Mục tiêu của việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những năm tới là:
- Xây dựng doanh nghiệp nhà nước đủ mạnh góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước làm tốt hơn vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Làm cho doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý, hoạt động có hiệu quả và có sức cạnh tranh cao, chiếm được thị phần lớn trong các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt để Nhà nước chi phối, điều khiển được nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế.
- Làm nòng cốt đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và xây dựng công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, công nghiệp sản xuất công nghệ cao, công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Bảo đảm được nhu cầu cần thiết cho an ninh, quốc phòng và các sản phẩm dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội.
Từ những mặt tồn tại, yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua và những phương hướng mục tiêu đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những năm tới để doanh nghiệp nhà nước khắc phục được tình trạng phân tán, manh mún, kinh doanh kém hiệu quả, thực sự phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế đòi hỏi phải đẩy mạnh việc tổ chức sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, trong đó việc đẩy mạnh các giải pháp cổ phần hóa và chuyển đổi sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ hình thức sở hữu nhà nước là vấn đề vừa có tính thời sự cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với việc đổi mới khu vực doanh nghiệp nhà nước.
1.3. Các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu Doanh nghiệp nhà nước
Để giải quyết tình hình khu vực doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh về mặt số lượng, yếu kém về mặt chất lượng, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang tích cực thực
Có thể bạn quan tâm!
- Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình hiện nay - 1
- Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình hiện nay - 2
- Những Mặt Đạt Được Của Các Doanh Nghiệp Nhà Ở Quảng Bình Trong Những Năm Qua
- Thực Trạng Về Quá Trình Sắp Xếp, Đổi Mới Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở Quảng Bình Trong Thời Gian Qua
- Kinh Nghiệm Cải Cách, Đổi Mới Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở Một Số Nước Trên Thế Giới [22], [23].
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
hiện sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước thông qua việc chuyển đổi và đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước theo các hình thức cụ thể sau:
1.3.1. Sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp nhà nước
Sáp nhập doanh nghiệp là loại giao dịch trong đó một hay một số doanh nghiệp từ bỏ pháp nhân của mình để gia nhập vào một doanh nghiệp khác và sử dụng pháp nhân của doanh nghiệp này để hoạt động. Thông thường doanh nghiệp nhận sáp nhập phải có tiềm lực tài chính, kinh doanh lớn hơn doanh nghiệp bị sáp nhập, doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị sáp nhập. Sau khi việc sáp nhập được hoàn thành doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình, còn doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ được hưởng các quyền lợi và lợi ích hợp pháp, đồng thời cũng chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị sáp nhập.
Khác với hình thức sáp nhập, việc hợp nhất các doanh nghiệp là giao dịch trong đó hai hoặc một số doanh nghiệp thỏa thuận với nhau hợp nhất lại để hình thành một pháp nhân mới. Nói một cách đơn giản đó là sự ra đời của một doanh nghiệp mới từ sự kết hợp một số doanh nghiệp cũ. Các doanh nghiệp tham gia hợp nhất đều từ bỏ pháp nhân của mình để hình thành một pháp nhân mới. Doanh nghiệp hợp nhất được hưởng các quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng lao động và và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị hợp nhất.
Kết quả của việc sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp là việc hình thành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn trước, nhờ tập trung sản xuất bằng con đường sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp mà các doanh nghiệp mới đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn, sự tiết kiệm nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh. Hơn thế nữa việc mở rộng quy mô kinh doanh bằng việc sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp còn đem lại nhiều lợi thế so sánh hơn so với việc tăng quy mô bằng tăng trưởng nội lực (tái đầu tư lợi nhuận sau thuế), đó là thời gian đạt được sự tăng trưởng nhanh hơn; khả năng tiết kiệm các chi phí trong đào tạo nguồn nhân lực; tiết kiệm các chi phí cố định; rút ngắn thời gian kiểm soát và chiếm lĩnh
thị trường... chính vì vậy, sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp cũng là một con đường có thể lựa chọn để cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế.
Giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp nhà nước là giải pháp chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp, song nguyên nhân và cách thức thực hiện giữa chúng lại có sự khác biệt nhất định.
Một doanh nghiệp nhà nước có thể bị giải thể và chấm dứt sự tồn tại pháp nhân của mình trong các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn hoạt động ghi trong quyết định thành lập doanh nghiệp mà doanh nghiệp không xin gia hạn.
- Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài song chưa lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
- Doanh nghiệp không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước quy định sau khi đã thực hiện các biện pháp cần thiết.
- Việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp nhà nước là không cần thiết.
Khác với giải thể doanh nghiệp, việc phá sản doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp và thực hiện theo luật về phá sản doanh nghiệp. Một doanh nghiệp bị phá sản nếu doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài, sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết để khôi phục doanh nghiệp mà vẫn hoàn toàn mất khả năng thanh toán các khản nợ đến hạn, tổng số nợ lớn hơn tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.
1.3.2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là việc chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần (doanh nghiệp đa sở hữu) đồng thời chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp hoạt động theo các quy định về công ty cổ phần trong Luật doanh nghiệp.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một xu thế khách quan, một biện pháp quan trọng để tổ chức lại khu vực doanh nghiệp nhà nước khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Có thể nêu ra một số căn cứ sau đây:
- Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong những năm qua theo đường lối của Đảng và Chính phủ.
- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp thu hút vốn kinh doanh trên thị trường, giải quyết khó khăn về vốn của các doanh nghiệp
- Giảm nhẹ gánh nặng chi tiêu ngân sách cho các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần duy trì hình thức doanh nghiệp nhà nước.
- Thúc đẩy và tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển thị trường vốn, tạo thêm kênh huy động vốn mới cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Mục tiêu cơ bản của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được xác định là:
- Huy động vốn của toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
- Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự, thay đổi phương thức quản lý, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Đối tượng cổ phần hóa là doanh nghiệp nhà nước không thuộc diện cần duy trì hình thức doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên trong số các doanh nghiệp nhà nước có thể cổ phần hóa cũng cần phân biệt loại doanh nghiệp nhà nước cần nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt hoặc loại doanh nghiệp nhà nước có thể hoặc không cần nắm cổ phần hoặc thực hiện các hình thức chuyển đổi sở hữu khác. Việc phân loại trên đây tạo điều kiện vừa thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, vừa tạo điều kiện phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế.
Về hình thức cổ phần hóa, các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức được quy định phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, đó là:
- Giữ nguyên giá trị thuộc phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn.
- Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
- Bán toàn bộ phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
1.3.3. Giao doanh nghiệp nhà nước
Giao doanh nghiệp nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp nhà nước và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp thành sở hữu của tập thể người lao động có điều kiện ràng buộc [12].
Đối tượng được giao doanh nghiệp là tập thể người lao động trong doanh nghiệp do Ban chấp hành Công đoàn đại diện hoặc người được đại hội toàn thể công nhân viên chức trong doanh nghiệp bầu làm đại diện tự nguyện đăng ký nhận giao.
1.3.4. Bán doanh nghiệp nhà nước
Bán doanh nghiệp nhà nước là sự chuyển đổi sở hữu toàn bộ giá trị tài sản của một doanh nghiệp nhà nước sang cho các pháp nhân hoặc thể nhân khác [12].
Căn cứ vào quyết định phê duyệt bán doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền, giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho toàn thể người lao động trong doanh nghiệp và trên các phương tiện thông tin đại chúng để đăng ký danh sách người mua doanh nghiệp.
Đối tượng được mua doanh nghiệp có thể là tập thể, cá nhân hoặc các pháp nhân kinh tế có nhu cầu mua doanh nghiệp. Nếu chỉ có một người đăng ký mua thì doanh nghiệp được bán theo phương thức trực tiếp. Trường hợp có từ hai người đăng ký mua trở lên thì phải bán doanh nghiệp theo phương thức đấu thầu, giá bán doanh nghiệp được căn cứ vào giá trị thực tế của doanh nghiệp được người mua và người bán doanh nghiệp chấp nhận,
các vướng mắc về tài sản, tài chính của doanh nghiệp được bên bán xử lý trước khi bán doanh nghiệp.
1.3.5. Khoán kinh doanh doanh nghiệp nhà nước
Khoán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước là phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước mà bên nhận khoán được giao quyền quản lý doanh nghiệp, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện một số chỉ tiêu, bảo đảm các điều kiện và được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng khoán [12].
Nội dung, các chỉ tiêu và điều kiện khoán kinh doanh được bên giao khoán quy định và được bên nhận khoán chấp nhận căn cứ vào đặc điểm của từng ngành và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở xem xét các yêu cầu về bảo toàn vốn nhà nước; giải quyết việc làm và đóng đủ bảo hiểm cho người lao động; tăng lợi nhuận (hoặc giảm lỗ) của doanh nghiệp; thực hiện các chính sách của Nhà nước và các hợp đồng đã ký kết.
Bên giao khoán có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng nhận khoán, xử lý các trường hợp vi phạm hợp đồng, song không can thiệp vào việc điều hành hoạt động của người nhận giao khoán và tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện các cam kết đã ghi trong hợp đồng.
1.3.6. Cho thuê doanh nghiệp nhà nước
Cho thuê doanh nghiệp nhà nước là hình thức tạm thời chuyển quyền khai thác, sử dụng tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho các tổ chức, cá nhân khác mà vẫn giữ nguyên tên gọi, sử dụng các thương hiệu của doanh nghiệp nhà nước mà người nhận thuê phải trả một khoản bồi hoàn cho Nhà nước dưới dạng tiền thuê [12].
Tùy theo đặc điểm kế thừa hoặc không kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê mà thuê doanh nghiệp nhà nước được chia thành hai loại:
- Thuê tài sản của doanh nghiệp: người thuê nhận thuê toàn bộ các tài sản hợp thành cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có kèm theo thuê lao động của doanh nghiệp, nhưng không kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thuê.
- Thuê doanh nghiệp hoạt động: người thuê nhận toàn bộ tài sản hợp thành cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có kèm theo thuê lao động của doanh nghiệp, đồng thời có kế thừa các khoản vay, nợ, các hợp đồng kinh tế, các quyền và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp theo thỏa thuận của các bên có liên quan.
Cũng giống như hình thức bán doanh nghiệp, nếu chỉ có một người đăng ký thuê doanh nghiệp thì cho thuê doanh nghiệp được thực hiện theo phương pháp trực tiếp. Ngược lại nếu có nhiều người đăng ký thuê doanh nghiệp thi việc cho thuê doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức đấu thầu.
Giá cho thuê doanh nghiệp được xác định căn cứ vào hình thức thuê, giá cho thuê tối thiểu do người cho thuê quy định, giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá thỏa thuận giữa người cho thuê và người nhận thuê hoặc giá thắng thầu (trường hợp đấu thầu), nhưng không thấp hơn mức giá tối thiểu của người cho thuê quy định
Tóm lại, quá trình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước thông qua việc chuyển đổi hình thức sở hữu, thay đổi phương thức quản lý và cơ cấu, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước có thể được thực hiện theo nhiều hình thức và phương thức khác nhau. Việc xem xét một cách toàn diện các hình thức này cho phép Nhà nước, doanh nghiệp lựa chọn hình thức và phương pháp thực hiện cụ thể phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, ngành hoặc địa phương mình, góp phần thúc đẩy quá trình cơ cấu và tổ chức lại khu vực doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng tốt hơn yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện mới.
Chương 2
Thực trạng sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước ở Quảng bình trong thời gian qua
2.1. tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình trong những năm qua
2.1.1. Điều kiện về vị trí địa lý và tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có vị trí chiến lược quan trọng về nhiều mặt. Trước hết, Quảng Bình án ngữ con đường thông thương đôi miền Nam Bắc của đất nước, Phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, ngăn cách bởi dãy Hoành Sơn chạy theo hướng Tây sang Đông. Phía nam giáp tỉnh Quảng Trị, có chung địa giới dài 75 km. Phía tây giáp tỉnh Khăm Muộn của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, với đường biên dài 201,87 km. Phía đông là biển Đông với đường bờ biển dài 116,04 km.
Quảng Bình là một trong những tỉnh có diện tích vào loại nhỏ của miền Trung, có diện tích tự nhiên phần đất liền là 8.037,6 km2. Với đặc điểm địa hình đa dạng, Quảng Bình được đánh giá là vùng đất có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và du lịch.
Về tài nguyên đất, Quảng Bình có nhiều loại, bao gồm: nhóm đất cát phân bố chủ yếu dọc bờ biển có diện tích 77.490 ha, thuận lợi phát triển các cây lâm nghiệp, các loại hoa màu, cây thực phẩm, nhóm đất mặn có diện tích 93.328 ha phân bố chủ yếu ở cửa sông cho phép phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ, trồng cây lương thực và cây công nghiệp chịu mặn. Nhóm đất phù sa - đây là loại đất chính được sử dụng phát triển cây lương thực, cây thực phẩm và chăn nuôi. Nhóm đất lầy và than bùn với đặc điểm giàu hữu cơ, mùn cao rất phù hợp với việc phát triển các loại cây nông nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh.
Về rừng tự nhiên, Quảng Bình có 230.142 ha, trong đó rừng giàu có 81.800 ha, rừng trung bình có 67.800 ha, rừng nghèo 59.300 ha, rừng phục hồi 21.200 ha, tổng trữ
lượng gỗ: 28.248 triệu m3 với nhiều giống loài quý hiếm như: gỗ mun, trầm hương, huỳnh nghiến…
Tài nguyên biển, Quảng Bình tương đối lớn về trữ lượng và rất phong phú về loài, với trữ lượng trên dưới 20 vạn tấn hải sản và có hầu hết các loại hải sản có mặt ở Việt Nam: 1.605 loài. Biển Quảng Bình có những loài thủy sản mà các tỉnh khác có ít hoặc không có như: tôm hùm, tôm sú, san hô, mực ống, mực nang... Trong đó mực ống, mực nang chiếm trữ lượng lớn và có chất lượng cao là một trong những nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các đơn vị chế biến thủy - hải sản xuất khẩu trên phạm vi toàn tỉnh.
Khoáng sản Quảng Bình phong phú về chủng loại (gần 40 loại khác nhau), trong đó đáng chú ý là khoáng sản phi kim loại có trữ lượng lớn cho phép phát triển các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón.
Khoáng sản dùng làm nhiên liệu có than đá, khai thác phục vụ tại chỗ, khoáng sản kim loại có kim loại đen, màu, kim loại quý: sắt, mang gan, chì, kẽm có trữ lượng cho phép khai thác quy mô nhỏ, phục vụ tại chỗ, riêng vàng có trữ lượng lớn đang được thăm dò trên quy mô lớn.
Khoáng sản phi kim loại có phốt pho rít, phi rít, than bùn có chất lượng cao, thành phần quặng đơn giản, trữ lượng đáng kể có thể khai thác làm nguyên liệu phân bón và hóa chất.
Tài nguyên dùng làm nguyên liệu gốm, sứ, phục vụ công nghiệp dân dụng có cao lanh trữ lượng 36 triệu tấn, cát trắng thạch anh có chất lượng cao, dễ khai thác phục vụ sản xuất kính dân dụng cao cấp, thủy tinh... có trữ lượng lớn trên 35 triệu tấn [4].
Nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng khá phổ biến và phân bố rộng khắp như: đá vôi, đá sét xi măng, sét gạch ngói; mạch nước khoáng có độ khoáng hóa cao, có khả năng dùng trong y học…
Về tiềm năng du lịch, Quảng Bình là vùng đất tiếp biến văn hóa trên cả hai chiều Bắc - Nam và Đông - Tây, đồng thời cũng là nơi tạo hóa của thiên nhiên để lại nhiều cảnh quan kỳ vĩ. Đặc biệt là khu danh thắng Phong Nha - Kẻ Bàng vừa qua được UNESCO
công nhận là di sản thiên nhiên thế giới đã thu hút được rất nhiều du khách tham quan, mở ra tiềm năng phong phú cho việc phát triển các loại hình du lịch như tham quan, thám hiểm, nghỉ ngơi, nghiên cứu, du lịch sinh thái.
Xuất phát từ những điều kiện trên mà doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như: Quản lý, bảo vệ phát triển tài nguyên rừng, khai thác chế biến, kinh doanh các loại lâm sản và tài nguyên khác; sản xuất chế biến hải sản và nuôi trồng thủy sản xuất khẩu; sản xuất khai thác vật liệu xây dựng: xi măng, khai thác đá, sản xuất gốm sứ; kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn, nhà hàng... Ngoài ra Quảng Bình còn có các xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi, Công ty sản xuất giống cây trồng, giống gia súc, sản xuất phân bón phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.
2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình trong những năm qua
Đến hết năm 2002, ở Quảng Bình có 49 doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý (gồm 37 doanh nghiệp kinh doanh và 12 doanh nghiệp công ích), phần lớn các doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như nông, lâm nghiệp có 13 doanh nghiệp chiếm 27%, với tổng số vốn Nhà nước hiện có là 68,9 tỷ đồng (bình quân mỗi doanh nghiệp là 5,3 tỷ đồng); lĩnh vực công nghiệp chế biến có 8 doanh nghiệp chiếm 16%, với tổng vốn nhà nước là 33,3 tỷ đồng (bình quân mỗi doanh nghiệp là 4,2 tỷ đồng); lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng có 5 doanh nghiệp chiếm 10%, với tổng vốn nhà nước là 15,5 tỷ đồng (bình quân mỗi doanh nghiệp là 3,1 tỷ đồng); lĩnh vực thương mại, du lịch - khách sạn - nhà hàng có 8 doanh nghiệp chiếm 16%, với tổng vốn nhà nước là 24,7 tỷ đồng (bình quân mỗi doanh nghiệp là 5,2 tỷ đồng); còn lại là 15 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác như giao thông vận tải, dịch vụ tư vấn, văn hóa - thể thao, dịch vụ công cộng chiếm 31%, với tổng số vốn nhà nước là 55.053 tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp là 3,7 tỷ đồng (xem phụ lục 01).
Qua đó có thể khái quát một số đặc trưng cơ bản của các doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình đó là: Số lượng doanh nghiệp không nhiều, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, đa số có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, sản lượng hàng hóa thấp, chủng loại