Vấn Đề Dân Chủ Trong Thực Hiện Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước

Đây là hoạt động của các chủ sở hữu đầu tư tiền vốn vào doanh nghiệp bằng hình thức mua cổ phần của doanh nghiệp, người đầu tư vốn mua cổ phần trở thành chủ sở hữu có quyền sở hữu chung cùng với các chủ sở hữu khác đối với doanh nghiệp CPH - sau này là công ty cổ phần.


1.1.2. Vấn đề dân chủ trong thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước


1.1.2.1. Khái quát về dân chủ


Dân chủ là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất sớm, cùng với sự tồn tại và phát triển của đời sống xã hội, dân chủ được đặt ra như một nhu cầu xã hội ngày càng cấp bách. Trong xã hội hiện đại vấn đề dân chủ được đề cập đến ở hầu hết các phạm vi, các lĩnh vực và đã trở thành vấn đề có tính chất toàn cầu. Dân chủ được xem như là cơ sở đánh giá bản chất của một Nhà nước, của một chế độ xã hội, đánh giá sự lành mạnh của môi trường xã hội, là thước đo của tiến bộ xã hội, yêu cầu mở rộng thực thi dân chủ có lúc được đặt ra như một áp lực có tính chất quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia.

Theo tiếng Hy Lạp cổ, "dân chủ" là Demoscratos - được lập thành bởi hai từ: Demos (Dân chúng) và Cratos (quyền lực). Như vậy, theo nguyên nghĩa của từ, dân chủ là quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân.

Với ý nghĩa là quyền lực của nhân dân, quyền lực trong nội dung dân chủ có các đặc điểm:

Thứ nhất, chủ thể của quyền lực là nhân dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


Nhân dân ở đây, theo chúng tôi là khái niệm dùng để chỉ một tập hợp các cá thể con người, tồn tại và hoạt động tạo thành một chỉnh thể thống nhất với những biểu hiện đa dạng về các mặt tự nhiên, xã hội vốn có của đời sống xã hội loài người. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, không thể chấp nhận một khái niệm nhân dân nếu loại khỏi nội hàm của nó một bộ phận đa số là những người lao động đang hằng ngày lao động sản xuất, trực tiếp tạo ra của cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại của đời sống xã hội. Cũng không thể gọi là nhân dân với một tập hợp cá thể hình thành bởi một lý do riêng biệt (thể thao, giải trí, ẩm thực...) hoặc ở một lĩnh vực hoạt động riêng biệt (như văn học,

Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 3

nghiên cứu khoa học, kinh doanh...) mà biểu hiện của nó hoàn toàn phiến diện so với tính đa dạng, toàn diện về các mặt của đời sống xã hội.

Thứ hai, sức mạnh của quyền lực đó là sức mạnh của nhân dân.


Sức mạnh của nhân dân có thể được hiểu là sức mạnh có được từ khả năng cùng tiến hành hoạt động của tất cả các cá thể nhân dân, là sức mạnh của các thiết chế do nhân dân tổ chức nên hoặc sức mạnh từ các thiết chế hiện có phù hợp với ý chí của nhân dân và nhân dân có thể điều chỉnh, quy định, định hướng được sự phát tác của nó.

Thứ ba, ý chí quy định, điều khiển sức mạnh quyền lực đó là ý chí của nhân dân.


ý chí của nhân dân ở đây không thể là gì khác hơn là nội dung có được từ sự thống nhất nội dung ý chí của các cá thể nhân dân chiếm đa số hoặc tuyệt đại bộ phận nhân dân trong xã hội, ý chí đó được hình thành trong các lĩnh vực, các phạm vi của đời sống xã hội với ý nghĩa là mong muốn, nguyện vọng của nhân dân để giải quyết các vấn đề thực tiễn. ý chí của nhân dân với ý nghĩa là một bộ phận của phạm trù ý thức luôn được quy định bởi các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong một xã hội cụ thể.

Trong mỗi chế độ xã hội đã và đang tồn tại, sự thống nhất hay đối lập về ý chí giữa các cá nhân, các nhóm, các tầng lớp, các giai cấp, giữa ý chí của một bộ phận thiểu số nhân dân với ý chí của đa số nhân dân trong xã hội là một thực tế khách quan. Sự đối lập về ý chí đó và quá trình hiện thực hóa các ý chí đối lập là nguyên nhân nội tại duy nhất dẫn đến những rối loạn trật tự xã hội. Là quyền lực của nhân dân, quyền lực trong nội dung dân chủ phải là công cụ hiện thực hóa ý chí của nhân dân, là công cụ đàn áp ý chí của các cá nhân, các nhóm thiểu số là bộ phận trong nhân dân (với ý nghĩa là cái duy nhất đối lập với ý chí của nhân dân)

Như vậy, quyền lực của nhân dân ở đây không phải là quyền lực tự nhiên hay bất kỳ một loại hình quyền lực nào khác tách rời khỏi yếu tố nhân dân, quyền lực đó phải bao trùm toàn bộ xã hội với ý nghĩa là giới hạn thực tế của khái niệm nhân dân cụ thể. Quyền lực đó phải bao quát được mọi mặt, mọi lĩnh vực, mọi phạm vi của đời sống xã hội mà ở đó có sự xuất hiện, sự đòi hỏi, một nội dung, một mục tiêu nào đó theo ý chí của nhân dân; quyền lực đó được sử dụng để trực tiếp duy trì trật tự xã hội, quyền lực đó là quyền

lực công (quyền lực xã hội) trong xã hội chưa có nhà nước, là quyền lực nhà nước trong xã hội có nhà nước.

Trong quan điểm của các nhà sáng lập của chủ nghĩa Mác - Lênin, quyền lực nhà nước, ý chí của nhân dân được xem xét, được xác định là những yếu tố cấu thành cơ bản của dân chủ, quan điểm đó được biểu hiện ở các nội dung sau:

Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen: Để trở thành giai cấp thống trị với ý nghĩa trực tiếp là giành lấy dân chủ, "giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên trở thành giai cấp dân tộc" [66, tr. 623 ].

Vị trí, vai trò quyết định của ý chí của nhân dân trong vấn đề dân chủ cũng được

V.I. Lênin nhấn mạnh một cách đặc biệt khi Người bàn về vấn đề thiết lập chính quyền Xô viết:

Dân chủ là sự thống trị của đa số chừng nào mà ý chí của đa số vẫn còn mờ tối, chừng nào mà vẫn có thể, dù chỉ là hơi giống như thế thôi cho ý chí đó là còn mờ tối thì chừng đó người ta vẫn còn đưa ra cho nhân dân một chính phủ của bọn tư sản phản cách mạng dưới chiêu bài chính phủ "dân chủ". Nhưng tình trạng đó không thể kéo dài được. Trong vài tháng đã trôi qua kể từ ngày 27/2 trở đi, ý chí của đa số công nhân và nông dân, tức là của tuyệt đại đa số dân cư trong nước, đã thể hiện ra rõ rệt, nhưng không phải chỉ dưới một hình thức chung chung mà thôi, ý chí đó đã biểu hiện trong các tổ chức có tính chất quần chúng - các Xô-viết đại biểu, công nhân binh sĩ và nông dân. Vậy làm sao người ta lại có thể phản đối việc chuyển toàn bộ chính quyền nhà nước về tay các xô viết ấy được? Như thế không có nghĩa khác hơn là từ bỏ dân chủ [28, tr. 515-516].

Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân chủ chỉ có thể có được khi quyền lực nhà nước được đặt vào các thiết chế đại diện cho ý chí của nhân dân, hay nói khác hơn, quyền lực nhà nước được thực hiện trên cơ sở ý chí của nhân dân.

Là quyền lực của nhân dân, quyền lực nhà nước phải phục tùng ý chí của nhân dân, thực hiện nội dung ý chí của nhân dân. Các nội dung, yêu cầu, mệnh lệnh của ý chí

nhân dân có tính chất bắt buộc nhà nước phải chấp hành và bằng quyền lực của mình buộc các chủ thể khác phải chấp hành. Với ý nghĩa đó, trong một chế độ dân chủ, ý chí của nhân dân là tối thượng. Nội dung ý chí của nhân dân chính là nội dung dân chủ và như vậy thực hiện dân chủ là thực hiện các nội dung dân chủ, thực hiện các nội dung ý chí nhân dân trong thực tiễn.

Để thực hiện dân chủ, nhân dân với ý nghĩa là các nhân tố hiện thực cấu thành nên nó, là tập hợp các cá thể công dân trong xã hội có thể cùng nhau bộc lộ ý kiến xác lập nội dung ý chí, xác lập nội dung dân chủ và thực hiện các nội dung đó. Phương thức thực hiện dân chủ như trên được gọi là dân chủ trực tiếp.

Trong xã hội có nhà nước, một trong những phương thức thực hiện dân chủ quan trọng là dân chủ đại diện, đó là phương thức xác lập ý chí của nhân dân, xác lập nội dung dân chủ bởi các đại biểu của nhân dân trong các cơ quan dân cử. "ý chí của nhân dân" ở đây thực chất là ý chí của đa số đại biểu của nhân dân trong cơ quan lập pháp, trong nhiều trường hợp được ủy quyền "ý chí của nhân dân" ở đây còn là ý chí của một cá nhân, hoặc một tập thể, trong các cơ quan nhà nước mà chủ yếu là trong các cơ quan hành pháp. Các nội dung ý chí đó được thể chế hóa thành các quy định của pháp luật, các chính sách (kinh tế, xã hội, quốc phòng, đối ngoại...), các quyết định cụ thể của nhà nước để điều chỉnh, tác động đến các hoạt động của các chủ thể trong xã hội.

Với đặc điểm của sự đại diện về ý chí, trong trường hợp các đại biểu của nhân dân thực sự tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân, nắm bắt được ý chí của nhân dân, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ họ thực sự đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân, ý chí của cơ quan đại diện nhân dân hoặc của các cơ quan được ủy quyền thực sự thống nhất với ý chí của nhân dân, thực sự là nội dung dân chủ thì "dân chủ đại diện" mới thực sự là một phương thức thực hiện dân chủ.

Với tư cách là chủ thể của quyền lực, nội dung ý chí nhân dân - nội dung dân chủ

- là sự định hướng, quy định, yêu cầu đặt ra đối với hoạt động của các chủ thể hiện đang tồn tại và hoạt động trong xã hội. Đó là sự cho phép tiến hành các hoạt động (quyền), yêu cầu thực hiện hoặc cấm thực hiện các hoạt động (nghĩa vụ, trách nhiệm), của các chủ thể,

để đảm bảo cho sự vận động có trật tự của xã hội, đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của mỗi công dân và của toàn xã hội. Chính vì vậy, theo tác giả có thể phân chia nội dung dân chủ theo các nhóm, gắn liền với tính tương đồng của nhóm chủ thể là đối tượng tác động bởi quyền lực của nhân dân cụ thể như sau:

Thứ nhất, các nội dung dân chủ đối với các chủ thể nhà nước.


- Nội dung dân chủ ở đây là các cơ chế dân chủ trong việc thiết lập, thực thi quyền lực nhà nước, các nguyên tắc dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước như cơ chế bầu cử, cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, nguyên tắc công khai minh bạch...

- Một nội dung dân chủ về vấn đề nhà nước có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng đó là: nội dung, phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước với tư cách là đại diện thực thi quyền lực của nhân dân và đại diện ủy quyền của nhân dân tham gia vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, đối ngoại,... xuất phát từ đặc điểm đa dạng luôn chuyển biến, thay đổi, phát sinh của các vấn đề thực tiễn, nội dung dân chủ ở đây thường thể hiện dưới dạng cơ chế thực hiện, cơ chế kiểm tra giám sát; giới hạn nội dung, phạm vi quyền hạn, trách nhiệm và xác lập các mục tiêu tổng thể đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước thừa hành. Như vậy yêu cầu của dân chủ ở đây là các chính sách, giải pháp, quyết định được ban hành cần có sự tham gia ý kiến của nhân dân, phải tính đến lợi ích của nhân dân. Mọi chính sách giải pháp có nội dung chưa phù hợp, hoặc tạo sơ hở nhằm đem lại lợi ích cục bộ cho ngành, cho địa phương, cho một nhóm cá nhân, gây thiệt hại đến lợi ích của nhân dân, đều là những chính sách, giải pháp vi phạm dân chủ.

Thứ hai, nội dung dân chủ đối với công dân.


Cần phải khẳng định rằng, công dân với ý nghĩa là những nhân tố hiện thực của chủ thể trừu tượng là nhân dân, là trung tâm của vấn đề dân chủ. Đem lại lợi ích tốt nhất cho mọi công dân, đem lại điều kiện sống hoạt động và phát triển tốt nhất cho mọi công dân là mục tiêu của dân chủ, đồng thời khi mỗi công dân có được những điều kiện sống,

hoạt động và phát triển tốt nhất, sẽ tạo ra động lực to lớn của dân chủ cho sự phát triển của xã hội.

Nội dung dân chủ đối với công dân là toàn bộ nội dung ý chí của nhân dân về việc xác lập địa vị chủ thể của mỗi người dân trong xã hội, nhằm tạo cho mỗi người dân vị thế của người làm chủ xã hội, làm chủ đất nước.

Thực hiện dân chủ ở nội dung này đòi hỏi Nhà nước bằng pháp luật thể chế hóa các nội dung dân chủ, xác lập cho mỗi công dân hệ thống các quyền năng như nhau (sự bình đẳng về quyền), đảm bảo cho mỗi công dân đều có thể tiến hành các hoạt động độc lập theo ý chí của mình, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, phù hợp với năng lực thực tế của họ, đồng thời tạo điều kiện để mỗi công dân phát huy tối đa khả năng về thể chất, trí tuệ và các tiềm lực của họ trong hoạt động thực tiễn, đem lại lợi ích vật chất và tinh thần cho bản thân và cho toàn xã hội. Đảm bảo cho mỗi công dân được bảo vệ, được hưởng những thành quả, lợi ích, có được do hoạt động của bản thân hoặc do Nhà nước, xã hội đem lại. Cùng với việc xác lập các quyền, Nhà nước cũng xác lập cho mỗi công dân các nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền của các chủ thể khác, nhằm đảm bảo cho mỗi công dân có thể thực hiện các quyền đó trên thực tế, mà không bị các chủ thể khác (kể cả Nhà nước) ngăn cản, cấm đoán. Các quyền đó là cơ sở pháp lý để mỗi công dân tham gia vào các quan hệ xã hội, là cơ sở pháp lý tạo lập vị thế làm chủ xã hội của mỗi công dân, các quyền đó được gọi là quyền dân chủ.

Trong mỗi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, mỗi công dân có các quyền dân chủ cụ thể. Có thể nêu một số quyền dân chủ cơ bản của nhân dân ta trong một số lĩnh vực chủ yếu sau đây:

- Các quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị.


Đó là các quyền cho phép công dân tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động thiết lập quyền lực nhà nước, thực thi quyền lực nhà nước, kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và các quyền khác của công dân liên quan trực tiếp đến vấn đề quyền lực nhà nước. Cụ thể như: quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền có quốc tịch, quyền thông tin, quyền khiếu nại tố cáo, quyền chất vấn đối với đại biểu của cơ quan dân cử...

- Các quyền dân chủ trong lĩnh vực kinh tế.


Đó là các quyền cho phép công dân được trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động thương mại, nhằm mục đích thu lợi nhuận cụ thể như: quyền kinh doanh, quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quyền được lao động, quyền sử dụng lao động, quyền được hưởng thu nhập, các lợi ích có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Quyền dân chủ trong lĩnh vực văn hóa xã hội.


Đó là các quyền cho phép nhân dân được tham gia vào các lĩnh vực văn hóa - xã hội như: quyền học tập, quyền sáng tác văn học, nghệ thuật; quyền thưởng thức, phổ biến các giá trị văn hóa, quyền tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, cứu trợ xã hội, quyền được đảm bảo các điều kiện vật chất, thu nhập thiết yếu cho cuộc sống, quyền được hưởng lợi ích vật chất từ các nguồn phúc lợi xã hội...

Thứ ba, nội dung dân chủ đối với các chủ thể khác.


Ngoài hai chủ thể cơ bản trong xã hội và là Nhà nước và công dân, các chủ thể còn lại chủ yếu là chủ thể phái sinh từ hai chủ thể trên. Đó là các pháp nhân, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hội, hiệp hội... do Nhà nước thành lập hoặc thừa nhận hoặc do công dân tổ chức nên.

Nội dung dân chủ chỉ đặt ra với các tổ chức này khi hoạt động của nó ảnh hưởng đáng kể đến quyền làm chủ của nhân dân, ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân và trật tự của đời sống xã hội như: các doanh nghiệp; tổ chức công đoàn; các pháp nhân sự nghiệp... Nội dung dân chủ ở đây là các quyền và nghĩa vụ trong tổ chức và hoạt động của các chủ thể này do pháp luật qui định trên cơ sở ý chí của nhân dân, nhằm đảm bảo cho hoạt động của các chủ thể này đem lại lợi ích cho nhân dân, hoặc không xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các chủ thể khác.

1.1.2.2. Nội dung và yêu cầu dân chủ trong cổ phần hóa DNNN


Trong mỗi một lĩnh vực, một phạm vi cụ thể của đời sống xã hội đều có những nội dung dân chủ và những yêu cầu dân chủ cụ thể, nội dung dân chủ ở đó bao gồm những nội dung ý chí của nhân dân đã được Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, thành

các chính sách, biện pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề thực tiễn, để điều chỉnh hoạt động của các chủ thể tham gia vào các lĩnh vực các phạm vi hoạt động đó, nội dung dân chủ ở đó còn là các nội dung ý chí nhân dân mới hình thành, nhằm định hướng, chỉ đạo hoạt động của các chủ thể đó theo những cách thức nhất định, để đạt được các mục tiêu cụ thể. Như vậy trong mỗi một lĩnh vực hoạt động, yêu cầu dân chủ là việc Nhà nước phải kịp thời thể chế hóa các nội dung ý chí của nhân dân phát sinh trong thực tiễn thành các qui định của pháp luật, để điều chỉnh hoạt động của các chủ thể theo ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phục vụ cho các mục đích, yêu cầu của nhân dân, yêu cầu của dân chủ là việc Nhà nước phải kịp thời sửa đổi, loại bỏ các qui định của pháp luật, các chính sách quyết định đã ban hành không còn phù hợp với ý chí của nhân dân không còn là sự chứa đựng các nội dung dân chủ, yêu cầu của dân chủ còn là việc các chủ thể tham gia các hoạt động cụ thể trong một lĩnh vực phải chấp hành đầy đủ các qui định của pháp luật đã ban hành.

Trong mỗi lĩnh vực, mỗi hoạt động cụ thể, nội dung và yêu cầu dân chủ luôn gắn liền với các mặt, các phương diện hoạt động của các chủ thể, gắn liền với tính chất, đặc điểm mục đích của các hoạt động cụ thể đó. Đó là những nội dung, yêu cầu của nhân dân đặt ra trong việc xác lập nguyên tắc tổ chức hoạt động, quyền hạn, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào hoạt động đó, xác lập các mục tiêu, các định hướng cho việc tiến hành các hoạt động đó. CPH DNNN là hoạt động kinh tế có sự tham gia của chủ thể nhà nước và các chủ thể xã hội khác. Dân chủ trong CPH DNNN trước hết là dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, nội dung dân chủ trong CPH DNNN bao hàm cả vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước, thực thi quyền lực nhà nước và thực hiện quyền dân chủ của công dân. Nội dung và yêu cầu dân chủ trong CPH DNNN có thể được xem xét dưới các góc độ biểu hiện sau đây.

- Nội dung và yêu cầu dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước thực hiện nhiệm vụ cổ phần hóa DNNN

Nội dung dân chủ ở đây là các nguyên tắc, cơ chế dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan tổ chức Nhà nước đã được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật, và là các nội dung yêu cầu của nhân dân đặt ra đối với việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước thực hiện nhiệm vụ CPH DNNN.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí