Trình Độ Cán Bộ Nhân Viên Sở Thông Tin, Văn Hóa


du lịch thiên nhiên, du lịch lịch sử, đề nghị cấp trên phê duyệt và đồng thời để tìm các nguồn đầu tư và phát triển du lịch.

+ Phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương để lập các dự án, lập kế hoạch về du lịch bảo tồn, hợp tác với người dân cùng để thực hiện xoá đói giảm ngheo.

+ Xử lý, cung cấp số liệu thống kê về du lịch để sử dụng trong công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch cũng như báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, thống kê lượng khách du lịch, số khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, khu, điểm du du lịch, doanh thu du lịch, nộp ngân sách, thời gian lưu trú của khách …

+ Thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Cụ thể là tuyên truyền, Poster to, nhỏ, ảnh, Video, xây dựng các website, biển quảng cáo du lịch. Thúc đẩy, khuyến khích việc sản xuất đồ lưu niệm đặc trưng của địa phương và v.v..

+ Thành lập, củng cố phòng thông tin liên lạc cấp địa phương nơi có khu, điểm du lịch nổi tiếng.

+ Cung cấp thông tin cho các đài, báo để quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh Bo Kẹo ra với các tỉnh khác cũng như bạn bè trên thế giới.

- Số lượng nhân lực. Sở Thông tin Văn hóa và Du lịch với tổng số cán bộ là 61 người, trong đó có 24 nữ và 37 nam. Hệ thống quản lý du lịch ở các huyện do phòng Du lịch phụ trách quản lý và dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc sở.

* Trình độ văn hóa, tuổi, giới tính của nhân lực sở Thông tin Văn hóa và Du lịch

Bảng 3.3: Trình độ cán bộ nhân viên Sở Thông tin, Văn hóa

và Du lịch tỉnh Bo Kẹo

Đơn vị tính: Người


TT

Theo giới tính

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp

1

Nam

11

19

5

0

2

Nữ

9

9

5

1


Tổng

22

28

11

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 13

Nguồn: [60].

Ở bảng 3.3 cho thấy, Sở Thông tin Văn hóa và Du lịch có trình độ đại học 22 người, trình độ cao đẳng 28 người, trình độ trung cấp 11 người và trình độ sơ


cấp 1 người. Như vậy trình độ của cán bộ nhân viên chủ yếu là cao đẳng và trung cấp. Ở phụ lục 1, với số phiếu khảo sát 37 người có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến quản lý nhà nước về du lịch, chỉ có 7 người được đào tạo chuyên ngành về du lịch; chuyên ngành quản lý nhà nước là 3 người, còn lại các chuyên ngành khác là 27 người cho thấy mức độ thiếu hụt cán bộ có trình độ quản lý về du lịch.

Bảng 3.4: Độ tuổi cán bộ nhân viên Sở Thông tin, Văn hóa

và Du lịch tỉnh Bo Kẹo

Đơn vị tính: Người


TT

Theo giới

tính

Dưới 25

Từ 25 -35

Từ 36- 45

Từ 46 -55

Trên 55

1

Nam

0

17

7

5

3

2

Nữ

1

16

10

2

0


Tổng

1

43

17

7

3

Nguồn: [60].

Nhìn vào bảng 3.4 cho thấy, hầu hết cán bộ nhân viên của Sở Thông tin và Du lịch độ tuổi từ 25 đến 45. Đây là độ tuổi có nhiều thế mạnh như: sức trẻ, năng động, dễ tiếp thu cái mới trong hoạt động quản lý nhà nước. Tuy nhiên trình độ cán bộ nhân viên của Sở nhìn chung còn yếu về chuyên môn và nghiệp vụ.

3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BO KẸO

3.2.1. Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch và các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo

* Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch

Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào lần thứ VI, VII, VIII, IX, X; Căn cứ vào Đại hội Đảng bộ tỉnh Bo kẹo lần thứ III, IV, V; Chính sách phát triển KT - XH 5 năm lần thứ VII, VIII của tỉnh Bo Kẹo và căn cứ chiến lược phát triển của Tổng cục Du lịch, Luật Du lịch sửa đổi năm 2013, Sở du lịch tỉnh Bo Kẹo đã lập quy hoạch, chiến lược và thực hiện các chính sách phát triển du lịch như: chính sách xúc tiến đầu tư; chính sách phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ viễn thông; chính sách kết nối dịch vụ giao thông với khu vực;


chính sách phát triển du lịch của tỉnh Bo Kẹo liên kết với cộng đồng ASEAN; dịch vụ quá cảnh và phát triển kinh tế thương mại biên giới; chính sách phát triển nông nghiệp gắn liền với chế biến nông sản.

Yêu cầu xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch: Phát triển du lịch tự nhiên - môi trường xanh gắn với việc bảo tồn, phát triển văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc. Củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch nhằm đảm bảo nhu cầu cần thiết đi đôi với việc nâng cao dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch đạt chất lượng cao. Lấy công tác phát triển thông tin truyền thống để tuyên truyền quảng bá về du lịch của Tỉnh một cách rộng rãi. Tổ chức các hoạt động phát triển du lịch gắn với việc quảng bá có mục đích trong nước và ngoài nước.

Việc lập kế hoạch phát triển du lịch được tiến hành hàng năm hoặc 5 năm. Thông thường kế hoạch hàng năm được xây dựng vào các tháng 9, sau khi xây dựng trình UBND Tỉnh phê duyệt và thực hiện. Trên cơ sở kế hoạch phát triển du lịch các nhà đầu tư căn cứ vào đó để đầu tư phát triển du lịch.

Mặt khác yêu cầu trong xây dựng quy hoạch du lịch của tỉnh Bo Kẹo phải kết nối với các tỉnh lân cận và các tỉnh của các nước láng giềng có biên giới, để làm cho ngành du lịch của Tỉnh theo hướng liên kết vùng và hội nhập quốc tế. Như kết nối du lịch sông Me Kông, du lịch làng nghề và đường R3 và sông Nằm Tha trở thành đường du lịch vùng và liên kết quốc tế.

Tỉnh đã có kế hoạch phát triển các huyện (dựa theo tiềm năng trong từng huyện) và được quy định bằng các văn bản QLNN, nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại địa phương:

* Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo

Trong giai đoạn từ 2007 đến 2017, tỉnh Bo Kẹo đã quy hoạch một số dự án phát triển du lịch trên địa bàn như sau:

- Dự án xây dựng và phát triển khu vực Mương Cầu Xụ Văn Nạ Khôm Khăm trở thành điểm du lịch văn hóa, lịch sử.


- Dự án phát triển khu nước nóng nối với thác Nậm-nhong ở bản Nặm- Câng câu/huyện Tổn-phầng trở thành điểm dịch vụ về du lịch gắn với văn hóa, phong tục của dân tộc Tày.

- Dự án phát triển Đon Pung huyện Huổi-sài trở thành điểm nghỉ dưỡng và các dịch vụ du lịch.

- Dự án khôi phục và giữ gìn doanh trại quân đội cũ của Pháp trở thành trung tâm nghiên cứu, trung tâm thông tin về du lịch Bắc Lào gắn với du lịch lịch sử.

- Dự án phát triển suối nước nóng Pung-lọ/ huyện Mâng trở thành điểm tắm nước nóng, điểm du lịch tự nhiên gắn với nền văn hóa của dân tộc.

- Dự án phát triển khu vực Phụ-xỉ-phạ của huyện Pạc-Thà trở thành điểm du lịch tự nhiên và văn hóa của dân tộc nhằm kết nối du lịch qua biên giới giữa Lào - Thái Lan, bản Chiềng-tọng/ huyện Pạc-Thà.

- Dự án phát triển khu vực Núi-phả hùng nối với thác Nậm-nhon du lịch đi bộ với điểm du lịch tự nhiên

Trong giai đoạn vừa qua, nhiều đề án quy hoạch phát triển du lịch được triển khai thực hiện ở Bo Kẹo. Các dự án quy hoạch du lịch phải phù hợp với các kế hoạch phát triển du lịch Tỉnh đã xây dựng. Chương trình chiến lược phát triển du lịch 2011 - 2020 của tỉnh Bo Kẹo xây dựng năm 2009-2010 và được trình lên Tỉnh và Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch phê duyệt. Nội dung chiến lược phát triển du lịch 2011 - 2020 của tỉnh Bo Kẹo như sau: Tập trung chương trình phát triển du lịch thiên nhiên, du lịch khám phá là một trong những hướng phát triển mới của ngành du lịch hiện nay cũng là điểm mạnh của tỉnh Bo Kẹo. Trước mắt, Tỉnh tập trung khai thác các khu di tích lịch sử, văn hóa như khu Văn hoá Nặm Tha, huyện Pác Tha.

Chương trình tôn tạo và phát triển du lịch lịch sử khu Trại quân đội Mỹ ở huyện Huổi Sai. Chương trình phát triển điểm du lịch rừng bảo tồn thiên nhiên. Chương trình xây dựng điểm nghỉ ngơi thăm quan và mua sản phẩm của nhân dân bản Đon Chay, huyện Huổi Sai.

Chương trình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc góp phần tạo thu nhập cho địa phương. Người dân có sự


hợp tác trong phát triển du lịch bắt nguồn từ ý thức tự chủ của họ trong việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, mang lại lợi ích cho chính người dân địa phương. Trên cơ sở tài nguyên thiên nhiên, tạo cơ hội thuận lợi cho người dân địa phương tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng. Từ đó, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên được bền vững, lâu dài.

Sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng của các huyện, tỉnh Bo Kẹo được khuyến khích phát triển như:

- Du lịch đi bộ ngắm rừng thiên nhiên động vật, thực vật.

- Tìm hiểu đời sống sinh hoạt của nhân dân các dân tộc.

- Du lịch cộng đồng (thưởng thức văn hóa ẩm thực và sinh hoạt cộng đồng của người bản địa).

- Mua sản phẩm lưu niệm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ của địa phương.

* Thực hiện các chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển du lịch theo hướng bền vững và hội nhập

Để thực hiện định hướng phát triển du lịch và từng bước đưa ra ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong giai đoạn 2007 - 2017, tỉnh Bo Kẹo đã thực hiện chính sách phát triển du lịch trên một số lĩnh vực như sau:

- Chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh Bo Kẹo.

Căn cứ vào Luật Đầu tư hiện hành 2016, Tỉnh đã có chính sách khuyến khích phát triển du lịch trong đó nhấn mạnh cải thiện dịch vụ du lịch như: khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng đủ tiêu chuẩn để phục vụ du khách, thúc đẩy kết nối với du lịch với quốc gia láng Thái Lan, Myanma, đặc biệt là các tỉnh Bắc Lào. Tỉnh khuyến khích phát triển văn hóa đặc trưng của dân tộc gắn với nguồn tài nguyên phong phú, lấy văn hóa, các lễ hội và phong tục tập quán làm thế mạnh thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến Bo Kẹo. Tỉnh nhấn mạnh vào du lịch về văn hóa, tự nhiên và lịch sử theo hướng bền vững trong phát triển du lịch ở đây. Đại hội đại biểu toàn tỉnh Bo Kẹo lần thứ V đưa ra mục tiêu đến năm 2020, số lượng du khách đến tỉnh Bo Kẹo khoảng 1.120.581 người [60].

Thời gian qua tỉnh Bo kẹo đã tổ chức các chương trình hội thảo khoa học để thu hút các đầu tư vào phát triển du lịch. Nội dung của 4 chủ đề gồm: Một là,


chính sách xúc tiến đầu tư tại tỉnh Bo kẹo. Hai là, phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ viễn thông và kết nối dịch vụ giao thông với khu vực. Ba là, phát triển du lịch tỉnh Bo kẹo hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Bốn là, Dịch vụ quá cảnh và phát triển kinh tế thương mại biên giới. Năm là, phát triển nông nghiệp gắn với chế biến nông sản.

Tỉnh Bo Kẹo đã có chính sách khuyến khích tìm nguồn vốn trong nước và nước ngoài để cải thiện và phát triển du lịch mạnh hơn nữa. Trong giai đoạn vừa qua, Tỉnh đã nhận được nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) để phát triển cơ sở hạ tầng.

Năm 2009 - 2013, vốn đầu tư viện trợ của ADB tổng tiền 1,376,300 $ trong đó trong đầu tư vào tỉnh Bo Kẹo là 446,300 $ để xây dựng cơ sở hạ tầng như: khu du lịch Nặm Nhon, phòng thông tin, phòng vệ sinh bản Nặm Chạng và đầu tư đường dây kinh tế Bắc - Nam 930,000 $. Năm 2014, viện trợ từ ADB ngân hàng phát triển Châu Á tổng số tiền là 986,300 $ đầu tư đường Bo kẹo - Luang Năm Tha. Năm 2015-2017, Ngân hàng ADB tiếp tục đầu tư cho tỉnh Bo Kẹo 700,000$ tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, điện, cải tạo hệ thống nước các huyện Huổi Sai, Tổn pầng và huyện Mâng [60; 57].

Năm 2009 - 2014 Chính phủ Lào đầu tư vào tỉnh Bo Kẹo với số tiền là 4,845,000,000 kíp với 6 chương trình như: xây văn phòng làm việc của Sở Thông tin, Văn hóa và Du Lịch; cải tạo và xây mới các phòng du lịch ở các huyện, hỗ trợ truyền thông về du lịch; đào tạo tập huấn người dân tham gia kinh doanh du lịch; cải tạo và trùng tu một số điểm du lịch như; trùng tu thành phố Cổ Su Văn Nạ Khôm Khăm; Trạm quân đội Pháp; Trạm quân đội Mỹ; chùa cổ… [54; 57].

Năm 2014-2016 Chính phủ Lào tiếp tục đầu tư 1,000,000,000 kíp xây dựng Ho Lắc Mương về phát triển KT - XH trong đó có cả phát triển du lịch như: trùng tu chùa, khôi phục các lễ hội dân tộc, các nghề truyền thống nhằm cung cấp các sản phẩm du lịch [57].

Năm 2017, Tỉnh đầu tư 1,200,000,000 kíp vào hệ thống thông tin, điện, cải tạo môi trường vệ sinh, trường học [60].

Nhìn chung vốn đầu tư từ ngân hàng ADB và Chính phủ trong phát triển


kinh tế nói chung, phát triển du lịch nói riêng còn khá khiêm tốn. Thiếu vốn trong đầu tư là điểm nghẽn trong phát triển du lịch ở đây.

- Chính sách đất đai trong phát triển du lịch.

Căn cứ Đại hội Đảng ủy tỉnh Bo Kẹo lần thứ V, Luật Đất đai, Luật Du lịch, Tỉnh quy hoạch đất đai các điểm du lịch và vành đai du lịch, đặc biệt ở các điểm du lịch có liên kết các nước ASEAN như khu du lịch Nặm Can, khu du lịch Ho Lắc Mương, khu du lịch Su Văn Nạ Khôm Khăm Huyện Tổn Pầng, Nước nóng Pụng Lọ, Phu Nhà Kha Huyện Mâng.

Dựa trên Luật Du lịch sửa đổi năm 2013 và chính sách phát triển về du lịch, chính quyền Tỉnh cũng đã có kế hoạch quản lý đất, lập danh sách thống kê đất đai hàng năm. Để đạt mục đích chiến lược thúc đẩy, khuyến khích đầu tư của nhà nước, Tỉnh Bo Kẹo tạo điều kiện cho nhà đầu tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư kinh doanh du lịch như: Tuyên truyền về Luật du lịch, các điều kiện và chính sách về du lịch tại địa phưng; đấu thầu, nhượng lại các điểm du lịch cho họ khai thác v.v. Ví dụ, điểm du lịch Đon Sao huyện Tổn Pầng và khu du lịch rừng Quốc gia Nặm Can Huyện Huổi Sai là du lịch thiên nhiên, Tỉnh đã tổ chức đấu thầu cho tư nhân nước ngoài khai thác như: cho đấu thầu khu Tam giác vàng với thời hạn 99 năm (nhà đầu tư Trung quốc đã trúng thầu).

- Chính sách quản lý tài nguyên du lịch.

Dựa trên vị trí, đặc điểm và thế mạnh của mình, chính quyền tỉnh Bo Kẹo đã coi ngành du lịch là ưu tiên trong kinh tế của Tỉnh hiện nay. Trong giai đoạn vừa qua chính quyền Tỉnh đã lập danh mục quản lý các điểm du lịch đang đi vào khai thác như:

Du lịch lịch sử gồm các khu điểm du lịch quan trọng trọng thời kỳ chiến tranh như Trạm quân đội Pháp được xây dựng từ năm 1900 trên núi trung tâm tỉnh được mở dịch vụ năm 2012;

Khu du lịch Phá Phạ (biểu tưởng phật) cách thị xã của tỉnh Bo Kẹo khoảng 15 km là biểu tưởng của công chúa con Vua A Nụ Vông đã chết trong thời kỳ chiến tranh với Vương Quốc Thái Lan;

Điểm du lịch Nhà tù với 24 phòng giam của quân đội Mỹ trong thời kỳ nước Mỹ xâm lược Lào được xây dựng năm 1963. Đây cũng là điểm dừng chân


của du khách khi đến Bo Kẹo tìm hiểu lịch sử của đất nước Lào nói chung và tỉnh Bo Kẹo nói riêng.

Điểm du lịch tâm linh gắn văn hóa là chùa Ma Ni Lát ở trung tâm Tỉnh được xây dựng từ năm 1880. Chùa Phạ Thạt Phá Khăm cách trung tâm Tỉnh khoảng 3 cây số, đây là ngôi chùa cổ có 990 năm tuổi.

Các điểm du lịch đã nêu trên được chính quyền địa phương thường xuyên được đầu tư nâng cấp tạo thêm nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, mang bản sắc văn hóa truyền thống và văn hóa dân tộc Tây Bắc Lào. Ngoài các sản phẩm độc đáo, tại các điểm du lịch còn có môi trường khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, người dân thân thiện và yêu mến khách, an ninh trật tự xã hội được đảm bảo, các dịch vụ phục vụ khách ngày càng được nâng lên trong đó yếu tố văn hóa đã được chú trọng hơn trong cơ cấu các sản phẩm du lịch.

Hiện tại Tỉnh mới khai thác 13 điểm du lịch và chưa đưa vào khai thác 86 điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa, hồ thác có tiềm năng du lịch. Như vậy quá trình phát triển du lịch ở Bo Kẹo phù hợp với định hướng phát triển KT - XH của quốc gia và của Tỉnh. Tuy nhiên sự phát triển này chưa tương xứng với tiềm năng và sự đầu tư của địa phương.

2.2.2. Đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm phát triển du lịch ở địa phương

* Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch

Tỉnh Bo Kẹo là một tỉnh nghèo, việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KT - XH nói chung và du lịch nói riêng gặp nhiều khó khăn.

- Về hệ thống giao thông

Các tuyến đường chính phát triển KT - XH và du lịch được Tỉnh đầu tư như:

+ Đường bộ: Tỉnh Bo Kẹo có đường quốc lộ R3 và cầu hữu nghị số 4 (Huoi sai - Chiang khỏng), có độ dài là 630 mét, tuyến đường liên kết từ đường số 1020 Thái Lan và đường R3 của CHDCND Lào. Đây là con đường nối liền miền Nam của Trung Quốc với các nước ASEAN đó là đường Bangkok - Côn Minh đi qua 2 tỉnh Luang Nằm Tha và Bo keo. Tuyến đường giao thông này tạo các tiềm năng để phát triển thương mại, du lịch, viễn thông và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân ở ba nước Trung Quốc, Lào và Thái Lan.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí