Kinh Nghiệm Cải Cách, Đổi Mới Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở Liên Bang Nga


dưỡng kiến thức quản lý kinh tế, kinh tế thị trường. Chính phủ thực hiện sát hạch, kiểm tra và sẵn sàng điều chỉnh ban lãnh đạo các doanh nghiệp, đồng thời không ngừng nâng cao hoàn thiện cơ chế quản lý đối với lãnh đạo doanh nghiệp.

2.4.2. Kinh nghiệm cải cách, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Liên bang Nga


Tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Liên Bang Nga được tiến hành theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1: thực hiện tư nhân hóa nhỏ, được thực hiện từ năm 1992, chủ trương tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp và xây dựng. Giai đoạn 2: đẩy mạnh tư nhân hóa đối với hàng loạt doanh nghiệp lớn thuộc các ngành khác được thực hiện từ nửa cuối năm 90. Tuy nhiên Chính phủ Nga không tư nhân hóa các tài sản Nhà nước là tài nguyên trong lòng đất, rừng biển, các di sản văn hóa, lịch sử….

Để tiến hành tư nhân hóa và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước tiến hành phát không một lượng phiếu tư nhân hóa như nhau cho mọi công dân Nga không kể tuổi tác, địa vị xã hội và thu nhập. Phiếu tư nhân hóa có thể sử dụng theo các cách thức: bán đi để lấy tiền tiêu dùng cá nhân; đổi lấy cổ phiếu của các quỹ đầu tư tư nhân hoặc quốc doanh. Các quỹ này dùng chúng để mua cổ phần của doanh nghiệp và dùng lãi cổ phần thu được để trả lãi cho những người mua cổ phiếu của mình; đổi trực tiếp lấy cổ phiếu của doanh nghiệp, các công nhân của doanh nghiệp có thể đổi chúng lấy cổ phiếu với các điều kiện ưu đãi. Nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp tư nhân hóa phải bán tối thiểu 35% cổ phiếu của mình để lấy phiếu tư nhân hóa; đồng thời Nhà nước cũng đảm bảo điều kiện thông tin để mọi người công dân có thể quyết định sử dụng cổ phiếu của mình sao cho có lợi nhất. Đến năm 1995, đã có gần 40.000 doanh nghiệp đã được tư nhân hóa bằng phiếu tư nhân hóa, trong số này có tới 70-80% số doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật lạc hậu, cũ kỹ.

Tuy nhiên, những khó khăn trong quá trình chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp ở Liên bang Nga là: công chúng không có đủ tiền để mua khối lượng tài sản khổng lồ của Nhà nước (ước tính chỉ có thể mua được 15% giá trị tài sản này), nếu có nhiều biện pháp ưu đãi (giảm giá, cho vay dài hạn với lãi suất thấp) cũng chỉ có thể mua thêm gấp 2-3 lần tỷ lệ


trên là cùng. Mặt khác, do thực trạng kinh doanh kém hiệu quả, trình độ kỹ thuật - công nghệ thấp, tình trạng luật pháp yếu kém, tệ nạn tham nhũng… đã không tạo được sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần. Ngoài ra sự bất đồng trong dư luận xã hội và thế lực khác nhau trong Quốc Hội và Chính phủ cũng là những trở ngại và gây ra những bất ổn định trong chính sách và kết quả thực hiện quá trình này.

2.4.3. Kinh nghiệm cải cách, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Hungary

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.


Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Hungary trước đây, khu vực kinh tế nhà nước tạo ra phần lớn thu nhập quốc dân và thu hút hầu hết lực lượng lao động xã hội. Với quan niệm nền kinh tế thị trường phải dựa trên cơ sở nền tảng là khu vực kinh tế tư nhân nên khi chuyển sang hệ thống kinh tế mới (từ đầu năm 1990) Hungary thực hiện giảm mạnh khu vực kinh tế nhà nước thông qua tư nhân hóa phần lớn tài sản thuộc sở hữu nhà nước mà trước hết là khu vực doanh nghiệp nhà nước, đồng thời khuyến khích xây dựng mới các công ty, tổ chức kinh tế tư nhân.

Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình hiện nay - 7

Có thể nói việc xây dựng và phát triển khu vực kinh tế tư nhân bằng hai quá trình diễn ra đồng thời nêu trên là đặc điểm chung của các nước xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu nói chung, Hungary nói riêng trong thời kỳ thực hiện chuyển đổi nền kinh tế theo hướng dẫn kinh tế thị trường. Trong quá trình đó việc tư nhân hóa các doanh nghiệp, công ty, tổ chức tài chính, tiền tệ thuộc sở hữu nhà nước trước đây có vai trò rất quan trọng. Quá trình này được thực hiện phổ biến dưới hình thức bán dần doanh nghiệp cho mọi công dân và cả nhà đầu tư nước ngoài có khả năng thanh toán theo thị trường. Hình thức tư nhân hóa dưới dạng phân phát cho không như Liên bang Nga; Cộng hòa Séc; Ba Lan cũng được thực hiện song rất hãn hữu.

Cổ phần hóa các công ty Nhà nước là một hình thức được Hungary thực hiện để tư nhân hóa (theo quan niệm của Hungary). Việc cổ phần hóa được thực hiện theo nguyên tắc: tài sản Nhà nước đưa ra cổ phần phải được định giá theo thị trường và kiểm toán chặt chẽ; đấu giá công khai; trong số các chủ sở hữu mới phải có một chủ sở hữu nắm đủ số cổ phiếu để quyết định phương hướng hoạt động của công ty (có thể là Nhà nước hoặc tư nhân). Mục đích là tránh sự bán tống bán tháo tài sản của Nhà nước hoặc cổ phiếu tập


trung vào những cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp; mặt khác là để tạo ra một chủ sở hữu mới thực sự thay thế Nhà nước chiếm hữu và kinh doanh, có quyền chi phối hoạt động của công ty cổ phần đó, Trên thực tế cổ phần hóa ở Hungary cho thấy Nhà nước không để cho cán bộ công nhân viên chiếm hữu toàn bộ số cổ phiếu phát hành và cũng không phát không như một số nước đã làm, tuy có giảm giá ở một mức độ không đáng kể cho số cổ đông là cán bộ công nhân viên cũ của doanh nghiệp.

2.4.4. Kinh nghiệm cải cách, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Malaysia


Từ năm 1987, trong chính sách kinh tế mới của Malaysia nhiệm vụ cải cách doanh nghiệp nhà nước đã được đặt ra, trong đó Chính phủ chủ trương thu hẹp một phần sở hữu nhà nước bằng việc không chỉ bán các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, mà còn bán một số các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không có lãi.

Bắt đầu từ năm 1990, đã có 24 doanh nghiệp nhà nước được bán hoặc chuyển thành công ty hợp doanh, trong số 13 doanh nghiệp thương mại, 4 doanh nghiệp vận tải và thông tin liên lạc, 2 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Một phần doanh nghiệp nhà nước còn lại được cho thuê hoặc thực hiện chế độ hợp đồng quản lý.

Quá trình tư nhân hóa ở Malaysia được tiến hành theo hai bước. Trong bước một các doanh nghiệp nhà nước trước khi bán được cơ cấu, tổ chức lại nhằm tăng thêm sự hấp dẫn đối với người mua. Trong bước tiếp theo các doanh nghiệp nhà nước được tiến hành tư nhân hóa theo một khuôn khổ thống nhất. Đặc biệt, Chính phủ Malaysia không tự chọn những doanh nghiệp nhà nước để tư nhân hóa mà kêu gọi các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân chủ động đưa ra đề nghị tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Việc Chính phủ chấp nhận tư nhân hóa hay không được xem xét trên cơ sở các đề nghị này phải bảo đảm đưa lại lợi nhuận, tiếp tục thực hiện các mục tiêu xã hội, không tổn hại đến lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp và phù hợp với những yêu cầu của chính sách mới.

Để đảm bảo quyền kiểm soát nhất định của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhà nước đã tư nhân hóa, Chính phủ thường nắm các "cổ phần vàng" cho phép người nắm giữ chúng có quyền phủ quyết trong các quyết định có liên quan đến thay đổi phương hướng,


chính sách của doanh nghiệp, Chính phủ cũng quy định: ngoài Chính phủ, không có một cổ đông nào được nắm giữ hơn 10% số cổ phiếu của doanh nghiệp nhà nước đã tư nhân hóa.

Từ thực tiễn chuyển đổi và đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước trong các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và các nước trong khu vực, các bài học có thể rút ra ở đây là:

Một là, chủ trương chuyển đổi và đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước là thống nhất ở các quốc gia. Tuy bước đi, cách thức tiến hành ở từng nước có sự khác biệt nhất định, song mục đích đều nhằm khắc phục tình trạng kinh doanh kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước và làm cho nó thích nghi tốt hơn với điều kiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Hai là, hình thức đa dạng hóa và chuyển đổi sở hữu trong các nước rất đa dạng. Tuy nhiên tùy các điều kiện cụ thể mà mỗi nước lựa chọn cho mình hình thức chuyển đổi nào là cơ bản, phù hợp nhất.

Ba là, quá trình cải cách, chuyển đổi hình thức sở hữu ở các nước luôn gắn liền với quá trình cải cách hành chính, cải cách cơ chế, chính sách theo hướng xóa bỏ bao cấp với doanh nghiệp nhà nước, song cũng đồng thời chú trọng giải quyết các vấn đề việc làm và thu nhập của người lao động.

Bốn là, phải có đề án và lộ trình cải cách, đổi mới cụ thể cho từng giai đoạn với mục tiêu và biện pháp phù hợp; đồng thời phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ.


Chương 3


Phương hướng và giải pháp thúc đẩy

quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước

để góp phần nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở quảng Bình trong thời gian tới


3.1. các quan điểm cơ bản, mục tiêu và nhiệm vụ về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng bình thời gian tới

3.1.1. Các quan điểm cơ bản về quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình thời gian tới

Quan điểm cơ bản trong việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả đối với doanh nghiệp nhà nước của tỉnh trong thời gian tới là:

- Kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung của tỉnh nói riêng, nên doanh nghiệp nhà nước phải không ngừng đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vững vị trí then chốt trong kinh tế của tỉnh, trở thành công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Kiên quyết sắp xếp, điều chỉnh cho được một cơ cấu doanh nghiệp nhà nước hợp lý, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh, phát huy được nội lực và các tiềm năng sẵn có của tỉnh, góp phần quyết định trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo mục tiêu đã đề ra. Đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước được giữ lại để củng cố, phát triển phải đạt được quy mô vừa và lớn, công nghệ tiên tiến. Chuyển các doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động chế độ công ty; đẩy mạnh cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước


không nhất thiết nắm giữ 100% vốn, xem đó là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước theo hướng giao quyền tự chủ trong kinh doanh, tự chịu trách nhiệm, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo pháp luật; phân biệt rõ các chức năng của cơ quan đại diện quyền sở hữu của Nhà nước và chức năng điều hành sản xuất, kinh doanh, giao quyền quyết định nhiều hơn đi đôi với đòi hỏi trách nhiệm cao hơn với đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại doanh nghiệp.

- Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước vừa là nhiệm vụ cấp bách và là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài với nhiều khó khăn, phức tạp. Đối với những vấn đề đã rõ, đã có nghị quyết thì phải khẩn trương, kiên quyết triển khai thực hiện, những vấn đề chưa đủ rõ thì phải tổ chức thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, kịp thời uốn nắn các sai sót, lệch lạc để có bước đi thích hợp, tích cực và vững chắc.

- Phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng ở tất cả các Sở, Ban ngành đối với việc sắp xếp, đổi mới để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.


3.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của tỉnh thời gian tới

Mục tiêu của việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới là nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước tỉnh, để doanh nghiệp nhà nước góp phần quan trọng bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu của xã hội và nhu cầu cần thiết của an ninh quốc phòng, là lực lượng nòng cốt đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa theo các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh đã đề ra trong giai đoạn 2001-2005

Để thực hiện mục tiêu trên nhiệm vụ được đặt ra trong thời gian tới (2001-2005)

là:


- Hoàn thành việc sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp nhà nước hiện có:


+ Củng cố, tăng cường (kể cả sáp nhập, chuyển giao) để xây dựng một số doanh nghiệp quan trọng, có quy mô khá lớn, công nghệ tiên tiến... làm nhiệm vụ chủ lực khai thác những tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, đồng thời là nòng cốt và dẫn dắt các doanh nghiệp khác trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, đảm bảo cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế và các cân đối lớn của tỉnh.

+ Cổ phần hóa phần lớn những doanh nghiệp mà Nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ 100% vốn.

+ Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước công ích, để các doanh nghiệp này thực hiện đúng nhiệm vụ công ích, đồng thời chuyển những doanh nghiệp không đủ điều kiện sang hoạt động kinh doanh nhưng được giao một số nhiệm vụ công ích; thực hiện tổ chức lại các lâm trường trong tỉnh thành các lâm trường kinh doanh.

+ áp dụng các hình thức phù hợp như giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước không cổ phần được; sáp nhập, giải thể, phá sản đối với những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.

- Thực hiện chế độ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đối với doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, hình thành khung pháp lý đồng bộ đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.

- Thực hiện đổi mới và lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, đổi mới và hiện đại hóa một bước quan trọng công nghệ và quản lý đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước theo tiến trình chung của cả nước.

Những quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ được đặt ra trong nghị quyết của Đảng về sắp xếp, đổi mới, phát triển để nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng cho việc đưa ra phương hướng và các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình trong thời gian tới.


3.2. Định hướng cụ thể trong việc thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước ở quảng Bình đến năm 2005

3.2.1. Định hướng sắp xếp, đổi mới đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh

3.2.1.1. Những doanh nghiệp quan trọng cần duy trì 100% vốn nhà nước


Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động ở những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, chiếm thị phần khá lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu cần tiếp tục duy trì 100% vốn nhà nước, gồm các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau:

* Lĩnh vực lâm nghiệp


Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại, là một doanh nghiệp kinh doanh gắn với vùng lãnh thổ lớn phía Tây Nam của tỉnh, vừa quản lý, bảo vệ phát triển tài nguyên rừng, khai thác, chế biến kinh doanh các loại lâm sản và tài nguyên khác trong lâm phần, vừa thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội với nhiều lao động và dân cư (trong đó có đồng bào dân tộc). Hiện tại Công ty có 7 Lâm trường và 9 đơn vị sản xuất công nghiệp - dịch vụ nghề rừng, ngoài việc tổ chức sắp xếp kiện toàn theo Nghị định 178/CP là xác định lại quy mô, diện tích quản lý rừng của các lâm trường trên cơ sở đó giao cho công ty tổ chức và quản lý phù hợp với quy định Nhà nước.

Hướng sắp xếp trong thời gian tới là: Tiến hành thu gọn đầu mối từ các Lâm trường kinh doanh và các Xí nghiệp sản xuất công nghiệp đồng thời vẫn phát huy năng lực của các cơ sở hiện có.

* Lĩnh vực nông nghiệp


Công ty Cao su Việt Trung, tiếp tục duy trì 100% vốn nhà nước, ngoài nhiệm vụ được giao, công ty cần tiếp tục thực hiện một số dự án, cụ thể là: Dự án liên doanh chế biến gỗ cao su và gỗ rừng trồng để xuất khẩu trực tiếp; dự án xây dựng nhà máy chế mủ cao su để đảm bảo đầu ra cho cao su tiểu điền và nâng cao giá trị xuất khẩu; tiếp tục nghiên cứu đưa vào thực hiện một số số dự án khác để đa dạng hóa ngành nghề kinh


doanh, phù hợp với yêu cầu thị trường và khả năng của doanh nghiệp đặc biệt các dự án tạo vùng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và xuất khẩu như mía, sắn, hồ tiêu…

Công ty Cao su Lệ Ninh, trên cơ sở vẫn duy trì 100% vốn nhà nước nhưng cần tập trung mọi tiềm lực về tài chính, con người nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, tiếp tục đưa vào thực hiện các dự án tạo giống và chăn nuôi lợn nạc xuất khẩu; tham gia tích cực các dự án cao su tiểu điền, tạo vùng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và xuất khẩu khác.

* Lĩnh vực chế biến hải sản và dịch vụ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu


Công ty sông Gianh, là doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, có nhiều đơn vị thành viên trong cả nước, ngoài sản xuất phân vi sinh, nhiệm vụ trọng tâm của Công ty hiện nay là tổ chức sản xuất hàng hải sản xuất khẩu bao gồm cả tổ chức tạo giống tôm và nuôi trồng nguyên liệu theo hướng công nghiệp. Do vậy hướng tổ chức sắp xếp là:

Duy trì vốn Nhà nước đối với Nhà máy thủy sản Đông lạnh Sông Gianh, tạo điều kiện để công ty tổ chức dịch vụ nghề cá và tổ chức nuôi trồng các loại thủy sản, vừa chủ động nguồn nguyên liệu vừa tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và làm nhiệm vụ chủ lực chế biến hải sản xuất khẩu, dịch vụ nuôi trồng và nghề cá phía Bắc của tỉnh.

Đối với các xí nghiệp thành viên của công ty, nhất là các xí nghiệp kinh doanh ở ngoại tỉnh cần cũng cố sắp xếp lại phù hợp với yêu cầu đổi mới để có phương án đầu tư cũng như phương án cổ phần hóa những xí nghiệp thành viên có điều kiện.

Công ty Kinh doanh tổng hợp Quảng Bình, là doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu ở các lĩnh vực như: Khách sạn - nhà hàng, kinh doanh xuất nhập khẩu và hiện đang thực hiện dự án: Đông lạnh thủy sản và súc sản.

Hướng tổ chức sắp xếp là: Trong năm 2003 thực hiện giai đoạn 1 dự án xây dựng dây chuyền sản xuất hải sản xuất khẩu, sau đó tiếp tục giai đoạn 2 chế biến súc sản đông lạnh xuất khẩu làm dịch vụ đầu ra cho ngành chăn nuôi của tỉnh. Khi nhà máy đi vào sản xuất kinh doanh ổn định sẽ sáp nhập Xí nghiệp Đông lạnh Đồng Hới (tách từ Công ty Xuất


nhập khẩu tỉnh) vào để tập trung đầu mối và tăng quy mô, đồng thời thực hiện việc di dời xí nghiệp này ra khỏi nội thị theo đúng luật bảo vệ môi trường của Nhà nước.

Đi đôi với dự án đông lạnh, Công ty sẽ tiến hành xây dựng và thực hiện Dự án nuôi tôm công nghiệp để chủ động nguồn nguyên liệu, đây là đơn vị chủ lực chế biến thủy sản, súc sản xuất khẩu cho vùng trung tâm và phía Nam tỉnh.

* Lĩnh vực sản xuất công nghiệp - thương mại - xuất khẩu


- Công ty Thương mại tổng hợp Quảng Bình, là doanh nghiệp từ chuyên làm thương mại đã chuyển đổi cơ cấu đầu tư cho sản xuất công nghiệp bằng các dự án lớn là Nhà máy thanh nhôm định hình (công suất ban đầu là 2000 tấn/năm, hiện đang đầu tư chiều sâu nâng lên 3500 tấn/năm) và dự án liên danh sản xuất 13 loại phụ tùng, đồng thời lắp ráp xe gắn máy có khả năng thu hút trên 1000 lao động trẻ. Hướng sắp xếp là:

Nhà máy nhôm cần giữ 100% vốn Nhà nước, đây vừa là sản phẩm công nghiệp vừa thay thế hàng nhập khẩu, vừa thay thế nguyên liệu gỗ có thị trường rộng cả nước và có khả năng xuất khẩu. Cần tăng cường, ổn định sản xuất theo công suất đã mở rộng, đạt chất lượng tốt, đáp ứng thị hiếu ngày càng cao.

Nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe gắn máy: Có quy mô sản xuất 360.000 bộ phụ tùng và lắp ráp khoảng 300.000 xe gắn máy hàng năm. Đây là dự án liên danh với nước ngoài theo hình thức góp vốn cổ phần, trong đó phía Việt Nam có vốn góp chi phối (60/40), tuy vậy, phần vốn Nhà nước của tỉnh còn thấp (20%). Để có thể nắm cổ phần chi phối, bảo đảm lợi ích lâu dài, tỉnh cần có phương án tăng thêm vốn cổ phần hàng năm từ lợi nhuận được chia.

Sau khi hoàn thành hai dự án trên, Công ty Thương mại tổng hợp nên xem xét để xây dựng một số dự án sản xuất khác như: Đúc nhôm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nhôm thanh nhằm tận dụng nhôm phế liệu và giảm nhập khẩu; sản xuất hàng điện tử và đồ điện dân dụng; tinh chế một số loại khoáng sản và thực hiện một số dự án liên doanh khác với nước ngoài phù hợp với thị trường bằng nguồn vốn kinh doanh cổ phần hoặc nguồn vốn ưu đãi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022