mùa hè). có 100% trường MN tư thục và 18 cơ sở tư thục thực hiện chương trình GDMN mới ở tất cả các độ tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Số lớp, nhóm trẻ tăng hàng năm nên số lượng giáo viên, nhân viên tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. 2 cô/1 nhóm, lớp. Qua thanh tra, kiểm tra, đánh giá năng lực thực tế của đội ngũ giáo viên về giảng dạy, chăm sóc, giáo dục cho thấy: 100% giáo viên có chuyên môn, bằng cấp từ trung cấp sư phạm trở lên. 100% giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non.
Để nâng cao chất lượng cho các trường mầm non tư thục thì các trường cần chuẩn hoá đội ngũ giáo viên. Hiện nay, trình độ của đội ngũ giáo viên tư thục ngày càng được quan tâm và đẩy mạnh. “Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới. UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm bảo đảm đủ giáo viên và cân đối cơ cấu đội ngũ giáo viên trong địa phương mình”.
Bảng 2.9. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh NghệAnnăm học 2019 – 2020. (Nội dung đánh giá: 1. Rất tốt; 2 Tốt; 3 Bình thường; 4 Chưa tốt)
Nội dung câu hỏi đánh giá | Đánh giá | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | ||
1 | Qui mô phát triển | 43 | 41 | 16 | 0 |
2 | Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ | 25 | 65 | 10 | 0 |
3 | Đảm bảo an toàn cho trẻ | 37 | 60 | 3 | 0 |
4 | Trẻ em bán trú | 60 | 20 | 20 | 0 |
5 | Chăm sóc trẻ ngủ | 35 | 38 | 27 | 0 |
6 | Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên | 39 | 42 | 19 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Thực Trạng Các Cơ Sở Giáo Dục Mầm Non Tư Thục Trên Địa Bàn Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An
- Đánh Giá Của Cbql Và Giáo Viên Về Công Tác Thể Chế Hóa Các Chủ Trương, Chính Sách Qlnn Đối Với Cơ Sở Gdmn Tư Thục Ở Huyện Diễn Châu
- Trình Độ Giáo Viên Mầm Non Tư Thục Năm Học 2019 – 2020 Trên Địa Bàn Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An
- Mục Tiêu Về Phát Triển Giáo Dục Mầm Non Và Giáo Dục Mầm Non Tư Thục Trên Địa Bàn Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An
- Tăng Cường Kiểm Tra, Kiểm Soát Của Nhà Nước Đối Với Cơ Sở Giáo Dục Mầm Non Tư Thục
- Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An - 13
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Nguồn: Dữ liệu khảo sát
2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, giáo dục mầm non Tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu ngày càng phát triển về quy mô và số lượng, qua đó giúp giảm tải áp lực cho các trường mầm non công lập, đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh, nâng cao tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và chăm sóc trẻ em trên địa bàn.
Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND huyện, xã, thị trấn và cơ quan quản lý lĩnh vực giáo dục của huyện Diễn Châu, cùng với điều kiện kinh tế xã hội trong những năm trở lại đây ngày một nâng cao, đời sống người dân được cải thiện, đảm bảo cuộc sống nên quy mô trường lớp mầm non tiếp tục được điều chỉnh mạng lưới cho phù hợp với điều kiện thực tế phương. Trong đó, hệ thống GDMN tư thục phát triển từ 6 nhóm lớp năm 2016 lên 18 nhóm lớp năm 2020 góp phần đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ giúp các gia đình an tâm về con em khi còn nhỏ, tạo điều kiện để tập trung vào công việc hoạt động sản xuất kinh doanh tăng thu nhập kinh tế cho gia đình, ổn định an sinh xã hội tại địa phương.
Nhờ chủ chương đường lối của Đảng và Nhà nước khuyến khích đẩu tư, phát triển các trường mầm non tư thục nên trong giai đoạn 2016 – 2020 nhìn chung cơ sở hạ tầng các trường mầm non tư thục được đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị trường lớp, cảnh quan môi trường, có bếp ăn bán trú đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn, đảm bảo các tiêu chí về loại hình, quy mô, tiêu chuẩn theo quy định ngành.
Đối với hệ thống văn bản QLNN đối với GDMN tư thục đã ban hành kịp thời và có những thông tư hướng dẫn cụ thể đối với những cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở mầm non tư thục phát triển.
Đội ngũ cán bộ quản lý các cấp về GDMN tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu đã được tăng cường cả về số lượng và chất lượng đảm bảo tốt công tác quản lý cũng như thanh tra, kiểm tra hoạt động của các trường trong quá trình hoạt động.
Đã công khai thông tin, minh bạch dữ liệu các trường này trên hệ thống internet, cổng thông tin điện tử của địa phương.
2.3.2. Một số tồn tại
Thứ nhất, Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về GDMN tư thục còn thiếu, chưa đồng bộ, khung pháp lý cho hoạt động QLNN đối với các cơ sở GDMN tư thục còn hạn chế, cần được bổ sung, hoàn thiện.
Nghiên cứu hệ thống văn bản QLNN về GDMN tư thục thì huyện còn thiếu văn bản quản lý, văn bản triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý GDMN tư thục, đặc biệt là phân cấp quản lý theo Thông tư 13 về quản lý các cơ sở GDMN tư thục thì sự tham gia của UBND cấp xã về việc thực hiện hoạt động cấp phép, hoạt động dạy học, việc quản lý thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo phân cấp quản lý của Phòng GD&ĐT còn hạn chế.
Các văn bản QLNN tập trung chủ yếu lĩnh vực GDMN công lập, có thể nói nhà nước từ cấp Trung ương đến cấp địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức với hệ thống GDMN tư thục, nhất là chưa tạo điều kiện thuận lợi về ưu tiên hỗ trợ, cho thuê đất để các tổ chức, cá nhân xã hội hóa phát triển GDMN tư thục, tạo nên sức ép về nhu cầu gửi trẻ ở các cơ sở công lập, khó khăn cho cơ quan QLNN khi quản lý cơ sở GDMN tư thục, đặc biệt là quản lý các cơ sở tự phát, không xin cấp phép.
Thứ hai, Công tác tổ chức, đầu tư xây dựng kế hoạch phát triển GDMN tư thục huyện Diễn Châu chưa được thực hiện bài bản, liên tục, một số chỉ tiêu chưa hoàn thành kế hoạch đề ra
Thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường học của huyện Diễn Châu gắn với quy hoạch nông thôn mới. Hiện nay, huyện đang chỉ đạo khuyến khích các cơ sở giáo dục tư thục xây dựng các trường học đảm bảo quy mô phát triển trường lớp ở những nơi tỷ lệ huy động trẻ đến trường còn thấp; xây dựng các công trình phụ trợ, đặc biệt là bếp ăn, nhà vệ sinh; xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, đầu tư xây dựng các trường học mới theo quy hoạch. Tuy nhiên tiến độ đầu tư xây dựng còn chậm so với kế hoạch đề ra, các dự án xây dựng trường mầm non tư thục còn nhiều vướng mắc. Hiện nay, chỉ có 05 trường mầm non tư thục, số còn lại là các cơ sỡ nhóm lớp độc lập tư thục.
Thứ ba, Đội ngũ cán bộ quản lý, chủ cơ sở, giáo viên và nhân viên GDMN tư thục còn thiếu, năng lực chuyên môn còn hạn chế, đặc biệt là các cơ sở nhóm trẻ
Đội ngũ giáo viên tư thục chưa được ổn định, thay đổi thường xuyên, … chưa thật sự gắn bó với trường, lớp. Công việc khác trả với mức lương cao hơn thì các giáo viên MN tư thục nghỉ việc tại các trường gây nên tình trạng thiếu và mất ổn định về giáo viên, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Thêm vào đó trình độ giáo viên trong các trường, nhóm, lớp tư thục tỷ lệ trên chuẩn còn thấp, công tác bồi dưỡng giáo viên của các trường, nhóm, lớp mầm non tư thục còn hạn chế.
Thứ tư, Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và việc thực hiện kết luận, quyết định sau thanh tra, kiểm tra còn hạn chế
Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của chủ cơ sở, trưởng nhóm lớp và giáo viên Hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát ở các trường, nhóm, lớp mầm non công
lập và tư thục chưa được các cấp, các ban ngành đặc biệt quan tâm và tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất như hệ thống các trường công lập. Trên địa bàn huyện hiện có 05 trường mầm non và 18 cơ sỡ nhóm, lớp độc lập đang hoạt động đáp ứng nhu cầu của nhân dân tại địa bàn các xã, thị trấn nên việc thanh tra, kiểm tra vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, tỷ lệ còn thấp. Trong kiểm tra vẫn còn mang một số trường hợp nể nang, chưa mạnh dạn thẳng thắn phê bình vì vậy sự tiến bộ của cơ sở, giáo viên còn chậm, việc thực hiện các Quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra còn hạn chế.
Thanh tra, kiểm tra các cơ sở mầm non Tư thục:
UBND huyện đã tích cực chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND các xã, thị trấn thường xuyên, kịp thời kiểm tra có biện pháp đối với các cơ sở chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất song đã tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Năm 2018, 2019, toàn huyện đã đình chỉ 6 cơ sở GDMN tư thục hoạt động trái phép. Bên cạnh đó một số xã có giáo dân đang tổ chức một số nhóm, lớp mầm non chủ yếu dạy giáo lý, chưa được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động nhưng vẫn tổ chức hoạt động.
Thứ năm, Về cơ sở vật chất trường, lớp và đồ dùng trang thiết bị còn thiếu, một số chưa đáp ứng được yêu cầu.
Cơ sở vật chất trường lớp vẫn còn thiếu phòng chức năng, Một số phòng học chưa đủ diện tích theo yêu cầu điều lệ dẫn đến quá tài số trẻ/nhóm, lớp ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Bếp ăn một số nhóm lớp độc lập tư thục diện tích chật chẹp, đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ còn hạn chế. Ảnh hưởng đến công tác nuôi dưỡng của các cơ sở GDMN.
Đồ dùng, trang thiết bị theo Thông tư 01 cho các nhóm, lớp chưa đầy đủ ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ.
Về thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên các trường Mầm non trên địa bàn huyện Diễn Châu.
Mức thu nhập của giáo viên, nhân viên các cơ sở GDMN tư thục còn thấp 3.500/tháng/ người, vì vậy một số giáo viên, nhân viên chưa thực sự yên tâm với nghề. Giáo viên mầm non công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục được Nhà nước hỗ trợ chi phí bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tuy nhiên số giáo viên này thường thay đổi không ổn định ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều quan tâm, với các nghị quyết chủ trương chính sách ưu tiên phát triển giáo dục đào tạo, coi giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Nhưng khi vận dụng trong thực tế tại các vùng miền của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Những vấn đề và lý luận phát triển giáo dục trong giai đoạn mới chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức để định hướng các hoạt động thực tiễn. Nhiều văn bản cần thiết thể chế chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GDMN tư thục chưa được ban hành kịp thời, Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nhận thức chưa đầy đủ về giáo dục tư thục và chưa thấy được trách nhiệm để đầu tư phát triển Giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu mà còn phó mặc cho các nhà trường, ngành giáo dục.
Những chậm trễ trong cải cách hành chính Nhà nước, trong việc đổi mới quản lý kinh tế, sử dụng lao động, thực hiện các chính sách ưu đãi về đất đai, về tín dụng, về thuế, để khuyết khích phát triển trường, lớp mầm non Tư thục, đặc biệt là ở các xã có khu, cụm công nghiệp, xã làng nghề và những nơi tập trung đông dân cư… cũng là những yếu tố cản trở việc giải quyết có hiệu quả những vướng mắc của GDMN tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vì sự nghiệp phát triển giáo dục để tạo một sự tăng trưởng nhanh chóng cả về chất và số lượng của ngành GDMN tư thục đối với nhu cầu của xã hội.
Do sự phát triển kinh tế xã hội của một số địa phương trong huyện không đồng đều ảnh hưởng đến đầu tư cho phát triển giáo dục. Việc phân cấp quản lý của các cơ quan QLNN cho GDMN tư thục còn chồng chéo và chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, cơ chế hoạt động của trường mầm non tư thục cũng đang vấp phải những khó khăn liên quan đến chính sách của nhà nước. Trong đó, quy định cấp phép hoạt động cho các cơ sở giáo dục mầm non tư thục và chỉ cần quyết định thành lập là đủ. Hiện nay đang tồn tại hai loại giấy phép là quyết định thành lập và cấp phép hoạt động, hai loại giấy phép này cách nhau 6 tháng đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các cơ sở mầm non tư thục muốn thành lập.
Ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên các cơ sở này chưa cao, chưa có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tuy đã đủ về số lượng nhưng chưa đồng bộ về chất lượng.
Công tác tham mưu đề xuất của ngành giáo dục với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa thường xuyên, chưa cụ thể để đề ra được giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tư thục. Sự phối hợp kết hợp giữa ngành giáo dục với các xã, thị trấn, các cơ quan ban ngành đoàn thể cùng tham gia công tác giáo dục tư thục còn hạn chế, mang tính thời vụ, hiệu quả chưa cao.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc là do nhiều nhóm trẻ, lớp mầm non tư thục vượt quá số trẻ theo quy định của quy chế tổ chức và hoạt động
trường mầm non tư thục. Nhiều trường, lớp mầm non tư thục phát triển ở quy mô nhỏ, ghép nhiều độ tuổi, không đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, bảo đảm an toàn tính mạng cho trẻ gây tác hại đến phát triển thể chất, tinh thần và nhân cách, đến năng lực trí tuệ của trẻ em. Việc quản lý các cơ sở giáo dục mầm non tư thục hiện nay còn chưa chặt chẽ. Cụ thể như việc cấp phép hoạt động cho các cơ sở mầm non tư thục là thuộc chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, trong khi đó, phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thành phố chỉ chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo chuyên môn đối với các cơ sở mầm non khi đã đủ điều kiện tối thiểu và được cấp giấy phép hoạt động. Công tác kiểm tra tuy được tiến hành khá thường xuyên ở cấp cơ sở, song việc chấn chỉnh những sai sót trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và biện pháp xử lý vi phạm qui chế còn chưa kiên quyết. Một số nhóm lớp né tránh sự kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương và ngành giáo dục.
Chương 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ ÁN
3.1. Định hướng và mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm nom tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
3.1.1. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm nom tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Ngày 4.11.2013, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế được ký ban hành, đây chính là cơ sở định hướng cho việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong tình hình mới. Nghị quyết số 29-NQ/TW tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Định hướng chung về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được xác định:
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng