. Tuyên truyền quảng bá du lịch tuy thời gian qua đã hoạt động rất tích cực nhưng chưa đi sâu và chưa rộng, nhất là thị trường khách du lịch tiềm năng. Việc cải thiện trang web, chương trình đưa tin về du lịch từ trung ương và địa phương chưa theo kịp yêu cầu của khách du lịch, chưa đa dạng hình thức hoạt động cả trong nước và quốc tế. Các quảng cáo, maketing về du lịch chưa đa dạng, phong phú và chưa hấp dẫn. Công tác quảng bá, xúc tiến chưa được thực hiện chuyên nghiệp.

Các biển quảng cáo về du lịch tiếng Lào còn ít, thậm trí còn có biển quảng cáo nước ngoài ở trên tiếng Lào làm cho văn hóa du lịch Bo Kẹo bị ảnh hưởng mất đi bản sắc dân tộc.


- Công tác vệ sinh và bảo vệ môi trường

Công tác vệ sinh và bảo vệ môi trường còn chưa được quan tâm đúng mức. Vệ sinh môi trường trong hoạt động kinh doanh du lịch chưa được đảm bảo, trật tự kinh doanh ở một số điểm du lịch, khu du lịch dã ngoại chưa được quản lý tốt, giá cả dịch vụ thất thường gây ấn tượng không tốt đối với khách du lịch.

Vẫn còn việc lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản thực phẩm quá mức cho phép dẫn đến mức độ an toàn về thực phẩm đối với người dân và du khách ở mức thấp.

Công ty lữ hành còn yếu về kinh nghiệm quản lý, chưa xây dựng được sản phẩm đặc trưng, các chương trình du lịch chưa đa dạng phong phú; đồng thời chưa đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường và tổ chức quảng cáo sản phẩm.

3.3.4. Nguyên nhân của hạn chế

Nhận thức xã hội về du lịch, đặc biệt là nhận thức của các cấp quản lý về vai trò của du lịch đối với phát triển KT-XH cũng còn một số hạn chế. Phần lớn vẫn tồn tại quan niệm du lịch là hoạt động vui chơi, giải trí của số ít người có tiền, chứ chưa nhận thức được du lịch là ngành kinh tế dịch vụ khai thác các lợi thế của địa phương nhằm mang lại lợi nhuận cho cộng đồng (cả địa phương và người dân). Vì vậy, sự quan tâm, đầu tư cho việc xây dựng và phát triển du lịch còn ít.

Một số ban, ngành, chính quyền địa phương đặc biệt là người đứng đầu chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc triển khai kịp thời quy hoạch, chính sách về du lịch. Chính sách thu hút đầu tư vào du lịch được triển khai chậm. Các văn bản cũng như chính sách kêu gọi đầu tư của Tỉnh so với thực tế là quá chậm vì còn thiếu kinh phí để hoạt động cùng với nguồn nhân lực của ngành du lịch còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Có dự án phát triển du lịch đã được quy hoạch và phê duyệt nhưng không triển khai được. Hầu hết các dự án đầu tư du lịch đang ở giai đoạn triển khai thực hiện.

Mặc dù trong thời gian, các cấp chính quyền tỉnh Bo Kẹo rất quan tâm về phát triển du lịch, coi nó là một trong ngành kinh tế mũi nhọn trong các chiến lược tổng thể phát triển KT - XH. Tuy nhiên việc thực hiện phát triển du lịch


chưa được cụ thể hóa. Ví dụ Tỉnh mới có kế hoạch mở hội nghị khoa học khuyến khích đầu tư lần đầu tiên tháng 10 năm 2016 và hội nghị khoa học thu hút đầu tư du lịch bền vững lần thứ 2 vào tháng 2 năm 2017.

Quy chế, chính sách thu hút đầu tư về du lịch chưa theo kịp tình hình mới thậm chí còn chậm triển khai thực hiện. Ưu đãi đầu tư chưa hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, trên thực tế khi triển khai hoạt động các cơ chế chính sách về còn mang tính tùy tiện, không nhất quán.

Việc phối hợp, liên kết giữa các Sở, Ngành, địa phương để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển du lịch chưa được triển khai đồng bộ và quyết liệt

Hạn chế rất lớn ảnh hưởng năng lực QLNN đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Bo Kẹo chính là hệ thống cơ chế, biện pháp với tư cách công cụ QLNN đối với hoạt động du lịch thiếu tính đồng bộ, chưa bao quát hết phạm vi tác động của chính quyền cấp Tỉnh đối với các hoạt động kinh doanh du lịch trong nền kinh tế. Nhiều quy định còn quy định chung chung, hay chỉ mới phác họa những nguyên tắc pháp lý cơ bản mà chưa thật sự trở thành công cụ điều chỉnh cụ thể đối với hành vi trong tổ chức, hoạt động và kinh doanh của du lịch.

Việc làm rõ và chưa cụ thể hóa các văn bản pháp luật của Trung ương để triển khai thực hiện chưa cao. Việc xây dựng các văn bản hiện nay ở Bo Kẹo chủ yếu giao cho các ngành liên quan của chính quyền chủ trì thực hiện việc soạn thảo nên dẫn đến hiện tượng các quy định này thường mang tính riêng lẻ mà không có sự gắn kết theo những nguyên tắc chung.

Cùng với sự phát triển KT - XH và hội nhập kinh tế quốc tế ngành du lịch Tỉnh đã và đang thiếu số lượng cán bộ, chất lượng hoạt động về du lịch của đội ngũ này khá yếu. Thậm chí cán bộ phụ trách du lịch còn chưa hiểu sâu về du lịch chức năng, vai trò của mình là gì trong hoạt động du lịch so với các nước láng giềng và các tỉnh lân cận. Một số cán bộ làm công tác QLNN lại thiếu chuyên ngành du lịch hoặc liên quan, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu. Thậm chí tuyển dụng cán bộ trình độ nào cứ thế sử dụng và ít được đào tạo lại. Bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu của công việc.



Bảng 3.25: Đánh giá cán bộ quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo trên một số tiêu chí

Nội dung

Lượt

Tỷ lệ %

1. Mức độ thường xuyên di cơ sở để nắm tình hình, kiểm tra thực hiện

các văn bản trong hoạt động kinh doanh du lịch

Hàng quý

4

8,5

Hàng tháng

8

17,0

Hàng tuần

7

14,9

Chưa bao giờ

28

59,6

2. Mức độ thường xuyên phối hợp với các cấp, các ngành liên quan

đến hoạt động du lịch trong giải quyết công việc

Hàng quý

5

10,6

Hàng tháng

20

42,6

Hàng tuần

8

17,0

Chưa bao giờ

14

29,8

3. Những thách thức và khó khăn khi thực hiện công việc, từ đó giảm thiểu những nguyên nhân tác động không tốt đến chất lượng công

việc?

Không có chương trình, kế hoạch cụ thể

15

31,9

Không có đủ thời gian nghiên cứu vấn đề

3

6,4

Làm việc theo yêu cầu gấp của lãnh đạo

25

53,2

Không có sự hợp tác của đồng nghiệp

4

8,5

4. Việc bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm từ thực tiễn thông qua việc

học hỏi kinh nghiệm ở các địa phương khác như thế nào?

Hàng năm

17

36,2

Hàng quý

5

10,6

Hàng tuần

6

12,8

Chưa bao giờ

19

40,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 17

Nguồn: Kết quả do tác giả nghiên cứu.

Nhìn vào bảng 3.25, cho thấy những khó khăn của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch trình độ kiến thức, sự phối hợp thực hiện và mức độ nắm bắt thực tiễn và kiểm tra hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Bo Kẹo.

Việc thiếu vốn đầu tư làm cho nhiều dự án về du lịch đã phê duyệt nhưng không thể thực hiện được. Đặc biệt các Chương trình trọng tâm và các công trình trọng điểm về du lịch ở Bo Kẹo triển khai còn chậm so với yêu cầu. Việc cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch là điểm nghẽn trong phát triển du lịch.


Mặc dù vấn đề này đã có bước chuyển biến nhưng nếu so với yêu cầu thực tế của phát triển du lịch còn nhiều vấn đề phải được giải quyết nhất là việc xây dựng đường giao thông giữa tỉnh và các huyện, đường đến các điểm du lịch, đường kết nối giữa tỉnh Bo Kẹo với các nước láng giềng.

Đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến kêu gọi đầu tư gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí và nhân lực, một số dự án trong chương trình phát triển du lịch chậm được triển khai. Chất lượng về in ấn các trang thông tin quảng bá về du lịch của Tỉnh chưa cao và chưa nhắm đến nhóm đối tượng thị trường.

Việc phá tài nguyên rừng quá đà nhất giai đoạn trước 2014 cũng ảnh hưởng đến môi trường du lịch gắn thiên nhiên, du lịch rừng (Tỉnh đang thí điểm xây nhà nghỉ dưỡng trên cây).

Nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch chấp hành chưa nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh du lịch, cạnh tranh không lành mạnh v.v… Bên cạnh đó các công ty du lịch trong Tỉnh còn non trẻ, kinh nghiệm hoạt động du lịch còn ít; quy mô và vốn đầu tư ở mức thấp; cán bộ nhân viên yếu về ngoại ngữ và hạn chế trong phạm vi hoạt động, tính liên kết các công ty trong và ngoài Tỉnh cũng rất yếu và chưa khai thác lợi thế tỉnh Bo Kẹo là nằm trong khu vực Tam Giác Vàng.

Vai trò của Hiệp hội Du lịch chưa được phát huy. Dựa trên quy chế quản lý và hoạt động Hiệp hội Công ty Du lịch tỉnh Bo Kẹo số 001/DL ngày 12 tháng 02 năm 2008 và quyết định số 191/DL BK ngày 30 tháng 4 năm 2008, Hiệp hội hoạt động chưa có hiệu quả, chưa làm nhiệm vụ trung gian (cầu nối) các công ty, khách sạn, nhà hàng kinh doanh du lịch. Mức độ các đối tượng này tham gia vào Hiệp hội quá ít. Bản thân Hiệp hội Du lịch Bo Kẹo chưa đủ mạnh để chủ động mở rộng hợp tác với các hiệp hội du lịch nước ngoài và hiệp hội du lịch các tỉnh trong nước.


Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BO KẸO,

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO


4.1. BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BO KẸO

4.1.1. Dự báo phát triển của du lịch thế giới đến năm 2030


Theo nhận định chung của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), trong thời gian tới, du lịch tiếp tục tăng trưởng trên phạm vi toàn cầu. Số lượng khách du lịch quốc tế dự báo đến năm 2030 đạt khoảng 1,8 tỷ lượt. Đông Nam Á được đánh giá sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt [92].

Dự báo năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe và tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách du lịch quốc tế; với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; và với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%. Đáng lưu ý, nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi) [92].

Bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới, khám phá văn hóa bản địa sẽ vẫn là điểm sáng trong xu hướng du lịch thế giới nhằm phục vụ nhu cầu học hỏi và khám phá của con người, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi cách làm du lịch và quản lý du lịch thông minh hơn. Mặt khác sự phát triển của công nghệ thông tin được đánh giá là đã làm thay đổi phương thức tiếp cận và chia sẻ thông tin của khách du lịch, đặc biệt là ảnh hưởng của mạng xã hội và các ứng dụng trên internet, điện thoại di động ngày càng phổ biến, đòi hỏi cơ quan quản lý các điểm đến phải thay đổi phương thức xúc tiến quảng bá và định hướng thị trường.


Chính sách mở cửa quốc tế, đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh là xu hướng chung trên thế giới trong những năm vừa qua. Theo Báo cáo về mức độ mở cửa liên quan đến thị thực nhập cảnh, tỷ lệ khách du lịch quốc tế cần thị thực nhập cảnh vào điểm đến quy mô toàn thế giới đã giảm từ 77% năm 2008 xuống còn 61% năm 2015 và xuống còn 50% năm 2017 [92].

Tại phiên họp thứ 54 của Ủy ban Phát triển Xã hội, tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun tuyên bố năm 2017 sẽ là "Năm của phát triển du lịch bền vững" (nằm trong khuôn khổ Chương trình nghị sự về phát triển bền vững toàn cầu, tầm nhìn đến năm 2030 của Liên hợp quốc). Điều này cho thấy tầm quan trọng của ngành du lịch đối với nền kinh tế thế giới.

