Vai Trò Của Doanh Nghiệp Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế

ty nhà nước độc lập. Công ty nhà nước độc lập là công ty nhà nước không thuộc cơ cấu của Tổng công ty nhà nước.

Đến năm 2005 Luật Doanh nghiệp ra đời thay thế cho Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 nên các loại hình doanh nghiệp nhà nước đã có sự thay đổi, theo đó Luật doanh nghiệp 2005 quy định các loại hình doanh nghiệp nhà nước gồm: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Nhóm công ty. Khi Luật doanh nghiệp 2005 ra đời và có hiệu lực thi hành thì các Công ty nhà nước vẫn còn tiếp tục tổ chức hoạt động theo Luật DNNN 2003, phải đến ngày 1/7/2010 các Công ty nhà nước đã đồng loạt chuyển đổi sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Sau đó nhóm công ty tức các Tổng công ty nhà nước, các Tập đoàn kinh tế nhà nước được sử dụng để liên kết các doanh nghiệp nhà nước tạo sức mạnh về kinh tế và các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước không có tư cách pháp nhân. Đến năm 2014, Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 thay thế Luật Doanh nghiệp 2005 quy định rõ hơn về các loại hình doanh nghiệp. Như vậy, trải qua nhiều giai đoạn và hiện nay Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới các hình thức sau:

- Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp được hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Bộ máy tổ chức của các công ty cổ phần được cơ cấu theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty nhằm đảm bảo tính chuẩn mực, minh bạch và hoạt động có hiệu quả. Đồng thời để bảo đảm sự quản lý của nhà nước thì các nhân sự cao cấp trong bộ máy đó phải do nhà nước quyết định.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, là doanh nghiệp do hai tổ chức hoặc hai cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về

các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- Tập đoàn kinh tế nhà nước là nhóm công ty, gồm công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết. Tập đoàn kinh tế nhà nước phải có ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc gia về kinh tế; tạo nền tảng về hạ tầng kinh tế quốc gia; tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Thủ tướng Chính phủ quy định các ngành, lĩnh vực kinh doanh được xem xét thành lập tập đoàn kinh tế trong từng thời kỳ.

- Tổng công ty nhà nước là nhóm công ty, gồm công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết. Tổng công ty nhà nước có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc một trong những ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quan trọng tạo nền tảng cho phát triển ngành hoặc vùng lãnh thổ; tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và ngành hoặc vùng lãnh thổ. Thủ tướng Chính phủ quy định những ngành, lĩnh vực kinh doanh được xem xét thành lập tổng công ty trong từng thời kỳ. Quy định về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước tại Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2014. Sau đó nhóm công ty tức các Tổng công ty nhà nước, các Tập đoàn kinh tế nhà nước được sử dụng để liên kết các doanh nghiệp nhà nước tạo sức mạnh về kinh tế và các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước không có tư cách pháp nhân. Đến năm 2014, Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 thay thế Luật Doanh nghiệp 2005 quy định rõ hơn về các loại hình doanh nghiệp. Hiện nay, theo quy định tại Luật DN 2020, DNNN bao gồm những loại sau đây:

Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

(1) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

(2) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định.

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 4

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

Từ khái niệm và kết hợp với so sánh với các loại hình DN khác (DN tư nhân, CTCP, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh…), DNNN có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Đặc điểm pháp lý:

Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014, “doanh nghiệp” được hiểu là "Tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sớ giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Bởi vì DNNN mang những đặc điểm của doanh nghiệp nói chung nên DNNN hoạt động cũng vì mục đích kinh doanh. Tuy nhiên mục tiêu lợi nhuận không phải lý do duy nhất để thành lập các DNNN. Nhà nước không đầu tư ồ ạt hay tràn lan vào mọi lĩnh vực mà chỉ tập trung vào những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như năng lượng, viễn thông, hàng không... (ví dụ như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông

Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam...). DNNN hoạt động trong những ngành nghề quan trọng hoặc những ngành nghề, khu vực mà tư nhân không đầu tư, do đó ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, các DNNN đã trở thành một công cụ thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước, ổn định thị trường và giải quyết những vấn đề xã hội.

- Đặc điểm về sở hữu:

Vấn đề sở hữu đối với DNNN khá phức tạp với nhiều tầng nấc khác nhau. Ai là chủ sở hữu của DNNN? Theo quy định của Hiến pháp thì DNNN thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện. Theo Luật Dân sự 2015, Nhà nước thực hiện hiện quyền chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân đầu tư vào DNNN. Như vậy, có thể khẳng định Nhà nước là chỉ sở hữu duy nhất đối với DNNN. Tuy nhiên trên thực tế, Nhà nước lại trao quyền chủ sở hữu cho các cơ quan nhà nước – cơ quan đại diện chủ sở Nhà nước (Chính phủ, Bộ ngành, UBND tỉnh, Công ty quản lý vốn…) và các cơ quan này lại thành lập các tổ chức như hội đồng thành viên (HĐTV) hay cử các cá nhân để đại diện cho các cơ quan đó thực hiện quyền của chỉ sở hữu tại DN. DN 100% VNN sau khi thành lập là một chủ thể kinh doanh, tuy nhiên chủ thể kinh doanh này không có quyền sở hữu đối với tài sản trong doanh nghiệp mà chỉ là người quản lý tài sản và kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước. Nhà nước giao vốn cho DN, DN phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn mà Nhà nước giao.

- Đặc điểm về hình thức của DN và mô hình tổ chức quản lý DNNN:

Vốn điều lệ tồn tại dưới hình thức công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, các DN này sẽ không còn tồn tại dưới dạng CTCP theo các hình thức khác nhau. Do vậy, mặc dù chủ sở hữu là Nhà nước nhưng cũng chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ. Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu có thể được tổ chức quản lý theo 2 mô hình: mô hình hội đồng thành viên hoặc mô hình chủ tịch công ty. Theo mô hình hội đồng thanh viên, cơ cấu tổ chức quản lý Công ty bao gồm: hội đồng thành viên, kiểm soát viên chuyên trách, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Theo mô

hình chủ tịch công ty, cơ cấu tổ chức quản lý bao gồm: Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.

- Đặc điểm về tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản:

Doanh nghiệp do nhà nước hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, theo khoản 2 Điều 73 Luật Doanh nghiệp (2014) quy định “công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”. Do đó, DNNN cũng có tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện hoạt động kinh doanh độc lập, tham gia vào các giao dịch, chịu trách nhiệm riêng bằng tài sản của doanh nghiệp (bao gồm tài sản hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, những khoản hỗ trợ, tài sản hình thành trong quá trình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh,

...) và hoạt động theo sự điều tiết của nền kinh tế thị trường, chịu tác động bởi những quy Luật Cạnh tranh, không phụ thuộc vào những mệnh lệnh hành chính của nhà nước. Do có tư cách pháp nhân, khi tham gia thực hiện các giao dịch DNNN chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính và các khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của DN. Ngoài ra, cũng giống như chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên khác, nhà nước - với tư cách là chủ sở hữu của DNNN - chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn Nhà nước cam kết góp vào DN.

1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế

Ở nhiều nước, kể cả các nước công nghiệp phát triển, DNNN vẫn chiếm một tỷ lệ quan trọng trong GDP, lực lượng lao động và vốn. DNNN thường chủ yếu hoạt động trong các ngành cung cấp dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đây là những ngành có tác động lớn đối với phần lớn dân cư và các ngành kinh tế khác. Vai trò của DNNN được luận giải xuất phát từ vai trò của Nhà nước trong quản lý, điều tiết KT-XH. Với tư cách là “cánh tay nối dài” đảm nhận một phần vai trò, chức năng của Nhà nước, DNNN thường được giao đảm nhận các vai trò cụ thể sau: (1) Giúp khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường và khu vực tư nhân; (2) Đảm nhận những lĩnh vực mới, tạo

động lực phát triển cho một số ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế nhưng đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn vượt quá khả năng của các DN tư nhân trong nước; thời gian thu hồi vốn chậm, hệ số rủi ro cao, các DN tư nhân không muốn tham gia. - Theo lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất (sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước). Kinh tế nhà nước bao gồm các DNNN, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế. “Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế”. Các DNNN, bộ phận quan trọng nhất của kinh tế, giữ vị trí then chốt; phải đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả KT-XH và chấp hành pháp luật.

Ở Việt Nam, chủ trương, quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của DNNN trong nền kinh tế đã có những thay đổi qua các kỳ Đại hội của Đảng cùng với quá trình đổi mới tư duy, nhận thức của Đảng, sự phát triển của nền kinh tế, của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác và quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế.

Đại hội VI của Đảng, đặc biệt Nghị quyết Trung ương 3 khóa VI đã chỉ rõ, xí nghiệp quốc doanh đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định tại Đại hội VII của Đảng, xí nghiệp quốc doanh đồng nhất với kinh tế quốc doanh. Đến Đại hội VIII của Đảng, thuật ngữ “kinh tế nhà nước” chính thức được sử dụng thay thế cho kinh tế quốc doanh và được hiểu rộng hơn, không chỉ đơn thuần là DNNN mà còn là những nguồn lực vật chất khác do Nhà nước nắm giữ. Theo đó, vai trò của DNNN đã có sự điều chỉnh.

Đại hội IX của Đảng xác định, DNNN giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật. Phát triển DNNN trong những ngành sản xuất và dịch vụ quan trọng; xây dựng các tổng công ty nhà nước đủ mạnh để làm nòng cốt trong những tập đoàn kinh tế lớn, có năng lực cạnh

tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Cụ thể hóa tinh thần Đại hội IX, Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX xác định, DNNN là lực lượng nòng cốt đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Đại hội X có sự điều chỉnh nhất định về vị trí của DNNN, đó là xóa bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất, kinh doanh của DNNN và tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu sản xuất và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, vào một số lĩnh vực công ích.

Kết luận số 50-KL/TW, ngày 30-5-2019, của Ban Bí thư, “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã đưa ra quan điểm chỉ đạo DNNN là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, là lực lượng vật chất quan trọng, là công cụ hỗ trợ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, DNNN phải tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả để có cơ cấu hợp lý, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng.

Đại hội XII tiếp tục khẳng định vị trí của DNNN tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng - an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã nêu rõ hơn vai trò của DNNN là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; thực hiện vai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, bảo đảm các doanh nghiệp Việt Nam thật sự trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội, thực

hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII xác định, DNNN là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, là lực lượng vật chất quan trọng, là công cụ hỗ trợ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của lĩnh vực an ninh, quốc phòng; độc quyền tự nhiên; cung cấp hàng hóa dịch vụ công thiết yếu; và một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa lớn.

Đến Đại hội XIII, tiếp tục nhấn mạnh kinh tế nhà nước là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục các “khuyết tật” của cơ chế thị trường. Các nguồn lực kinh tế của Nhà nước được sử dụng phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước và cơ bản được phân bổ theo cơ chế thị trường. Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng, quốc phòng, an ninh; hoạt động theo cơ chế thị trường, quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế; lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, nhiều chính sách về đổi mới, sắp xếp, phát triển DNNN được ban hành, đặc biệt là những quy định về ngành, lĩnh vực duy trì vốn nhà nước. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 quy định phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp, gồm: Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên; và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế. Từ năm 2011 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định về tiêu chí, danh mục phân loại DNNN theo hướng thu hẹp ngành, lĩnh vực duy trì DNNN, thu hẹp phạm vi đầu tư vốn của Nhà nước vào doanh nghiệp(1) với số lượng ngành, lĩnh

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí