Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Nhà Nước Trên Địa Bàn Tỉnh Đăk Lắk


(*) Giá tính Tổng sản phẩm của tỉnh năm 2020 là theo giá hiện hành.


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đăk Lăk 2019; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đăk Lăk 2020.

Năm 2020, dù chịu tác động, ảnh hưởng mạnh của đại dịch Covid-19, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự đồng thuận, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn được duy trì ổn định. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức dương, đạt 3,63%, giúp Đắk Lắk tăng trưởng thứ 30/63 tỉnh thành. Cơ cấu kinh tế giữa 3 khu vực tiếp tục có chuyển biến tích cực. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng 37,12%, khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 13,21% và khu vực dịch vụ chiếm 44,90%.

b) Về tình hình thu ngân sách nhà nước, đầu tư phát triển của tỉnh Đắk Lắk

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đều có sự gia tăng đáng ghi nhận, thu ngân sách năm sau tăng cao hơn so với năm trước. Tuy vậy, do những khó khăn về phát triển kinh tế nên hàng năm tỉnh vẫn phải trông chờ vào nguồn thu bổ sung từ ngân sách trung ương để cân đối ngân sách tỉnh. Riêng trong năm 2020, mặc dù tình hình dịch bệnh nổ ra và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh bị ngừng trệ trong một số tháng song thu ngân sách trên địa bàn tỉnh vẫn đạt 8.625 tỷ đồng, tăng 13,86% số với cùng kỳ năm 2019.

Ngoài ra, trong năm 2020, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng khác của tỉnh Đắk Lắk cũng đạt và vượt kế hoạch đề ra, như: Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 41,91 nghìn tỷ đồng, tăng 24,36% so với năm 2019; trồng mới 3.900 ha rừng, tăng 4% so với năm 2019; phát triển mới 1.425 doanh nghiệp, vượt kế

hoạch 15,85%, hiện tại toàn tỉnh có tổng số 10.734 doanh nghiệp đang hoạt động; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 250 triệu USD, tăng 194,12% so với năm 2019. Cũng trong năm 2020, Đắk Lắk giảm được 4,3% hộ nghèo so với năm 2019, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh hiện còn 4,97%; có thêm 15 xã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh lên 64 đơn vị.

Hình 2.2: Thu – chi ngân sách tỉnh Đăc Lăk (2016-2020)


20000

18000

16000

14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

0

2016 2017 2018 2019 2020


Thu cân đối NSNN trên địa bàn tỉnh Chi cân đối NSNN Bổ sung từ NSTW

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đăk Lăk 2019; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đăk Lăk 2020.

c) Về phát triển du lịch của tỉnh

Đắk Lắk là vùng đất du lịch nổi tiếng ở Việt Nam với những nét hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp của núi rừng trùng điệp, đại ngàn xanh thẳm kỳ bí với những hồ nước, thác nước tuyệt đẹp. Thiên nhiên kỳ thú đã tạo cho Đắk Lắk có được một tiềm năng du lịch sinh thái hấp dẫn, độc đáo như địa danh buôn Đôn nổi tiếng, đứng đầu Đông Nam Á về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Đàn voi rừng trên 50 con ở đây đã được thuần dưỡng phục vụ cho đời sống, sinh hoạt của đồng bào và phục vụ khách du lịch. Những ngọn thác hùng vĩ như thác Dray Sáp thượng, Krông Kmar, Thủy Tiên, Dray Nur, Dray Nao, Suối Mơ... nhiều hồ lớn thơ mộng như hồ Lắk, hồ

Ea Kao, hồ Ea Đờn, hồ Đắk Minh, hồ Ea Nhái..., các khu rừng nguyên sinh: vườn quốc gia Yok Đôn, vườn quốc gia Chư Yang Sin, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô... là những cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn sự tìm tòi, khám phá của du khách.

Trong thời gian qua, du lịch Đắk Lắk đã có những bước phát triển tích cực. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, tỉnh đã lập các quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư du lịch trọng điểm; quan tâm đầu tư, cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng cho du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia nhằm đa dạng hóa nguồn đầu tư và khai thác triệt để tiềm năng về vốn, kỹ thuật, lao động và tài nguyên nhằm tạo sự hấp dẫn đặc thù; ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, nông nghiệp và du lịch văn hóa - lịch sử; đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, khai thác văn hóa ẩm thực Tây Nguyên, qua đó thể hiện được nét độc đáo, nguyên sơ của văn hóa. Đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch, quảng bá du lịch thông qua tổ chức các lễ hội, sự kiện và trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình, internet,...

Cùng với việc Chính phủ đầu tư tuyến đường Hồ Chí Minh, hàng loạt các công trình đầu tư nhằm khai thác lợi thế của tuyến giao thông này như đầu tư xây dựng cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) và các trục giao thông sẽ hình thành nhánh của con đường xuyên Á bắt đầu từ Côn Minh (Trung Quốc) - Myanmar - Lào - Thái Lan qua cửa khẩu Bờ Y, tạo mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào với các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. Đây cũng là điều kiện để thu hút khách du lịch các nước theo tuyến đường bộ này vào Tây Nguyên - Đắk Lắk cũng như khuyến khích du khách Đắk Lắk đi du lịch nước ngoài. Phát triển du lịch - Những kết quả còn khiêm tốn so với tiềm năng

2.1.3. Về điều kiện xã hội của tỉnh Đắk Lắk

a) Về dân số

Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2019 đạt 1.869.322 người, mật độ dân số đạt hơn 147 người/km². Đắk Lắk là tỉnh đông dân nhất khu vực Tây Nguyên và đứng thứ 10 toàn quốc. Sau 10 năm, quy mô dân số Đắk Lắk tăng thêm 73.733 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 0,75%, giảm mạnh so với 10 năm trước (tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 1999 - 2009 là 1,56%/năm).

Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 532.458 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.364.208 người. Dân số nam đạt 990.619 người, dân số nữ đạt 906.047 người. Đắk Lắk là một trong những địa phương đa dân tộc nhất cả nước. Cộng đồng dân cư Đăk Lăk gồm 47 dân tộc, rất đa dạng và phong phú. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo v.v…

Dân cư Đắk Lắk phân bố không đồng đều theo lãnh thổ: giữa thành thị và nông thôn; giữa các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, việc quy hoạch phát triển dân cư và lao động trong tỉnh là rất cần thiết. Trong từng huyện thị mật độ dân số tập trung cao ở các huyện lị, thị trấn dọc theo các trục lộ giao thông chính qua huyện (quốc lộ hoặc tỉnh lộ), còn ở các khu vực khác dân cư thưa thớt.

b) Về lực lượng lao động

Là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động của tỉnh Đắk Lắk tương đối dồi dào và tăng nhanh. Nguồn lao động của tỉnh tăng nhanh, tăng từ 0, 95 triệu người (ng. 2010) lên 1,1 triệu người (năm 2015), trong đó, lao động trong khu vực Nhà nước chiếm 7, 46%, ngoài Nhà nước 92, 47%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0,07%. Trong giai đoạn 2014- 2017, lực lượng lao động của tỉnh tăng khá nhanh, bình quân hằng năm tăng gần 31 nghìn người. Lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, chiếm gần 77% tổng số lao động toàn tỉnh. Ở khu vực nông thôn lượng lao động tăng thêm gần gấp đôi so với khu vực thành thị, tăng hơn 84 nghìn lao động trong giai đoạn 2014 - 2017. Do vậy trong thời gian tới, tỉnh cần ưu tiên công tác đó tạo, nâng cao tay nghề, tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn, nhất là các vùng và vùng biên giới.

c) Về giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk

Trong những năm qua, mạng lưới trường, lớp học trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh, nhất là hệ thống các trường học, cơ sở giáo dục ngoài công lập được mở rộng góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và nhân dân. Đến đầu năm học 2019 - 2020, toàn ngành của tỉnh có 1.040 trường học từ mầm non đến trung học phổ thông, trong đó có 82 trường ngoài công lập. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục được đầu tư theo hướng kiên cố hóa và chuẩn hóa. Tỷ lệ phòng học kiên cố ở các cấp học, bậc học đạt 64,73%; 100% thôn, buôn có trường, lớp mẫu giáo. Cuối năm 2020, toàn ngành có khoảng 50% trường học từ mầm non đến THPT đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, cơ cấu, chất lượng ngày một nâng cao đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tính đến đầu năm học 2019 - 2020, toàn ngành có 36.204 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó có 66,95% cán bộ, giáo viên đạt trên chuẩn (tăng 9,22% so với năm học 2014

- 2015), toàn ngành có 7 tiến sĩ, 757 thạc sĩ. Các chính sách cho nhà giáo, học sinh được quan tâm, nhất là ở vùng sâu, vùng xa góp phần tạo điều kiện cho học sinh đến trường, nâng tỷ lệ huy động trẻ ra lớp. Tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2016, kết quả này tiếp tục duy trì và phát triển. Đồng thời đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, phổ cập THCS mức độ 1, đạt mức độ 1 về xóa mù chữ.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk

2.2.1. Xây dựng và thực thi kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhà nước

Một trong những chức năng quan trọng của quản lý nhà nước là định hướng cho sự phát triển của đối tượng quản lý. Trong quản lý nhà nước đối với các DNNN, chính quyền tỉnh cần xây dựng kế hoạch phát triển cho các DNNN trên địa bàn, trong đó xác định các tiêu chí về ngành nghề, lĩnh vực cần cổ phần hóa; các tiêu chí về tỷ lệ vốn thuộc sở hữu của Nhà nước sau cổ phần hóa; các tiêu chí liên quan đến định hướng phát triển cho các DNNN trong từng giai đoạn…

Thực hiện chức năng định hướng này, chính quyền tỉnh Đăk Lăk đã ban hành Chương trình số 19-CTr/TU ngày 04/10/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk

Lắk (khóa XVI) về thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN;

Triển khai Chương trình, UBND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, trong đó xác định rõ các mục tiêu sau:

- Về mục tiêu phát triển chung: Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội và bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm vai trò của DNNN là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

- Về mục tiêu cụ thể:

+ Cơ cấu lại, đổi mới DNNN giai đoạn 2017 - 2020 trên cơ sở các tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực. Phấn đấu hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2018, thoái vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, tham gia góp vốn.

+ Hoàn thành công tác sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc tỉnh quản lý theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/03/2014 của Bộ Chính trị; Nghị định số 118/2014/NĐ- CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ; Công văn số 1832/TTg-BĐMDN ngày 15/10/2015 của Chính phủ; Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 08/3/2016 của UBND tỉnh.

+ Tập trung xử lý dứt điểm Công ty TNHH MTV nông, lâm nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang thua lỗ, các dự án, công trình đầu tư không hiệu quả, thua lỗ kéo dài.

+ Hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát DNNN và vốn, tài sản của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

+ Phấn đấu đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của DNNN.

+ Các DNNN trong lĩnh vực kinh doanh có cơ cấu sở hữu vốn hỗn hợp, chủ yếu chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp cổ phần hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên, đồng thời tiếp tục cơ cấu theo danh mục, tiêu chí nhà nước quy định.

+ Củng cố, phát triển các DNNN hiện có thuộc tỉnh quản lý hoạt động có hiệu

quả.

Như đã đề cập trong phần phạm vi nghiên cứu, mặc dù trong giai đoạn từ

khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực 1/7/2015 cho đến trước khi khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực vào 1/1/2021 (trùng với thời gian nghiên cứu của luận văn) quy định DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Tuy vậy, trong phần này, luận văn sẽ thống kê các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, xem như đó là DNNN theo quy định của pháp luật hiện hành.

Kết quả của công tác lập kế hoạch và triển khai kế hoạch đối với phát triển của các DNNN trên địa bàn tỉnh như sau:

a) Về số lượng DNNN

Trong giai đoạn 5 năm từ 2016 đến 2020 trên địa bàn tỉnh Đăc Lăk, số lượng các DN có 100% vốn nhà nước và DN có vốn sở hữu nhà nước trên 50% vốn điều lệ đã có sự thay đổi đáng kể theo xu thế giảm xuống, mặc dù có sự tăng giảm không đồng nhất giữa các năm. Cụ thể, nếu xét chung trong cả giai đoạn số lượng các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước đã giảm từ 44 năm 2016 xuống còn 38 doanh nghiệp năm 2020; trong khi số lượng các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ không thay đổi. Tuy vậy, nếu xét theo từng năm, số lượng các loại hình doanh nghiệp này có năm tăng, có năm giảm, ví dụ năm 2018 số lượng các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước đã giảm xuống còn 35, sau lại tăng lên 38 doanh nghiệp vào năm 2020 (01 doanh nghiệp trong lĩnh vực rác không độc hại tái chế); đối với các doanh nghiệp trên 50% vốn sở hữu của Nhà nước cũng giảm còn 5 doanh nghiệp vào năm 2018, sau lại tăng trở lại như số đầu kỳ. Trong số 45 DNNN tại địa phương năm

2019, có 29 doanh nghiệp thuộc diện UBND tỉnh quản lý và 16 DNNN do Trung ương quản lý. Điều này cho thấy quá trình cổ phần hóa DNNN và chuyển đổi mô hình DNNN trên địa bàn tỉnh tương đối chậm chạp và có sự xen kẽ giữa thành lập mới và cổ phần hóa.

Bảng 2.2: Số lượng DNNN trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk (2016 – 2020)

ĐVT: Doanh nghiệp


DNNN theo tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà nước

2016

2017

2018

2019

2020

DN 100% vốn nhà nước

44

39

35

37

38

DN có trên 50 % vốn nhà nước

8

11

5

8

-

Tổng số DNNN đang hoạt động trên địa bàn

52

50

40

45

-

Tổng số DN đang hoạt động trên địa bàn

4049

4976

5426

5468

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 9

Nguồn: Niên giám thống kê Đắk Lắk 2020; Hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2020 (Cục Thống kê tỉnh)

Như vây, cơ bản hệ thống DNNN của tỉnh Đắk Lắk đã có sự chuyển đổi, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển kinh tế vùng kinh tế khu vực. Trong quá khứ, Đắk Lắk luôn là một trong hai địa phương dẫn đầu toàn khu vực Tây Nguyên về số lượng DNNN thành lập. Sau khi tách địa giới hành chính giữa Đắk Lắk và Đắk Nông, số lượng các DNNN trên địa bàn Đắk Lắk giảm mạnh hiện chiếm khoảng trên dưới 10% tổng số doanh nghiệp của cả tỉnh Đắk Lắk.

b) Về cơ cấu phân bố DNNN trên địa bàn:

Hiện tại, số lượng DNNN trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk vẫn tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản với 69,3% các doanh nghiệp. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng thu hút 27,13% số lượng DNNN. Riêng đối với lĩnh vực dịch vụ, chỉ có 15% các DNNN hoạt động trong lĩnh vực này. Lý do bởi vì, dịch vụ là ngành có có lợi thế, chỉ cần đầu tư vốn ít, ít rủi ro, không đòi hỏi mặt bằng quá lớn, và thời gian quay vòng vốn nhanh, do đó thu hút được 1 số lượng lớn các doanh nghiệp khu vực tư nhân đầu tư vào.

Hình 2.3: Phân bố DNNN theo cơ cấu lĩnh vực, ngành nghề

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023