- Công ty Du lịch Quảng Bình, là doanh nghiệp làm nhiệm vụ chủ lực trong lĩnh vực khai thác tiềm năng du lịch, một ngành rất quan trọng của tỉnh, trước mắt vẫn cần nắm giữ 100% vốn nhà nước, khi ổn định sẽ cổ phần hóa một số đơn vị thành viên. Hướng tổ chức sắp xếp là:
Củng cố và tăng cường bộ máy tổ chức quản lý, xây dựng và thực hiện tốt các dự án đầu tư, trước hết là khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng; Suối nước nóng Bang - Thanh Sơn. Chú trọng tăng thêm các sản phẩm du lịch, mở rộng các tuyến, các tua, các loại hình du lịch quan trọng khác theo quy hoạch được duyệt. Tăng cường mở rộng du lịch lữ hành, du lịch với Lào, Thái Lan…
Nâng cấp các nhà hàng, khách sạn về quy mô và chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước, nghiên cứu cổ phần hóa một số đơn vị thành viên khi có điều kiện.
- Công ty Xuất nhập khẩu Quảng Bình, về cơ bản vẫn giữ nguyên doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, nhưng trước mắt cần chấn chỉnh và nâng cao công tác tổ chức, quản lý, đảm bảo kinh doanh xuất nhập khẩu có trọng điểm và hiệu quả. Có phương án cụ thể về tổ chức sản xuất và kinh doanh một số mặt hàng chủ lực của tỉnh, nhất là những sản phẩm từ các chương trình kinh tế của tỉnh trong nông, lâm, ngư, nghiệp, thủ công nghiệp, hải sản… Tích cực mở rộng tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước để tiêu thụ hàng hóa cho nông dân.
Tiếp tục thực hiện một số dự án sản xuất công nghiệp, gắn liền với nhiệm vụ địa phương và tăng hàng xuất khẩu như: Dự án sản xuất bột cá
1.000 - 2.000 tấn/năm, dự án ván tre ép 3.000 m3/năm, dự án vùng tre nguyên liệu và một
số dự án khác phù hợp với năng lực doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
Đối với doanh nghiệp nhà nước kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, nhất là vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa cần tiếp tục duy trì 100% vốn nhà nước, gồm các doanh nghiệp sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Về Quá Trình Sắp Xếp, Đổi Mới Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở Quảng Bình Trong Thời Gian Qua
- Kinh Nghiệm Cải Cách, Đổi Mới Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở Một Số Nước Trên Thế Giới [22], [23].
- Kinh Nghiệm Cải Cách, Đổi Mới Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở Liên Bang Nga
- Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình hiện nay - 9
- Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình hiện nay - 10
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
- Cảng Quảng Bình, là đơn vị quản lý hạ tầng thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước cần giữ 100% vốn. Phương án đổi mới, phát triển là: Củng cố tăng cường đội ngũ cán bộ chủ chốt có đủ năng lực để phát triển dịch vụ hệ thống Cảng Quảng Bình một cách tốt nhất phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực và quy mô Cảng Gianh để phục vụ tốt cho xây dựng, sản xuất xi măng và hàng hóa nhập khẩu khác.
- Công ty Xổ số kiến thiết, là doanh nghiệp có vốn Nhà nước 100% theo quy định chung. Phương án đổi mới phát triển là tổ chức có hiệu quả các loại hình xổ số theo mô hình thị trường chung vào đầu năm 2005.
- Công ty Cấp thoát nước, trước mắt đang làm nhiệm vụ chủ dự án cấp thoát nước ở thị xã Đồng Hới và các dự án nước ở trung tâm các huyện thị, sau khi các dự án hoàn thành, Công ty làm nhiệm vụ kinh doanh cấp nước, nhiệm vụ thoát nước ở thị xã Đồng Hới sẽ giao cho Công ty công trình công cộng thực hiện.
- Công ty Dược phẩm Quảng Bình, là doanh nghiệp nhà nước sản xuất và kinh doanh thuốc chữa bệnh, hiện đang thực hiện Dự án sản xuất thuốc viên và thuốc mỡ theo tiêu chuẩn GMP. Trước mắt Nhà nước vẫn giữ 100% vốn, khi có điều kiện sẽ thực hiện cổ phần theo hướng Công ty cổ phần Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.
- Công ty Thương mại miền núi, sau khi sáp nhập thêm Công ty Thương mại Nam Quảng Bình, nhiệm vụ của Công ty Thương mại miền Núi là nòng cốt lưu thông hàng hóa nội địa và cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa. Do vậy, phương án tổ chức sắp xếp là: xây dựng mạng lưới kinh doanh các mặt hàng thiết yếu kể cả thu mua và chế biến hàng nông lâm sản cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn một cách hiệu quả theo đúng chế độ, chính sách của Đảng Nhà nước.
- Công ty In Quảng Bình, là một doanh nghiệp thuộc ngành văn hóa, được giao nhiệm vụ in ấn báo chí và các ấn phẩm thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội. Hướng tổ chức, sắp xếp là: Thực hiện chuyển đổi Công ty In thành Công ty cổ phần, trong đó Nhà nước có cổ phần chi phối (51%) vào cuối năm 2004.
3.2.1.2. Những doanh nghiệp nhà nước cần sắp xếp, chuyển giao, sáp nhập, hợp nhất hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu khác
* Những doanh nghiệp thực hiện chuyển giao cho Tổng công ty xây dựng miền
Trung:
- Công ty Xây dựng và Vật liệu xây dựng Quảng Bình, ngoài việc phát huy hết
công suất của dây chuyền sản xuất xi măng 8,2 vạn tấn, cần tiếp tục củng cố và mở rộng quy mô nhà máy sản xuất bao bì đáp ứng sản xuất vỏ bao xi măng cho toàn Tổng Công ty và thực thi một số dự án khác.
- Công ty Gốm sứ Quảng Bình, khi sáp nhập sẽ nằm trong hệ thống Nhà máy gạch men CERAMIC của tổng công ty, sẽ có thuận lợi hơn trong điều hành kỹ thuật, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đầu tư thêm các dự án chế biến sản phẩm từ Cao lanh.
- Công ty nước khoáng Bang, khi sáp nhập sẽ có cơ hội phát triển theo hướng tăng thị phần và khả năng tiêu thụ sản phẩm từ đó phát huy được hết công suất của dây chuyền công nghệ (7,5 triệu lít) và dự án nước uống dinh dưỡng khác.
- Công ty Hóa chất Quảng Bình, sẽ tổ chức sản xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm của Tổng công ty trên cơ sở củng cố, tăng cường sản xuất đất đèn, khí axetylenoxy và những sản phẩm hóa chất khác như Bioga, Đôxin, các sản phẩm từ cao su…
* Những doanh nghiệp cần tiến hành hợp nhất:
- Hợp nhất 3 Công ty tư vấn thiết kế, là: công ty tư vấn thiết kế Xây dựng, Công ty tư vấn thiết kế Giao thông và Công ty tư vấn Thủy lợi, đây là những doanh nghiệp tuy hoạt động trên những lĩnh vực khác nhau nhưng tính chất công việc gần hoàn toàn giống nhau.
Do vậy, hướng sắp xếp là: vẫn giữ nguyên doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước nhưng đồng thời sẽ tiến hành hợp nhất 3 doanh nghiệp này lại thành một doanh nghiệp với chức năng nhiệm vụ chính là khảo sát, thiết kế trên cả ba lĩnh vực giao xây dựng, thủy lợi và giao thông, sau năm 2005 sẽ có kế hoạch cổ phần hóa đối với loại hình doanh nghiệp này.
- Hợp nhất các lâm trường quản lý rừng: sau khi tách các khu rừng phòng hộ xung yếu trong khu vực để hình thành ban quản lý rừng phòng hộ (theo Quyết định 187/CP) tỉnh cần đã tiến hành hợp nhất các lâm trường gồm lâm trường Bố Trạch, lâm trường Bồng Lai, lâm trường Quảng Trạch, lâm trường Tuyên Hóa, lâm trường Minh Hóa và công ty chế biến lâm sản xuất khẩu nhằm thiết lập một công ty mới trên cơ sở thu gọn đầu mối, tăng cường năng lực quản lý, đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng rồng, khoanh nuôi, khai thác gỗ lâm sản tự nhiên; chế biến xuất khẩu các loại sản phẩm từ rừng trồng, đồng thời tổ chức dịch vụ kỹ thuật lâm nghiệp thu mua và bao tiêu các sản phẩm lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.
3.2.1.3. Những doanh nghiệp nhà nước cần chuyển đổi sở hữu theo hình thức cổ phần hóa
Các doanh nghiệp mà Nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ 100% vốn nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực kinh doanh khác nhau cần được tiến hành cổ phần hóa trong thời gian tới ở Quảng Bình là:
- Công ty Công trình giao thông 1.
- Công ty Công trình giao thông 2.
- Công ty Vật tư nông nghiệp Quảng Bình.
- Xí nghiệp Cơ khí tàu thuyền thủy sản Nhật Lệ.
- Công ty Xây dựng tổng hợp miền núi Quảng Bình.
- Công ty Xây dựng công trình Bình Lợi.
- Công ty phát hành sách và vật phẩm văn hóa Quảng Bình.
- Công ty Khách sạn dịch vụ Nhật Lệ.
- Công ty Bia rượu Quảng Bình.
- Xí nghiệp đánh cá sông Gianh.
3.2.2. Định hướng sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích
Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích (doanh nghiệp công ích) trên địa bàn thuộc tỉnh quản lý chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông, quản lý thủy nông đầu nguồn, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, thoát nước đô thị, ánh sáng đường phố, quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, bến xe, đường thủy. Trên cơ sở xem xét kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trong thời gian qua và những nhiệm vụ sắp tới, các doanh nghiệp công ích chủ yếu được sắp xếp theo hướng Nhà nước tiếp tục duy trì 100 vốn, gồm các doanh nghiệp sau:
- Công ty Quản lý khai thác công trình thủy lợi: tập trung quản lý những công trình đầu mối lớn, có diện tích tưới tiêu rộng, vừa tổ chức khai thác có hiệu quả nguồn nước hiện có, vừa duy trì bảo dưỡng thường xuyên công trình nhằm nâng cao tuổi thọ và mở rộng diện phục vụ. Sớm có phương án thực hiện phân cấp các công trình thủy lợi nhỏ cho các huyện, thị quản lý với sự tham gia của cộng đồng để nâng cao tính chủ động và hiệu quả.
- Trạm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ: tập trung nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi phục vụ, đảm bảo tính an toàn cho các phương tiện cơ giới đường bộ theo đúng quy định của Luật giao thông.
- Công ty Sách thiết bị trường học: phục vụ cho sự nghiệp giáo dục trong toàn tỉnh ngày càng tốt và chất lượng hơn.
- Công ty Công trình Đô thị Đồng Hới: Cùng với việc mở rộng và phát triển thị xã Đồng Hới, các hoạt động công ích ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn, ngoài các nhiệm vụ đã có, cần giao nhiệm vụ thoát nước, quản lý các công trình phúc lợi chung như công viên vườn hoa, các điểm vui chơi…cùng với một số chức năng quản lý đô thị khác.
- Đoạn quản lý đường Sông: Công tác quản lý đường sông ngày càng được mở rộng và tăng cường với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhất là hệ thống đường sông Gianh, đường sông Son, sông Nhật Lệ... luôn được duy tu sửa chữa thường xuyên nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa trên tuyến đường sông.
- Công ty Giống cây trồng: Là doanh nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trước hết là giống lúa. Nhằm đáp ứng nhu cầu giống cây trồng với khối lượng lớn trên phạm vi toàn tỉnh, Công ty đã đưa công trình nhà máy chế biến hạt giống và giống lúa do Đan Mạch tài trợ vào hoạt động và bước đầu đã phát huy được kết quả tốt. Trong thời gian tới, để tăng cường và nâng cao năng lực hoạt động công ích trong lĩnh vực tạo giống, Công ty cần có các phương án để nâng cao số lượng, chất lượng cũng như mở rộng thêm các loại giống cây trồng khác, bảo đảm trong vài ba năm tới phục vụ tốt và toàn diện hơn sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
- Đoạn quản lý đường bộ 1 và Đoạn quản lý đường bộ 2: Do hệ thống đường giao thông ngày càng phát triển, nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng ngày càng mở rộng, do vậy cần thiết duy trì hai đơn vị trên làm nhiệm vụ công ích. Cần giao thêm nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng hệ thống đường nội thị, đường liên thôn, liên xã. Sau năm 2005 có thể xem xét để sáp nhập lại thành một doanh nghiệp công ích hoạt động trên phạm vi toàn tỉnh.
- Công ty Điện ảnh Quảng Bình: Là doanh nghiệp thuộc ngành văn hóa, hiện tại đang đảm nhận nhiệm vụ chiếu phim phục vụ 61 xã miền núi và vùng cao, tuy vây, do ngân sách dành cho phục vụ chiếu bóng miền núi không nhiều nên số buổi chiếu ngày càng thu hẹp.
Đối với 3 lâm trường Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Trạch về cơ bản vẫn tiếp tục duy trì 100% vốn nhà nước, đồng thời sẽ tiến hành sắp xếp lại theo hướng hợp nhất cùng 2 lâm trường hoạt động kinh doanh (lâm trường Bố Trạch, lâm trường Bồng Lai) và công ty chế biến lâm sản xuất khẩu để hình thành một doanh nghiệp mới trên cơ sở chuyển từ hoạt động công ích sang hoạt động kinh doanh.
Như vậy, đến hết năm 2005, nếu thực hiện sắp xếp và đổi mới theo định hướng nêu trên thì số doanh nghiệp có vốn nhà nước 100% hoặc nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối ở Quảng Bình còn lại là 24 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 15 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và 9 doanh nghiệp hoạt động công ích.
3.3. các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để góp phần nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở quảng Bình trong những năm tới
3.3.1. Cần chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để các Sở, ban ngành, các lãnh đạo cũng như người lao động trong doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn về chủ trương, chính sách sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước
Như đã trình bày ở phần trên, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương mới, đồng thời cũng là lĩnh vực hết sức nhạy cảm và phức tạp vì nó thay đổi cả một thói quen, một tâm lý ngự trị trong một thời gian dài của cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Trong quá trình thực hiện chắc chắn sẽ đụng chạm đến lợi ích của nhiều ban ngành, nhiều cấp và các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến việc thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình thời gian qua chưa đạt được mục tiêu và yêu cầu đề ra là do chưa có sự nhận thức đầy đủ, sâu sắc về chủ trương này để quyết tâm thực hiện cho bằng được. Vì vậy, việc đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giải thích mục đích, ý nghĩa của việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước là yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định đến sự thành bại của quá trình triển khai thực hiện. Nội dung cụ thể là:
Phải làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cả ba cấp của doanh nghiệp: Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp; cán bộ lãnh đạo phụ trách doanh nghiệp và toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Cần làm cho mọi người nhận thức rõ quan điểm, chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước là nhằm tạo điều kiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, làm cho khu vực doanh nghiệp nhà nước mạnh lên, có sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn; thấy được những nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể trong mỗi dự án mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, chương trình chung của Chính phủ và những vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình thực hiện để khắc phục. Trên cơ sở đó, xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng Sở, ban ngành, từng chức danh trong mỗi cấp và mỗi người lao động trong doanh nghiệp để quyết tâm thực hiện.
Phổ biến, tập huấn kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là nội dung các nghị định của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn tới Ban đổi mới doanh nghiệp tỉnh, lãnh đạo các Sở, ban ngành và nhất là cán bộ quản lý tại các doanh
nghiệp để họ hiểu rõ nội dung và triển khai thực hiện thống nhất; cần phổ biến đến từng người lao động những nội dung chế độ, chính sách của Nhà nước về mua bán cổ phần, giải quyết các trường hợp lao động dôi dư, đào tạo lại, bố trí sắp xếp lại việc làm, chế độ bảo hiểm xã hội, phụ cấp thôi việc, lương hưu trí… để họ thấy rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp.
3.3.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng và chính quyền cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và chương trình hành động của Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định phê duyệt đề án sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước của tỉnh quản lý đến năm 2005, với lộ trình và kế hoạch hết sức cụ thể cho từng năm, vấn đề còn lại ở đây là tổ chức thực hiện như thế nào.
Từ kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn của tỉnh cũng như các tỉnh bạn thời gian qua cho thấy, để triển khai thực hiện đề án thành công, trước hết phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và Ban đổi mới doanh nghiệp tỉnh. Đặc biệt phải nâng cao vai trò chủ động, tích cực và sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban đổi mới phát triển doanh nghiệp tỉnh với các sở quản lý chuyên ngành chỉ đạo cụ thể ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp. Hướng cụ thể như sau:
- Căn cứ phương án tổng thể và lộ trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của tỉnh, hàng quý, hàng năm Ban đổi mới doanh nghiệp tỉnh cần phân kỳ cụ thể tiến độ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước tỉnh để trình ủy ban nhân tỉnh thông báo cho các Sở quản lý chuyên ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban và tổ chuyên viên giúp việc hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Hàng quý, ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hội nghị yêu cầu các Sở, ngành phải báo cáo việc thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc Sở, ngành mình quản lý. Trọng tâm báo cáo, thảo luận nên xoáy vào các vấn đề khó khăn,
vướng mắc cũng như đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp trong thời gian tới; có chế độ khen thưởng đối với những Sở, những ngành và doanh nghiệp làm tốt và có hình thức kỷ luật đối với các cá nhân, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ hoặc gây cản trở làm chậm tiến trình triển khai thực hiện.
- Củng cố hệ thống tổ chức chỉ đạo thực hiện bằng cách tiếp tục kiện toàn Ban đổi mới doanh nghiệp tỉnh, tiến đến xây dựng quy chế làm việc và phân công phân nhiệm cụ thể cho các thành viên trong Ban, đối với tổ chuyên viên giúp việc, cần lựa chọn một số cán bộ có năng lực, nhiệt tình, vững về chuyên môn nghiệp vụ của các Sở, ngành tham gia. Về tổ chức chỉ đạo, Ban đổi mới doanh nghiệp phải thực sự đóng vai trò đầu mối quan trọng để nắm bắt tổng hợp kịp thời tình hình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp trong phạm vi toàn tỉnh, tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh xử lý kịp thời các khó khăn vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện.
- Tăng cường giám sát, kiểm tra đôn đốc của Ban đổi mới doanh nghiệp đối với công tác giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê và cổ phần hóa tại các doanh nghiệp. Thực hiện chức năng hướng dẫn giám sát, điều hành và uốn nắn kịp thời những lệch lạc để đảm bảo việc thực hiện quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước tỉnh diễn ra theo đúng tiến độ, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
- Hàng năm, cần tiến hành tổng kết đánh giá công tác sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện được trong năm để rút kinh nghiệm, chỉ ra các vấn đề chưa thống nhất, còn vướng mắc cần tháo gỡ trong quá trình thực hiện để xin ý kiến chỉ đạo của Ban đổi mới phát triển doanh nghiệp cũng như xin ý kiến các bộ, ngành Trung ương để có sự chỉnh lý, bổ sung các chính sách, chế độ cho phù hợp với thực tiễn nhằm thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp theo mục tiêu yêu cầu đề ra của tỉnh.
3.3.3. Giải quyết tốt vấn đề lao động dôi dư nhằm tạo tiền đề cho việc đẩy nhanh quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước
Một trong những lực cản tác động đến tiến trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua ở Quảng Bình là vấn đề việc làm và thu nhập của người lao
động trong doanh nghiệp. Theo ước tính hiện toàn tỉnh có khoảng 469 lao động dôi dư từ quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Số lao động này chủ yếu là lao động phổ thông, kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế, trong đó, số có thể đào tạo lại chỉ chiếm 10%. Điều này cho thấy sức ép về việc làm cho số lao động dôi dư này cùng với hàng ngàn lao động dôi dư của các doanh nghiệp trong quá trình sắp xếp đối với nền kinh tế không phải là nhỏ. Nếu chúng ta có biện pháp giải quyết phù hợp sẽ có tác động tích cực đến tâm lý của người lao động trong doanh nghiệp và là cơ sở đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đây không chỉ là trách nhiệm của riêng doanh nghiệp hoặc Nhà nước mà là nhiệm vụ và trách nhiệm chung của cả doanh nghiệp lẫn Nhà nước.
Về phía doanh nghiệp: phải chủ động xây dựng kế hoạch giải quyết lao động dôi dư trên cơ sở đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, cụ thể:
- Phân loại lao động để xác định số lao động hợp lý, lao động dôi dư. Chấm dứt việc tiếp nhận lao động, thuê mướn nhân công thời vụ một cách tùy tiện làm cho năng suất lao động thấp, tỷ lệ thiếu việc làm, chờ việc cao.
- Đưa ra hướng giải quyết đối với số lao động dôi dư. Cụ thể đối với lao động sắp đến tuổi nghỉ hưu (người lao động còn dưới 5 năm công tác là đến tuổi nghỉ hưu) có thể trợ cấp để đảm bảo các chế độ hưu trí cho họ. Đối với số lao động còn lại có thể giải quyết theo hướng như: tái sử dụng sau khi đào tạo, đào tạo lại hoặc hỗ trợ chuyển sang ngành nghề mới.
Khi thực hiện sắp xếp lại, doanh nghiệp cần chú ý đến phương án đầu tư và phát triển sản xuất - kinh doanh để đảm bảo tối đa người lao động có việc làm ở các mới sau sắp xếp, chuyển đổi sở hữu. Thực hiện trợ cấp đào tạo, đào tạo lại, tạo việc làm mới, chế độ bảo hiểm đối với người lao động. Trường hợp người lao động tự nguyện thôi việc hoặc mất việc thì phải giải quyết theo chế độ hiện hành. Nguồn kinh phí để giải quyết chính sách cho số lao động dôi dư và không có việc làm do doanh nghiệp chịu trách nhiệm (có thể lấy từ quỹ trợ cấp mất việc làm, từ tiền thu được do chuyển đổi sở hữu). Nếu không đủ thì lấy quỹ hỗ trợ, sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, ngoài ra còn được hỗ trợ thêm từ ngân sách và các nguồn tài chính có thể khác.