Hình 1.2: Sơ đồ cơ quan quản lý nhà nước theo vòng đời DNNN
Nguồn: Tác giả xây dựng
1.2.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
Đây là nội dung quan trọng nhằm theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, kiểm soát và xử lý các vi phạm của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định pháp luật của nhà nước. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể không chỉ đóng vai trò là người tiêu thụ những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp, mà thông qua việc tiêu dùng có thể giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Một mặt, nhằm bảo vệ quyền lợi của mình mà còn thực hiện chức năng giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, phân phối sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp cần được kiểm tra, thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm, bảo đảm trật tự trong kinh doanh. Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của luật pháp, tạo khả năng ngăn ngừa vi phạm.
Kết quả thanh tra, kiểm tra có thể phát hiện các nguồn lực tiềm năng, phát hiện những sai lệch để kịp thời hoàn thiện và định hướng phát triển. Thông qua thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước có thể nhận được sự phản hồi của chính sách, kiểm tra tính khả thi của các quy định.
Các nội dung thanh tra kiểm tra bao gồm:
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Doanh Nghiệp Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế
- Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Nhà Nước Của Chính Quyền Cấp Tỉnh
- Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Nhà Nước
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Tỉnh Đăk Lăk Trong Qlnn Đối Với Dnnn
- Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Nhà Nước Trên Địa Bàn Tỉnh Đăk Lắk
- Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở Tỉnh Đắk Lắk
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
- Thanh tra kiểm tra về ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh: mức độ thực hiện kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh; mức độ tuân thủ các điều kiện kinh doanh trong thực tế.
- Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp về tài chính: thực hiện nghĩa vụ về thuế, phí, các khoản lệ phí; chế độ báo cáo tài chính; mức độ thực hiện kế toán kiểm toán doanh nghiệp; giá của các sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp ra thị trường.
- Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại: như đầu cơ, lũng đoạn thị trường; buôn lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm; các hành vi độc quyền; bán phá giá.
- Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp về sử dụng lao động: việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng lao động; thực hiện chế độ tiền lương tối thiểu; giờ làm việc; bảo hiểm xã hội; an toàn lao động; vệ sinh lao động.
Ngoài các hoạt động chủ yếu trên, nhà nước còn thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp theo lĩnh vực, vụ việc cụ thể như: Thanh tra, kiểm tra về giá, về sử dụng và khai thác tài nguyên, môi trường ...
Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với các doanh nghiệp Nhà nước thời gian qua, các vấn đề liên quan đến công tác giám sát, quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước nhận được nhiều ý kiến trái chiều của dư luận xã hội trong đó nổi bật là các vụ liên quan đến tiền lương, người quản lý điều hành hoặc việc đánh giá xếp loại chưa hợp lý đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh thua lỗ. Với những bất cập trên, nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước. Ngày 20/5/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu. Theo đó, mục đích của giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm nắm bắt, phản ánh và đánh giá đúng đắn về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước, qua đó kịp thời chấn chỉnh hoặc áp dụng các biện pháp phù hợp, giúp doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Giúp các cơ quan quản lý
nhà nước, chủ sở hữu phát hiện những yếu kém trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, xử lý. Nghị định cũng quy định nguyên tắc giám sát, kiểm tra, thanh tra phải tuân theo các quy định của pháp luật và bảo đảm tính khách quan, chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch; cũng theo Nghị định, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được chủ sở hữu giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp nhà nước, được quy định cụ thể thêm như:
- Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị được chủ sở hữu giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp, định kỳ hằng năm xây dựng nội dung, hoạt động giám sát và tổng hợp chung vào kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước trình chủ sở hữu phê duyệt
- Đối với kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở kế hoạch kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hằng năm đã được phê duyệt xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể tại doanh nghiệp mà mình là người đại diện hoặc được giao kiểm soát.
Như vậy, với việc ban hành Nghị định này, trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước, tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra được quy định chặt chẽ hơn góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với doanh nghiệp nhà nước ở chính quyền cấp tỉnh
- Quan điểm của nhà nước đối với công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước. Quan điểm của nhà nước về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là nhân tố đầu tiên, có ảnh hưởng quyết định tới hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước. Sở dĩ như vậy là vì nhân tố này sẽ quyết định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; nội dung các văn bản pháp luật phục vụ cho công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước; trình độ của cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Chẳng hạn: nếu
một nhà nước quan niệm nên tạo sự chủ động cao cho doanh nghiệp thì việc xây dựng văn bản pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý cũng được thực hiện theo hướng tạo sự chủ động cho doanh nghiệp, bộ máy quản lý gọn nhẹ, chấm dứt sự can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...
- Sự hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước phụ thuộc vào tổ chức bộ máy quản lý. Nếu bộ máy quản lý được tổ chức tốt, bố trí hợp lý, khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật. Ngược lại, bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo giữa các cơ quan quản lý sẽ làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Bởi vì, bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là cơ quan trực tiếp tiến hành hoạt động quản lý doanh nghiệp. Do đó, sự am hiểu của cán bộ quản lý về ngành nghề lĩnh vực mình quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nắm bắt tình hình của họ với lĩnh vực đó, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc cán bộ quản lý đó có phân tích và đưa ra được những kết luận đúng đắn hay không, có dự thảo ra được những chính sách quản lý đúng đắn hay không. Thêm vào đó, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý sẽ quyết định việc họ có thực hiện quản lý đúng theo lương tâm trách nhiệm hay không.
- Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước. Thực tế hoạt động của DNNN thời gian qua cũng cho thấy, việc giao các bộ, ngành, địa phương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN có những điểm chưa phù hợp. Cơ chế này còn bộc lộ khiếm khuyết, hạn chế hiệu quả trong thực hiện quyền chủ sở hữu, quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước cũng như công tác cán bộ. Bộ chủ quản vừa làm chức năng quản lý nhà nước về chuyên môn, vừa là chủ sở hữu vốn nhà nước, chi phối nhân sự cấp cao của DN, cùng các kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển, nghĩa là "vừa đá bóng, vừa thổi còi". Do đó, cần tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII, Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy
ban Quản lý vốn nhà nước tại DN và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2018, mục tiêu quản lý các tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn, quan trọng thuộc diện chuyển giao từ các bộ, UBND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật. Ðây là giải pháp nhằm tạo đột phá, thay đổi cơ bản trong việc quản lý DN có vốn đầu tư của Nhà nước, với kỳ vọng bảo đảm công khai, minh bạch trong đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, tăng cường trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN; chú trọng phòng, chống tham nhũng, lợi ích nhóm, yếu tố gia đình, "sân sau" chi phối hoạt động DNNN, nhất là trong quá trình đẩy mạnh cổ phần hóa.
- Sự phù hợp của hệ thống luật pháp và khung khổ pháp lý. Để tối đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể bất chấp những lợi ích chung của toàn xã hội. Để hạn chế mặt tiêu cực đó, bên cạnh “bàn tay vô hình”- các quy luật của thị trường còn có “bàn tay hữu hình”- sự can thiệp của nhà nước. Sự can thiệp của nhà nước thể hiện qua những chính sách quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế, qua hệ thống pháp luật...Các chính sách quản lý của nhà nước trực tiếp tác động tới hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Một hệ thống chính sách quản lý đúng đắn, đầy đủ sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao và ngược lại, một hệ thống chính sách quản lý chưa đầy đủ, không đồng bộ, còn thiếu sót sẽ làm giảm hiệu quả của công tác quản lý.
- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để thực thi chính sách. Hiện nay, cơ chế được hiểu là cách thức, theo đó một quá trình được thực hiện còn phối hợp là một phương thức, một hình thức, một quy trình kết hợp hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau để bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức này thực hiện được đầy đủ, hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhằm đạt được các lợi ích chung. Phối hợp được thực hiện trong suốt quá trình quản lý, từ hoạch định chính sách, xây dựng thể chế, đến việc tổ chức thực thi cơ chế, chính sách, pháp luật. Tóm lại, có thể hiểu “cơ chế phối hợp” chính là “phương thức tổ chức hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm thực hiện mục tiêu chung”. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý
các cấp có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp là đối tượng quản lý và vừa là mục tiêu của quản lý, cụ thể: i) Thứ nhất, cơ chế phối hợp tạo cơ sở cho việc thi hành luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật trong thực tế. ii) Thứ hai, cơ chế phối góp phần nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm các quyền doanh nghiệp. iii) Thứ ba, cơ chế phối hợp phát huy được các nguồn lực để tập trung và xử lý có hiệu quả những vấn đề khó khăn, phức tạp trong quản lý đăng ký doanh nghiệp mà đối với một người, một cơ quan, tổ chức không thể giải quyết được.
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở một số địa phương và bài học cho tỉnh Đăk Lăk
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với DNNN ở một số địa phương
1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An
Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới trên bộ; bờ biển ở phía Đông dài 82 km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế.
Nhìn chung, DNNN của tỉnh Nghệ An vốn ít, quy mô nhỏ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài. Một số doanh nghiệp lỗ nghiêm trọng dẫn đến giải thể, phá sản như Công ty gỗ Vinh, Xí nghiệp đánh cá Cửa Hội, Công ty vật liệu xây dựng và thi công cơ giới. Một số doanh nghiệp phải có cơ chế mạnh của Chính phủ mới đủ điều kiện chuyển đổi hình thức sở hữu vốn nhà nước bị thâm hụt như: Công ty mía đường Sông Lam, Công ty mía đường Sông Con, Công ty đầu tư hợp tác kinh tế Việt – Lào, Công ty Xây dựng số 1, Công ty xuất nhập khẩu và dịch vụ tổng hợp v.v… do tỉnh Nghệ An chưa quan tâm đến việc hoạch định chiến lược hay có kế hoạch cụ thể về phát triển doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh mà chỉ thực hiện chủ trương của trung ương về sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Tỉnh Nghệ An đã thực hiện thành công phương án sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc UBND tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Văn bản số 2449/TTg-ĐMDN. Tỉnh Nghệ An đã cổ phần hóa 6 Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước và duy trì 2 Công ty TNHH MTV có 100% vốn nhà nước. Lên phương án thực hiện thoái vốn tại các công ty cổ phần không thuộc diện nhà nước giữ cổ phần chi phối, năm 2016 tỉnh đã thực hiện thoái vốn tại 04 công ty cổ phần và đang lên phương án chuyển phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước không thuộc diện địa phương quản lý về tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Thực hiện cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo QĐ số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007. Trên toàn tỉnh có 23/25 sở, ban, ngành thực hiện cơ chế một cửa, đạt 92%. Có 5 đơn vị ngành dọc của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn gồm: công an, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, kho bạc đã thực hiện cơ chế một cửa tại tại một số cơ quan và đơn vị cấp huyện. Có 20/21 huyện, thành phố, thị xã thực hiện cơ chế một cửa. Thực hiện cơ chế một cửa và một cửa liên thông đã thực hiện triển khai ở các lĩnh vực: đăng kí kinh doanh, cấp mã số thuế và đăng kí dấu, lĩnh vực đầu tư, lĩnh vực quảng cáo.
Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Trung ương trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp giãn, giảm thuế, hỗ trợ về khoa học công nghệ. Thực hiện việc trao đổi, đối thoại thường xuyên để nắm bắt tình hình và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Trong quá trình quản lý, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền và địa phương. Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, tỉnh Nghệ An đã tập trung thực hiện sắp xếp, chuyển đổi, đổi mới doanh nghiệp nhà nước và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thực hiện chủ trương sắp xếp, chuyển đổi, đến cuối năm 2020, trên địa bàn toàn tỉnh đã sắp xếp, chuyển đổi 160 doanh nghiệp, trong đó: cổ phần hóa: 86; Giảm, bán, khoán: 8; Giải thể: 6; Chuyển sang sự nghiệp có thu:5; Phá sản: 2; Sáp nhập: 31 (sáp nhập về trung ương: 20; sáp nhập về địa phương: 11); chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên: 22 doanh
nghiệp. Sau khi chuyển đổi, hầu hết các doanh nghiệp đã tinh giản lao động, tình hình tài chính lành mạnh.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội
Bối cảnh hội nhập kinh tế mạnh mẽ cùng với những hạn chế đối với tăng trưởng kinh tế trong nước đã đặt ra yêu cầu cấp bách, cần xem xét lại cơ cấu và thể chế của nền kinh tế, để thiết lập động lực mới, thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai. Trong đó, vấn đề đổi mới, tái cơ cấu DNNN là một trong ba nhiệm vụ quan trọng của tái cơ cấu nền kinh tế. Đặc biệt, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế cho tiến trình tái cơ cấu DNNN có ý nghĩa quyết định đến việc đi đúng hướng, đúng kế hoạch và đạt kết quả.
Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Trên địa bàn thành phố hiện nay có rất nhiều các Tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty nhà nước, các DNNN đang đặt trụ sở và hoạt động tại đây. Tuy nhiên, số lượng các DNNN do UBND thành phố Hà Nội quản lý là 67 doanh nghiệp. Thành phố nhận thức sâu sắc, chủ trương tái cơ cấu DNNN của Đảng và Nhà nước sẽ góp phần xây dựng kinh tế Thủ đô phát triển, nên hàng năm thành phố đã xây dựng dựng tiến độ, lộ trình tái cơ cấu DN, thành lập Ban Đổi mới doanh nghiệp. Thành phố Hà Nội sẽ quyết liệt hơn trong công tác chỉ đạo sắp xếp, đổi mới DNNN, nhất là tháo gỡ những khó khăn cụ thể trong từng đề án, phương án cổ phần hoá tại các DN để đẩy nhanh tiến độ theo kế hoạch.
Trong giai đoạn 2019-2020, thành phố sẽ phải tiến hành cổ phần hóa 13 DN và thoái vốn 31 DN. Theo kế hoạch được phê duyệt, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa tại 13/13 DN, phê duyệt dự toán chi phí CPH tại 6/13 DN; phê duyệt phương án sắp xếp lại cơ sở nhà đất và phương án sử dụng đất sau CPH tại 1/13 DN; lựa chọn đơn vị tư vấn xác định giá trị DN tại 3/13 DN và chỉ đạo 13 DN tiến hành kiểm toán, báo cáo tài chính, quyết toán thuế, xử lý tồn tại tài chính, đầu tư bên ngoài… làm cơ sở thuận lợi cho công tác CPH. Đối với 31 DN thoái vốn nhà nước đầu tư, thành phố đã hoàn thành thoái vốn tại 1 DN; chấp thuận đơn vị tư vấn thoái vốn tại 24/30 DN; đôn đốc 12 DN thuộc đối tượng rà