Bảng 2.2: Số lượng khách du lịch đến tỉnh Xiêng Khoảng 2007-2016
Đơn vị: Nghìn người
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | |
25,5 | 22,7 | 21,3 | 21,61 | 22,5 | 31,8 | 35,5 | 52,4 | 51,6 | 74,1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Tra, Giám Sát Hoạt Động Du Lịch Ở Địa Phương
- Kinh Nghiệm Quản Lý Du Lịch Tỉnh Sơn La
- Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Một Số Tỉnh Ở Công Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Đánh Giá Chung Điều Kiện Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Của Tỉnh Bo Kẹo
- Trình Độ Cán Bộ Nhân Viên Sở Thông Tin, Văn Hóa
- Hệ Thống Cơ Sở Kinh Doanh Du Lịch Từ Năm 2007 – 2017
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Nguồn: [13; 14; 55]
Nhìn vào bảng 2.2, số lượng du khách đến Xiêng Khoảng sau 10 năm tăng 2,9 lần. Tuy nhiên từ năm 2008 đến 2011, số lượng du khách đến Xiêng Khoảng giảm so với năm 2007. Đây là bài toán đặt ra co Tỉnh. Chính vì thế trong công tác quản lý du lịch, Sở TT-VH- DL Xiêng Khoảng đều có kế hoạch sát thực với thực tiễn, đồng thời trong tổ chức thực hiện phát triển du lịch đều có sự hợp tác của quần chúng nhân dân. Do đó, Sở nắm sát thực trạng quản lý du lịch tại địa phương, đánh giá đúng kết quả và hạn chế trong QLNN về du lịch trên địa bàn. Ngoài ra, các hoạt động QLNN về du lịch đều được, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, theo dõi đánh giá, báo cáo thường xuyên cho UBND tỉnh và Tổng cục Du lịch quốc gia. Kết quả từ 2012 đến 2016, số lượng khách du lịch đến Xiêng Khoảng tăng khá nhanh. Hiện nay du lịch tỉnh Xiêng Khoảng được coi là một ngành công nghiệp phát triển nhanh, là một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
+ Ngoài những chính sách chung mang tính vĩ mô như ở tỉnh Luang Pra Bang đã nói ở trên, du lịch Cánh Đồng Chum tỉnh Xiêng Khoảng được chính quyền sở tại đi sâu vào khai thác như du lịch sinh thái, du lịch khám phá.
+ Mở rộng sự hợp tác với các địa phương lân cận để tạo thành cụm du lịch sinh thái hài hoà tạo lên những tour du lịch thực sự hấp dẫn.
+ Giáo dục tuyên truyền người dân nhận thức về tiềm năng lợi nhuận kinh tế du lịch mang lại để người dân hiểu được và giữ gìn những danh lam thắng cảnh, không tàn phá nó, coi đó như là nguồn mưu sinh của họ, họ là những người hướng dẫn viên du lịch thực thụ của địa phương mình.
+ Ngoài ra trong tuyên truyền giáo dục người dân cần coi trọng giữ gìn vệ sinh công cộng. Vì đây là điều mà những khách nước ngoài phàn nàn khi đến địa phương du lịch.
2.3.3. Bài học đối với quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo
Từ kinh nghiệm của các tỉnh trên như: tỉnh Luang Pra bang, tỉnh Xiêng khoảng CHDCND Lào, một số tỉnh Việt Nam, có thể rút ra một số bài học về quản lý Du cho tỉnh Bo Kẹo, đó là:
Một là, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch với tầm nhìn chiến lược dài hạn, hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển. Ở hai địa phương Ninh Bình và Sơn La của Việt Nam đều có quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch và các chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển du lịch. Quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch và các chính sách phát triển du lịch được xây dựng đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Đồng thời các Tỉnh này cũng rất quan tâm đến việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Nếu thiếu chiến lược dài hạn, các quy hoạch sẽ chồng chéo, vụn vặt, phá vỡ quy hoạch tổng thể và để lại hậu quả khó khắc phục trong tương lai dài. Quy hoạch phát triển cụ thể, chi tiết cũng rất quan trọng, nó vừa khẳng định cam kết của chính quyền địa phương, vừa cho thấy những biện pháp phát triển trong tương lai. Trên cơ sở đó, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ hội dựa trên hệ thống thông tin minh bạch kế hoạch rõ ràng.
Hai là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách. Xã hội càng văn minh, nhu cầu của khách du lịch càng phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách là một tất yếu cần được thực hiện tốt.
Ba là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến trong kinh doanh du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành và định hướng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa phương. Để làm tốt công tác này, cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý. Theo UNWTO, ngân sách về tuyên truyền, quảng bá du lịch càng tăng thì hiệu quả của nó đem lại ngày
càng lớn. Có thể nói, làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch là một trong những kinh nghiệm quan trọng đưa du lịch phát triển.
Bốn là, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, miền, các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch. Việc liên kết, hợp tác trong du lịch giữa các địa phương, các vùng, miền, các doanh nghiệp du lịch với nhau để cùng phát triển trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các tour, tuyến du lịch và trong việc thực hiện xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch,... để thu hút du khách, nhất là du khách quốc tế.
Năm là, quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch của địa phương. Du lịch là một ngành kinh tế - dịch vụ, có đối tượng phục vụ là con người. Hơn nữa, con người ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi một vùng, một nước mà còn bao gồm cả du khách quốc tế. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch không giống với các ngành kinh tế và dịch vụ khác, nó phải mang tính toàn diện, từ cán bộ quản lý đến nhân viên phục vụ và cả người dân địa phương tham gia kinh doanh du lịch đều phải được trang bị kiến thức nhất định về du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch ngày càng cao.
Sáu là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện các chủ trương, đường lối về phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch. Việc phát triển du lịch đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem nhẹ, chẳng hạn, tình trạng gây tổn hại về môi trường, tài nguyên du lịch thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình văn hóa, lịch sử và kéo theo sự phát triển của một số tệ nạn xã hội hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân khai thác kinh doanh du lịch. Điều đó cho thấy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong khai thác kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch.
Bảy là, thường xuyên củng cố kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, cần phải quan tâm công tác đào tạo đội ngũ cán bộ; áp dụng các hình thức điều động, luân chuyển… tạo điều kiện cho cán bộ tiếp cận thực tiễn; đồng thời cần phải thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề hoặc giao lưu với các địa phương, tỉnh bạn để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành nhằm phát triển du lịch theo đúng định hướng.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BO KẸO, CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BO KẸO CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bo Kẹo
Về vị trí địa lý
Tỉnh Bo Kẹo nằm ở phía Bắc Lào, có diện tích 6.196 km2, có núi đồi chiếm 70% của diện tích cả tỉnh, nằm ở phía Tây Bắc của CHDCND Lào. Phía Tây, Bo Kẹo giáp tỉnh Chiang Rai (Vương quốc Thái Lan), phía Bắc giáp tỉnh Tha Khì Lêch (nước Myanma), phía Đông giáp tỉnh Luang Nằm Tha và U Đôm Xay, phía Nam giáp tỉnh Say Nhạ Bu Li.
Tỉnh Bo Kẹo có đường biên giới giáp với các nước: nước Thái Lan (145km) và Myanma (98 km). Bo Kẹo là một tỉnh nằm trong hành lang kinh tế Bắc - Nam, nối với các nước trong khu vực ASEAN như: Thái Lan - Myanma và Trung Quốc (tỉnh Vân Nam và tỉnh Cảnh Hồng). Bo Kẹo cũng là tỉnh đi đầu trong việc phát triển kinh tế của cụm các tỉnh Bắc Lào (cửa khẩu quốc tế hữu nghị số 4 Huội-xai - Chiang-khỏng, cửa khẩu quốc tế Đặc khu kinh tế Tam giác vàng). Đây là cơ hội cho tỉnh Bo Kẹo trong phát triển kinh tế và du lịch [46, tr.1].
Về khí hậu
Tỉnh Bo Kẹo có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu ở đây khá mát mẻ, rất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi và thích hợp với phát triển du lịch nghỉ dưỡng.. Nơi đây là nơi có nhiều mây nên Bo Kẹo còn được gọi là biển mây. Sự thay đổi nhiệt độ không lớn, chênh lệch các tháng nối tiếp nhau từ 1 - 40C, nhiệt độ thấp nhất 110C, nhiệt độ cao nhất là 390C, tổng lượng nước mưa hàng năm đo được 1.857,7 mm/năm, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 [46, tr.4].
Tài nguyên thiên nhiên
Bo Kẹo là tỉnh có tài nguyên nước rất phong phú, đa dạng và có 04 điểm
có thể xây dựng đập thủy điện cỡ vừa và nhỏ. Có 03 điểm nước nóng và nước ấm có thể phát triển thành khu du lịch. Tài nguyên nước ngọt của Tỉnh có chất lượng cao. Hệ thống sông chằng chịt và phát triển. Tỉnh có 10 lưu vực sông ngòi đan xen chạy qua như: Nặm Tha, Nặm Nhù, Nặm Ngao, Nặm Nhon, Nặm Kâng, Nặm Tin, Nặm Kha, Nặm Hạt, Nặm Chòng, Nặm Can có nhiều khúc tạo thành thác, gềnh rất thuận lợi để xây dựng thuỷ điện và thuỷ lợi cho việc tưới tiêu, sử dụng của nhân dân trong đời sống hàng ngày và thăm quan du lịch bằng chèo thuyền ở các con sông này. Sông có vai trò quan trọng nhất trong phát triển KT - XH và du lịch là sông Mê Kông. Ngoài chuyên chở hàng hóa, sông Mê Kông còn dùng vào du lịch đường thủy từ Bo Kẹo đi các tỉnh U Đôm Xay, tỉnh Xay Nha Bu Li, tỉnh Luang Pra Bang.
Về tài nguyên rừng: Rừng Bo Kẹo có nhiều tài nguyên quý hiếm. Rừng ở đây chiếm 70% diện tích cả tỉnh phần lớn tập trung ở ba huyện như: huyện Huổi Sai, huyện Tổn Phầng, huyện Mâng với diện tích là 132.200 ha. Rừng Bo Kẹo có nhiều loài thú, sông suối và nhiều loại gỗ quý đặc biệt còn có những cánh rừng nguyên sinh quý hiếm [46, tr.3].
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bo Kẹo
Về dân số, dân tộc tỉnh Bo Kẹo
147274
151153
156173
158,683
163,431
167,726
170,075
173,743
179,300
183,126
183,126
200000
83,239
84,487
84,560
85,515
86,976
86,767
89,900
89,400
92,132
90,994
92,132
90,994
150000
72,530
74,744
76,274
74,879
76,782
79,391
79,167
79,516
81,448
81,983
100000
50000
0
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Dân số tỉnh Bo Kẹo Nam Nữ
Biểu đồ 3.1: Dân số tỉnh Bo Kẹo qua các năm
Nguồn: [49; 50].
Qua biểu đồ 3.1 cho thấy dân số của tỉnh Bo Kẹo là có chiều hướng tăng dần. Năm 2007, dân số là 147.274 người, trong đó nữ 74.744 người, chiếm
50,75%. Năm 2017, dân số 183.126 người, tăng khoảng 24 %, trong đó nữ 90,994 người chiếm 50%. Như vậy, dân số nam, nữ tương đối cân đối nhưng tỷ lệ nữ có xu hướng tăng nhanh hơn nam.
Thành phần dân tộc của tỉnh Bo Kẹo được chia thành 4 nhóm tiếng nói từ 3 dân tộc lớn chia ra thành 13 dân tộc nhỏ. Mật độ phân bổ dân số không đều, dân số đô thị tập trung gần 40% ở huyện Huổi Sai [47]. Dân cư và các cơ sở sản xuất chỉ tập trung ở một số vùng có mạng lưới giao thông thuận tiện, có điện, nước và có sự trao đổi hàng hoá, chủ yếu là sản phẩm tự nhiên. Vì trình độ kinh tế chưa phát triển nên sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ còn hạn chế ở địa bàn cũng chưa phát triển trong Tỉnh. Dân số phần lớn sống ở vùng nông thôn trong đó 1/3 sống ở vùng cao và miền núi quy tụ thành những bản làng nhỏ, vài chục hộ cách xa nhau.
Về phát triển kinh tế
7.6
7.6
78..93
9.2
9.8
10.5
9.2
9.6
9.6
7.7
Theo báo cáo tổng kết về phát triển KT-XH hàng năm từ năm 2007 - 2017 kinh tế của tỉnh Bo Kẹo tiếp tục tăng trưởng liên tục và ổn định.
12
10
8
6
4
2
0
Một số chỉ tiêu
GDP hàng năm
2007 2009 2011 2013 2015 2017
Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Bo kẹo qua các năm
Nguồn: [49; 50].
Nhìn vào biểu đồ 3.2, cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm tỉnh Bo kẹo có hướng phát triển ở mức độ ấn tượng. Trong vòng 11 năm, tăng trưởng GDP đạt trung bình của tỉnh Bo Kẹo đạt 8,82%. Năm 2013 tốc độ tăng GDP cao nhất là 10.5% và có xu hướng giảm vì kinh tế của tỉnh Bo Kẹo chịu tác động biến động phát triển kinh tế của quốc gia, của khu vực và thế giới. (đáy của kinh tế Việt Nam rơi vào quý III/2013).
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế Bo Kẹo năm 2007 đến năm 2017
Đơn vị: %
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Cơ cấu kinh tế | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
+ Nông - lâm nghiệp | 50,8 | 49,3 | 48,0 | 45,9 | 45,0 | 43,7 | 42,7 | 40,9 | 40,0 | 41,1 | 38,5 |
+ Công nghiệp | 18,2 | 19,4 | 19,0 | 20,6 | 20,7 | 20,7 | 21,3 | 21,2 | 20,7 | 20,3 | 20,6 |
+ Dịch vụ | 31,0 | 31,3 | 33,0 | 33,5 | 34,3 | 35,6 | 36,0 | 37,9 | 39,3 | 38,6 | 40,9 |
Nguồn: [49; 50].
Theo nguồn số liệu ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.3, cơ cấu kinh tế của tỉnh Bo Kẹo có xu hướng giảm tỷ trọng nông-lâm nghiệp từ 50,8% trong năm 2007 xuống còn 38,5% trong năm 2017. Ngành công nghiệp tăng từ năm 18,2% năm 2007 đến 20,6% năm 2017 và ngành dịch vụ tăng từ 31,0% năm 2007 đến 40,9% năm 2017. Qua 11 năm thực hiện chính sách phát triển kinh tế của Tỉnh, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của Bo Kẹo là ổn định và có chiều hướng phát triển về công nghiệp nhẹ và ngành dịch vụ có sự tăng dần nhưng vẫn thấp so với một số tỉnh trong nước và các tỉnh biên giới của nước ngoài.
Bảng 3.2: Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Bo Kẹo năm 2007 - 2017
Đơn vị tính %
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Tốc độ tăng GDP | 7,6 | 7,6 | 7,9 | 7,5 | 9,2 | 9,8 | 10,5 | 9,2 | 9,6 | 9,6 | 7,7 |
Nông, lâm nghiệp | 7,9 | 7,8 | 7,5 | 6,4 | 6,6 | 6,7 | 7,3 | 7,4 | 7,5 | 7,7 | 6,1 |
Công nghiệp | 8,0 | 8,0 | 8,1 | 8,1 | 9,1 | 9,5 | 9,8 | 6,6 | 7,8 | 9,8 | 7,5 |
Dịch vụ | 6,9 | 7,0 | 7,5 | 8,2 | 12,0 | 14,0 | 14,5 | 15,5 | 13,6 | 11,4 | 9,5 |
Nguồn: [49; 50].