Ở mức khu vực, Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) và Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) cho rằng, sự tăng trưởng cao của du lịch Châu Á - Thái Bình Dương trong những năm vừa qua đồng nghĩa với việc du lịch khu vực cần có trách nhiệm lớn hơn đối với mục tiêu phát triển toàn cầu này.

Du lịch nội vùng Châu Á - Thái Bình Dương được kỳ vọng là nhân tố dẫn đầu quá trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu. Nhưng những năm gần đây, kinh tế khu vực có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Liên Hợp quốc lo ngại tình trạng nói trên có thể gây trở ngại cho Chương trình phát triển bền vững toàn cầu.

Một trong những giải pháp chính được Liên hợp quốc đưa ra là ưu tiên các kế hoạch trung hạn và khuyến khích tiêu dùng trong nước. Đối với du lịch, trong bối cảnh kinh tế giảm sút, người dân có dấu hiệu giảm nhu cầu đi du lịch nước ngoài hoặc những nơi có khoảng cách xa, PATA và UNWTO khuyến nghị các nước nên quan tâm hơn tới du lịch trong nước để duy trì và đóng góp vào sự phục hồi kinh tế, xã hội.

Tổng thư ký UNWTO Taleb Rifai nhấn mạnh: "Để đạt được con số 1,8 tỉ khách du lịch quốc tế vào năm 2030, thì du lịch và hàng không phải luôn sát cánh bên nhau" [92]. Bên cạnh đó, Ủy ban Hàng không dân dụng của Liên hợp quốc kêu gọi đơn giản hóa các thủ tục bay, bảo đảm an toàn bay và tạo thuận lợi đi lại toàn cầu.


Hành động hợp tác mạnh mẽ nhất giữa du lịch và hàng không vừa qua là "Tuyên bố chung Medellin" về hợp tác phát triển Vận tải hàng không và Du lịch, giữa UNWTO và Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) bên lề Phiên họp Đại hội đồng Tổ chức Du lịch Thế giới lần thứ 21 tại Colombia.

Như vậy có thể thấy loại hình du lịch trải nghiệm văn hóa, du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái là ưu thế của các nước đang phát triển như CHDCND Lào trong kỷ nguyên 4.0, vì tính cạnh tranh cao do hợp xu hướng và chi phí để xây dựng loại hình du lịch này thấp

Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ số sẽ tạo bước nhảy cho các ngành dịch vụ nói chung và ngành du lịch nói riêng. Tuy nhiên, để ngành du lịch tiến xa hơn đòi hỏi CHDCND Lào, tỉnh Bo Kẹo, một đất nước và địa phương có tiềm năng du lịch lớn nhưng lại chưa thực sự phát triển khoa học công nghệ ở mức độ cao, phải biết tính toán lựa chọn khôn khéo. Nếu như một đặc điểm quan trọng của cách mạng 4.0 là "thông minh" thì chỉ có thể chế ngự thành công kỷ nguyên này bằng sự quản lý "thông minh". Về phía địa phương, theo khuyến cáo, những người trực tiếp làm du lịch cũng phải cố gắng gìn giữ nét nguyên sơ, những giá trị cốt lõi và nguyên bản của cộng đồng để hướng tới phát triển du lịch có trách nhiệm, đồng thời đẩy mạnh bảo tồn văn hóa, tập quán và lễ hội của địa phương mình.

Mặt khác Cách mạnh công nghiệp 4.0 dựa trên số hóa và kết nối là xu thế của thế giới. Chính vì thế sự phát triển của công nghệ thông tin được đánh giá là đã làm thay đổi phương thức tiếp cận và chia sẻ thông tin của du khách, đặc biệt là ảnh hưởng của mạng xã hội và các ứng dụng trên internet, điện thoại di động ngày càng phổ biến, đòi hỏi cơ quan QLNN về du lịch phải thay đổi phương thức. Cũng nhờ việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ mà du lịch đã được khu vực hóa, quốc tế hóa trên toàn cầu. Các tour du lịch giữa các nước gắn kết với nhau đáp ứng nhu cầu du lịch nhiều nước trong một chuyến hành trình của khách, sảm phẩm du lịch được quốc tế hóa.

Trong thời đại công nghệ phát triển, thông tin luôn được truy cập nhanh chóng và miễn phí. Vì vậy, rất nhiều du khách đã tự lên kế hoạch cho chuyến đi

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí