Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Một Số Tỉnh Ở Công Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào


giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, chính trị. Năm 2010, du khách đến Sơn La đạt 382.390 lượt người, đến năm 2013 đã tăng lên 1,21 triệu lượt người; lượng khách lưu trú năm 2013 tăng 157% so với năm 2010 (du khách quốc tế năm 2010 đạt gần 32.500 lượt người, năm 2013 đạt hơn 43.000 lượt người) Năm 2015, Sơn La đón gần 1,6 triệu lượt khách [135; 147]. Về cơ sở lưu trú, toàn tỉnh hiện có 113 cơ sở lưu trú đang hoạt động với 1.800 phòng; 25 khách sạn (2 khách sạn 3 sao, 12 khách sạn 2 sao, 11 khách sạn 1 sao), còn lại là nhà nghỉ du lịch và 5 cơ sở chưa thẩm định xếp hạng [124].

Về doanh thu du lịch xã hội năm 2013 đạt trên 600 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ cơ sở lưu trú đạt trên 340 tỷ đồng, còn lại là doanh thu dịch vụ khác. Hiện nay, các điểm tham quan du lịch trong tỉnh đang từng bước được hình thành cùng với đầu tư tôn tạo và bảo tồn các di tích lịch sử danh lam thắng cảnh, như: Nhà ngục Sơn La, Văn bia Lê Thái Tông (Thành phố), Khu du lịch Mộc Châu, Khu du lịch Ngọc Chiến (Mường La), điểm du lịch sinh thái cộng đồng Chiềng Yên (Vân Hồ), bản Dọi, bản Áng (Mộc Châu), bản Bó, bản Hụm (Thành phố); các điểm nước khoáng nóng bản Mòng, Ít Ong, Ngọc Chiến, Thèn Luông... cùng các hang động kỳ vĩ: hang Dơi, ngũ động bản Ôn (Mộc Châu), hang Chi Đẩy, Nhả Nhung (Yên Châu) và lòng hồ thủy điện Sơn La... tạo tiền đề cho việc hình thành các tour, tuyến du lịch văn hoá - lịch sử - sinh thái cộng đồng. Một số điểm du lịch mới đang được các nhà đầu tư quan tâm triển khai như: khu du lịch rừng thông bản Áng, thác Dải Yếm (Mộc Châu); Yên Sơn (Yên Châu); Hua Bó - Mường Bú (Mường La)...

Những năm trước đây, du khách tới Sơn La mới chỉ biết đến trên hành trình du lịch Tây Bắc với một số điểm di tích lịch sử, đó là cao nguyên Mộc Châu, ngã ba Cò Nòi, sân bay Nà Sản, Nhà tù Sơn La. Vài năm gần đây, Sơn La được du khách quan tâm bởi công trình thuỷ điện Sơn La, du lịch nông nghiệp Mộc Châu, du lịch cộng đồng... Đặc biệt, một số doanh nghiệp trên địa bàn đã bắt đầu tham gia hoạt động lữ hành, như: Công ty Cổ Phần Du lịch Công Đoàn Sơn La, Công ty Cổ Phần khách sạn Sơn La, khách sạn Hà Nội, tổ chức đưa đón khách tham quan du lịch theo tuyến du lịch văn hoá, di tích lịch sử, cảnh quan


khu vực thành phố và vùng phụ cận. Đồng thời tổ chức đưa khách của Sơn La đi tham quan, nghỉ mát tại một số tỉnh, thành phố [124].

Những vấn đề bất cập trong quản lý du lịch Sơn La

Tuy nhiên, ngành Du lịch Sơn La còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập, chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định ngành kinh tế mũi nhọn; hiệu quả phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và chưa bền vững. Hội nhập, hợp tác, cạnh tranh với các tỉnh lân cận có mặt còn hạn chế; việc giao lưu mở rộng và tăng cường liên kết với các thị trường du lịch trong và ngoài nước còn nhiều yếu kém...

Nhìn từ góc độ cơ cấu doanh thu du lịch xã hội cho thấy việc chi tiêu của khách còn rất hạn chế, do khách lưu trú ở Sơn La ít ngày hoặc dịch vụ đáp ứng còn ở mức thấp. Du lịch Sơn La mới chỉ dừng lại ở việc đón tiếp khách lưu trú và tham gia phục vụ một phần đi lại, ăn uống của khách, còn dịch vụ lữ hành, tham quan danh lam thắng cảnh, trải nghiệm văn hóa cộng đồng... chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của du lịch. Các dịch vụ du lịch còn thiếu và đơn điệu nên chưa thu hút được khách và lưu giữ khách ở lại Sơn La lâu hơn, vì vậy bình quân ngày khách trên lượt khách còn thấp (bình quân 1,5 ngày cho 1 lượt khách ở lại Sơn La). Kết quả này cho thấy cơ cấu đầu tư du lịch Sơn La còn kém, chưa chú trọng đầu tư để khai thác các loại hình du lịch trải nghiệm văn hóa cộng đồng; khám phá, mạo hiểm; dịch vụ nghỉ dưỡng, mua sắm... [124].

Về nhân lực du lịch, năm 2010 toàn tỉnh có trên 900 lao động, đến năm 2013 tăng lên 1.620 lao động, trong đó số lao động đã qua đào tạo là 861 người, chiếm 53,1%, tập huấn ngắn hạn 360 lao động và chưa qua đào tạo 400 lao động. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo khá cao, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ của ngành du lịch; lao động trong hoạt động lưu trú, tỷ lệ lao động cho một phòng khách sạn, nhà nghỉ chỉ ở mức 0,8 lao động/phòng, quá thấp so với yêu cầu chung của ngành du lịch (từ 1,2 - 1,7 lao động/phòng) [124].

Dịch vụ lữ hành chưa đảm bảo các điều kiện về kinh doanh lữ hành. Về hướng dẫn viên, đã cấp 12 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế cho các đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có một hướng dẫn viên


đang hoạt động trên địa bàn. Về thuyết minh viên, đội ngũ thuyết minh viên mới được bố trí ở Bảo tàng Tỉnh, công ty cổ phần Du lịch Công đoàn, khách sạn Hà Nội, Hương Sen (Thành phố); Hang Dơi, công ty cổ phần Giống bò sữa, Công ty Chè Mộc Sương (Mộc Châu)... còn các khu, điểm tham quan du lịch khác chưa có hoặc chưa được đào tạo, cấp thẻ thuyết minh viên.

Nguồn khách đến Sơn La chủ yếu là do các tổ chức, cơ quan, đoàn thể ở các địa phương, nhất là Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, tổ chức các đợt tham quan du lịch nhân dịp các sự kiện lớn như: Ngày giải phóng Điện Biên, ngày Hội văn hóa các dân tộc, Lễ khởi công, khánh thành... Đối tác tổ chức cũng chính là các cơ quan, ban, ngành đón tiếp đoàn công tác tại địa phương, không phải là các đơn vị chuyên kinh doanh lữ hành.

Do chưa hình thành và xác định rõ điểm nhấn du lịch Sơn La nên phần đông khách du lịch trong nước mới chỉ tập trung đến một số điểm tham quan có điều kiện đi lại thuận lợi như ở Mộc Châu. Bỏ qua những điểm du lịch mới với những yếu tố thu hút khách đặc sắc về thiên nhiên và văn hoá dân tộc.

Định hướng phát triển

Du lịch Sơn La xác định bước đột phá cho giai đoạn tới, đó là: Lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục tiêu tổng thể của phát triển; chất lượng và thương hiệu là yếu tố quyết định; doanh nghiệp là động lực, đòn bẩy cho phát triển; cần phân cấp mạnh về quản lý và phi tập trung về không gian là phương châm.

Để đạt được mục tiêu định hướng trên, trước mắt tập trung phát triển du lịch theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại; khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế của tỉnh; phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa vai trò động lực của các doanh nghiệp. Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, có thế mạnh. Ưu tiên phát triển du lịch văn hóa cộng đồng là thế mạnh nổi trội của tỉnh; phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch có trách nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.


Tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm; huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia theo cơ chế "cùng mục tiêu, cùng chia sẻ". Xây dựng lực lượng lao động du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội. Tận dụng sự hỗ trợ của cơ quan du lịch quốc gia, các tổ chức trong và ngoài nước triển khai e-marketing, ứng dụng công nghệ truyền thông, mạng xã hội để nâng cao hiệu quả quảng bá; tích cực tổ chức đón các đoàn fam&presstrip đến khảo sát, xây dựng sản phẩm và quảng bá hình ảnh Tây Bắc đến với du khách trong nước và quốc tế.

Tổ chức phát triển các dịch vụ du lịch tại các điểm phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế nông nghiệp, văn hóa dân tộc, nhất là các địa bàn trọng điểm du lịch như: Mộc Châu, thành phố Sơn La, vùng hồ sông Đà tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Vùng phát triển du lịch có không gian và quy mô phù hợp, khai thác yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch Sơn La. Tập trung ưu tiên phát triển các địa bàn trọng điểm, điểm đến nổi bật trong mỗi vùng, có mối tương quan bổ trợ liên kết nội vùng và liên vùng. Lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch cần tập trung ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch.

Để hiện thực hóa những định hướng phát triển du lịch cần có giải pháp cụ thể. Trước hết, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng khuyến khích phát triển; tăng cường hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân, phân cấp mạnh về Ban quản lý các khu du lịch và UBND các huyện, thành phố nhằm khai thác tốt tính chủ động, năng động của doanh nghiệp, cộng đồng và vai trò kết nối của Hiệp hội du lịch; tăng cường kiểm soát chất lượng, bảo vệ và tôn vinh thương hiệu; huy động tối đa nguồn lực về tài nguyên, tri thức, tài chính trong và ngoài


tỉnh; tăng cường hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong phát triển thương hiệu và xúc tiến quảng bá. Hình thành những công ty du lịch có tiềm lực mạnh, thương hiệu nổi bật làm tiên phong cho phát triển dịch vụ.

Trong chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tỉnh Sơn La xác định các không gian du lịch, tuyến du lịch gắn với các sản phẩm cụ thể như: Du lịch văn hoá gắn với các di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; du lịch nông nghiệp sinh thái, gắn với cao nguyên Mộc Châu và vùng hồ sông Đà, kết nối với các điểm du lịch trong trên tuyến du lịch Tây Bắc... từng bước đưa du lịch Sơn La phát triển bền vững.

Về liên kết hợp tác, đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc phát triển du lịch Sơn La gắn với vùng Tây Bắc. Việc liên kết giữa các điểm đến, các địa phương trong khu vực sẽ tạo ra được những tour, tuyến du lịch độc đáo trên cơ sở khai thác những điểm đến nổi bật và khác biệt của từng địa phương. Bên cạnh việc liên kết nội vùng, các tỉnh Tây Bắc còn cần phải liên kết với những địa phương trọng điểm du lịch như Hà Nội, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và liên kết phát triển du lịch qua biên giới thu hút khách du lịch từ Trung Quốc, Lào nhất là các địa phương có cửa khẩu quốc tế là Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch luôn là một trong những yếu tố quyết định của quá trình phát triển du lịch, đặc biệt đối với tỉnh Sơn La và các tỉnh Tây Bắc thì đây là một vấn đề then chốt do du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa là một sản phẩm đặc thù và chủ lực của Sơb La và vùng Tây Bắc. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng là người dân bản địa, am hiểu về văn hóa bản địa và được đào tạo bài bản về nghề du lịch để bảo đảm du khách vừa được phục vụ tốt vừa có được trải nghiệm nguyên bản về văn hóa địa phương. Cần bảo đảm cả hai yếu tố này để tránh sự cực đoan hoặc là nguyên sơ quá không biết làm du lịch, hoặc là thương mại hóa quá mất đi tính thuần khiết của văn hóa vùng cao. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ ngành Du lịch cũng cần được quan tâm nâng cao trình độ, kỹ năng, đặc biệt là năng lực sáng tạo trong tham mưu xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chuyên nghiệp và tiếp cận với tri thức, công nghệ mới trong xúc tiến, quảng bá truyền thông.


2.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch trên một số tỉnh ở Công hoà Dân chủ Nhân dân Lào

Lý do chọn tỉnh Luang Pra Bang và Xiêng khoảng trong nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về du lịch là: Thứ nhất, tác giả chọn tỉnh Luang Pra Bang là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch giống Bo Kẹo, là cổng thành của 8 tỉnh miền Bắc Lào. Đây là Tỉnh có tốc độ phát triển du lịch nhanh ở Lào. Luang Pra Bang có kinh nghiệm phát triển du lịch theo kết nối liên kết các địa phương và thủ đô Viêng Chăn. Thứ hai, tác giả chọn Xiêng khoảng là vì đây là Tỉnh cũng có nhiều nét tương đồng phát triển cả về phát triển KT - XH, cả về du lịch. Xiêng khoảng là tỉnh lân cận với Bo Kẹo nhưng du lịch ở đây ở góc độ nào đấy phát triển hơn Bo Kẹo.

2.3.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Luang Pra Bang

Tỉnh Luang Pra Bang nằm ở vị trí địa lý Bắc Lào của châu thổ sông Nằm Khan và sông Me Kông. Tỉnh Luang Pra Bang còn là cổng thành của 8 tỉnh miền Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Phông Xa Ly và tỉnh Sơn La (CHXHCN Việt Nam), phía Tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Hua Phăn, phía Nam giáp tỉnh U Đôm Xay và tỉnh Xay Nha Bu Ly, phía Đông giáp tỉnh Viêng Chăn. Tỉnh Luang Pra Bang cách thủ đô Viêng Chăn 360 km theo con đường quốc lộ số 13 từ Bắc đến Nam, địa hình đồi núi, đồng bằng ven sông Mê Kông nhỏ hẹp, địa hình này tạo

điều kiện cho tỉnh Luang Pra Bang phát triển kinh tế đa dạng. Khí hậu trong khu vực có núi đồi cao, khí hậu mát mẻ nhiệt độ bình quân thấp nhất là 140C, nhiệt độ cao nhất là 400C. Tài nguyên nước tỉnh Luang Pra Bang có lưu vực sông và suối tổng diện tích lưu được 13.000 km3 với chiều dài sông suối 15.470 km nguồn nước mưa hàng năm khoảng 9,13 tỷ m3 [63].

Tỉnh Luang Pra Bang là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và trung tâm du lịch lớn của miền Bắc nước CHDCND Lào. Về điều kiện KT - XH, tỉnh Luang Pra Bang có dân số đứng thứ 3 trên cả nước tốc độ tăng khá nhanh, từ năm 2000 trở lại đây tăng 1,65 lần và tốc độ tăng bình quân 3,35%. Kinh tế tỉnh Luang Pra Bang đã đạt được tăng trưởng khá và liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7%/ năm [63]. Qua các số liệu của các năm tốc độ tăng trưởng


kinh tế khá ổn định và tăng trưởng liên tục là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp. Phát triển du lịch là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng. Đây là cơ sở để nâng cao đời sống vật chất cho người dân.

Với những tiềm năng về tự nhiên, văn hoá, KT - XH, vừa là thành phố cố đô ngàn năm lịch sử lâu đời, là di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận, tỉnh Luang Pra Bang có đầy đủ điều kiện tốt để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã nêu trên, tỉnh Luang Pra Bang có điều kiện rất thuận lợi cho khách du lịch nghỉ mát.

Ngoài các tài nguyên thiên nhiên nêu trên, còn có những tài nguyên hấp dẫn thu hút khách như: Chi nhánh Bảo tàng Vua Xỉ Xa Vang Vắt Tha Na và bức tượng Xỉ Xa Vang Vông nơi lưu giữ và trưng bày các hiện vật hình ảnh cuộc đời sinh sống của Vua Luang Pra Bang. Các hoạt động lễ hội, các điểm đến du lịch như: Du lịch thắng cảnh Tạt Quang Xi, Thăm Pha Thoc, Mương Ngoi Câu, Tinh Mương Pác U, các loại hình nghệ thuật sân khấu hiện đại và truyền thống mà có thể thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến Luang Pra Bang hàng năm.

Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến tỉnh LuangPra Bang 2007-2016

Đơn vị: Nghìn người


2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

166,8

231,5

237,6

210,7

274,5

204,2

342,6

378,9

531,3

643,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 10

Nguồn: [13; 14; 56]

Nhìn vào bảng 2.1 cho thấy số lượng khách du lịch đến LuangPra Bang tăng lên khá nhanh. Sau 10 năm, số lượng khách đến đây tăng 3.85 lần. Số lượng khách tăng nhanh năm 2015 và 2016. Riêng năm 2007, khách quốc tế là 186.819 lượt khách thăm quan với chi tiêu bình quân một ngày là 100USD, và khách nội địa là 124.826 lượt khách thăm quan với chi tiêu bình quân một ngày là 150.000 kíp [63]. Đồng thời tỉnh Luang Pra Bang không chỉ là điểm đến cho khách du lịch mà còn là điểm trung tâm xuất phát cho chuyến đi du lịch các tỉnh miền Bắc,


miền trung, đó chính là cổng vào, ra của du khách trong nước và quốc tế. Vì vậy, Tỉnh đã tập trung làm tốt công việc sau đây:

+ Xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

+ Xây dựng các trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm và trung tâm hội nghị phục vụ du khách.

+ Xây dựng các cơ sở lưu trú theo quy hoạch, phù hợp với đối tượng khách đến Luang Pra Bang.

+ Tạo ra các cổng ra - vào thuận tiện, dễ dàng nhanh chóng cho du khách vào - ra tham quan, mua sắm.

+ Quy hoạch, nâng cấp các điểm tham quan du lịch, các điểm vui chơi giải trí trong thành phố và các điểm phụ cận phục vụ khách.

+ Đa dạng hoá các cơ sở kinh doanh du lịch lưu hành.

+ Giảm giá các "tour" đến tỉnh Luang Pra Bang để thu hút lượng khách tối đa đến với Tỉnh trong thời gian kinh tế suy thoái như hiện nay.

2.3.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Xiêng Khoảng

Tỉnh Xiêng Khoảng là một tỉnh có nhiều tài nguyên thiên nhiên nổi tiếng, có khí hậu trong lành mát mẻ và có truyền thống lịch sử văn hoá. Nơi đây có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Phía Đông giáp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Hoà Phăn, phía Nam giáp tỉnh Bo Li Khăm Xay, phía tây giáp tỉnh Luang Pra Bang và tỉnh Viêng Chăn. Xiêng khoảng có lợi có vị trí nằm trong vùng của các tỉnh có du lịch khá phát triển. Đây là lợi thế cho Xiêng Khoảng trong liên kết phát triển du lịch với các tỉnh trong nước và nước láng giềng.

Tỉnh Xiêng Khoảng có đường quốc gia chạy qua như: Đường số 1D, đường số 7, đường 1C và đường số 5 và có 2 bến xe trong tỉnh, 1 bến xe đi các tỉnh, có 1 sân bay. Tỉnh có mạng lưới điện, nước sạch, bưu chính, viễn thông khá thuận lợi có thể đáp ứng cho việc phục vụ khách du lịch đến tham quan [62].

Thời gian qua Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch tỉnh Xiêng khoảng nắm bắt sự chỉ đạo Tổng cục Du lịch quốc gia, của UBND Tỉnh, đã phối hợp tốt với các sở, ngành liên quan trong việc thống nhất QLNN về du lịch nên du lịch của Tỉnh phát triển khá vững mạnh và hiệu quả.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí