- Đợt thứ hai, thực hiện trong giai đoạn 1994-1997 theo Quyết định số 90/TTg và 91/TTg (3-1994) và Chỉ thị 500/TTg (5-1995) về sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước giải thể những liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty trước đây, hình thành những tổng công ty có quy mô lớn (Tổng Công ty 91) và quy mô vừa (Tổng Công ty 90) Nghị định 28/NĐ-CP (5- 1996) về chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
- Đợt thứ ba, thực hiện từ giữa năm 1998 đến nay, theo Chỉ thị 20/CT-TTg (4-1998), Chỉ thị 15/CT-TTg (5-1999), Nghị định 44/NĐ-CP (6-1998) và Nghị định 64/NĐ-CP (19/6/2002) về cổ phần hóa kết hợp sắp xếp doanh nghiệp nhà nước. Có ba nội dung cơ bản về sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước được nhấn mạnh là: Sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo phương án tổng thể từng vùng, ngành, tổ chức lại tổng công ty theo hướng thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; Nghị định số 103/1999/NĐ-CP, Nghị định 49/NĐ-CP bổ sung, sửa đổi Nghị định 103/NĐ-CP về giao, bán khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ, kinh doanh thua lỗ kéo dài hoặc thuộc ngành nhà nước không năm giữ cổ phần đã được ban hành để có cơ sở sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước nhỏ, yếu kém.
2.3. Thực trạng về quá trình sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước ở Quảng bình trong thời gian qua
2.3.1. Tình hình và kết quả thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình trong những năm qua
Khi tách tỉnh, Quảng Bình có 176 doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên nhiều lĩnh vực, thuộc sự quản lý của tỉnh và huyện thị, nhìn chung các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, kinh doanh đơn điệu, hiệu quả kinh tế xã hội hạn chế, gắn liền với thời kỳ bao cấp toàn diện.
Thực hiện Nghị định 388/HĐBT, năm 1991 - 1992 tỉnh đã tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, chủ yếu là thu gọn đầu mối, tăng cường quy mô và địa bàn hoạt động bằng việc sát nhập các doanh nghiệp từ huyện thị vào doanh nghiệp chuyên ngành trực thuộc tỉnh quản lý, toàn tỉnh có 72 doanh nghiệp nhà nước.
Năm 1995 - 1997, thực hiện Chỉ thị 500/TTg (25/081995) của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã tổ chức sắp xếp còn lại 66 doanh nghiệp nhà nước.
Năm 1998, trên cơ sở tăng cường năng lực của doanh nghiệp nhà nước, tỉnh đã tiến hành sắp xếp bằng việc sáp nhập một số doanh nghiệp có tính chất sản xuất - kinh doanh tương tự; đồng thời giải thể hai doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ trong nhiều năm thuộc ngành văn hóa - thương mại, toàn tỉnh còn lại 61 doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt từ năm 1999 đến nay, thực hiện phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý theo Chỉ thị 20/TTg (21-4-1998) về đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước, tỉnh đã tập trung chỉ đạo và có các chính sách tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực và chất lượng kinh doanh - dịch vụ, ngày càng làm ăn có hiệu quả [21].
Tổng hợp kết quả và các hình thức sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn của tỉnh được thể hiện ở bảng dưới đây:
Biểu 2.3: Kết quả sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh (1998 - 2002)
Năm 1998 | Năm 1999 | Năm 2000 | Năm 2001 | Năm 2002 | Tổng số | |
Sáp nhập | 3 | 1 | 1 | 2 | 0 | 7 |
Hợp nhất | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 2 |
Cổ phần hóa | 0 | 0 | 1 | 3 | 3 | 7 |
Giao, bán khoán KD, cho thuê | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Giải thể | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 |
Tổng số | 5 | 1 | 2 | 5 | 5 | 18 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình hiện nay - 2
- Các Hình Thức Sắp Xếp, Chuyển Đổi Sở Hữu Doanh Nghiệp Nhà Nước
- Những Mặt Đạt Được Của Các Doanh Nghiệp Nhà Ở Quảng Bình Trong Những Năm Qua
- Kinh Nghiệm Cải Cách, Đổi Mới Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở Một Số Nước Trên Thế Giới [22], [23].
- Kinh Nghiệm Cải Cách, Đổi Mới Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở Liên Bang Nga
- Những Doanh Nghiệp Nhà Nước Cần Sắp Xếp, Chuyển Giao, Sáp Nhập, Hợp Nhất Hoặc Chuyển Đổi Hình Thức Sở Hữu Khác
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Tài chính Quảng Bình (1998-2002), Báo cáo tiến độ cổ phần hóa, giao, bán, khoán và cho thuê doanh nghiệp nhà nước, Quảng Bình [18].
- Về tổ chức sáp nhập các doanh nghiệp nhà nước
Đã tiến hành tổ chức sáp nhập doanh nghiệp nhỏ có nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trong tổ chức điều hành và thị trường tiêu thụ sản phẩm vào các doanh nghiệp lớn hơn, cụ thể là: Xí nghiệp Gạch ngói 1-5, Công ty Xây lắp 1, công ty xây lắp 2 Quảng Bình được sáp nhập vào công ty Xi Măng áng Sơn và đổi tên thành Công ty Xây dựng và vật liệu xây dựng Quảng Bình; Nhà máy Đông lạnh Đồng Hới được sáp nhập vào Công ty xuất nhập khẩu Quảng Bình; Xí nghiệp cơ khí Thủy Lợi được sáp nhập vào công ty Cơ Điện Nông nghiệp Quảng Bình; Công ty Thương mại Nam Quảng Bình được sáp nhập vào Công ty Thương mại miền núi Quảng Bình; xí nghiệp súc sản Quảng Bình được sáp nhập vào công ty kinh doanh tổng hợp Quảng Bình.
Sau khi sáp nhập, nhìn chung các doanh nghiệp đã có xây dựng phương án sản xuất kinh doanh thích hợp, tổ chức bố trí cán bộ hợp lý, đã giải quyết công ăn việc làm và thực hiện các chính sách cho người lao động, tích cực giải quyết các tồn tại về tài chính, công nợ…Một số đã có dự án đầu tư để mở rộng và phát triển sản xuất, bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong sản xuất kinh doanh và đóng góp ngân sách cho tỉnh.
- Về hợp nhất các doanh nghiệp nhà nước
Như đã trình bày ở trên, đối với Quảng Bình du lịch là một tiềm năng lớn và đa dạng, bao gồm du lịch sinh thái, du lịch hang động, du lịch lịch sử, du lịch tắm biển, điều dưỡng và du lịch lữ hành... nhưng chưa được khai thác đầy đủ, chất lượng còn hạn chế. Do vậy, việc tổ chức mới Công ty Du lịch Quảng Bình từ hai đơn vị là Công ty Khách sạn - Du lịch Đồng Hới, Khách sạn Phương Đông và bộ phận quản lý du lịch Phong Nha (Sở Văn hóa) là bước đi đúng hướng, làm nòng cốt cơ bản để khai thác tiềm năng du lịch hiện tại và những năm tiếp theo một cách đồng bộ và vững chắc.
Qua quá trình hoạt động, Công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực trong các lĩnh vực tổ chức bộ máy, mở rộng hoạt động kinh doanh - dịch vụ, bước đầu nâng cao được
chất lượng phục vụ ở một số khâu quan trọng, xây dựng các dự án nâng cấp, mở rộng, đầu tư mới để tăng thêm sản phẩm du lịch và thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan du lịch. Theo ước tính trong năm 2003 số lượng du khách đến với Quảng Bình vào khoảng 65-70 ngàn người, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Việc hình thành tổ chức mới, trên cơ sở hợp nhất những doanh nghiệp đã có để tập trung đầu mối, tăng cường năng lực, kinh doanh đa ngành, đa sản phẩm, kết hợp với quản lý những vùng lãnh thổ nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh… cần thiết được xây dựng để thực hiện ở một số lĩnh vực trong thời gian tới.
- Về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
Tính đến 31/12/2002 tỉnh đã tiến hành cổ phần hóa được 7 doanh nghiệp nhà nước là Công ty Vận tải ô tô, Công ty Vận tải thủy Đồng Hới, Xí nghiệp Vận tải Lâm sản, Công ty Điện tử tổng hợp, Xí nghiệp Gạch ngói 1-5, Công ty Cơ điện Nông nghiệp và Công ty Cơ khí xây dựng công trình, các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần tuy số lượng ít, quy mô còn nhỏ, hình thức tổ chức không phức tạp, trong sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn nhưng là kết quả bước đầu hết sức quan trọng và đáng khích lệ. Điều đáng nói là quy trình cổ phần hóa đã được triển khai thực hiện một cách đầy đủ và triệt để từ khâu chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp hỗ trợ của các ban ngành và tính chủ động của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên các doanh nghiệp trong xây dựng phương án sản xuất, điều lệ công ty, thực hiện các chế độ đối với người lao động; việc đánh giá tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và xử lý các ưu đãi cho doanh nghiệp một cách linh hoạt, đồng bộ đã giúp cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa có nhiều thuận lợi.
Về mặt tư tưởng, mặc dù ban đầu còn có những vướng mắc nhưng khi đã được phổ biến chính sách của Nhà nước một cách đầy đủ và nhất là quá trình xây dựng phương án đã thực sự dân chủ bàn bạc… vì vậy cán bộ công nhân viên đã đồng tình với chủ trương và cách làm. Mặt khác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị cũng như quyền lợi của người lao động được giải quyết thỏa đáng, đã thực sự làm cho cán bộ công
nhân viên vừa nâng cao tinh thần trách nhiệm, vừa an tâm hơn trong môi trường kinh doanh mới.
Trong từng doanh nghiệp, sau khi cổ phần đã có phương án kinh doanh đổi mới vừa củng cố, tăng cường mở rộng ngành nghề cũ, vừa đăng ký kinh doanh thêm những ngành nghề mới phù hợp với năng lực hiện có, nhờ vậy chỉ trong một khoảng thời gian ngắn các doanh nghiệp cổ phần đã đạt được những tín hiệu đáng mừng, doanh thu tăng từ 1,5 đến 2 lần, nộp ngân sách tăng, cụ thể là, Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng 1-5, Công ty cổ phần Ôtô đã có những kết quả đáng khích lệ. Sản lượng và giá trị sản xuất tăng trên 50%, các khoản nợ được thanh toán sòng phẳng; nộp ngân sách vượt kế hoạch tỉnh giao từ 20-30%, thu nhập của người lao động tăng ổn định (Lương bình quân của công ty cổ sản xuất vật liệu xây dựng 1-5 là 1,5 triệu đồng/người tăng 90% so với thời điểm trước cổ phần hóa doanh nghiệp; lợi tức cổ phiếu đã đạt mức cao 4,5%/tháng). Công ty cổ phần Vận tải thủy Đồng Hới, Công ty cổ phần hóa vận tải và kinh doanh tổng hợp Quảng Bình... cũng đang triển khai các dự án cải tạo phương tiện, thiết bị; tổ chức thêm ngành nghề kinh doanh mới, bước đầu đã thu được kết quả khả quan, các doanh nghiệp đều có lãi cao hơn trước nhiều lần, các tồn đọng về tài chính từng bước được giải quyết, các phát sinh mới về công nợ ít; việc trích lập các quỹ đã được chú ý, nhất là quỹ phúc lợi là quỹ khuyến khích sản xuất. Đến hết năm 2002 tình hình hoạt động của các công ty cổ phần thể hiện như sau:
Biểu 2.4: Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa đến 31/12/ 2002
ĐVT: triệu đồng
Doanh thu | Lợi nhuận | Nộp N.Sách | Lao động | Thu nhập | |||||
Trư ớc CPH | Sau CPH | Trư ớc CPH | Sau CPH | Trư ớc CPH | Sau CPH | Trư ớc CPH | Sau CPH | Trư ớc CPH | Sau CPH |
1.45 0 | 1.95 0 | 1 | 14.6 | 30 | 42 | 27 | 20 | 312 | 390 | |
Cty CP vận tải Thủy | 2.43 5 | 2699 | 0 | 13,2 | 25 | 45 | 20 | 15 | 330 | 415 |
Cty CP vận tải KDTH | 2.69 9 | 3.93 5 | -2 | 16 | 45 | 57 | 40 | 31 | 310 | 355 |
Cty CP Điện tử Tin học | 3.35 0 | 4.57 0 | 5 | 14,3 | 110 | 150 | 21 | 20 | 415 | 490 |
Cty CP S/xuất VLXD 1.5 | 5.45 0 | 8.35 5 | 76,5 | 150, 9 | 350 | 853 | 215 | 237 | 780 | 1.50 0 |
Cty CP Cơ Điện NN | 6.93 7 | 7.74 8 | 183 | 234 | 93 | 134 | 150 | 140 | 358 | 610 |
Cty CP Cơ khí và XDCT | 4.30 8 | 5.32 4 | 19 | 52 | 180 | 221 | 123 | 115 | 530 | 670 |
Nguồn: Sở Tài chính Quảng Bình (2002), Báo cáo tổng hợp tài chính doanh nghiệp cổ phần Quảng Bình, Quảng Bình [20].
Bên cạnh những kết quả đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động của tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên vẫn được coi trọng và có tác dụng tích cực trong lãnh đạo, trong thực hiện các nghị quyết, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong vai trò làm chủ tập thể của các doanh nghiệp, nhất là vai trò tự giám sát và chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Về giải thể các doanh nghiệp
Song song với việc sắp xếp, chuyển đổi các doanh nghiệp, trong thời gian qua tỉnh đã thực hiện giải thể 2 Công ty Vận tải và Dịch vụ thương mại và Công ty nhiếp ảnh Quảng Bình. Đây là 2 công ty làm ăn thua lỗ trong nhiều năm, lại không có phương án thay đổi hướng sản xuất kinh doanh cũng như phương án chuyển đổi hình thức sở hữu.
- Về chuyển đổi quản lý
Trong những năm qua, tỉnh đã chuyển 3 doanh nghiệp thuộc ủy ban nhân dân tỉnh (Công ty Kinh doanh tổng hợp Quảng Bình, Công ty Du lịch Quảng Bình, Công ty sông Gianh) và 2 doanh nghiệp (Công ty Khách sạn dịch vụ công đoàn, Công ty Kinh doanh tổng hợp Quảng Bình) từ quản lý sự nghiệp đoàn thể sang hoạt động kinh doanh theo Luật doanh nghiệp nhà nước, phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý cũng như đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất, đa dạng ngành nghề của một số doanh nghiệp lớn, bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh - dịch vụ, chủ động giảm dần các khâu trung gian không cần thiết. Mặt khác đòi hỏi các ngành quản lý kinh tế, kỹ thuật, quản lý tổng hợp có những đổi mới tích cực để phù hợp với yêu cầu và quản lý doanh nghiệp nhà nước, hình thức tổ chức quản lý này cũng cần được mở rộng để áp dụng cho một số doanh nghiệp khác khi tiếp tục triển khai, thực hiện đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn tới.
Bên cạnh các hình thức sắp xếp và chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi quản lý, thời gian qua các doanh nghiệp nhà nước của Quảng Bình đã thực hiện trên 10 dự án phát triển lớn, nhỏ và nhiều dự án đầu tư chiều sâu khác với tổng số vốn đầu tư khoảng 250 tỷ đồng. Phần lớn năng lực mới đã đưa vào sản xuất, thực sự đã làm thay đổi diện mạo của doanh nghiệp nhà nước Quảng Bình từ việc tăng quy mô, sử dụng công nghệ mới, tiên tiến, đa dạng sản phẩm với chất lượng đạt tiêu chuẩn trong nước và khu vực, một bộ phận đạt tiêu chuẩn Châu Âu; ngày càng thu hút nhiều hơn lực lượng lao động trẻ dẫn đến việc sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao hơn, đóng góp ngân sách tốt hơn, góp phần tích cực tăng giá trị sản xuất công nghiệp và chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Một số dự án phát triển khác đang được xây dựng và triển khai, trong những năm tới sẽ làm cho vai trò của doanh nghiệp nhà nước được khẳng định hơn. Đối với Dự án liên doanh, liên kết với nước ngoài để tiếp nhận công nghệ mới, mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm theo chất lượng tiêu chuẩn khu vực và thế giới là hướng ưu tiên của một số doanh nghiệp, vì vậy tỉnh cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích.
Ngoài ra, việc đổi mới phương thức quản lý, như khoán kết quả sản xuất đến người lao động; huy động các nguồn vốn tự có, vay ưu đãi, liên doanh, liên kết mở rộng thị trường, giải quyết các loại công nợ tồn đọng, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động.v.v. cũng đã mang lại những sức sống mới cho các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh
2.3.2. Một số nhận xét, đánh giá từ kết quả thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình trong thời gian qua
Mặc dù từ cuối năm 1999 đến nay tiến trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình đã đạt được những thành tựu đáng kể, song so với yêu cầu và mục tiêu đặt ra thì việc tiến hành sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước vẫn còn những hạn chế, nhiều mục tiêu chưa đạt được, nhiều vướng mắc chưa được giải quyết, đó là:
- Tiến độ triển khai cũng như số lượng các doanh nghiệp của tỉnh được sắp xếp còn chậm so với kế hoạch đề ra. Theo đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của tỉnh đã được Trung ương phê duyệt đến hết năm 2005, số doanh nghiệp có vốn nhà nước 100% hoặc Nhà nước nắm cổ phần chi phối chỉ còn giữ lại 24 doanh nghiệp, trong đó: Doanh nghiệp kinh doanh là 15 doanh nghiệp và doanh nghiệp công ích là 9 doanh nghiệp, tuy vậy, đến thời điểm 31/12/2002 số doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý vẫn còn 49 doanh nghiệp.
- Thời gian chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước thường kéo dài, do một số vấn đề vướng mắc phải chờ giải quyết. Một số doanh nghiệp đã có Quyết định cổ phần hóa nhưng còn một số vấn đề phải chờ trả lời của cơ quan cấp trên nên việc tiến hành diễn ra chậm, chẳng hạn vấn đề nợ thuế 4,5 tỷ đồng của Nhà máy Bia rượu Quảng Bình, nếu không xử lý đươc việc xóa nợ thuế thì không thể tiên hành cổ phần hóa được. Hoặc việc
xử lý nợ phải trả cho Quỹ hỗ trợ phát triển trong việc vay vốn đầu tư 2 tàu đánh cá xa bờ mà hiện không thể trả được nợ của Xí nghiệp Thủy sản Sông Gianh.
- Hình thức chuyển đổi sở hữu chủ yếu mới dừng lại ở việc áp dụng hình thức cổ phần hóa toàn bộ hoặc một bộ phận doanh nghiệp nhà nước. Các hình thức chuyển đổi khác như giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp chưa được áp dụng. Một điều đáng nói là thực trạng các doanh nghiệp nhà nước tỉnh thực hiện chuyển đổi đều có quy mô nhỏ, trình dộ công nghệ lạc hậu, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, lỗ lũy kế và công nợ mất khả năng thanh toán lớn thì việc áp dụng hình thức cổ phần hóa sẽ mất nhiều thời gian và hiệu quả không bằng các hình thức giao, bán doanh nghiệp theo nghị định 103/NĐ-CP (10/9/1999) của Chính phủ.
- Đối tượng mua cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa chủ yếu là người lao động, nhân viên, cán bộ quản lý trong doanh nghiệp, chưa thu hút được các cổ đông ngoài doanh nghiệp tham gia. Như vậy vốn thu hút ngoài xã hội không nhiều, việc huy động một lượng vốn cần thiết để đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất không được thực hiện. Đây chính là hạn chế trong việc huy động vốn cũng như tập trung được trí tuệ của xã hội vào việc phát triển doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
Kể cả cấp Trung ương cũng như cấp tỉnh đều chưa thiết lập được một cơ chế đồng bộ và có hiệu lực để thực sự tạo ra sự đột phá và có hiệu lực để thực sự tạo ra sự đột phá trong quá trình sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp như xử lý những tồn tại về lao động dôi dư, tồn tại về tài chính, cơ chế về trách nhiệm của giám đốc doanh nghiệp trong trường hợp kinh doanh thua lỗ kéo dài gây thất thoát vốn của nhà nước.
2.3.3. Những tồn tại, hạn chế trong thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình
- Những khó khăn, tồn tại về nhận thức tư tưởng
Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương mới, tuy đã thực hiện qua một số năm, nhưng về nhận thức tư tưởng, tâm lý của một số ngành quản lý cấp tỉnh cũng như doanh nghiệp còn chưa chuyển biến kịp.
Về phía cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp (Bí thư cấp ủy Đảng, giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp), vẫn còn tư tưởng bảo thủ, sợ mất đặc quyền, đặc lợi, sợ trách nhiệm cá nhân trong triển khai thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nên còn chần chừ, chưa quyết tâm triển khai thực hiện phương án sắp xếp doanh nghiệp đã được phê duyệt; đối với công nhân viên chức doanh nghiệp lại có tâm lý sợ mất quyền lợi nhất định của một công nhân viên chức nhà nước, sợ sẽ bị sàng lọc, đào thải nếu không đủ năng lực và trình độ quản lý, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ khi doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường mới không có sự bao cấp của nhà nước, do vậy, chủ trương sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp cũng không nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ những lực lượng này.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và của các Sở chủ quản còn hạn chế chưa được coi trọng ở một số nơi, một số ngành. Không ít cán bộ lãnh đạo Sở, ban ngành, doanh nghiệp đã chưa nhận thức đầy đủ và thống nhất về vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, vẫn còn quan điểm cho rằng vai trò chủ đạo phải được thể hiện qua số lượng lớn, tỷ trọng cao mà chưa chú ý đến hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước nên vẫn muốn duy trì nhiều doanh nghiệp nhà nước ở tất cả các ngành, nghề khác nhau mà chưa tập trung vào những ngành nghề, lĩnh vực then chốt để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, còn chần chừ thực hiện chủ trương chuyển đổi sở hữu một bộ phận doanh nghiệp nhà nước sang các thành phần kinh tế khác; đặc biệt một số ngành, vẫn muốn có trong tay mình một số doanh nghiệp nhà nước đáng kể để chi phối, nếu sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp sẽ mất quyền, mất lợi ích. Vì vậy trong chỉ đạo triển khai vẫn còn nặng về hình thức và có tính chất đối phó. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc phối hợp không đồng bộ, thiếu thống nhất giữa các cấp ủy, chính quyền và đoàn thể, làm cho tiến trình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm.
Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp chưa được quán triệt thường xuyên, sâu rộng tới lãnh đạo và đặc biệt là người lao động trong các doanh nghiệp. Vì vậy chưa tạo ra sự nhận thức sâu sắc, sự đồng tình ủng hộ đối với một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Có ý kiến cho rằng do còn nhiều khó