Kinh Nghiệm Cải Cách, Đổi Mới Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở Một Số Nước Trên Thế Giới [22], [23].


khăn, vướng mắc khó khăn trong thực hiện nên cần tiến hành thận trọng, từng bước một cách vững chắc.

- Những khó khăn, tồn tại trong công tác chỉ đạo, thực hiện


Công tác phổ biến, tập huấn nghiệp vụ sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp tuy đã tiến hành ở cả cấp Trung ương và địa phương, nhưng đến nay việc thực hiện vẫn chưa có sự thống nhất đồng đều ở các địa phương, nhất là quy trình, thủ tục thực hiện, xử lý những tồn tại về tài chính, giải quyết các chính sách đối với người lao động về nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội; chưa có sự tổng kết đánh giá kịp thời để giải quyết thỏa đáng các vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn, do đó đã dẫn đến tình trạng mỗi địa phương vận dụng một cách khác nhau trong cả nước.

Sự chỉ đạo, thực hiện từ Trung ương đến địa phương còn thiếu kiên quyết, có giao kế hoạch hàng năm nhưng lại không kiểm tra, đôn đốc cụ thể địa phương làm tốt cũng như địa phương làm chưa tốt, thậm chí không thực hiện cũng không sao. Trong chỉ đạo của tỉnh chưa coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, do vậy mặc dù có đề ra nhưng việc đôn đốc, nhắc nhở chưa thường xuyên nên đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp còn né tránh việc thực hiện sắp xếp, đổi mới; sự phối hợp giữa cấp ủy đảng và chính quyền còn thiếu nên kết quả chưa cao.

- Những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách


Cơ chế chính sách đã ban hành còn nhiều vướng mắc, chưa đồng bộ, chưa cụ thể. Đây được xem là cản trở lớn đến quá trình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên phạm vi cả nước nói chung và Quảng Bình nói riêng. Biểu hiện cụ thể là:

- Về tiêu chí phân loại, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, theo Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/04/2002 của Thủ tướng Chính phủ thì Nhà nước vẫn còn nắm giữ 100% vốn đối với nhiều ngành nghề, lĩnh vực doanh nghiệp, đối với những ngành nghề lĩnh vực cổ phần hóa tỷ lệ Nhà nước chiếm giữ cổ phần chi phối còn chiếm đa số (áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn từ 5 tỷ đồng trở lên hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

- Chỉ thị 01/2003/CT-TTg). Do vậy, đã làm hạn chế phạm vi các doanh nghiệp thuộc diện


Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình hiện nay - 6

được sắp xếp, chuyển đổi sở hữu theo các hình thức khác nhau. Mặt khác, do chưa có sự thống nhất về cách tính toán, xác định các tiêu chí cụ thể, đặc biệt là các tiêu chí có tính định tính cũng như định lượng trong phạm vi cả nước, nên dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp thương có sự vận dụng trong cách tính nhằm đưa doanh nghiệp vào diện được giữ lại 100% vốn nhà nước.

- Việc phân định rạch ròi về quyền lợi và trách nhiệm của giám đốc doanh nghiệp tuy đã được đề cập tại Nghị định số 59/NĐ-CP và 27/NĐ-CP nhưng còn hết sức chung chung; chưa có cơ chế xử lý cụ thể về trách nhiệm của giám đốc khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ mà mọi thiệt hại đều dồn vào Nhà nước phải gánh chịu và đây cũng chính là nguyên nhân mà các giám đốc doanh nghiệp muốn giữ lại tên gọi doanh nghiệp nhà nước như một "lá bùa hộ mệnh" phòng khi làm ăn thua lỗ có cái để bấu víu mà hoàn toàn không muốn thực hiện các hình thức sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp đặc biệt là các hình thức chuyển đổi sở hữu

- Hệ thống chính sách và các hướng dẫn về sắp xếp, đổi mới, chuyển đổi sở hữu và các chính sách liên quan khác của Nhà nước chưa có tính đồng bộ, kịp thời; các hỗ trợ ưu đãi để khuyến khích chuyển đổi, nhất là quyền lợi trực tiếp cho người lao động trong các tỉnh nghèo như Quảng Bình chưa thực sự hấp dẫn, cụ thể là:

Nghị định 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ ban hành vào ngày 29/6/1998 thì đến ngày 19 tháng 6 năm 2002 mới có Nghị định 64/2002/NĐ-CP bổ sung, sửa đổi, như vậy, cả một khoảng thời gian dài gần 4 năm, mọi vấn đề vướng mắc, tồn tại nảy sinh trong quá trình thực hiện cổ phần hóa như: việc quy định tỷ lệ và mức khống chế mua cổ phần lần đầu đối với cá nhân, tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp, tỷ lệ cổ phần ưu đãi đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp; việc xác định giá trị của doanh nghiệp để cổ phần hóa và các chế tài bảo đảm cho người lao động giữ được cổ phần trong doanh nghiệp đã không được giải quyết kịp thời, do vậy đã tạo ra những cản trở chính làm chậm tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp trên phạm vi cả nước cũng như ở Quảng Bình.


Việc giải quyết trợ cấp thôi việc cho người lao động sau 12 tháng kể từ khi công ty cổ phần đi vào hoạt động do thay đổi công nghệ chậm được giải quyết. Nguyên nhân chủ yếu là do Bộ Tài chính chậm hướng dẫn thông tư thực hiện Quyết định 177/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa hóa doanh nghiệp nhà nước, mãi đến ngày 9/6/2000, sau 10 tháng từ khi được ban hành, mới có thông tư hướng dẫn.

Cơ chế tài chính cho việc thực hiện sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần tại Nghị định số 64/2002/NĐ-CP đến nay tuy khá đầy đủ, song vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chậm được giải quyết như:

+ Cơ chế xử lý nợ và tồn đọng của doanh nghiệp nhà nước còn mang tính hành chính nên chưa xử lý được nợ đọng vay Quỹ hỗ trợ phát triển (do chưa có cơ chế) hoặc xử lý nợ đọng vay ngân hàng (do quyền sở hữu doanh nghiệp và quyền quản lý về đất đai bị chia cắt)

+ Việc tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 còn chậm được nghiên cứu, triển khai. Cơ chế định giá còn tách rời cơ chế thị trường khi chủ yếu áp dụng cơ chế hội đồng mang nặng tính chủ quan của cơ quan quản lý nên đã làm cho giá trị doanh nghiệp sau khi xác định không phản ánh đúng giá trị thực (thấp hơn nhiều) do loại bỏ giá trị vô hình, lợi thế doanh nghiệp.

+ Cơ chế bán đấu giá công khai thông qua định chế trung gian vẫn còn hạn chế, còn bị chi phối bởi chính sách ưu đãi cho người lao động (cơ chế người lao động được ưu đãi giảm giá và mua cổ phiếu theo giá sàn) dẫn đến việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chỉ nằm trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp do đó không những không đạt được mục tiêu đã đề ra (thu hút thêm vốn) mà còn có xu hướng thu hẹp nguồn lực của nhà nước (thông qua bán rẻ tài sản). Quy định người lao động được mua cổ phiếu ưu đãi sau 3 năm mới được bán ra thiếu tính linh hoạt và thực chất là không tạo điều kiện cho người lao động tăng thu nhập thông qua việc mua bán lại cổ phiếu.

+ Quy trình cổ phần hóa còn cứng nhắc, rườm rà; việc xác định giá trị doanh nghiệp theo cơ chế Hội đồng, giá sàn làm phức tạp và chậm quá trình cổ phần hóa; thiếu


các quy định gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chủ động xử lý tồn tại về tài chính, lao động dôi dư nên có xu hướng dồn lại khi thực hiện chuyển đổi để được Nhà nước xử lý tạo ra gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tạo kẻ hở cho thất thoát vốn và tài sản.

Ngoài ra, các ưu đãi đối với các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa còn mang tính bình quân, không phụ thuộc vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm trước cổ phần hóa, do vậy hiệu lực khuyến khích không cao. Theo Thông tư 104/1998/TT- BTC, đối với doanh nghiệp có vốn tự tích lũy từ 40% giá trị doanh nghiệp trở lên (theo sổ kế toán) thì tổng giá trị ưu đãi cho cho người lao động không quá 30% giá trị phần vốn thực tế tại doanh nghiệp mà vốn tự tích lũy có được là do sự nỗ lực của doanh nghiệp. Do vậy, lẽ ra doanh nghiệp phải được khuyến khích nhiều hơn so với những điều đã quy mới thực sự tạo động lực cho các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp của mình.

Nghị định số 103/NĐ-CP (10/9/1999), Nghị định 49/2002/NĐ-CP (24/04/2002) sửa đổi Nghị định 103/CP của Chính phủ về giao, bán, khoán cho thuê doanh nghiệp nhà nước ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa các loại hình chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước, phù hợp với các doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả không thể tiến hành cổ phần hóa được, nhưng đến nay ở Quảng Bình vẫn chưa có một doanh nghiệp nào thực hiện hình thức giao, bán, khoán cho thuê doanh nghiệp; nguyên nhân chính không phải ở Quảng Bình không có doanh nghiệp nhà nước cần phải thực hiện hình thức giao, bán, khoán hoặc cho thuê doanh nghiệp mà vấn đề chính là quy định tiến hành đa dạng hóa sở hữu với những doanh nghiệp nhà nước độc lập có vốn Nhà nước dưới 1 tỷ đồng (hoặc 5 tỷ đồng theo Nghị định 49/NĐ-CP của Chính phủ), những doanh nghiệp có vốn từ 1-5 tỷ đồng phải kinh doanh thua lỗ mới được áp dụng bán, khoán và cho thuê. Vì thế các đơn vị trực thuộc các doanh nghiệp nhà nước, một số bộ phận (độc lập) của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc công ty của tỉnh, sẽ không thể xếp vào diện thực hiện bán, khoán, cho thuê theo Nghị định này. Trên thực tế, chính những bộ phận này lại cần được chuyển đổi hình thức sở hữu.


Về tiêu chí quy mô vốn, quy định giới hạn dưới 1tỷ đồng hoặc từ 1-5 tỷ đồng cũng là những vấn đề bất cập, trong thực tế, có nhiều doanh nghiệp của tỉnh có vốn trên 5 tỷ đồng thua lỗ kéo dài, không hoạt động trong những ngành, lĩnh vực Nhà nước nhất thiết phải nắm 100% vốn hoặc giũ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt mà không thể tiến hành cổ phần hóa, giải thể, phá sản được. Cả về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội, các doanh nghiệp này cần được chuyển đổi hình thức sở hữu, nhưng theo quy định chúng lại không phải là đối tượng của việc bán, khoán, kinh doanh và cho thuê. Điều này đòi hỏi phải có nhận thức và nhìn nhận lại một cách linh hoạt hơn về việc lựa chọn đối tượng đa dạng hóa sở hữu trên cơ sở tiêu chí về vốn.

Về đối tượng được mua, nhận khoán và thuê doanh nghiệp cũng còn hạn chế, chủ yếu tập trung trong nội bộ doanh nghiệp, trong khi đó tỷ lệ cá nhân và tổ chức bên ngoài tham gia còn quá ít. Chính từ đây xuất hiện mâu thuẫn là: những người có quyền được mua doanh nghiệp thì thì không có tiền, thiếu kinh nghiệm quản lý; còn những người có khả năng mua, có khả năng tổ chức kinh doanh thì không thuộc diện mua.

Về hình thức chuyển đổi sở hữu đối với các doanh nghiệp còn cứng nhắc và đơn điệu. Một trong những trở ngại chính đối với đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình chính là quy định giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê chỉ tiến hành đối với toàn bộ doanh nghiệp. Quy định cứng nhắc này đã dẫn đến những vấn đề sau:

Hạn chế việc đa dạng hóa sở hữu một bộ phận doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt những doanh nghiệp có nhiều bộ phận độc lập tương đối, rải đều trên địa bàn rộng, thậm chí hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau. Thực tế ở Quảng Bình cho thấy, có những cá nhân và tổ chức bên ngoài có tiềm lực quản lý và tài chính chỉ muốn thuê, nhận khoán một bộ phận của doanh nghiệp (ví dụ một số cửa hàng của doanh nghiệp thương mại) nhưng việc triển khai gặp khó khăn, lúng túng vì Nghị định 103/1999/NĐ-CP chỉ cho phép tiến hành với toàn bộ doanh nghiệp. Mặc dù hình thức này vẫn được tiến hành trên thực tế, nhưng nó cho thấy các quy định pháp lý cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Không có doanh nghiệp nào được khoán kinh doanh và cho thuê trong tổng số doanh nghiệp chuyển


đổi hình thức sở hữu trong thời gian qua ở Quảng Bình đã một phần nói lên những bất cập của vấn đề này.

Ngoài ra, việc đa dạng hóa sở hữu toàn bộ doanh nghiệp không đủ sức hấp dẫn với các cá nhân và tổ chức bên ngoài vì tâm lý chung là các nhà đầu tư chỉ muốn bỏ vốn vào các bộ phận có thể mang lại hiệu quả kinh tế ngay (hoặc sau một thời gian ngắn) sau khi mua, nhận khoán hoặc nhận thuê doanh nghiệp.


2.4. Kinh nghiệm cải cách, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở một số nước trên thế giới [22], [23].

ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều có doanh nghiệp nhà nước với vai trò cũng như số lượng nhiều ít khác nhau. Mặc dù quan niệm và cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước có sự khác nhau ở các nước nhưng nếu loại trừ sự khác nhau đó vẫn thấy bức tranh chung là hầu hết các quốc gia đều chủ động thành lập các doanh nghiệp nhà nước và cũng chủ động đổi mới khu vực kinh tế này cả về mặt xác lập lại quy mô, tỷ trọng và đổi mới cơ chế quản lý, đánh giá đúng và phân tích rút ra các bài học của các nước sẽ quan trọng đối với nước ta hiện nay.

2.4.1. Kinh nghiệm đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc


Quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc được bắt đầu từ những năm 1980 của thế kỷ XX, khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược "cải cách và mở cửa" nền kinh tế. Trong quá trình cải cách, các doanh nghiệp quốc hữu vẫn luôn được xác định là trụ cột của nền kinh tế, có vị trí hết sức quan trọng đối với xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa màu sắc Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc coi việc cải cách các doanh nghiệp quốc hữu là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải kiên định, tìm tòi và mạnh dạn thực hiện.

Từ sau Hội nghị Trung ương 5 khóa XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc (1995), căn cứ vào chiến lược phát triển và thực tế phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều cải cách và sự điều chỉnh quan trọng về quyết sách đối với các doanh nghiệp quốc hữu, thể hiện ở các nội dung cơ bản sau:


- Với tư tưởng lấy chế độ công hữu làm chủ thể, kinh tế quốc hữu làm chủ đạo, thúc đẩy các hình thức sở hữu khác cùng phát triển nên không giới hạn việc phát triển doanh nghiệp quốc hữu, chuyển đổi hình thức công hữu sang hình thức sở hữu nhiều thành phần, khuyến khích phát triển loại hình kinh tế hỗn hợp.

- Sắp xếp tổ chức lại các doanh nghiệp quốc hữu nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp, thông qua các giải pháp điều chỉnh lại cơ cấu nợ, sáp nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp.

- Thay đổi mạnh từ góc độ chiến lược về chế độ công hữu để thực hiện phương châm "nắm cái lớn, buông cái nhỏ", nhà nước tập trung nắm các doanh nghiệp then chốt, có vị trí quan trọng đặc biệt, trọng điểm là các doanh nghiệp quốc hữu lớn, là huyết mạch của nền kinh tế.

- Thực hiện các hoạt động cải cách nhằm thay đổi chức năng của Chính phủ theo hướng Chính phủ chỉ kiểm soát và chỉ đạo về chính sách đối với các doanh nghiệp, tách bạch chức năng của doanh nghiệp và cơ quan hành chính.

- Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính doanh nghiệp, thực hiện chính sách giảm thuế, để lại lợi nhuận cho doanh nghiệp; thúc đẩy công ty hóa, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XV Đảng Cộng sản Trung Quốc (1999) đã tập trung thảo luận các biện pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, Hội nghị cũng đã thông qua Nghị quyết: "Một số vấn đề trọng đại về cải cách và phát triển doanh nghiệp nhà nước" với một số nội dung chính là:

Tiếp tục thực hiện phương châm " nắm cái lớn, buông cái nhỏ";

Chuyển nợ thành cổ phần (khuyến khích công nhân và tư nhân mua cổ phần để thanh toán nợ cho ngân hàng);

Thực hiện chế độ tiền lương mới cho giám đốc doanh nghiệp;

Tăng cường sự giám sát doanh nghiệp và vai trò lãnh đạo của Đảng.


Trong 4 biện pháp trên thì 3 biện pháp đầu được coi là "Tam pháp bảo" để xoay chuyển tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp.

Để thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước theo các quan điểm định hướng cơ bản trên. Trung Quốc thực hiện hàng loạt các biện pháp cơ bản sau:

- Điều chỉnh, cơ cấu lại nền kinh tế quốc hữu: Theo hướng này, kinh tế quốc hữu (kinh tế nhà nước) tập trung vào những ngành nghề quan trong then chốt có liên quan đến hệ thống huyết mạch của nền kinh tế như tài chính, ngân hàng, thông tin, giao thông, điện tử, năng lượng, vật liệu cơ bản, công nghiệp quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhà nước tập trung vốn, tài nguyên cho các tập đoàn doanh nghiệp có thế mạnh, đóng góp phần lớn cho ngân sách nhà nước; các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, sức mạnh tài chính hình thành các tập đoàn lớn ở từng khu vực với đặc điểm đa ngành nghề, đa chế độ sở hữu và vươn ra ngoài lãnh thổ.

Cải cách chế độ sở hữu doanh nghiệp quốc hữu: Có 4 hình thức chính trong cải cách chế độ sở hữu và quản lý các doanh nghiệp quốc hữu là sáp nhập; chia tách; bán, giải thể và phá sản, công ty hóa và cổ phần hóa.

Việc sáp nhập được bắt đầu thực hiện từ 1984, tính đến 1988 đã có 2.856 doanh nghiệp sáp nhập từ 3.428 doanh nghiệp, riêng năm 1996 có gần 1.200 doanh nghiệp bị sáp nhập. Đến nay ở trung Quốc đã hình thành 1.630 tập đoàn doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Bên cạnh việc sáp nhập, quá trình tách doanh nghiệp cũng được thực hiện như một biện pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước, được hình thành và phát triển từ chế độ khoán kinh doanh. Qua sàng lọc của thị trường, một bộ phận của doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ dần tách ra khỏi doanh nghiệp cũ, hình thành các doanh nghiệp mới, tính đến năm 1996, Trung Quốc có 5.980 cơ sở được tách ra khỏi doanh nghiệp cũ.

Việc bán doanh nghiệp ở Trung Quốc áp dụng chủ yếu đối với các doanh nghiệp nhỏ, không thuộc ngành và lĩnh vực quan trọng huyết mạch của nền kinh tế, trong những năm 80 thậm chí đến đầu những năm 90 việc bán doanh nghiệp cho các thành phần kinh tế


khác rất hạn chế. Tuy nhiên, từ giữa những năm 90 trở lại đây, đối tượng mua doanh nghiệp được mở rộng đến tất cả các thành phần kinh tế, thậm chí cho cả các công ty nước ngoài. Việc bán doanh nghiệp có thể là bán một phần hoặc bán đứt toàn bộ doanh nghiệp, trong những năm 1998 Trung Quốc đã thực hiện bán hàng loạt doanh nghiệp. Chẳng hạn, tỉnh Liêu Ninh đã bán 50% số doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân, trong đó 684 doanh nghiệp được bán đứt.

Hình thức phá sản và giải thể doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, không có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng được Trung Quốc quan tâm thực hiện để lành mạnh hóa khu vực doanh nghiệp nhà nước, Số doanh nghiệp nhà nước bị phá sản chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh kém hiệu quả, không bán hoặc cho thuê được. Nếu như năm 1990 Trung Quốc mới cho phá sản 32 doanh nghiệp nhà nước thì đến năm 1996 số doanh nghiệp bị phá sản lên tới 6.000 và đang có xu hướng tăng nhanh. Tuy nhiên việc phá sản doanh nghiệp cũng gặp khó khăn là phải trợ cấp sinh hoạt phí cơ bản cho công nhân thất nghiệp. Do vậy Chính phủ Trung Quốc có chính sách sử dụng tiền bán tài sản các doanh nghiệp này để ưu tiên sắp xếp, giải quyết việc làm cho người lao động.

Một hình thức khác để chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc là công ty hóa và cổ phần hóa. Hình thức công ty hóa được áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước vừa và lớn và được coi là hình thức cơ bản của doanh nghiệp hiện đại, có thể khắc phục được các nhược điểm truyền thống của các doanh nghiệp nhà nước ra đời từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung và mô hình công hữu truyền thống. Ưu điểm cơ bản của mô hình này là phân định được ranh giới quyền tài sản một cách chặt chẽ. Từ sau khi Luật Công ty của Trung Quốc ra đời (1993), việc áp dụng hình thức công ty ngày càng trở nên rộng rãi. Hiện nay có hai hình thức công ty được áp dụng rộng rãi ở Trung Quốc là công ty Trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần hữu hạn. Việc cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng công ty hóa theo đánh giá các học giả Trung Quốc là rất phù hợp với công cuộc cải cách từng bước chế độ sở hữu ở Trung Quốc hiện nay. Bởi vì, công ty theo nghĩa rộng còn bao hàm cả chế độ cổ phần với nhiều hình thức quản lý khác nhau.


Cùng với công ty hóa, cổ phần hóa là hình thức chuyển đổi sở hữu được đẩy mạnh. Trung Quốc quan niệm việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không phải là việc chuyển từ chế độ công hữu sang chế độ tư hữu mà là hoàn thiện và phát triển hơn nữa chế độ công hữu, điều chỉnh và làm rõ hơn mối quan hệ tài sản trong chế độ công hữu. Khi chuyển sang công ty cổ phần, quyền sở hữu tài sản do cổ đông nắm giữ, quyền sở hữu pháp nhân do hội đồng quản trị nắm giữ, quyền kinh doanh do Tổng giám đốc nắm giữ. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy mà hoàn toàn độc lập, hình thành một cơ chế ràng buộc giữa quyền lực, lợi ích và rủi ro.

- Cải cách chính sách, cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp quốc hữu. Những nội dung cơ bản trong cải cách thể chế quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước là: Kiên quyết tách bạch chức năng của chính quyền (quản lý nhà nước) với chức năng của doanh nghiệp, chính quyền không can thiệp vào công việc kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp trả lại cho chính quyền những chức năng xã hội mà lâu nay doanh nghiệp vẫn phải đảm nhận (xây dựng và quản lý trường học, nhà trẻ, bệnh viện, cơ sở hạ tầng khác…) để tập trung vào thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thực hiện cải cánh bộ máy Chính phủ từ Trung ương tới địa phương. Xây dựng thể chế xí nghiệp hiện đại, được thể hiện ở các nội dung cơ bản là: Doanh nghiệp thực hiện chế độ pháp nhân, có đầy đủ quyền sở hữu và quyền kinh doanh (khác với trước đây Nhà nước chỉ trao quyền kinh doanh cho doanh nghiệp). Nhà nước chỉ là chủ sở hữu phần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp như các cổ đông (thông qua đại diện chủ sở hữu của mình tại doanh nghiệp), không chịu trách nhiệm vô hạn đối với doanh nghiệp. Mặt khác các doanh nghiệp hoạt động như các công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần như các công ty Nhà nước ở các nước kinh tế thị trường phát triển. Doanh nghiệp phải hoạt động và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn của họ, thực hiện lời ăn lỗ chịu. Do vậy giảm được tình trạng nợ nần và các quyết định vô trách nhiệm của doanh nghiệp.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ kinh doanh thích ứng với đòi hỏi của thị trường, Trung Quốc rất coi trọng chất lượng đội ngũ các nhà kinh doanh, coi việc thiếu người tài còn trầm trọng hơn thiếu vốn. Vì vậy đã và đang áp dụng hàng loạt các biện pháp như: bắt buộc những người quản lý kinh doanh phải tham dự các khóa đào tạo và đào tạo lại, bồi

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí