Cơ Cấu Tổ Chức Trường Đh Tư Thục Tại Việt Nam

91


nghệ Sài Gòn mặc dù đã xây dựng

được

cơ sở ban đầu nhưng diện

tích thuê

mướn vẫn còn cao. Toàn bộ trụ sở, khuôn viên của Trường Đại học Lạc Hồng là của chủ đầư tư cho thuê. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo còn hạn chế nên việc đổi mới phương pháp dạy và học trong các trường hiện còn là một khó khăn.

b) Về nguồn kinh phí cho đào tạo

Kinh phí đầu tư cho giáo dục cũng là một vấn đề cần được xem xét ở các nước phát triển nhà nước chi cho giáo dục đại học bình quân là 75,7% trong đó nước cao nhất là 86,4% và nước thấp nhất là 21%, còn dân chi thì ở những nước cao nhất là 79% và thấp nhất là 15,6%. Tương tự ở những quốc gia mới phát triển thì nhà nước chi cho giáo dục đại học ở nước cao nhất là 86,1% và nước thấp nhất là 15,5%, còn dân chi thì ở những nước cao nhất là 84,5% và thấp nhất là 13,9%. Hiện tại ở Việt Nam nhà nước chi cho giáo dục đại học là 63,3% còn dân chi là 36,7%, điều này chứng tỏ Việt nam chưa huy động nhiều nguồn kinh phí chi cho giáo dục đại học, chưa thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước. Số liệu cụ thể được phản ánh qua bảng 2.12

Bng 2.12 Kinh phí đầu tư cho giáo dục và đào tạo của Việt Nam so với một

số nước




Mầm non

Phổ thông và đào tạo

nghề nghiệp


Đại học

Nhà nước chi GDĐT/GDP

Dân chi GDĐT/GDP

Tổng chi GDĐT/ GDP

1. Các nước phát triển

5,7%

1.1.Nhà nước chi bình quân

80%

91,8%

75,7%

5,4%


- Nước cao nhất

Pháp

(95,8%)

Hungary

(94,7%)

Đức

(86,4%)

Pháp (5,8%)


- Nước thấp nhất

Hàn Quốc

(37,9%)

Hàn Quốc

Hàn Quốc

(21,0%)

Nhật (3,6%)


1.2. Dân chi bình quân

20%

8,2%

24,3%

0,3%


- Nước cao nhất

Hàn Quốc

(62,9%)

Hàn Quốc

(20,5%)

Hàn Quốc

(79%)

Hàn Quốc

(2,6%)


- Nước thấp nhất

Pháp (4,2%)

Hungary

(5,3%)

Đức

(13,6%)

Hungary

(0,2%)


2. Các nước mới phát triển

5,3%

2.1.Nhà nước chi bình quân

65,8%

72,7%

55,2%

3,9%


- Nước cao nhất

Malaysia

(92,4%)

Indonesia

(76,3%)

Ấn Độ

(86,1%)

Malaysia

(6,2%)


- Nước thấp nhất

Indonesia

(5,3%)

Chi Lê

(68,9%)

Chi Lê

(15,5%)

Indonesia

(0,9%)


2.2. Dân chi bình quân

34,2%

27,3%

44,8%

1,4%


- Nước cao nhất

Indonesia

(94,7%)

Chi Lê

(31,1%)

Chi Lê

(84,5%)

Chi Lê

(2,9%)


- Nước thấp nhất

Malaysia

Indonesia

Ấn Độ

Indonesia


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam - 13

92




(7,6%)

(23,8%)

(13,9%)

(0,6%)


3. Việt Nam (2008)

7,2%

3.1. Nhà nước chi

38,6%

87%

63,3%

5,6%


3.2. Dân chi

64,4%

13%

36,7%

1,6%


Nguồn: Vụ KH-TC Bộ Giáo dục và Đào tạo Vối với các trường Ngoài công lập, dân lập, tư thục hiện tại nguồn thu chủ

yếu là học phí (nhiều trường đây là nguồn thu duy nhất), cá biệt có trường có

khoản tài trợ của nước ngoài (Đại học dân lập Thăng Long, đại học Hồng

Bàng…. ) nhưng không đáng kể trong cơ cấu nguồn thu. Có một số hãng kinh

doanh đã thăm dò để góp vốn đầu tư như đối với Đại học Văn Lang, Đại học Phương Đông …. nhưng do các trường đại học dân lập, tư thục mà phần lớn là loại trường vụ lợi, nên đang có vấn đề về cả phương diện của người góp vốn và bản thân nhà trường. khoản thu nhập từ nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, dịch vụ xã hội ở các trường đại học dân lập, tư thục hầu như chưa có.

Nguồn vốn hoạt động của trường bao gồm: Vốn đóng góp của các tổ chức cá nhân, vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn bổ sung từ kết quả hoạt động tài chính năm, nguồn kinh phí từ việc thắng thầu để thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, các nguồn tài trợ viện trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn vốn hợp pháp khác. Qua khảo sát phương thức góp vốn của một số trường như sau:

Trường đại học dân lập Phương Đông huy động các cổ đông góp vốn ban đầu theo hai hình thức là:

- Cổ đông chịu rủi ro: cổ đông đóng tiền và không được rút tiền ra khi tham gia góp vốn vào trường. Với cổ đông này thường được hưởng lãi cao và hàng năm được tính giá trị tăng thêm khi giá trị tài sản cố định tăng lên.

- Cổ đông không chịu rủi ro: Trường huy động vốn của các cổ đông này bằng cách vay dài hạn và có lãi, nhưng lãi thấp (khoảng 5 năm là có lãi). Đối với loại cổ đông này, trường huy động vốn ban đầu mang tính chất vay cho nên cổ đông có thể rút vốn ra và trường trả cho cổ đông cả gốc và lãi.

Trường Bà Rịa – Vũng Tàu huy động các cổ đông góp vốn ban đầu theo hai hình thức là: cổ đông sáng lập góp vốn và cổ đông sở hữu.

- Cổ đông sáng lập góp vốn: giống như hình thức cổ đông chịu rủi ro (theo mô hình trên của trường ĐHDL Phương Đông), cổ đông góp vốn và không được rút vốn ra. Với cổ đông này thường được hưởng lãi cao và hàng năm được tính giá trị tăng thêm khi giá trị tài sản cố định tăng lên.

- Cổ đông sở hữu: cổ đông này góp vốn vào trường và được quyền chuyển bán cổ phần cho hội đồng quản trị và bên ngoài (dĩ nhiên được sự đồng ý của hội đồng quản trị).

93


Trường đại học Hồng Bàng được xem là mô hình đặc biệt bỏ vốn ban đầu của trường ngoài công lập. Mô hình này chỉ có một cá nhân bỏ toàn bộ vốn ra để thành lập và xây dựng trường (không có một cá nhân nào trong trường hay tổ chức nào tham gia góp vốn, mặc dù họ có nhu cầu và khả năng tham gia góp vốn). Do vậy, chỉ một cá nhân được hưởng giá trị tăng thêm và chịu rủi ro với toàn bộ phận góp vốn đó.

Trường đại học tư thục Thăng Long không vì mục tiêu lợi nhuận. Đây là mô hình góp vốn ban đầu thành lập và xây dựng trường mà không hưởng lãi. Phần vốn góp chủ yếu là do cán bộ, công nhân viên và giảng viên trong trường đóng góp. Một phần vốn trường này là do tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ. Với đặc điểm của mô hình này, cổ đông không được rút vốn ra và hàng năm được tính giá trị tăng thêm khi giá trị tài sản cố định tăng lên. Vì vậy thu nhập hàng tháng của các cán bộ - công nhân viên và giảng viên trong trường thường quá cao [17].

