Bài Học Kinh Nghiệm Cho Tỉnh Đăk Lăk Trong Qlnn Đối Với Dnnn

soát, theo Nghị định số 167/2017/NĐ – CP lập phương án sử dụng đất theo quy định. Trong đó 10/12 DN gửi phương án; liên ngành tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà, đất tại 9 DN; đã ký biên bản kiểm tra đối với 7 DN; hoàn thành tờ trình liên ngành về phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất đối với 4 DN.

Để quá trình CPH DNNN thuộc Thành phố đạt hiệu quả cao về kinh tế- xã hội cần phải đề ra được hệ thống các giải pháp và biện pháp đồng bộ, trong đó gắn chặt và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy đảng đối với tiến trình CPH. Thực tế, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt Đảng ủy các tổng công ty nhà nước để quán triệt tới các DNNN trong diện CPH trực thuộc tổng công ty. Đảng ủy Khối các doanh nghiệp thành phố quán triệt tới các DNNN độc lập 100% vốn nhà nước trong diện CPH triển khai theo kế hoạch. Để công tác này đạt chất lượng và hiệu quả cao, các cấp ủy đảng của Thành phố đã coi đây là nhiệm vụ thường xuyên.Căn cứ vào phương án tổng thể và lộ trình CPH hàng năm để xây dựng chương trình hành động và kế hoạch kiểm tra, giám sát tiến trình CPH; gắn chặt kiểm tra, giám sát sự lãnh đạo của cấp trên đối với tổ chức đảng cấp dưới của các tổng công ty, doanh nghiệp bằng những nội dung và công việc cụ thể cũng như những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, có sự phối, kết hợp của các tổ chức khác trong CTCP như công đoàn, đoàn TNCS.

Song song với quá trình thực hiện CPH DNNN, UBND thành phố cũng tiến hành rà soát sửa đổi quy định về kiểm tra doanh nghiệp nhà nước theo hướng quy định hoạt động kiểm tra doanh nghiệp nhà nước tập trung vào việc xem xét, làm rõ việc tuân thủ pháp luật, tuân thủ quyết định của chủ sở hữu do cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, cơ quan đại diện chủ sở hữu tiến hành định kỳ, thường xuyên, theo kế hoạch, trên cơ sở kết quả giám sát hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong doanh nghiệp nhà nước. Rà soát sửa đổi quy định về thanh tra doanh nghiệp nhà nước theo hướng quy định hoạt động thanh tra doanh nghiệp nhà nước tập trung vào việc xem xét, đánh giá, xử lý việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, việc chấp hành pháp luật do cơ quan có chức năng thanh tra tiến hành theo kế hoạch hoặc đột xuất nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp

luật và phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong doanh nghiệp nhà nước.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đăk Lăk trong QLNN đối với DNNN

Một là, đánh giá đúng mức vai trò quan trọng và vị trí của DNNN trong phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế chỉ ra rằng, trong quá trình phát triển kinh tế, nhà nước sẽ chỉ giữ lại các DNNN ở một số ngành, lĩnh vực trong yếu của nền kinh tế, hoặc những lĩnh vực kinh tế tư nhân không thể làm được và không sẵn sàng tham gia. DNNN mặc dù có vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và bảo đảm an sinh xã hội nhưng cũng cần xây dựng một cơ chế quản lý bình đẳng như các loại hình DN khác. Kinh nghiệm cho thấy, các DNNN chỉ phát triển lành mạnh và hiệu quả khi chính quyền đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng thực sự với các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác.

Hai là, trong quá trình quản lý DNNN cần hoàn thiện quy định về thẩm quyền, trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước theo hướng phân định rõ thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước. Rà soát, sửa đổi quy định về giám sát doanh nghiệp nhà nước theo hướng quy định hoạt động giám sát doanh nghiệp nhà nước tập trung vào việc theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu do cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm kịp thời nắm bắt, phản ánh, đánh giá, phát hiện yếu kém, bất cập trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.

Ba là, phát huy vai trò của xã hội trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước: Cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đứng đầu các cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra tổ chức đầu mối tiếp nhận các thông tin, phản ánh, khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước; kịp thời xử lý các thông tin, phản ánh, khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước và việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước; tăng cường

đối thoại, chia sẻ thông tin giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan báo chí về những nội dung liên quan đến hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh việc CPH các DNNN trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và các Sở, Ban, ngành… Một trong những nội dung trong tâm của QLNN đối với các DNNN là đổi mới, sắp xếp, cơ cấu lại các DNNN. Thông qua tiến trình CPH, các DNNN sẽ được cơ cấu lại để hoạt động hiệu quả….

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhà nước luôn có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ cùng với và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra khá mạnh mẽ. Vì vậy, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước cần có những thay đổi để phù hợp trong hoàn cảnh mới. Để các DNNN vận động tốt trên thị trường, phát triển đúng hướng và phát huy khả năng thì cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.

Quản lý nhà nước đối với DNNN hiện nay tập trung vào một số nội dung cơ bản: Thứ nhất, xây dựng và thực thi chiến lược, kế hoạch phát triển hệ thống DNNN; Thứ hai, tổ chức thục hiện các văn bản pháp lý về doanh nghiệp và QLNN đối với doanh nghiệp nhà nước; Thứ ba, tổ chức bộ máy QLNN đối với doanh nghiệp nhà nước; Thứ tư, ban hành và thực thi chính sách quản lý doanh nghiệp nhà nước; Thứ năm, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế để có thể kiểm soát tốt nhất hoạt động của các doanh nghiệp, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước.

Những nội dung phân tích trong Chương 1 là cơ sở lý luận tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, làm rõ thực trạng QLNN đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong Chương 2 cũng như xây dựng phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong Chương 3 của Luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Lăk có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tỉnh Đăk Lắk

a) Vị trí địa lý:

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57" đến 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" đến 13o25'06" độ vĩ Bắc, có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách 2 thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp các địa bàn sau:

Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai

Phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà

Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông

Phía Tây giáp Campuchia.

Tỉnh Đắk Lắk hiện có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn (hình 2.1).

b) Về khí hậu

Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng khí hậu. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; Vùng phía Đông có khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24oC, tháng nóng nhất và lạnh nhất chênh lệch nhau chỉ hơn 5 độ. Nhìn chung đặc điểm khí hậu vừa bị chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên với nhiệt độ ôn hoà gần như quanh năm, đã tạo ra các vùng sinh thái nông nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, tiêu, cao su, điều, bông vải…

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk


Nguồn Cục bản đồ Việt Nam 2020 c Về tài nguyên khoáng sản Hệ thống sông 1


Nguồn: Cục bản đồ Việt Nam, 2020


c) Về tài nguyên khoáng sản

Hệ thống sông, suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều. Trên địa bàn tỉnh có hai hệ thống sông chính. Sông Sêrêpôk (có chiều dài sông chính là 315 km và hai nhánh chính là Krông Ana và Krông Nô) với nhiều thác nước cao có nguồn thuỷ năng lớn, khai thác thuỷ điện tốt như thác Buôn Kuốp, Dray Sáp, Dray H'Ling. Sông Ba nằm về phía Đông Bắc của tỉnh và có hai thuỷ lưu chính chảy trong phạm vi của tỉnh là Ea Krông Hin và Ea Krông Năng. Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn tỉnh hiện nay có rất nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, như hồ Lăk, Ea Kao, Buôn Triết....

Lượng mưa bình quân hàng năm của Đăk Lăk là 1.900 mm. Đắk Lắk có 28,6 tỷ m³ nước, trong đó: lượng nước mưa chuyển vào dòng chảy khoảng 14,5

tỷ m³. Nguồn nước ngầm trên vùng đất bazan tương đối lớn. Trữ lượng công nghiệp cấp C2 ở cao nguyên Buôn Ma Thuột khoảng 21.028.000 m³/ngày, tạo thành 2 tầng chứa nước khác nhau. Nước ngầm có trữ lượng lớn ở độ sâu 40 - 90 mét, tổng lượng nước ngầm sử dụng vào những tháng mùa khô khoảng 482.400 m³/ngày.

Về tài nguyên đất, tỉnh Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2. Đất đai ở Đắk Lắk khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (dễ khai thác, đầu tư cải tạo thấp, độ an toàn sinh thái cao). Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1312,5 nghìn ha.

Chất lượng của một số loại đất như nhóm đất đỏ, phần lớn nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su v.v... cho năng suất cao và chất lượng tốt. Ngoài ra còn có nhiều loại đất khác như đất xám, đất nâu, đất nâu thẫm, thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau như cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và một số cây lâu năm khác... Đây là điều kiện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng.

Đắk Lắk là địa phương có tiềm năng khoáng sản tương đối lớn với sự đa dạng về chủng loại và quy mô về trữ lượng, tạo động lực cho phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội địa phương nói chung. Tuy nhiên, những năm qua công tác quản lý, khai thác và sử dụng khoáng sản vẫn còn những hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Theo khảo sát, thống kê của cơ quan chức năng, nguồn khoáng sản (KS) trên địa bàn Dak Lak khá phong phú, trong đó đã phát hiện 28 loại KS ở 300 điểm, gồm vàng, đá quý (saphir, granat, opan…), thạch anh tinh thể, kẽm, felspat, đá vôi, đá hoa, cao lin, đá ốp lát, than bùn và vật liệu xây dựng thông thường (đá, cát, đất sét gạch). Các loại KS được khai thác và sử dụng nhiều nhất là vật liệu xây dựng, than bùn và felspat. Cụ thể, nguồn đá xây dựng rất phong phú, trữ lượng tiềm năng khoảng 250 triệu m3, phân bố hầu hết ở 15 huyện, thị xã, thành phố với các loại chủ yếu là bazan, cát bột kết, andezit. Đến nay, địa phương đã thăm dò được 23 mỏ với trữ lượng 50 triệu m3, mỗi năm khai thác được 1,2 – 1,5 triệu m3. Về KS cát xây dựng, tập trung ở các sông Krông Nô, Krông Na, Krông Pak, Sêrêpôk… với trữ lượng tiềm năng khoảng 50 triệu m3,

đã thăm dò được 12 điểm mỏ tổng trữ lượng 20 triệu m3, mỗi năm khai thác được

500.000 – 600.000 m3. Đối với đất sét gạch, chủ yếu phân bố ở Krông Ana, Krông Pak, Ea Kar, Lak, Krông Bông và M’Drak với trữ lượng tiềm năng khoảng 220 triệu m3; trong đó đã thăm dò được 3 mỏ với trữ lượng 5 triệu m3. Riêng đá ốp lát là loại KS có nhiều triển vọng của địa phương, phân bố ở các huyện Ea H’leo, Ea Kar, Lak, Krông Bông, M’Drak và Buôn Đôn, trữ lượng tiềm năng 50 triệu m3, hiện đã có 4 đơn vị đăng ký thăm dò ở Ea H’leo, 2 đơn vị ở Lak và 2 đơn vị ở Krông Bông. Bên cạnh đó, Dak Lak cũng có một số KS khác gồm: than bùn ở huyện Cư M’gar, Krông Ana, Krông Pak, Krông Buk và Krông Năng, trữ lượng tiềm năng 25 triệu m3; đá vôi ở Buôn Đôn trữ lượng 20 triệu tấn, felspat ở Ea Kar, Ea H’leo, trữ lượng 1,6 triệu tấn…Đơn cử, huyện Krông Năng là địa phương có nguồn tài nguyên KS tương đối dồi dào như đá bazan, granite, đã được khai thác ở khá nhiều địa điểm, nhất là ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc huyện; về nguyên liệu đất sét cũng đã có những kết luận ban đầu về trữ lượng và chất lượng ở một số địa bàn trong huyện; ngoài ra, còn có vàng sa khoáng và các loại đá quý xung quanh thượng nguồn các suối lớn, đặc biệt, địa phương có trữ lượng than bùn (khoảng 700.000 m3) nằm tại hai địa điểm thuộc xã Cư Klông. Đây là nguồn nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón vi sinh…

2.1.2. Điều kiện kinh tế của tỉnh Đăk Lắk

a) Về tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh

Là tỉnh có tổng sản phẩm (GRDP) khá lớn, xu hướng (GRDP) tăng lên hàng năm cho thấy tốc độ phát triển của Đăk Lắk là tương đối tốt. Theo Niên giám Thống kê toàn tỉnh, năm 2019 tỉnh Đắk Lắk đã đạt những kết quả kinh tế - xã hội tích cực, trong đó nổi bật là tốc độ gia tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh đạt 9,23%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 41,5 triệu đồng/người, vẫn thấp hơn so với mức trung bình của cả nước. Các lĩnh vực kinh tế – xã hội đều đạt một số kết quả tích cực, đáng ghi nhận.

Bảng 2.1: Tình hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đăk Lăk


Năm

GRDP theo giá so sánh 2010

GRDP/người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Tỷ đồng

% tăng

Triệu đồng

% tăng

2016

39,525

105.07

35,398

105.76

2017

42,340

106.06

38,178

107.85

2018

45,077

107.12

39,140

102.52

2019

47,733

106.46

41,562

106.19

2020

83,755 (*)

103.63

44,39

106,37

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023