Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Nhà Nước Của Chính Quyền Cấp Tỉnh

vực Nhà nước cần duy trì 100% và trên 50% vốn điều lệ giảm dần. Thực tế, khu vực DNNN đã được sắp xếp, đổi mới theo hướng thu hẹp dần, giảm bớt ở nhiều vị trí không cần thiết đến sự hiện diện DNNN, kể cả về diện hoạt động (phạm vi ngành, lĩnh vực có DNNN) và mật độ hiện diện DNNN (số lượng DNNN cùng kinh doanh trong ngành, lĩnh vực). Tựu trung lại, có thể thấy DNNN có vị trí, vai trò đặc biệt trong đường lối, chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Doanh nghiệp nhà nước làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo, nền tảng, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường, ổn định chính trị, xã hội của đất nước; giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Trải qua mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ khác nhau, DNNN thực hiện những nhiệm vụ khác nhau nhưng có thể thấy, dù trong thời điểm nào thì vai trò của DNNN là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều này được thể hiện:

Một là, DNNN giữ vai trò chủ đạo và vị trí then chốt của nền kinh tế. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là “nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường”, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo không phủ định cạnh tranh mà còn là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Quá trình đổi mới, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu khách quan phải tôn trọng và thực hiện đầy đủ các quy luật kinh tế thị trường. Điều đó cho thấy, dù kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo nhưng sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta không kém phần quyết liệt. Các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động chủ yếu trong những lĩnh vực mà doanh nghiệp tư nhân không muốn làm và không làm được, hoặc đóng vai trò dẫn dắt, khai phá những lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế, như: quốc phòng, an ninh, năng lượng, sân bay, cảng biển, hạ tầng giao thông,… tham gia cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích nhưng vẫn bảo đảm tuân thủ nguyên tắc thị trường,

bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Đảng ta chủ trương các doanh nghiệp nhà nước phải: “hoạt động theo cơ chế thị trường, quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế; lấy hiệu quả sản xuất, kinh doanh làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế”. Đảng và Nhà nước ta không ưu ái doanh nghiệp nhà nước và phân biệt đối xử với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế tự chủ sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch, chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế thị trường và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình cổ phần hóa, đổi mới, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ chủ trương thoái vốn và nhường lại thị phần ở các lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác có khả năng hoạt động đạt hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao, như: thương mại tiêu dùng, dịch vụ, du lịch, vận tải, v.v. Đồng thời, thực hiện nghiêm chủ trương “Xóa bỏ cơ chế can thiệp hành chính trực tiếp, bao cấp dành cho doanh nghiệp nhà nước, đối xử bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực nhà nước, tín dụng, đất đai, tài nguyên, cơ hội đầu tư, kinh doanh, tài chính, thuế,…” gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Khi xây dựng và phát triển chế độ kinh tế xã hội, một quốc gia có chế độ chính trị định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam phải xây dựng một hệ thống doanh nghiệp có tính chất “nòng cốt” của nền kinh tế, hệ thống đó có vai trò định hướng chính trị xã hội cho toàn bộ nền kinh tế. Điều này thể hiện ở chỗ DNNN bảo đảm những điều kiện phát triển, bảo đảm những cân đối lớn cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sứ mạng đó thể hiện trước hết ở chỗ DNNN hiện đang nắm giữ các ngành công nghiệp then chốt, xương sống của nền kinh tế và toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng.

Hai là, DNNN góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy toàn bộ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thông qua việc được đầu tư các trang thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại trong sản xuất sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. Việc các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty nhà nước đang nắm giữ một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như

viễn thông; khai thác, chế biến dầu khí; điện tử, công nghệ thông tin, thép, xi măng, dệt may, da giày... tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn, cũng như thúc đẩy quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại thì vai trò của DNNN là vô cùng quan trọng.

Ba là, DNNN là công cụ, lực lượng vật chất để Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục các khuyết tật của kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ tỷ trọng đa số hoặc có vị trí chi phối một số ngành, lĩnh vực nền tảng của nền kinh tế, DNNN còn là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội,… tạo cơ sở nền tảng vững chắc để Việt Nam thực hiện thành công tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Trong đó, tỷ trọng GDP chỉ là tiêu chí đánh giá vị trí, vai trò chủ đạo của KTNN trong nền kinh tế quốc dân. Không giống như cả các thành phần kinh tế khác, ngoài mục tiêu lợi nhuận, KTNN còn phải đảm nhận thêm mục tiêu phi lợi nhuận (mục tiêu cộng đồng) khó có thể đo đếm. Vai trò chủ đạo của khu vực KTNN trong thời gian tới sẽ ngày càng được tập trung vào các nội dung và mục tiêu: ngành, lĩnh vực then chốt, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết và ổn định kinh tế vĩ mô… Bốn là, Các DNNN còn đảm nhận những trách nhiệm, những nhiệm vụ xã

hội rất lớn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển các vùng kinh tế lạc hậu. Với mục tiêu xây dựng một xã hội, công bằng, dân chủ, vì dân, những nghĩa vụ xã hội đặt ra cho nhà nước không chỉ nặng nề mà ngay trong những bước phát triển, những nhiệm vụ đó đã phải từng bước được giải quyết. Do vậy DNNN thường phải đảm nhận những mục tiêu xã hội, đầu tư vào những lĩnh vực ít lãi, hoặc thu hồi vốn lâu nhưng có ý nghĩa xã hội lớn. Đặc biệt, trong những lĩnh vực công ích, những

lĩnh vực có vai trò phục vụ cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân như kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng... Với các lĩnh vực này không thể kinh doanh đơn thuần vì mục tiêu lợi nhuận. Đảm bảo các mục tiêu xã hội là nhiệm vụ phổ biến của các DNNN của hầu hết các nước trên thế giới. Nhưng có thể nói ở nước ta, nhiệm vụ đó nặng nề khó khăn hơn nhiều. Điều đó do điều kiện lịch sử đặc thù và định hướng con đường phát triển chi phối.

Năm là, DNNN là nơi tạo ra việc làm cho xã hội, góp phần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, giúp người lao động có thu nhập và cuộc sống ổn định. Chủ trương đổi mới kinh tế đã kích thích, giải phóng sức sản xuất ở các thành phần kinh tế phát triển. Nhưng các thành phần kinh tế với bản chất kinh tế vốn có của nó, nếu không có những tác động điều chỉnh có hiệu lực bằng các biện pháp kinh tế, nếu không có thực lực, những sức mạnh kinh tế để khống chế và điều tiết, thì khó có thể định hướng hoạt động kinh tế của toàn xã hội. Những sức mạnh, những trung tâm thực lực kinh tế cùng sống, cùng hoạt động trong một môi trường thị trường với các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh chính là các DNNN, đó là một đội quân chủ lực hùng mạnh mà nhà nước sử dụng để tác động và điều khiển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. DNNN ngoài việc hoàn thành các mục tiêu do nhà nước đề ra còn trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội; đóng góp vào ngân sách nhà nước, tham gia xuất khẩu, từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

1.2. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước của chính quyền cấp tỉnh

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 5

Quản lý là gì? Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái niệm “quản lý”. Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.

Theo quan niệm của C.Mác: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng”. Theo C.Mác quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất. Ở đây C.Mác đã tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý [8].

Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý chí của người quản lý. Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.

Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.

Quản lý nhà nước.

Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa [9].

Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã

hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.Quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp. Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.

Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng; Quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu các văn bản pháp luật của Nhà nước, các công trình khoa học, chúng tôi xin đưa ra khái niệm về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước của chính quyền cấp tỉnh như sau:

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước của chính quyền cấp tỉnh là phương thức tác động của chính quyền cấp tỉnh đối với các doanh nghiệp nhà nước thông qua hệ thống luật pháp, các quy định, cách thức, phương tiện để doanh nghiệp nhà nước hoạt động, thực hiện theo các mục tiêu kinh tế – xã hội mà chính quyền cấp quyền cấp tỉnh và Nhà nước đề ra.

Nói một cách khái quát, quản lý nhà nước là sự tác động của Nhà nước vào toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung, doanh nghiệp nói riêng bằng hệ thống luật pháp, chính sách tổ chức, các chế tài về kinh tế - tài chính và các công cụ quản lý để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với nền kinh tế, nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, ổn định tình hình chính trị-xã hội của đất nước. Điều đó nói lên tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

1.2.2. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước

C.Mác đã chỉ ra rằng: “bất kỳ một lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên quy mô lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải làm chức năng chung, tức là chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể sản xuất với sự vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ sở sản xuất đó”. Vì vậy, quản lý là một thuộc tính tự nhiên, tất yếu khách quan của mọi quá trình lao động xã hội, của bất kỳ hình thái lao động xã hội nào. Nếu không thực hiện chức năng và nhiệm vụ quản lý, không thể thực hiện được quá trình lao động sản xuất, không khai thác, sử dụng các yếu tố của lao động sản xuất một cách có hiệu quả. Mặt khác, xuất phát từ vai trò của DNNN trong nền kinh tế nên QLNN đối với DNNN là một tất yếu với những lý do sau đây:

Thứ nhất, Nhà nước quản lý doanh nghiệp nhà nước để hướng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước phù hợp với lợi ích của nhà nước.

Trong khi điều hành hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng, đồng thời nhà nước cũng tạo ra những đảm bảo cho lợi ích của mình. Khi tiến hành các hoạt động quản lý, trước hết nhà nước cần đến các nguồn lực tài chính để chi tiêu cho bộ máy quản lý, xây dựng chính sách và thực thi các chính sách. Một nguồn thu đủ để chi và tích lũy của nhà nước là bằng đóng góp từ thuế của các doanh nghiệp. Hoạt động quản lý của nhà nước nhằm duy trì một xã hội tương đối ổn định để phát triển phụ thuộc vào cách thức mà nhà nước quản lý kinh tế, doanh nghiệp. Phương pháp quản lý của nhà nước là tác động vào các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và các chủ thể khác thông qua hệ thống công cụ quản lý mà nhà nước xây dựng. Việc xây dựng công cụ quản lý và tổ chức điều hành quản lý các doanh nghiệp xuất phát từ lợi ích của nhà nước. Do đó, ngay từ khi hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, nhà nước cũng thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình trong việc cung cấp dịch vụ công, đảm bảo sự kiểm soát doanh nghiệp, áp dụng chính sách thuế hướng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Cũng giống như nhiều doanh nghiệp thuộc các

thành phần kinh tế khác, nhà nước quản lý các DNNN để hướng các DN này hoạt động phù hợp với lợi ích của nhà nước

Thứ hai, Nhà nước quản lý các DNNN để thực hiện các chức năng quan trọng liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của DNNN

Nhà nước phải định ra và quán triệt thực hiện chiến lược phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phải định ra chính sách kinh tế, bao gồm chính sách khoa học kỹ thuật, chính sách ngành nghề, chính sách phát triển khu vực, chính sách tiền lương, lao động,… tiến hành qui hoạch và thực hiện điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế quốc dân. Chức năng này của nhà nước chủ yếu do các ban ngành, các cơ quan nhà nước thi hành, nhưng nếu không có sự tham gia phối hợp của DNNN thì khả năng thực thi là rất thấp. Điều này tuy có liên quan đến tất cả các doanh nghiệp nhưng DNNN giữ vị trí chủ chốt do những tiềm năng về vốn, và những lĩnh vực mà nó đang nắm giữ đem lại, hay nói cách khác do vai trò của DNNN trong nền kinh tế đem lại. Phải thừa nhận, DNNN đã và đang là một trong những công cụ quan trọng, là lực lượng tin cậy để nhà nước thực hiện chức năng kinh tế, chính sách kinh tế và xã hội, chiến lược và qui hoạch phát triển kinh tế, điều tiết nền kinh tế quốc dân. Nếu kinh tế nhà nước không gánh vác được nghĩa vụ trách nhiệm này thì trên một mức độ rất lớn, đã tự làm mất đi giá trị tồn tại và phát triển của mình. Chính vì vậy, Nhà nước không thể không hoàn toàn can thiệp vào DNNN, DNNN phải hoàn thành mục tiêu kinh doanh và phương hướng phát triển mà Nhà nước đã qui định. Nhà nước phải thực hiện chức năng người sở hữu đối với DNNN. Điều này có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh sản xuất của DNNN.

Nhà nước còn phải thực hiện chức năng quản lý kinh tế, điều này liên quan trực tiếp tới tất cả các doanh nghiệp. Như vậy, sự quản lý của Nhà nước đối với DNNN là một yêu cầu cần thiết và không phân biệt nền kinh tế. Nhưng ở mỗi nền kinh tế cụ thể, cách thức quản lý đối với DNNN lại khác nhau và cách thức này phụ thuộc vào đòi hỏi khách quan hay nói cách khác phụ thuộc vào sự vận hành của nền kinh tế (các qui luật kinh tế chi phối). Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay đang đòi hỏi sự bình đẳng, sự tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí