Hệ Thống Cơ Sở Kinh Doanh Du Lịch Từ Năm 2007 – 2017


+ Đường thủy: Có sông Mê-kông phần trên nằm ở giữa là tuyến đường giao thông thuận lợi cho việc đi lại cũng như giao thông và vận chuyển hàng hóa, chở khách du lịch. Tỉnh đầu tư du lịch đường thủy với số tàu 54. Khách du lịch từ Huôi sai - Luang Pra bang có thể lựa chọn du lịch đường thủy, mỗi ngày có khoảng 100-120 người/chuyến/tàu. Hàng năm, khách du lịch đường thủy khoảng 38.537 người/năm, thuyền du lịch mỗi năm có 383 chuyến/tàu/năm [60].

Nhìn chung cơ sở hạ tầng du lịch về giao thông đường bộ, và đường hàng không đã được nâng cấp và phát triển trong thời gian qua góp phần tích cực vào phát triển KT - XH nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Tuy nhiên nhìn chung hệ thống hạ tầng ngoài đường quốc lộ R3 đã đáp ứng về giao thông, còn lại đường đi vào các khu du lịch vẫn còn rất khó khăn, đặc biệt là hệ thống giao thông và sân bay chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay.

- Hệ thống cấp nước sạch

Mạng lưới cung cấp nước của tỉnh Bo Kẹo hiện tại chỉ phục vụ 6 khu vực trong tỉnh như: huyện Huổi Sai, huyện Tổn Pầng, khu vực phát triển Nằm Kầng, Huyện Par Tha, Huyện Mâng và chuẩn bị tiếp tục đầu tư Huyện Pá U Đôm. Hệ thống nước sạch mới tập trung ở trung tâm Tỉnh và trung tâm các Huyện, Tổng số sản xuất nước sạch là 1.800.568 m3 với 6.307 công tơ, số lượng sử dụng nước toàn tỉnh là 1.350.178 m3 [58].

- Hệ thống điện

Theo báo cáo ngành Điện, tỉnh Bo Kẹo sử dụng điện có mạng lưới 22 kw và mạng lưới 0,4 kw do nhà máy thủy điện Nằm Nhon cung cấp với công suất 3,5 MW (nhà máy đi vào hoat động năm 2011). Tỉnh đang hoàn thiện xây dựng 2 nhà máy thủy điện: xây dựng thủy điện Nằm Tha 1 với công suất 168 MW, xây dựng thủy điện Nằm Tha - Hạt Muốc (2) với công suất 14,8 MW và có dự án xây dựng thủy điện Năm Ngao với công suất 15 MW để phục vụ điện trong nước và bán ra nước ngoài [58].

- Hệ thống thông tin liên lạc

Bo Kẹo có mạng lưới viễn thông khá tốt, từ Bưu điện trung tâm Tỉnh đến Bưu điện các huyện. Hệ thống thông tin được đảm bảo liên lạc thông suốt trong


nước cũng như quốc tế. Bưu chính viễn thông Tỉnh có thể đáp ứng được nhu cầu của du khách trong và ngoài nước, dịch vụ nhanh chóng đảm bảo kết nối viễn thông. Tỉnh có thể phục vụ điện thoại cố định, điện thoại di động và Internet kết nối với 5 huyện trong tỉnh. Tỉnh có 149 trạm với 117.924 số, tính bình quân 69 số/100 người. Tỷ lệ sóng điện thoại phủ đến đến các làng trên địa bàn chiếm 99% [58].

- Xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng về du lịch

Tỉnh đã thí điểm đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái khai thác văn hóa và tài nguyên thiên nhiên rừng Bo Kẹo. Tổng đầu tư vào khu du lịch sinh thái là 100,000 $ với diện tích ban đầu là 150 m2 xây nhà nghỉ dưỡng, xây nhà trên cây là 100 m2 để nghỉ ngơi, ngắm cảnh [60]. Đây là sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương và Tỉnh Bo Kẹo đang có kế hoạch mở rộng diện tích và quy mô du lịch này trong thời gian tới.

Tỉnh tiếp tục đầu tư khôi phục và cải tạo Trạm Quân đội Pháp, chợ Cộng đồng Bản Đon Chay, Chợ đêm thị xã Huyện Huổi Sai và phòng bán đồ lưu niệm dân tộc Bản Pụng Pá, huyện Mâng. Tổng đầu tư 228,964.81 $ trong đó đầu tư cải tạo Trạm Quân đội Pháp 115,964.89 $, chợ bản Đon Chay 91,999.92 $, chợ đêm 15,000 $, phòng bán đồ lưu niệm dân tộc 6,000 $" [60, tr.5].

- Hệ thống nhà hàng, khách sạn.

Hiện nay hệ thống khách sạn, nhà hàng càng ngày càng nhiều hơn và khá thuận lợi có thể đón khách đến du lịch trên địa bàn.

Bảng 3.5: Hệ thống cơ sở kinh doanh du lịch từ năm 2007 – 2017


Cơ sở lưu

trú

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Công ty

du lịch

8

10

8

9

12

14

15

15

17

16

17

Khách

sạn

6

5

6

6

7

9

9

12

11

16

16

Nhà nghỉ,

Resort

29

26

36

41

42

52

57

62

66

82

73

Nhà hang

28

25

43

43

23

28

29

36

35

38

39

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 14

Nguồn:[53; 59].

Nhìn vào bảng 3.5, hệ thống cơ sở kinh doanh du lịch cho thấy rằng từ 2007 đến 2017, số lượng công ty kinh doanh du lịch tăng lên hơn 2 lần; số lượng


khách sạn tăng 2,7 lần; số lượng nhà nghỉ, resort tăng 2,5 lần; số nhà hàng tăng 1,4 lần. Tuy nhiên sự phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ khách du lịch có du hướng tăng nhưng không đáng kể như: công ty du lịch năm 2017 có 17 công ty so với năm 2007 tăng hơn gấp đôi, tổng số nhà hàng khách sạn tăng từ 63 năm 2007 lên 128 nhưng nếu theo nhu cầu về du lịch hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

* Giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa nhằm phục vụ du lịch

Trong thời gian qua, với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp, bản sắc văn hoá của các dân tộc Lào nói chung và tỉnh Bo Kẹo nói riêng đã được khôi phục. Các làng nghề truyền thống, các lễ hội đặc sắc được khôi phục và phát triển. Nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa đã được trùng tu, tôn tạo.

+ Huyện Tổn Pầng: Củng cố và phát triển điểm du lịch suối nước nóng. Năm 2017, Tỉnh đã ký với nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư khai thác khu du lịch Su Văn Nạ Khôm Khăm. Tỉnh cũng ký với nhà đầu tư Trung Quốc (công ty King Lô măn Hồng Kông) về tập huấn về dịch vụ, hướng dẫn viên cấp bản, tạo việc làm cho dân tộc La Hu Phu, La Hu Si, khu vực phát triển Na Khăm, bản Năm Phà, dân tộc Mu Sơ Đen, bản Năm Ty dân tộc Mu Sơ trắng, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương tăng thêm thu nhập khi tham gia dịch vụ du lịch. Với cách làm này, bước đầu người dân có ý thức gìn giữ những di sản văn hoá, họ biết yêu quý thiên nhiên, họ cũng là người hướng dẫn viên rất tuyệt vời bởi không ai hiểu phong tục tập quán, quê hương của họ hơn họ và cũng mang lại nguồn thu cho họ, có như thế càng thúc đẩy du lịch phát triển.

+ Huyện Huổi Sai: Chương trình phát triển thác Nặm Nhon, dự án phát triển Đon Pụng trở thành điểm du lịch toàn diện. Dự án bảo tồn và phát triển Trạm quân Pháp. Dự án tập huấn dịch vụ hướng dẫn du lịch cấp bản, tạo việc làm cho dân tộc Pa Nạ, dân tộc La Hu A Kha khu vực phát triển Nặm Nhon biết phục vụ khách du lịch cấp cơ sở.

+ Huyện Pác Tha: Chương trình phát triển điểm du lịch thiên nhiên, văn hoá, tôn tạo chùa cổ, núi Sì Pà, tập huấn về dịch vụ, hướng dẫn cấp làng, thúc


đẩy việc dịch vụ du lịch bảo tồn cho nhân dân cụm bản Kèng Phác, Kòn Tơn, bản Đông, bản Pang Xã, góp phần hợp tác để làm tăng thu nhập cho nhân dân, góp phần xoá đói, giảm nghèo.

+ Huyện Mâng: có dự án phát triển suối nước nóng thành một điểm tắm nước nóng, tham quan tự nhiên gắn liền với văn hóa các dân tộc ngoài các điểm du lịch mà tỉnh đã có dự án còn nhiều điểm cần được phát triển như Hang Nặm nhù, Nhà tù 24 phòng của quân đội Mỹ v.v..

2.2.3. Tổ chức quản lý hoạt động du lịch ở tỉnh Bo Kẹo

Tổ chức các hoạt động phối hợp các sở, ban và ngành trong quản lý du lịch tỉnh Bo Kẹo

Để đạt được mục tiêu trong phát triển của du lịch, ngoài Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch, tỉnh Bo Kẹo đưa ra cơ chế kết hợp giữa sở, ban và ngành trong tỉnh như:

Về Sở Ngoại vụ: Phối hợp với ngành quốc phòng, an ninh, cảnh sát cửa khẩu, cảnh sát du lịch có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch, giải quyết vấn đề đến quá cảnh (cửa khẩu quốc tế), cấp Visa, vận chuyển khách, lệ phí và đảm bảo an toàn của du khách.

Sở Giao thông vận tải: Sở Giao thông vận tải phối hợp với sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch quản lý dự án đầu tư các công trình du lịch có liên quan đến hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không theo thẩm quyền; phối hợp kiểm tra các phương tiện giao thông vi phạm điều kiện kinh doanh vận chuyển theo quy định pháp luật.

Sở Nông - Lâm nghiệp: chủ trì phối hợp với Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch và chính quyền địa phương trong việc quản lý xây dựng các công trình phục vụ du lịch phủ hợp với quy hoạch phát triển các khu bảo tồn sinh thái do ngành quản lý và có trách nhiệm theo dõi quản lý các loại động vật hoang dã quý hiếm ở các khu du lịch điểm du lịch, bản du lịch cộng đồng.

Sở Công thương: kiểm tra đơn vị kinh doanh về thủ tục hoạt động kinh doanh, thực hiện các khâu kinh doanh, thúc đẩy sản xuất, các đồ lưu niệm.


Sở Tài nguyên và Môi trường liên quan đến môi trường và thực vật động vật.

Sở Kế hoạch và Đầu tư: Xây dựng cơ chế chính sách việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài về du lịch, tham mưu phân bổ nguồn kinh phí đầu tư phát triển du lịch theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Sở Tài chính: Đảm bảo việc thu thuế và phí đầy đủ các hoạt động liên quan đến du lịch. Sở tạo cơ chế thu thuế và phí thuận lợi, hợp lý.

Sở Giáo dục: Đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục ý thức cho người dân nhất các bản du lịch cộng đồng về phát triển du lịch.

Sở Y tế: Hướng dẫn các khu du lịch, điểm du lịch bản du lịch cộng đồng, các tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra giám sát để có biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn cho khách du lịch.

UBND Tỉnh là cơ quan chủ thể QLNN về phát triển du lịch. Tỉnh thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh để phát triển du lịch nhất là phó chủ tịch Tỉnh phân công phụ trách về du lịch và ngành du lịch thực hiện chính về vấn đề này.

Huyện, thành lập ban chỉ đạo do phó chủ tịch Huyện phân công quản lý. ngành du lịch thực hiện theo phân cấp quản lý.

Làng (cơ sở), chính quyền làng là khâu quan trọng nhất trong việc phát triển du lịch bền vững. Chính quyền cơ sở nắm vững chủ trương của Đàng và Nhà nước Lào, tỉnh Bo Kẹo về phát triển du lịch. Người dân được tập huấn về ý thức yêu nước, yêu quê hương về du lịch, khi tham gia kinh doanh du lịch.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền chính sách, pháp luật về du lịch

Sở Thông tin Văn hóa và Du lịch đã tổ chức tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật nói chung và pháp luật du lịch, các văn bản liên quan đến du lịch nói riêng cho cán bộ, công chức và đơn vị kinh doanh khách sạn, nhà hàng, để đảm bảo tính thống nhất trong nhận thức và thực hiện pháp luật về du lịch của nhân dân….. Để nhận thức đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật du lịch, Sở đã thực hiện các buổi tập huấn, tuyên truyền giải thích một số quy định cơ


bản trong các văn bản chính sách, pháp luật về du lịch trước khi tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đó.

Đặc biệt Sở đã phần nào chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến nội dung, tinh thần của các văn bản pháp luật du lịch mới ban hành. Đồng thời Sở đã tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ, các cơ quan chuyên môn nghiệp vụ như cán bộ ngành quản lý du lịch, đặc biệt là ngành địa chính. Ngoài ra, Tỉnh yêu cầu phải nâng cao nhận thức pháp luật du lịch cho toàn thể nhân dân theo tinh thần không ai không biết về pháp luật du lịch. Để công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật du lịch có kết quả, Sở đã sử dụng kết hợp nhiều hình thức và có biện pháp tuyên truyền giáo dục khác nhau cho từng nhóm đối tượng. Tuy nhiên khi khảo sát về vấn đề tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch cho người Bo Kẹo, kết quả cho thấy mức độ tuyên truyền phổ biến này ở mức chưa cao (xem bảng 3.6)

Bảng 3.6: Đánh giá mức độ phù hợp, hiệu quả của các hình thức tuyên truyền chính sách pháp luật về du lịch cho người dân của huyện Bo Kẹo


Nội dung

Rất kém

Kém

Trung

bình

Tốt

Rất tốt

Lượt

%

Lượt

%

Lượt

%

Lượt

%

Lượt

%

Sử dụng loa phát thanh

tại địa phương

31

17,5

23

13,0

43

24,3

34

19,2

46

26,0

Phát tờ rơi

65

36,7

31

17,5

38

21,5

23

13,0

20

11,2

Thông qua họp làng

20

11,3

20

11,3

46

26,0

55

31,1

36

20,3

Thông qua họp các

ngành liên quan

15

8,5

11

6,1

29

16,4

61

34,5

61

34,5

Sử dung xe ô tô tuyên

truyền, băng rôn, phát loa

37

20,9

27

15,3

46

26,0

40

22,6

27

15,2

Cán bộ đến tận hộ

tuyên truyền

21

11,9

28

15,8

26

14,7

41

23,2

61

34,4

Nguồn: Kết quả do tác giả nghiên cứu.


Nhìn vào bảng 3.6 cho thấy trong thời gian vừa qua, công tác tuyên truyền giáo dục chính sách pháp luật về du lịch ở tỉnh Bo Kẹo đạt hiệu quả chưa cao. Trong đó được hình thức phát tờ được đánh giá từ rất kém đến trung bình rơi 75,7% và từ tốt đến rất tốt 24,2%. Đây là hình thức tuyên truyền kém nhất. Sử dụng xe ô tô tuyên truyền, băng rôn, phát loa trong tuyên truyền đánh giá từ rất kém đến trung bình là 62,2% và từ tốt đến rất tốt là 37,9 %. Hình thức sử dụng loa phát thanh đánh giá từ rất kém đến trung bình là 54,8, từ tốt đến rất tốt là 45,2%.; Hình thức tuyên truyền qua họp làng được đánh giá từ rất kém đến trung bình là 48,6% và từ tốt đến rất tốt 51,4%; Hình thức cán bộ đến tận hộ tuyên truyền được đánh giá từ rất kém đến trung bình là 42,4% và từ tốt đến rất tốt là 57,6%. Hình thức tuyên truyền thông qua họp các ngành liên quan được đánh giá từ rất kém đến trung bình là 31% và từ tốt đến rất tốt là 69%. Như vậy có hai hình thức tuyên truyền giáo dục là cán bộ đến từng hộ đối với người dân và họp các ngành liên quan đối với cán bộ, công chức nhà nước hiện nay ở Bo Kẹo là có hiệu quả nhất. Tuy nhiên qua đánh giá ở bảng 3.6, cả hai hình thức D và F, trình độ cán bộ đi tuyên truyền vận động chưa tốt nên kết quả tuyên truyền chưa cao.

Mặc khác việc biên soạn tài liệu liên quan đến chính sách, pháp luật về du lịch còn rất ít. Các đợt tập huấn về văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ, công chức trong toàn ngành du lịch chưa được thực hiện thường xuyên. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã được lãnh đạo Tổng cục Du lịch chỉ đạo, nhưng chưa được tiến hành thường xuyên, đều đặn, chủ yếu tập trung vào đối tượng là cán bộ, công chức làm công tác QLNN mà chưa chủ ý đến tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, khách du lịch và đặc biệt là dân cư địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở tỉnh Bo Kẹo nhiều khi còn mang tính hình thức, phong trào, ý thức pháp luật của các đối tượng hoạt động du lịch chưa được nâng cao.

* Khuyến khích hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn.

Thực tiễn cho thấy, ở Bo Kẹo các thành phần kinh tế khác đều có tham gia vào hoạt động du lịch. Chính quyền Tỉnh định hướng phát triển du lịch, quy


hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh du lịch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và tạo cơ sở pháp lý để mọi doanh nghiệp được bảo đảm quyền tự do kinh doanh nhưng phải tuân thủ Luật du lịch, chính sách về du lịch, luật đầu tư.

Trên thực tế, khi khảo sát doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng kinh doanh các dịch vụ du lịch, khi hỏi khó khăn họ gặp phải trong kinh doanh thì kết quả cho thấy (xem bảng 3.7)

Bảng 3.7: Khó khăn nhất trong kinh doanh của doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng kinh doanh về du lịch

Nội dung

Số lượt

%

Thiếu vốn

15

75

Nhân lực thiếu, yếu

13

65

Thiếu thông tin thị trường

12

60

Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp

14

70

Nguồn: Kết quả do tác giả nghiên cứu.

Theo kết quả khảo sát (bảng 3.7), 75% cho rằng họ thiếu vốn kinh doanh, nhưng trên thực tế họ ít vay vốn từ ngân hàng (mặc dù chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ vay vốn) để mở rộng quy mô mà chủ yếu từ vốn tự có của mình. Điều này cho thấy đẩy mạnh mức độ mở rộng quy mô của doanh nghiệp du lịch còn thấp. Bên cạnh đó, họ cũng khó khăn nhân lực, thông tin thị trường và thủ tục hành chính. Điều đó cho thấy thị trường du lịch Bo Kẹo ở mức yếu.

Bảng 3.8: Chính quyền địa phương hỗ trợ trong kinh doanh của doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng kinh doanh về du lịch

Nội dung

Số lượt

%

Đất đai

12

60

Hỗ trợ vay vốn

16

80

Hỗ trợ đào tạo, tập huấn

2

10

Hỗ trợ về thông tin liên quan đến kinh doanh về du lịch

4

20

Nguồn: Kết quả do tác giả nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023