Qua các mô hình góp vốn ban đầu nêu trên cho thấy tính đa dạng và phức tạp của việc góp vốn ban đầu; nguyên nhân do các trường mới thành lập tự thỏa thuận của cổ đông, chưa có mô hình mang tính pháp lý (quy định chung) khi đầu tư mở trường. Đồng thời phân tích trên cũng cho thấy công tác quản lý của nhà nước về lĩnh vục tài chính đối với hệ thống các trường ĐH-CĐTT vẫn còn nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện nhằm đảm bảo cho hệ thống các trường này phát triển lành mạnh và đúng hướng.

c) Mô hình tổ chức nhà trường

Quyết định 61/2009/QĐ-TTg về

việc ban hành Quy chế tổ

chức và hoạt

động của trường đại học tư thục, từ điều 8 đến điều 19 có quy định tổ chức và nhân sự trường đại học tư thục, tuy nhiên trong quá trình thực hiệc các trường đại học cao đẳng tư thục vẫn chưa nghiêm túc thực hiện.

chuyên môn. Các tổ bộ

Cơ cấu tổ chức của một trường ĐH-CĐTT gồm: Hội đồng quản trị. Hiệu

trưởng, các phòng ban và khoa

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

môn có thể trực thuộc khoa

ạy các hệ đào tạo

ác trường thành vi

ạn hay hoạt động

thuộc (trường đại

Đủy-CĐ-ĐTN

HĐ quản trị

i). Trong

trường Đ

hoặc trực thuộc Ban giám hiệu. Ngoài ra trường có thể có các trung tâm, các Viện làm nhiệm vụ quản lý và giảng d ngắn h dịch

Ban kiểm soát

vụ, cá biệt có một số trường có c ên trực học

nh doanh và công

trò thứ yếu. Cơ cấ

ắp xếp các phòng

ức của trường rất g

ng hợp lý tránh nhữ

Ki nghệ Hà Nộ H-CĐTT các tổ chức Đảng,

đoàn thể quần chúng chỉ đóng vai nhẹ về bộ máy biên chế, Bố trí s

Ban giám hiệu

u tch chức nă

Hội đồng KH- ọn

(Ví dụ như trư

CĐNCL có thể m

g ĐHDL Hải Phòng

hình hóa qua sơ đồ sa

Sơ đồ tổ chức củ

một trường ĐH-

Khối Phòng Ban ờn

ô

ĐT ng

lãng phí không cần thiết tuy nhiên có trường không có Phó Hiệu trưởng giúp việc

Các Khoa, Bộ môn, Xưởng thực tập

).

u:

Viện Nghiên cứu, Trung tâm hoạt động dịch vụ

a

Các Trường thành viên


Người học

94


Hình 2.6 Cơ cấu tổ chức trường ĐH tư thục tại Việt Nam

Nhìn vào sơ đồ tổ chức cho thấy vai trò của Đảng ủy và các tổ chức đoàn thể trong trường rất mờ nhạt, các hội đồng khoa học đào tạo hầu như không có mối liên hệ với phòng đào tạo, phòng KHCN và các khoa chuyên môn, đây là một vấn đề cần phải xem xét trong khâu quản lý. Mặt khác qua tìm hiểu cho thấy nhân sự làm việc tại các phòng ban đều rất thiếu và yếu, lực lượng giáo viên ở các khoa chuyên môn rất mỏng lực lượng giáo viên cơ hữu rất hạn chế cả về số lượng và trình độ, vì vậy Bộ GDĐT cần phải quản lý chặt chẽ công tác giáo viên ở những trường này.

Cơ cấu tổ

chức của trường dân lập, tư

thục không có sự

khác biệt với

trường công về các đơn vị đào tạo (khoa, ban, tổ môn) đơn vị nghiên cứu khoa học và đơn vị hành chính, phục vụ. Song một trong những sự khác biệt cơ bản nhất giữa trường công và trường tư là về phương thức quản lý. Các cơ quan nhà nước đối với khu vực tư thục thực sự chỉ đóng vai trò “giám sát” còn vai trò “kiểm soát” được giao cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Đương nhiên sự khác biệt về có hoặc không có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đối với trường công và trường tư chỉ là đặc thù của Việt Nam và một số nước khác chưa chuyển hẳn sang mô hình “nhà nước giám sát” đối với trường công trong GDĐH-CĐ (như đối với Trung Quốc có trường có, trường chưa có những vai trò của Hội đồng quản trị rất khác nhau).

Nhận xét chung

Với hơn hai thập niên đổi mới kinh tế - xã hội. Sự ra đời nhiều đại học tư thục là hệ quả của xu hướng đại chúng hóa, một biểu hiện của thị trường hóa

95


GDĐH-CĐ. Vai trò của hệ thống giáo dục tư thục ngày càng quan trọng trong hệ thống giáo dục của nước ta.

Sự tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông, tính chất nghề nghiệp thay đổi rất nhanh chóng đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao để đáp ứng. Nhu cầu học đại học của người dân ngày càng cao. Với số lượng sinh viên đại rất lớn, hầu như không có nước nào trên thế giới có đủ ngân sách để bao cấp hoàn toàn cho GDĐH-CĐ, nên việc huy động các nguồn kinh phí ngoài nhà nước cho GDĐH-CĐ trở thành chủ trương phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới, việc tư nhân hóa giáo dục đã phản ánh xu hướng đó.

Sự phát triển khu vực GDĐHCĐTT ở nước ta là cần thiết, phù hợp với trào lưu phát triển chung của thế giới và đường lối đổi mới của Đảng ta. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn được đặt ra là khu vực này cần phát triển theo hướng nào để bảo đảm cho nước ta có một nền giáo dục lành mạnh, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là vấn đề cần phải giải quyết trong luận án xuất phát từ nhu cầu phát triển đất nước. Qua phân tích trên có thể tóm tắt thực trạng các trường ĐH-CĐ tư thục như sau:

- Yếu kém trong công tác tổ chức của các trường ngoài công lập, các trường

không theo những quy định mang tích chất chung về

cơ cấu tổ

chức của một

trường đại học có trường bổ nhiệm cùng lúc đến... 11 hiệu phó, trong khi có

Trường lại không có một hiệu phó nào. Quan hệ nội bộ của nhiều trường nhiều lúc chưa thống nhất. Thực tế cho thấy hội đồng quản trị của nhiều trường mất đoàn kết nghiêm trọng, quan hệ giữa hội đồng quản trị với hiệu trưởng thường “căng”. Có trường hội đồng quản trị trong nhiều năm liền không tham gia họp với cán bộ viên chức của trường. Hiệu trưởng không chấp hành nghị quyết của hội đồng quản trị. Thậm chí, hội đồng quản trị đã quá hai nhiệm kỳ vẫn không chuẩn bị gì cho nhiệm kỳ mới.

- Phần lớn các trường ngoài công lập đều phải thuê mướn địa điểm và phân tán nhiều nơi. Thực tế đó góp phần giải thích vì sao điều kiện về cảnh quan và môi trường sư phạm của các trường chưa được để ý chứ chưa nói đến đầu tư. Có trường đã thành lập hơn mười năm với quy mô đào tạo 4.000-5.000 sinh viên/năm nhưng diện tích chỉ hơn một ha. Một số trường khác diện tích cũng chỉ ở mức khiêm tốn.

- Trang thiết bị học tập cũng đang ở mức đáng báo động. Phần kinh phí của các trường đầu tư cho hạng mục này ở mức rất thấp. Chính vì thế trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường rất nghèo nàn, thiếu thốn và lạc hậu. Ngay cả hệ thống thư viện cũng không đáp ứng được cho sinh viên, giảng viên.

96


- Giảng viên vừa thiếu và yếu, đặc biệt, tỉ lệ giảng viên cơ hữu của tất cả các trường còn rất thấp, có trường chỉ đạt 15% trên tổng số giảng viên. Có những trường ĐH chỉ có trên dưới 50 giảng viên cơ hữu. Chính điều này đã ảnh hưởng không ít đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy, mở rộng ngành nghề, có những giảng viên đứng tên ở bốn, năm trường khác nhau.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỤC TẠI VIỆT NAM

2.2.1. Về

công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển

khu vực giáo dục

đại học cao đẳng tư thục

a) Quan điểm và chủ trương của Đảng và nhà nước về giáo dục

Có thể nói từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương và giải pháp phát triển kinh tế, nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa - tinh thần lành mạnh, phong phú, chăm lo sức khỏe, hạn chế các tiêu cực xã hội với quan điểm nhất quán là phát triển kinh tế đi đôi với thúc đẩy tiến bộ xã hội mà trong đó phát triển giáo dục là nền tảng.

Từ kinh nghiệm giáo dục của các nước trên thế giới và từ thực tiễn phát triển giao dục nước ta, nhất là chính sách đổi mới giáo dục trong thời gian gần đây, có thể thấy rằng các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục đúng đắn của Đảng ta được đặt cơ sở trên sự phân tích các mối quan hệ giữa giáo dục với sự phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, cũng như từ kết quả phân tích sự phát triển nội tại của bản thân sự nghiệp giáo dục. Đảng và Nhà nước đã đề ra các quan điểm, chủ trương và đưa ra công tác quy hoạch phát triển cũng như các chế độ khuyến khích phát triển khu vực tư thục, dân lập. Những nét chính trong quan điểm và chủ trương của nhà nước ta đối với giáo dục được thể hiện

* Giáo dục là quốc sách hàng đầu

* Xây dựng nền giáo dục nhân dân, dân tộc và hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa

* Liên kết hữu cơ giữa phát triển giáo dục và phát triển kinh tế

* Cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân

* Đa dạng hóa các loại hình giáo dục –đào tạo

* Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục

Thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội và

nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất là một khâu tất yếu trong quá trình đào

tạo, Chính phủ đã có Quyết định số 68/1998/QĐ-TTg cho phép các trường đại học, viện nghiên cứu được thành lập thí điểm doanh nghiệp nhà nước trong các trường

đại học và viện nghiên cứu để

đẩy mạnh hơn công tác này. Nghị

quyết số

97


14/2005/NQ-CP đã đề ra 07 nhóm nhiệm vụ với những giải pháp thiết thực nhằm đổi mới mạnh mẽ nền giáo dục đại học ở nước nhà trong những năm tới.

b) Công tác quy hoạch, phát triển hệ thống

Do chưa xác định được hệ

thống các trường ĐH-CĐ

ở nước ta bao gồm

những loại hình trường nào nên chưa đưa ra được những định hướng cụ thể. Các trường đại học cao đẳng chủ yếu tập trung ở những đô thị lớn nhưng còn nằm rất rải rác, chưa có những quy hoạch chi tiết cụ thể cho từng khu vực. Việc khuyến khích nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đại học còn nhiều hạn chế. Trong phát triển cơ cấu ngành nghề nhằm phù hợp cơ cấu kinh tế cũng không có. Do đó trong thời kỳ 2005-2010 để phát triển đồng bộ hệ thống các trường ngoài công lập trong hệ thống GDĐH-CĐ là khó thực hiện.

Quyết định 37/2013/QĐ-TTg quy định tương đối chi tiết và cụ thể về việc điều chỉnh mạng lưới các trường đại học cao đẳng giai đoạn 2006-2020 nhưng có những điểm chưa cụ thể hóa các loại hình nhà trường, chưa đưa ra tỷ lệ các trường đạt tiêu chí chất lượng tương đương với các trường đại học trên thế giới bao gồm bao nhiêu phần trăm trường công lập, bao nhiêu phần trăm trường tư thục, công tác Quy hoạch chưa tập trung củng cố, tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; giữ ổn định quy mô đào tạo và số lượng sinh viên chính quy tuyển mới; giảm quy mô đào tạo và số lượng sinh viên chính quy tuyển mới hàng năm của các trường không đủ điều kiện bảo đảm chất lượng; tổ chức, sắp xếp lại các trường đã thành lập.

Bng 2.13 Bảng tổng hợp số lượng trường đại học, cao đẳng năm 2012


Số thứ tự

1

Vùng miền


Tổng

Đại học

Cao đẳng

Tổng

số

Công

lập

NCL

Tổng

số

Công lập

NCL

204

149

55

215

187

28

Miền Núi phía Bắc

13

12

1

42

41

1

2

Đồng bằng sông Hồng

89

68

21

59

50

9

3

Bắc Trung Bộ

17

15

2

14

13

1

4

Duyên hải Nam Trung Bộ

19

12

7

31

22

9

5

Tây Nguyên

3

2

1

9

9

0

6

Đông Nam Bộ

50

32

18

34

26

8

7

Đồng bằng sông Cửu Long

13

8

5

26

26

0

Nguồn: Vụ KH-TC Bộ Giáo dục và Đào tạo Số liệu bảng 2.13 cho thấy mặc dù đã có sự điều chỉnh của các cơ quan quản

lý, tuy nhiên số trường đại học vẫn tập trung chủ yếu ở hai vùng đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ Tương ứng là 38% và 33%. Đối với bậc cao đẳng, tình trạng trên phần nào có được cải thiện 32% và 29%, dẫn đến nghịch lý là người học vẫn phải di chuyển từ những vùng khác đến nghiên cứu và học tập tại hai

98


vùng trên. Chưa có sự điều hòa trong lĩnh vực này.

Tính đến 30/7/2008, số trường đại học thành lập mới là 20 trường trong đó có 19 trường đại học tư thục, chiếm tỷ lệ 95%. Số trường cao đẳng thành lập trong giai đoạn này là 20 trường trong đó có 18 trường cao đẳng tư thục chiếm tỷ lệ 90%. Qua đó phản ánh công tác xã hội hóa giáo dục đã đạt được những kết quả quan trọng, phát huy được tiềm năng và nguồn lực to lớn của xã hội, nhưng mạng lưới các trường đại học cao đẳng ngoài công lập thường phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở hai vùng Bắc và Nam bộ. Cụ thể tính từ tháng 5/2008 đến tháng 5/2012 mạng lưới các trường phân bổ thể hiện qua bảng 2.14:

Bng 2.14 Mạng lưới đại học, cao đẳng NCL theo vùng, lãnh thổ năm 2012

Vùng

Số

trường

Vùng

Số

trường

Tây bắc

01

Tây Nguyên

01

Đông bắc

01

Duyên hải Nam Trung bộ

16

Đồng bằng Sông Hồng

30

Đông Nam bộ

27

Bắc Trung Bộ

03

Đồng bằng sông Cửu Long

05

Tổng Cộng

84

Nguồn: Vụ KH-TC Bộ Giáo dục và Đào tạo Từ thực tế cho thấy các trường đại học,cao đẳng ngoài công lập Việt Nam

phân bố tập trung ở hai vùng đồng bằng Bắc bộ và khu vực Đông Nam bộ (đồng bằng Sông Hồng 35,7%; Đông Nam Bộ 31,1%; các vùng khác 33,2%), đã phản ánh phần nào những bất cập cần phải thay đổi trong quy hoạch mạng lưới các trường ĐH-CĐ trường tư thục cho phù hợp hơn

Mạng lưới các trường đại học cao đẳng tư thục từ trước đến nay chưa được Nhà nước đề cập nhiều, tuy nhiên trong quy hoạch tổng thể chung, Chính phủ

cũng đã có quan tâm đến việc phát triển mạng lưới các trường tư thục tại

Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg có nêu “Phát triển hợp lý các trường đại học, cao đẳng bán công, dân lập, tư thục và các trường được đầu tư 100% bằng vốn nước ngoài. Nghiên cứu chuyển một số trường công lập sang loại hình bán công, dân lập. Phấn đấu đến năm 2010, số sinh viên học trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đạt khoảng 30% tổng số sinh viên”, nhưng thực tế cho đến thời điểm năm học 2010-2011 số sinh viên các trường đại học cao đẳng ngoài công lập chỉ chiếm 15,7% trên tổng số sinh viên đại học cao đẳng. Điều này đã phản ánh chính sách khuyến khích các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập chưa được quan tâm đúng mức

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí