Các quy định về đào tạo, sắp xếp lại lao động chưa cụ thể, quy định về chế độ chính sách đối với người lao động chưa nhất quán, việc thực hiện dân chủ trong CPH DNNN theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" còn thiếu những hình thức phù hợp và bị gò bó trong phạm vi hoạt động của tổ chức công đoàn.
Các quy định về kiểm tra giám sát đối với việc thực hiện CPH DNNN chưa thực sự khoa học, còn có sự liên quan, ràng buộc về lợi ích, trách nhiệm và cả sự phụ thuộc về quyền lực giữa chủ thể thực hiện việc kiểm tra giám sát và chủ thể bị kiểm tra giám sát, chưa đáp ứng các yêu cầu đảm bảo quyền kiểm tra giám sát của nhân dân đối với các chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước trong CPH DNNN.
Để CPH DNNN được thực hiện thực sự dân chủ, có chất lượng, hiệu quả, thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân, việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN là một yêu cầu khách quan trong điều kiện hiện nay.
Chương 3
Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
3.1.1. Đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa
Có thể bạn quan tâm!
- Các Quy Định Về Xử Lý Tài Chính Khi Cổ Phần Hóa
- Quy Định Về Thu Nộp Và Sử Dụng Tiền Bán Cổ Phần
- Các Quy Định Về Đào Tạo Lại Lao Động, Sắp Xếp Việc Làm Và Giải Quyết Chế Độ Chính Sách Đối Với Người Lao Động
- Tách Rời Việc Thực Hiện Quyền Sở Hữu Nhà Nước Và Quyền Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Cổ Phần Hóa
- Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 11
- Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 12
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Định hướng phát triển nền kinh tế là vai trò quan trọng và chủ yếu nhất của mỗi nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, đó là việc xác định hướng đi cho sự phát triển của nền kinh tế trên cơ sở định hướng hình thành cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế. Trong mỗi nền kinh tế, sự chuyển dịch của cơ cấu sở hữu, của cơ cấu các ngành kinh tế luôn chịu sự tác động của các quy luật thị trường, đồng thời chịu sự tác động to lớn của cơ chế quản lý kinh tế, trong đó có sự tác động trực tiếp của chiến lược phát triển kinh tế.
Để định hướng phát triển nền kinh tế đòi hỏi nhà nước phải có chiến lược phát triển kinh tế được xây dựng trên cơ sở nắm rõ quy luật vận động khách quan của nền kinh tế và những xu hướng tác động đặc thù xuất phát từ những điều kiện khách quan cụ thể như bối cảnh kinh tế quốc tế và khu vực, thực trạng về mọi mặt của nền kinh tế. Ngoài ra, việc xác định chiến lược kinh tế còn phải căn cứ vào đặc điểm, bản chất, truyền thống và hệ giá trị cơ bản của đời sống xã hội, đặc biệt là các mục tiêu tổng thể về chính trị - kinh tế - xã hội theo đúng đường lối đã đề ra.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định độc lập dân tộc và CNXH là mục tiêu xuyên suốt của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để đảm bảo định hướng XHCN đòi hỏi việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phải luôn gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu của CNXH. Trong xây dựng và phát triển kinh tế, yêu cầu khách quan để đảm bảo định hướng XHCN là Nhà nước phải duy trì một tỷ trọng hợp lý sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, đồng thời phải quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đó như là một đảm bảo trực tiếp và chủ động về nguồn lực vật chất để điều tiết, định hướng XHCN nền kinh tế và thực hiện các mục tiêu của CNXH. Đảm
bảo định hướng XHCN đòi hỏi việc phát triển nền kinh tế phải gắn với đảm bảo dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội. Mặt khác, để duy trì sự tồn tại của hình thức sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất đòi hỏi Nhà nước phải thiết lập được cơ chế quản lý kinh tế có hiệu lực, đảm bảo cho hệ thống các DNNN thực sự năng động, hoạt động có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao với ý nghĩa trực tiếp là có được sức sống, có khả năng tồn tại thực sự. Pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH là công cụ tác động điều chỉnh quá trình CPH, hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN phải quán triệt quan điểm định hướng XHCN, đảm bảo duy trì một tỷ trọng hợp lý sở hữu nhà nước trong cơ cấu sở hữu của hệ thống doanh nghiệp và của các ngành kinh tế, phải thực sự góp phần đem lại những chuyển biến tích cực, những thay đổi thực sự về cơ chế quản lý nhà nước, cơ chế quản lý điều hành nội tại của doanh nghiệp, khắc phục được những yếu kém, tồn tại trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, khắc phục tình trạng DNNN làm ăn kém hiệu quả, kém năng động, kém sức cạnh tranh. Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN phải gắn liền với dân chủ hóa toàn diện đời sống kinh tế - xã hội, tạo môi trường pháp lý dân chủ, bình đẳng cho sự tham gia của các chủ thể đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế vào quá trình CPH, huy động tối đa các nguồn lực từ các thành phần kinh tế phục vụ cho các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của CNXH. Ngoài ra, với ý nghĩa là công cụ trực tiếp bảo vệ quyền dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quá trình CPH, hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ phải gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ tốt quyền sở hữu toàn dân, ngăn chặn, loại bỏ các hành vi tiêu cực, tham nhũng, xâm phạm đến tài sản trong doanh nghiệp CPH, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của nhân dân.
3.1.2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải được thực hiện công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường
Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường là quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động CPH DNNN. Công khai tài chính, đảm bảo tính minh bạch trong quản lý sử dụng tiền vốn, tài sản không chỉ là vấn đề được đặt ra gắn liền với chế độ sở hữu XHCN mà là một giải pháp, một yêu cầu đặt ra để đảm bảo tính khách quan, trung thực trong quản lý sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung, sở hữu công cộng, đảm bảo cho người được ủy quyền quản lý sử dụng tài sản luôn hành động xuất phát vì lợi ích chung,
vì lợi ích của chủ sở hữu ủy quyền. Đảm bảo công khai, minh bạch còn là đảm bảo quyền được biết, quyền giám sát (dưới hình thức trực tiếp nhận thông tin) đối với hoạt động quản lý sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu ủy quyền. Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính công, sự thiếu công khai, minh bạch thường đi kèm với các biểu hiện gian lận, tiêu cực, tham nhũng, chính vì vậy thực hiện công khai, minh bạch đã trở thành một nguyên tắc, một giải pháp có hiệu quả để chống tham nhũng, tiêu cực, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý điều hành khu vực kinh tế nhà nước.
Cổ phần hóa DNNN là giải pháp kinh tế tác động trực tiếp đến tài sản thuộc sở hữu toàn dân, là việc định đoạt tài sản doanh nghiệp bằng hình thức bán cổ phần của doanh nghiệp CPH theo các tiêu chí và phương thức thị trường. Quan điểm công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường cần phải được quán triệt sâu sắc trong việc hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN. Nội dung công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường phải được xác định cụ thể trong mỗi bước của quá trình CPH DNNN và được thể chế hóa trong các quy định của pháp luật, đảm bảo công khai đầy đủ các nội dung về tình hình tài chính, tài sản của doanh nghiệp và bán cổ phần, các hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp, bán cổ phần phải được thực hiện chính xác, khách quan, minh bạch theo cơ chế thị trường, đảm bảo quyền lợi của Nhà nước và nhân dân, đảm bảo cho doanh nghiệp sau CPH có một xuất phát điểm mới rõ ràng, chính xác và lành mạnh về tài chính, hoạt động có hiệu quả, có năng lực cạnh tranh thực sự trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển lành mạnh thị trường vốn, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư cho việc đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp, tạo môi trường hợp tác đầu tư bình đẳng, cùng có lợi giữa các thành phần kinh tế, ngăn chặn các hành vi gian lận, tiêu cực, tham nhũng xảy ra trong quá trình CPH DNNN.
3.1.3. Đảm bảo quyền lợi của người lao động
Cổ phần hóa DNNN là một giải pháp đổi mới DNNN, có tác động toàn diện đến doanh nghiệp cả về cơ cấu sở hữu, cơ chế quản lý doanh nghiệp với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Để đảm bảo mục tiêu đó đòi hỏi phải có sự đổi mới công nghệ sản xuất, sắp xếp lại quy trình sản xuất kinh doanh; những thay đổi này tất yếu dẫn đến những thay đổi về bố trí sử dụng lao động. Thực tiễn chuyển đổi nền kinh tế của
các quốc gia trên thế giới cho thấy đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi, của CPH là người lao động, mà cụ thể là nguy cơ bị mất việc làm. ở nước ta, lực lượng lao động trong các DNNN là rất lớn (gần 2 triệu người), lực lượng này cũng mang những đặc điểm chung của nguồn nhân lực cả nước, đó là chất lượng chưa cao, tỷ lệ được đào tạo nghề rất thấp, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của các quy trình sản xuất hiện đại, nguy cơ bị đào thải do không đáp ứng nhu cầu tổ chức lại sản xuất là rất cao. Bên cạnh đó, xuất phát từ sự kém hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của DNNN, người lao động trong DNNN về cơ bản có thu nhập thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn, thiếu việc làm, mất thu nhập đối với họ là một hậu quả rất nặng nề mà bản thân họ rất khó tự mình xoay xở khắc phục. Sự tồn tại và phát triển của DNNN luôn có sự đóng góp to lớn của người lao động. CPH DNNN là để làm cho DNNN hoạt động tốt hơn, để nâng cao đời sống vật chất của người lao động và của toàn xã hội. Mục tiêu của CPH DNNN chỉ đạt được một cách trọn vẹn khi vấn đề lợi ích của người lao động thực sự được đảm bảo, quan điểm này cần được quán triệt một cách sâu sắc trong quá trình xây dựng hoàn thiện pháp luật về CPH DNNN ở nước ta hiện nay.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay
3.2.1. Xây dựng Luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
3.2.1.1. Lý do đề xuất xây dựng Luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Thứ nhất, CPH DNNN là một giải pháp kinh tế - pháp lý quan trọng, được áp dụng tác động trực tiếp đến hệ thống DNNN với ý nghĩa là một bộ phận quan trọng hàng đầu của nền kinh tế nước ta hiện nay. Chất lượng và hiệu quả của CPH DNNN có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ chuyển biến thực sự của hệ thống DNNN, ảnh hưởng rất lớn đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, pháp luật CPH DNNN được ban hành với hình thức là một đạo luật và có hiệu lực pháp lý của một văn bản luật là cần thiết và phù hợp với tầm quan trọng của giải pháp này.
Thứ hai, CPH DNNN là hoạt động trực tiếp tác động đến tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân tồn tại dưới hình thức tài sản doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của toàn thể nhân dân. Vì vậy, đảm bảo quyền
tham gia ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân, của các đại biểu dân cử vào quá trình xây dựng pháp luật về CPH DNNN theo trình tự thủ tục ban hành luật cần được xem như là một yêu cầu để đảm bảo dân chủ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Thứ ba, thực tiễn chuyển đổi nền kinh tế nói chung và CPH DNNN nói riêng ở các quốc gia trên thế giới luôn đi liền với "nguy cơ, "chảy máu" ngân sách và sự giàu lên của một số ít viên chức nhà nước" [35, tr. 272].
ở nước ta sau gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới chúng ta ghi nhận những thành tựu to lớn, những cố gắng vượt bậc của Chính phủ trong quản lý điều hành nền kinh tế. Tuy nhiên không thể phủ nhận được thực trạng nạn tham nhũng đang hoành hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực và đã trở thành nguy cơ đe dọa sự tồn tại của chế độ nhưng Đảng ta đã nhận định. Trong việc quản lý sử dụng tài sản, tài nguyên quốc gia, nạn tham nhũng đã trở thành phố biến, được thực hiện với nhiều thủ đoạn tinh vi, táo bạo thậm chí là trắng trợn gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của nhân dân với Đảng với Nhà nước, tham nhũng đã thực sự trở thành rào cản đối với việc thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, đấu tranh chống tham nhũng là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và trong thực tế chúng ta vẫn chưa có giải pháp thực hiện có hiệu quả.
Bên cạnh đó chúng ta chưa thực sự có được một cơ chế kiểm tra giám sát khoa học, có hiệu quả đối với các hoạt động kinh tế nói chung và CPH DNNN nói riêng. Theo tác giả, yêu cầu tối đa sự công khai minh bạch trước nhân dân, thiết lập cơ chế giám sát của nhân dân, của các cơ quan đại biểu của nhân dân cần được xem là một giải pháp để hạn chế tiêu cực trong CPH DNNN. Để chứa đựng các yêu cầu này, pháp luật về CPH DNNN không thể tồn tại dưới hình thức là một nghị định của Chính phủ.
Thứ tư, CPH DNNN là hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động mà trong các lĩnh vực đó đã có các luật điều chỉnh. Để giải quyết có tính chất "mở" các vấn đề thực tiễn được coi là rào cản đối với tiến trình CPH như vấn đề đất đai, vấn đề xử lý tài sản công nợ tồn đọng, vấn đề lao động... pháp luật CPH DNNN cần đưa ra những giải pháp cụ thể có tính chất đặc thù. Vì vậy, pháp luật về CPH DNNN cần được ban hành với
hình thức một đạo luật được ưu tiên về hiệu lực áp dụng của luật đơn ngành để giải quyết nhanh chóng các vấn đề này.
DNNN
3.2.1.2. Đối tượng điều chỉnh và nội dung cơ bản của Luật cổ phần hóa
* Đối tượng điều chỉnh:
Đối tượng điều chỉnh của Luật CPH DNNN là những quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình CPH DNNN. Các quan hệ này phát sinh chủ yếu giữa doanh nghiệp CPH và các chủ thể liên quan như: cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu đối với DNNN CPH; cơ quan quản lý nhà nước; các cơ quan thực hiện việc định giá doanh nghiệp, bán cổ phần của doanh nghiệp; các cơ quan giám sát; các nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
* Nội dung cơ bản của Luật Cổ phần hóa DNNN:
Luật CPH DNNN cần được xây dựng với các nội dung cơ bản như sau:
- Các quy định chung: Quy định các vấn đề cơ bản như mục tiêu và các nguyên tắc thực hiện CPH DNNN.
- Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện CPH DNNN.
Các quy định này cần cụ thể hóa đầy đủ các bước thực hiện CPH như: Quyết định CPH, lập phương án CPH, xử lý tài chính khi CPH, xác định giá trị doanh nghiệp, bán cổ phần, thu nộp, quản lý, sử dụng tiền bán cổ phần và việc bàn giao hồ sơ, tài liệu, tài sản giữa doanh nghiệp CPH và công ty cổ phần.
- Quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quá trình CPH
DNNN.
Đây là một nội dung quan trọng cần được quy định đảm bảo các yêu cầu sau đây:
+ Quy định trách nhiệm kiểm tra, giám sát toàn diện của cơ quan thực hiện quyền
sở hữu đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình CPH, đồng thời quy định trách nhiệm cụ thể trong trường hợp thiếu sự kiểm tra, giám sát để xảy ra vi phạm pháp luật.
+ Cơ quan thực hiện quyền sở hữu có toàn quyền quyết định việc CPH DNNN trên cơ sở chương trình kế hoạch tổng thể mà không phải phụ thuộc vào ý chí của doanh nghiệp, doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện quyết định CPH đã được ban hành.
+ Doanh nghiệp cần được chủ động trong việc xây dựng phương án CPH trên cơ sở chiến lược kinh doanh dài hạn đã đề ra và dự kiến các yếu tố của thị trường.
+ Hạn chế sự can thiệp của cơ quan thực hiện quyền sở hữu đối với việc thiết lập bộ máy quản lý của công ty cổ phần theo hướng đề cao vai trò của các cổ đông đối với việc lựa chọn cá nhân đại diện cho cổ đông nhà nước giữ các chức danh quản lý của công ty trong trường hợp cổ đông nhà nước giữ quyền chi phối công ty cổ phần.
+ Đề cao trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến việc xác định tài sản doanh nghiệp, xác định giá trị doanh nghiệp, bán đấu giá cổ phần do doanh nghiệp phát hành và hoạt động thu, nộp, quản lý sử dụng tiền bán cổ phần.
+ Các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp CPH, của các cơ quan chuyên môn thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp bán đấu giá cổ phần, của các nhà đầu tư và của người lao động cần được xây dựng phù hợp với các quy định của pháp luật về hợp đồng có bản chất, đặc điểm tương đồng.
+ Cụ thể hóa phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", đảm bảo quyền làm chủ của người lao động trong quá trình CPH DNNN.
- Quy định về tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm.
ở nội dung này cần quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, UBND các tỉnh và các cơ quan hữu quan trong quá trình thực hiện CPH; quy định cụ thể trách nhiệm pháp lý của các cá nhân có hành vi vi phạm, đảm bảo xử lý nghiêm minh đối với các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và của công dân trong quá trình CPH DNNN.
3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước và cơ chế kiểm tra, giám sát đối với hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước