Pháp Luật Đảm Bảo Dân Chủ Trong Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước

Các yêu cầu dân chủ đòi hỏi việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tổ chức Nhà nước phải phù hợp với các qui định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ CPH DNNN. Các qui định về nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan tổ chức này phải rõ ràng, cụ thể gắn quyền hạn với trách nhiệm và được đặt trong sự kiểm tra giám sát có hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo cho quá trình thực hiện CPH DNNN đạt được các mục tiêu đã đề ra.

- Nội dung và yêu cầu dân chủ đối với việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn

dân


Tiền vốn, tài sản Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp là tài sản thuộc sở hữu toàn

dân, đó là một nội dung dân chủ hết sức quan trọng, được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Yêu cầu dân chủ ở đây đòi hỏi các hoạt động xử lý tài chính, kiểm kê, phân loại tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp và bán cổ phần phải được thực hiện chính xác, khách quan, công khai minh bạch theo các căn cứ và nguyên tắc của thị trường, phù hợp với các qui định của pháp luật, tránh tình trạng tiền vốn tài sản của Nhà nước bị thất thoát, bị thao túng giá bán, hoặc bị chiếm đoạt, nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu là nhân dân.

- Các nội dung và yêu cầu dân chủ đối với các nhà đầu tư


Nội dung dân chủ ở đây là quyền tự do kinh doanh, tự do tham gia đầu tư vốn mua cổ phần, quyền được đối xử bình đẳng giữa các chủ đầu tư, quyền được tiếp nhận thông tin về doanh nghiệp về bán cổ phần... của các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp CPH, theo qui định của pháp luật.

Yêu cầu dân chủ ở nội dung này đòi hỏi các tiêu chí xác định nhà đầu tư chiến lược, các quy định về quyền được mua cổ phần ưu đãi phải khách quan, công bằng và bình đẳng. Các qui định về điều kiện, trình tự thủ tục mua cổ phần phải nhanh gọn hợp lý, tránh gây phiền hà cản trở việc mua cổ phần của nhân dân. Nội dung công khai thông tin về doanh nghiệp về bán cổ phần phải đầy đủ, chính xác và trung thực để các nhà đầu tư có đủ cơ sở phân tích, lựa chọn, quyết việc mua cổ phần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

- Nội dung và yêu cầu dân chủ đối với người lao động


Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 4

Đó là yêu cầu đảm bảo một cách tốt nhất vấn đề việc làm cho người lao động. Có chính sách phù hợp giải quyết thỏa đáng quyền lợi của người lao động bị mất việc, thôi

việc trong quá trình CPH. Nội dung và yêu cầu dân chủ đối với người lao động còn là việc thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong CPH DNNN, đảm bảo cho người lao động có thể tham gia bàn bạc, góp ý kiến, quyết định các vấn đề CPH DNNN và thực hiện quyền giám sát đối với các chủ thể nhà nước trong quá trình CPH DNNN.


1.2. Pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước


1.2.1. Khái niệm pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Cổ phần hóa DNNN là hoạt động thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước, dân chủ trong CPH DNNN trước hết là dân chủ trong lĩnh vực kinh tế. "Trong những yếu tố hợp thành nội dung của dân chủ và dân chủ hóa thì dân chủ trong lĩnh vực kinh tế chiếm vị trí hàng đầu, có vai trò quyết định. Không thực hiện được dân chủ trong kinh tế thì không thể giải quyết về thực chất dân chủ trong các lĩnh vực khác..." [2, tr. 8]. Như vậy, đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình dân chủ hóa ở nước ta hiện nay.

Đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN là đảm bảo thực hiện các nội dung, các yêu cầu dân chủ trong CPH DNNN, cụ thể là: đảm bảo cho các cơ quan, tổ chức nhà nước thực hiện CPH được tổ chức và hoạt động theo các cơ chế, các nguyên tắc dân chủ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức này phải phù hợp với các qui định của pháp luật phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của quá trình cổ phân hóa DNNN. Đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN còn là đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu toàn dân trong việc định đoạt tài sản doanh nghiệp CPH, đảm bảo quyền dân chủ của các nhà đầu tư, của người lao động trong quá trình thực hiện CPH đồng thời phải kịp thời phát hiện xử lý các vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình CPH với ý nghĩa là các hành vi vi phạm dân chủ.

Với tư cách là đại diện ủy quyền thực hiện quyền lực của nhân dân, thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với DNNN, Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện dân chủ, đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN. Để đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN, yêu cầu đặt ra đối với Nhà nước là phải thể chế hóa kịp thời và đầy đủ các nội

dung dân chủ trong CPH DNNN thành các qui phạm pháp luật, làm cho cơ sở pháp lý cho hoạt động của chính chủ thể nhà nước và các chủ thể khác tham gia vào quá trình CPH. Các quy phạm pháp luật được ban hành đến lượt mình nó trực tiếp tác động, điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia vào quá trình CPH DNNN, nó có giá trị bắt buộc chính chủ thể nhà nước và các chủ thể khác phải tôn trọng, bảo vệ, thực hiện các nội dung dân chủ, các giá trị dân chủ trên thực tế. Nó trở thành đại lượng xác định mức độ dân chủ, trở thành phương tiện, công cụ đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN. Hệ thống các quy phạm pháp luật đó được gọi là pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN.

Như vậy, pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN là hệ thống các qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình CPH DNNN nhằm đảm bảo thực hiện các nội dung dân chủ trong CPH DNNN.


1.2.2. Nội dung pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Là hệ thống quy phạm pháp luật thể chế hóa các nội dung dân chủ, các giá trị dân chủ trong CPH DNNN, pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN tác động một cách toàn diện đến hoạt động của các chủ thể tham gia vào quá trình CPH DNNN, qui định quyền hạn, xác lập nghĩa vụ, bảo vệ quyền lợi của các chủ thể phù hợp với qui định của Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng các yêu cầu dân chủ trong CPH DNNN. Căn cứ vào các nội dung dân chủ trong CPH DNNN và đặc điểm của các chủ thể tham gia vào quá trình CPH, nội dung chủ yếu của pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN có thể được phân chia thành các nhóm qui định sau đây:

Thứ nhất, các qui định về tổ chức, hoạt động của các chủ thể nhà nước thực hiện CPH DNNN.

Các qui định của nhóm này bao gồm: qui định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước, của DNNN và các cơ quan nhà nước chuyên trách trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CPH DNNN. Đây là những quy định có vai trò đảm bảo cho việc thực hiện quyền lực nhà nước trong CPH DNNN phù hợp với các cơ chế, nguyên tắc dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo quy định đầy đủ,

phân định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nhà nước trong thực hiện CPH DNNN.

Thứ hai, các qui định đảm bảo quyền sở hữu toàn dân đối với DNNN.


Các qui định cụ thể ở nội dung này bao gồm: các qui định về xử lý tài chính, kiểm kê, phân loại tài sản của doanh nghiệp CPH, các qui định về xác định giá trị doanh nghiệp và bán cổ phần, các qui định về quản lý sử dụng tiền thu được từ việc bán cổ phần. Đây là những qui định có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân với tư cách là chủ sở hữu tài sản tiền vốn nhà nước đầu tư trong doanh nghiệp CPH.

Thứ ba, các qui định đảm bảo quyền dân chủ của các chủ thể tham gia đầu tư.


Các qui định cụ thể ở nội dung này bao gồm: các qui định về đối tượng và điều kiện tham gia mua cổ phần, trình tự thủ tục đăng ký mua cổ phần, các qui định về nhà đầu tư chiến lược, bán cổ phần ưu đãi và các qui định về quyền được thông tin về doanh nghiệp CPH và bán cổ phần doanh nghiệp. Đây là những qui định nhằm đảm bảo quyền tự do đầu tư, quyền bình đẳng của công dân khi tham gia vào quá trình CPH với tư cách là các nhà đầu tư, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân với tư cách là bên mua trong giao dịch mua bán cổ phần.

Thứ tư, các qui định đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động.


Các qui định cụ thể ở nội dung này bao gồm: các qui định về đánh giá phân loại lao động, sắp xếp việc làm, giải quyết chế độ đối với người lao động thôi việc, mất việc làm trong quá trình CPH DNNN, các qui định về đảm bảo thực hiện phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đối với quá trình CPH doanh nghiệp. Các qui định này nhằm đảm bảo quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực lao động trong vấn đề việc làm, đồng thời đảm bảo mở rộng và phát huy dân chủ ở cơ sở theo quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Thứ năm, các qui định về đảm bảo cơ chế thiết chế kiểm tra giám sát đối với các chủ thể Nhà nước thực hiện CPH DNNN.

Đảm bảo sự kiểm tra, giám sát có hiệu quả của Nhà nước và của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước thực hiện CPH DNNN là một yêu cầu hết sức

quan trọng để đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN. Trong pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN, các qui định cụ thể ở nội dung này bao gồm các qui định về trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các chủ thể nhà nước trực tiếp thực hiện việc CPH DNNN như doanh nghiệp CPH, cơ quan đại diện thực hiện quyền sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp CPH; các qui định về trách nhiệm kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động CPH DNNN. Các qui định này có ý nghĩa quan trọng góp phần ngăn chặn loại bỏ các vi phạm, tội phạm diễn ra trong quá trình CPH DNNN, đảm bảo quyền giám sát của nhân dân đối với việc thực hiện quyền lực được nhân dân ủy quyền của Nhà nước trong quá trình CPH DNNN.


1.2.3. Các tiêu chí hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN là công cụ để đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực kinh tế nói chung và trong CPH DNNN nói riêng. Là hệ thống các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội có tính chất năng động và phức tạp, pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN luôn được Nhà nước quan tâm sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện và đã góp phần quan trọng vào việc huy động các tiềm lực về vốn, về trí tuệ trong nhân dân tham gia vào quá trình CPH DNNN, góp phần đẩy nhanh tiến trình CPH. Song, trước sự phát triển không ngừng của trình độ kinh tế, trước những diễn biến ngày càng phức tạp của CPH, khi quy mô, tốc độ và đối tượng doanh nghiệp CPH ngày càng được mở rộng, các quy định hiện hành đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, do vậy việc hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN trở thành một yêu cầu có tính chất khách quan và có ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn.

Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN là việc sửa đổi, bổ sung để nâng cao chất lượng, tính khoa học, tính khả thi của các qui phạm pháp luật, nâng cao hiệu lực điều chỉnh của pháp luật này. Trên cơ sở nghiên cứu những tiêu chí cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và đặc điểm của hoạt động CPH DNNN, chúng tôi đề xuất tiêu chí hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN với nội dung cụ thể sau đây.

1.2.3.1. Tiêu chí về hình thức

Tiêu chí về hình thức là tiêu chí đảm bảo cho văn bản qui phạm pháp luật có tính chất khuôn mẫu, chứa đựng và biểu đạt một cách khoa học các nội dung qui định của pháp luật, đảm bảo tính pháp lý và tính thuận lợi cho việc áp dụng các qui phạm pháp luật trong thực tiễn. Cơ cấu văn bản qui phạm pháp luật, ngôn ngữ pháp lý biểu đạt nội dung các qui phạm pháp luật, là những nội dung cơ bản đặt ra theo tiêu chí này.

Về cơ cấu văn bản: Cần xác định một cơ cấu sắp xếp khoa học các nội dung, các qui phạm pháp luật phù hợp với diễn biến của CPH DNNN, đảm bảo thể hiện có hệ thống và rõ ràng các nội dung cơ bản như các nguyên tắc và mục tiêu của CPH, quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, nhà nước thực hiện nhiệm vụ trong quá trình CPH, trình tự thủ tục tiến hành CPH.

Về ngôn ngữ pháp lý: Ngôn ngữ pháp lý được sử dụng phải đảm bảo tính chính xác, lôgíc, cô đọng và một nghĩa, tránh tình trạng sử dụng các từ ngữ ít thông dụng, dẫn đến gây khó hiểu cho quần chúng nhân dân khi tham gia vào quá trình CPH.

1.2.3.2. Tiêu chí về nội dung


Đây là tiêu chí được đặt ra đối với việc hoàn thiện các nội dung qui định cụ thể của pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN.

Thứ nhất, pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN phải được xây dựng với đầy đủ các qui phạm pháp luật điều chỉnh toàn diện các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình CPH DNNN, đáp ứng được các nhu cầu khách quan của sự phát triển các quan hệ này trong thực tiễn CPH, đồng thời định hướng phát triển của các quan hệ này đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Qui định cụ thể rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức nhà nước đảm bảo cho quyền lực nhà nước được thực hiện theo các nguyên tắc và cơ chế dân chủ, phục vụ cho lợi ích toàn dân, ngăn chặn sự xâm hại từ phía các chủ thể tham gia vào quá trình CPH DNNN đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong các doanh nghiệp CPH.

- Đảm bảo quyền tự do, bình đẳng và quyền lợi hợp pháp khác của công dân khi tham gia vào quá trình CPH.

- Đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp CPH, đảm bảo cho nguời lao động trong doanh nghiệp CPH thực hiện quyền dân chủ trong CPH DNNN theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" với những nội dung và hình thức phù hợp.

- Đảm bảo quyền kiểm tra giám sát đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước trong quá trình CPH DNNN từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhân dân theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN phải căn cứ vào các quy định của Hiến pháp và pháp luật, căn cứ vào quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế và truyền thống văn hóa, đạo đức của dân tộc. Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN phải được thực hiện trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng thực trạng thực hiện CPH; nhận thức đầy đủ, sâu sắc những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện; dự kiến một cách khoa học những diễn biến phức tạp của quá trình CPH để các quy phạm pháp luật được ban hành phản ánh đúng thực tiễn CPH, các giải pháp điều chỉnh được đưa ra đảm bảo tính khoa học và tính khả thi, thực sự góp phần đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng CPH DNNN.

Thứ ba, pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN có đối tượng điều chỉnh liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tránh tình trạng qui định chồng chéo, mâu thuẫn với các ngành luật, các chế định pháp luật có lên quan, tránh tình trạng chồng chéo mâu thuẫn giữa các qui định của bản thân pháp luật này.

Kết luận chương 1


Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước. Trong nền kinh tế nước ta DNNN có vai trò hết sức quan trọng là nguồn lực trực tiếp phục vụ nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là công cụ để Nhà nước điều tiết, định hướng XHCN nền kinh tế. Tuy nhiên, do những hạn chế yếu kém trong quản lý đối với DNNN do hạn chế của cơ chế

quản lý, vận hành nội tại của DNNN, trên thực tế DNNN hoạt động kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh hạn chế, yêu cầu cải cách đối với DNNN là tất yếu khách quan.

Cổ phần hóa DNNN là một giải pháp đổi mới DNNN nhằm đa dạng hóa hình thức sở hữu DNNN, chuyển DNNN sang hoạt động với hình thức công ty cổ phần. Đây là một giải pháp đã thực sự đem lại những chuyển biến tích cực cho hệ thống DNNN, cần phải được thực hiện có chất lượng và hiệu quả cao hơn.

Trong quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ là quyền lực của nhân dân. Phân tích khái niệm dân chủ truyền thống trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả nhấn mạnh nội dung dân chủ là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nêu khái lược các nội dung dân chủ, làm cơ sở cho việc nghiên cứu làm rõ nội dung dân chủ trong CPH DNNN.

Nội dung dân chủ trong CPH DNNN là các nguyên tắc, cơ chế dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đã được thể chế hóa trong Hiến pháp, pháp luật cần được vận dụng trong việc thành lập quy định quyền hạn, nhiệm vụ của các chủ thể nhà nước thực hiện CPH DNNN, là quyền được kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân phù hợp với các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Nội dung dân chủ trong CPH DNNN còn là quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản, tiền vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp CPH, là quyền dân chủ của các chủ thể tham gia đầu tư, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp CPH.

Pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN là hệ thống các qui phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình CPH DNNN, nhằm đảm bảo thực hiện các nội dung dân chủ trong CPH DNNN. Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN là sửa đổi, bổ sung, xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ, nâng cao chất lượng nội dung các qui định cụ thể, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và hiệu lực điều chỉnh của pháp luật, góp phần thúc đầy dân chủ hóa nền kinh tế đất nước.

Đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN là đảm bảo thực hiện các nội dung dân chủ trong CPH DNNN, đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN góp phần phát huy sức mạnh nội lực của nền kinh tế, huy động các tiềm năng vật chất, trí tuệ trong nhân dân vào việc thực hiện thắng lợi chương trình CPH DNNN.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí