Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Nhà Nước

không phân biệt hình thức sở hữu hay thành phần kinh tế. Vì vậy, sự quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng phải nhằm thoả mãn các đòi hỏi của nền kinh tế hiện tại, có như vậy, thì kinh tế thị trường mới phát huy được những ưu thế của nó. Khắc phục những mặt hạn chế của nền kinh tế thị trường cũng được xác định là một trong những nhiệm vụ của Nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý kinh tế. Nhưng xét trên phương diện pháp lý, Nhà nước quản lý xã hội phải bằng pháp luật, nên để khắc phục những hạn chế của nền kinh tế, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống pháp luật chung để phòng ngừa và hạn chế, chứ không thể sử dụng một thành phần kinh tế (vốn được coi là bình đẳng với các thành phần kinh tế khác) để làm công cụ gây ảnh hưởng tới các thành phần kinh tế khác.

Vì vậy, để giải quyết những hạn chế của nền kinh tế thị trường, Nhà nước cần thực hiện thông qua các hình thức như chính sách hỗ trợ, thuế, hạn mức... chứ không nên sử dụng các DNNN, bởi lẽ mục tiêu hoạt động của DNNN là kinh doanh chứ không phải là giải quyết các vấn đề xã hội. Chính vì vậy, điều quan trọng hiện nay trong việc quản lý đối với DNNN là phải tìm ra một cơ chế quản lý hợp lý, chứ không phải đi tìm lý do khẳng định sự cần thiết của quản lý đối với DNNN.

Thứ ba, quản lý để bảo toàn và phát triển nguồn vốn của nhà nước tại các DNNN.

Các DNNN được nhà nước giao một nguồn lực rất lớn, nắm giữ trong tay số vốn được nhà nước trao cho quyền quản lý và sử dụng. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn vốn đó không được sử dụng đúng mục đích dẫn đến thất thoát lãng phí. Chính phủ thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu nhưng trên nguyên tắc không can thiệp vào các việc thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp; doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật không để xảy ra thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước.

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước

DNNN cũng như các DN của các thành phần kinh tế khác đều được điều chỉnh bởi Luật DN 2020. Điều này, thể hiện rõ quan điểm của nhà nước ta về việc tạo ra sự bình đẳng giữa DNNN với các DN khác. Do đó, nội dung QLNN đối với DNNN cũng chính là nội dung QLNN đối với tất cả các loại hình DN khác đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, trong phạm vi QLNN đối với DNNN tại chính quyền cấp tỉnh ngoài những nội dung quản lý như các thì nội dung QLNN bao gồm:

1.2.3.1. Xây dựng và thực thi chiến lược, kế hoạch phát triển hệ thống doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Đây là nội dung rất quan trọng của công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng. Hệ thống các quy hoạch, kế hoạch phát triển doanh nghiệp là những tư tưởng chỉ đạo, các mục tiêu, chỉ tiêu, các mô hình, biện pháp ngắn hạn và dài hạn để định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp theo mục tiêu chung của phát triển kinh tế - xã hội, khuyến khích, trợ giúp phát triển doanh nghiệp được công khai, minh bạch, giúp doanh nghiệp phát huy hiệu quả năng lực của mình trong hoạt động đầu tư và phát triển kinh doanh.

Trên cơ sở bản chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, các cơ quan chức năng sẽ xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển doanh nghiệp trong từng thời kỳ, phù hợp với từng vùng, miền và địa phương. Chiến lược phát triển hệ thống doanh nghiệp là cơ sở để vạch ra các chính sách quản lý kinh tế và cơ cấu nhiệm vụ của bộ máy quản lý. Việc hoạch định chiến lược nhằm vạch ra các hướng ưu tiên trong phát triển các ngành mũi nhọn cũng như các ngành trọng điểm.

Đối với chính quyền cấp tỉnh, QLNN đối với DN trong việc tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển các DNNN sẽ được căn cứ dựa trên chiến lược tổng thể về phát triển DN của địa phương, cơ quan chức năng sẽ tham mưu cho chính quyền địa phương về việc xác định sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống doanh nghiệp nhà nước dựa trên phân tích cơ hội và thách thức từ môi trường, phân tích tiềm năng, lợi thế về kinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

tế của quốc gia, ngành kinh tế, vùng lãnh thổ, địa phương. Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhà nước phải thỏa mãn các yêu cầu về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng của đất nước.

Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược về phát triển các doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước mang trên vai hai sứ mệnh: sứ mệnh chính trị và sứ mệnh kinh tế. Xác định tầm nhìn chiến lược về phát triển doanh nghiệp chính là định dạng hình ảnh và viễn cảnh của các doanh nghiệp mà Nhà nước muốn đạt được trong tương lai nhằm thực hiện các sứ mệnh chính trị và kinh tế. Để thực hiện sứ mệnh đó một cách có hiệu quả, Chính quyền tỉnh phải tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên phạm vi toàn tỉnh.

Chiến lược phát triển các doanh nghiệp nhà nước là hệ thống các quan điểm cơ bản, các mục tiêu dài hạn về phát triển hệ thống doanh nghiệp nhà nước, các giải pháp chủ yếu được lựa chọn trên cơ sở huy động và sử dụng tối ưu các lợi thế nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Chiến lược phát triển các doanh nghiệp nhà nước là cơ sở để xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhà nước theo ngành, lĩnh vực kinh tế và vùng Tây Nguyên. Đây là công cụ quan trọng để Nhà nước phát triển doanh nghiệp theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Quy hoạch phát triển hệ thống doanh nghiệp nhà nước là tổng thể các mục tiêu và sự bố trí, sắp xếp các nguồn lực để thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống DNNN theo không gian và thời gian. Quy hoạch phát triển hệ thống doanh nghiệp nhà nước khi được nhà nước phê duyệt là căn cứ pháp lý để quyết định thành lập và bố trí không gian các doanh nghiệp nhà nước nhằm bảo đảm sự cân bằng hợp lý giữa các vùng, lãnh thổ, bảo đảm sự phát triển nhanh chóng, ổn định, có trật tự và hòa hợp với môi trường hiện tại trong thời kỳ mới.

Kế hoạch trung hạn (thường là kế hoạch 5 năm) để cụ thể hóa các mục tiêu, giải pháp được lựa chọn trong chiến lược phát triển các doanh nghiệp nhà nước. Kế hoạch hàng năm đối với doanh nghiệp là kế hoạch điều hành của nhà nước nhằm thực hiện kế hoạch 5 năm về phát triển doanh nghiệp nhà nước. Chức năng

của kế hoạch này là phân phối các nguồn vật tư và tài chính nhằm bảo đảm hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, từng bước lượng hóa và điều chỉnh các nhiệm vụ hàng năm của kế hoạch 5 năm có tính đến tình hình kinh tế xã hội hiện tại. Việc điều chỉnh những nhiệm vụ hàng năm không được làm ảnh hưởng lớn đến mục tiêu cuối cùng của kế hoạch 5 năm về phát triển DNNN trên địa bàn tỉnh.

1.2.3.2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

Pháp luật là công cụ quản lý chủ yếu khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Với tư cách là chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp hoạt động vì lợi ích kinh tế, vì vậy rất cần có khung khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ, nhất quán, rõ ràng để yên tâm, hăng hái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Nhà nước cần đảm bảo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, bình đẳng trong sản xuất, kinh doanh cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ bằng cách thể chế hóa thành pháp luật, xây dựng, ban hành và thực thi hệ thống pháp luật đồng bộ, nhất quán, có hiệu lực cao đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác.

Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập một khung pháp lý mới trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Việc nhà nước có trách nhiệm không ngừng hoàn thiện, phổ biến, tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật kinh doanh sao cho cởi mở, minh bạch và có thể dự báo sẽ vừa có tác dụng định hướng và quản lý thống nhất doanh nghiệp, vừa tạo lòng tin và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nội dung quản lý nhằm tuyên truyền, nâng cao hiểu biết và tiếp cận các văn bản pháp luật của trung ương đến các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, đa số doanh nghiệp không có thói quen sử dụng dịch vụ luật sư khiến cho môi trường pháp lý trong kinh doanh chưa đồng đều. Ý thức về việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp còn thấp, việc tổ chức phổ biến luật, hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tiếp

cận các văn bản pháp lý. Đó là nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp không ý thức được hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Trên cơ sở hệ thống VBPL của nhà nước, chính quyền cấp tỉnh sẽ triển khai thực hiện các VBPL này trên thực tế để quản lý các DNNN

1.2.3.3. Ban hành thực thi các chính sách quản lý Doanh nghiệp nhà nước của chính quyền cấp tỉnh

Chính sách quản lý doanh nghiệp là hệ thống các quan điểm, chuẩn mực, biện pháp nhà nước sử dụng để tác động đến doanh nghiệp, nhằm đạt được các mục tiêu ổn định và phát triển doanh nghiệp.

Các quan điểm của nhà nước thể hiện trong chính sách là những triết lý về quản lý, phát triển doanh nghiệp của một nhà nước, trong sự đảm bảo hài hòa các lợi ích xã hội. Chính sách của nhà nước hướng vào giải quyết các vấn đề về sử dụng các nguồn lực, vay vốn ngân hàng, sử dụng lao động, đất đai, nguồn nước, những vấn đề về phân phối sản phẩm ra thị trường và tác động của doanh nghiệp đến người tiêu dùng, dân cư trong xã hội. Chính sách quản lý doanh nghiệp là một trong những chính sách quản lý mà nhà nước rất quan tâm để điều hành doanh nghiệp vận động có hiệu quả phù hợp với mục tiêu lợi ích chung, đó là các chính sách về ngành nghề kinh doanh, phân phối thu nhập, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, chính sách cạnh tranh...

Tại doanh nghiệp nhà nước, người đại diện phần vốn nhà nước là những cán bộ. Những cá nhân này được Nhà nước trao quyền quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp dựa trên cơ sở quy định của pháp luật. Cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị ở nước ta. Đó là những người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở phân tích kinh tế - kỹ thuật và hạch toán kinh tế nhằm đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế - xã hội tối đa; đồng thời chịu sự quản lý của Đảng và Nhà nước. Cán bộ được cử quản lý phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước phải bám sát nhiệm vụ chính trị, cụ thể hóa nhiều chủ trương, chính sách chung của Nhà nước; đồng thời, phát huy trách nhiệm, có nhiều cách làm mới, tiến bộ, dân chủ, công khai, đảm bảo nguyên tắc

quản lý… góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.

1.2.3.4. Tổ chức bộ máy QLNN đối với doanh nghiệp nhà nước

Bộ máy QLNN đối với doanh nghiệp là chỉnh thể các bộ phận trong cơ cấu quyền lực nhà nước, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí thành từng cấp quản lý, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Bộ máy QLNN đối với doanh nghiệp được vận hành, nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển. Nhiệm vụ của bộ máy QLNN đối với doanh nghiệp là duy trì, dẫn dắt được các hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu của nhà nước và đảm bảo các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tuân thủ theo pháp luật.

Nhà nước thường thiết kế bộ máy QLNN đối với doanh nghiệp được phân thành nhiều cấp, từ trung ương đến địa phương, các cơ quan cấu thành Bộ máy QLNN về kinh tế có làm những chức năng khác nhau để kiểm soát và thúc đẩy hệ thống doanh nghiệp phát triển trên phạm vi cả nước. Bộ máy QLNN đối với doanh nghiệp cần được thiết kế theo cách thức đặc biệt, tách bạch giữa chức năng chủ sở hữu với chức năng QLNN. Các cơ quan quản lý này nằm trong hệ thống cơ quan QLNN về kinh tế, nhưng thực hiện chức năng chuyên trách về các vấn đề: tạo lập môi trường kinh tế, pháp lý, chính trị, xã hội, kết cấu hạ tầng; định hướng phát triển; tổ chức; kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm.

Để thực hiện chức năng QLNN đối với doanh nghiệp, các cơ quan QLNN đối với doanh nghiệp có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành như ngành công thương, ngành kế hoạch đầu tư, ngành tài chính, thương mại, du lịch ... và nhiều ngành, lĩnh vực khác.

Về xây dựng bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bao gồm ba nội dung chính là cơ cấu bộ máy, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Việc đào tạo và quản lý con người liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp. Cần

nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm và đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, nhà nước. Cần phải khắc phục tình trạng gây phiền hà, khó dễ, phân biệt đối xử đối với doanh nghiệp. Cần loại trừ ngay những cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất đã làm biến dạng, làm sai lệch những chủ trương, chính sách hết sức đúng đắn của Đảng và nhà nước.

Chính quyền địa phương là một trong những định chế pháp lý quan trọng của Hiến pháp năm 2013, bởi chính quyền địa phương là một bộ phận không thể tách rời bộ máy nhà nước do Hiến pháp quy định. Theo đó, cần dựa trên cơ sở hiến định để tiến hành xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước nói chung, chính quyền địa phương nói riêng.

Bộ, các cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình, ban hành các văn bản hướng dẫn quy phạm pháp luật theo thẩm quyền. UBND cấp tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở địa phương, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn theo thẩm quyền. UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn theo thẩm quyền phân cấp hành chính và từng lĩnh vực cụ thể có liên quan. Như vậy, trong lĩnh vực quản lý hành chính, UBND các cấp là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước có quan hệ trực tiếp hàng ngày đối với mọi loại hình doanh nghiệp.

Hình 1 1 Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp Nguồn Tác giả hệ 1


Hình 1.1: Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp


Nguồn: Tác giả hệ thống hóa


Theo Hiến pháp năm 2013, chính quyền địa phương ở nước ta được quy định ở Chương IX với 7 điều, từ Điều 110 đến Điều 116. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang xây dựng ở nước ta hiện nay. Ngoài cách tiếp cận hệ thống bộ máy quản lý nhà nước theo phân cấp về hành chính, đứng trên góc độ hệ thống các cơ quan Nhà nước liên quan trực tiếp đến “vòng đời” của doanh nghiệp (từ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp đến khi giải thể, phá sản doanh nghiệp), hệ thống này có thể khái quát như hình 1.2.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023