Đánh Giá Của Cbql Và Giáo Viên Về Công Tác Thể Chế Hóa Các Chủ Trương, Chính Sách Qlnn Đối Với Cơ Sở Gdmn Tư Thục Ở Huyện Diễn Châu


- Hội thi đối với cháu:

Hội thi “Bé với an toàn giao thông và bảo vệ môi trường”; Hội thi “Chúng cháu vui khỏe”;

Hội thi “Tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian”; Triển lãm thiết bị tự làm, triển lãm tranh.

Qua khảo sát tại huyện Diễn Châu, có 18% cán bộ quản lý và 14% giáo viên đánh giá công tác thể chế hóa chủ trương ở mức độ rất tốt; 41% CBQL và 47% giáo viên đánh giá tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có 8% CBQL và 4% giáo viên cho rằng việc thể chế hóa các chủ trương liên quan đến QLNN đối với cơ sở GDMN tư thục tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An thực hiện chưa tốt, cần phải khắc phục

Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL và giáo viên về công tác thể chế hóa các chủ trương, chính sách QLNN đối với cơ sở GDMN tư thục ở huyện Diễn Châu


STT


Mức độ đánh giá

Đối tượng đánh giá (%)

Cán bộ QL cơ sở GDMN

Tư thục

Giáo viên MN

Tư thục

1

Rất tốt

18

14

2

Tốt

41

47

3

Bình thường

33

35

4

Chưa tốt

8

4

5

Tổng

100

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Nguồn: Dữ liệu khảo sát

2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy QLNN đối với cơ sở giáo dục mầm non tư thục

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về GDMN của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ Anđược thực hiện theo phân cấp quản lý hiện nay của nhà nước về giáo dục. Đối với GDMN nói chung, GDMN tư thục nói riêng cơ quan QLNN cao nhất là cấp huyện. Việc phân cấp quản lý các cơ sở GDMN tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu được thực hiện như sau.


2.2.2.1. Ủy ban nhân dân huyện Diễn Châu

UBND huyện Diễn Châu có quyền ra quyết định cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục; ra quyết định cấp phép hoạt động hoặc sáp nhập, chia tách, đình chỉ, giải thể nhà trường, nhà trẻ dân lập- tư thục khi có văn bản đề nghị ra quyết định thành lập của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Diễn Châu.

UBND huyện Diễn Châu cấp phép cho thành lập các cơ sở GDMN tư thục trên địa bàn căn cứ vào hồ sơ xin thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập- tư thục của các đơn vị khi được Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản theo đúng quy định của Luật giáo dục và theo quy định tại Thông tư số 13/2015/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận hộ sơ hợp lệ, UBND huyện ra quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ theo quy định. Trường hợp không cho phép thành lập, UBND huyện sẽ có văn bản thông báo lý do và hướng giải quyết cho Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện chỉ đạo của UBND huyện trả lời tổ chức hoặc cá nhân xin mở trường.

Sơ đồ 1 1 Phân cấp QLNN đối với Giáo dục mầm non 2 2 2 2 Cấp xã UBND cấp 1

Sơ đồ 1.1: Phân cấp QLNN đối với Giáo dục mầm non

2.2.2.2. Cấp xã.

UBND cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã) quản lý nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn (ra quyết định cấp phép


hoạt động hoặc sáp nhập, chia tách, đình chỉ, giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục khi có văn bản đề nghị của Phòng Giáo dục và Đào tạo).

Chủ tịch UBND cấp xã tiếp nhận, xem xét hồ sơ và có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra các điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Sau khi kiểm tra, phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi Chủ tịch UBND cấp xã.

Chủ tịch UBND cấp xã căn cứ vào kết quả kiểm tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo, trả lời bằng văn bản về việc cho phép thành lập hoặc không cho phép thành lập đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trong thời gian không quá 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

2.2.2.3. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Diễn Châu

Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Diễn Châu là cơ quan chuyên môn giúp UBNDhuyện Diễn Châu thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn, bao gồm quản lý về thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục, tiêu chuẩn CSVC thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em, đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục và an toàn cho trẻ.

2.2.3. Thực trạng tổ chức quản lý cơ sở giáo dục mầm non tư thục

2.2.3.1. Quản lý việc thành lập cơ sở giáo dục mầm non tư thục

Những năm gần đây, các cơ sở GDMN tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu phát triển mạnh, tính đến 30/9/2020 huyện có 5 trường mầm non và 18 cơ sở nhóm lớp đang hoạt động. Các cơ quan thực hiện quản lý việc thành lập cơ sở GDMN tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu được phân cấp theo quy định của Luật Giáo dục; Điều 11Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục; Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng BGD&ĐT về ban hành Điều lệ trường mầm non.Điều 3 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định điều kiện nhà trẻ, mầm non tư thục được phép thành lập. UBND huyện Diễn Châu là cơ quan cơ thẩm quyền cao nhất quyết định


cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục theo quy định khi phòng Giáo dục và Đào tạo có văn bản trình sau khi đã xem xét thành phần hồ sơ xin thành lập trường, nhà trẻ tư thục của các cơ sở trên địa bàn quản lý theo quy định.

Năm 2016 -2017 không có sự gia tăng về các cơ sở GDMN tư thục. Tuy nhiên, năm 2018 - 2019cơ quan QLNN đã cấp phép cho 3 cơ sở GDMN tư thục trên địa bàn huyện dược thành lập mới (Trường mầm non tư thục Sơn Ca - xóm 3, XãDiễn Thành; Trường mầm non tư thục Bình Minh – Xuân Châu, xã Diễn Kim;

Trường mầm non tư thục mẫu giáo Hoa Mai –Xóm 7 Diễn Yên, Diễn Châu).


STT

Tên cơ sở trường mầm non

trên địa bàn huyện

Năm đượccấp phép

thành lập


Địa chỉ

1

Mầm non Sơn Ca

2018

xóm 3, Xã Diễn Thành, huyện Diễn

Châu

2

Mầm non Bình Minh

2018

xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu

3

Mầm non Hoa Mai

2019

Xóm 7, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu

4

Mầm non Tuổi thần tiên

2016

Xã Diễn Kỳ, huyện Diễn Châu

5

Mầm nonHappi Kit

2015

Xã Diễn trường, huyện Diễn Châu

Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Diễn Châu

UBND huyện Diễn Châu đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND các xã, thị trấn có các cơ sở GDMN tư thục hoạt động tăng cường quản lý, kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các nhóm, lớp không phép, đóng cửa các nhóm, lớp không an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó huyện chỉ đạo các, xã, thị trấn hỗ trợ các nhóm, lớp có đủ điều kiện hoàn chỉnh hồ sơ để được cấp phép hoạt động. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản tăng cường rà soát, quản lý, nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục mầm non tư thục; thường xuyên phối hợp với UBND các xã, thị trấn hướng dẫn, thẩm định các cơ sở có nhu cầu mở nhóm, lớp cũng như các biện pháp quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục; tư vấn hướng dẫn các cơ sở mầm non tư thục về hồ sơ pháp lý cần thiết trong quá trình xin mở cơ sở,


Bảng 2.4. Đánh giá về công tác quản lý việc thành lập cơ sở GDMN tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu

(Nội dung đánh giá: 1. Rất tốt; 2 Tốt; 3 Bình thường; 4 Chưa tốt)


STT

Nội dung câu hỏi đánh giá về quản lý thành lập

cơ sở giáo dục mầm non tư thục

Đánh giá

1

2

3

4


1

UBND xã/thị trấn trên địa bàn tư vấn giúp xác định vị trí cơ sở phù hợp quy định của địa phương về cấp phép được mở cơ sở GDMN tư

thục


70


20


10



2

Sau khi nhận hồ sơ, UBND xã/ Trị trấn đã báo cáo Phòng Giáo dục để thành lập đoàn kiểm tra

xuống kiểm tra thẩm định cơ sở


40


55


5


3

Công tác thẩm định cơ sở và hồ sơ của cơ sở

GDMN tư thục của phòng GD&ĐT thực hiện tốt

30

40

30


4

Công văn quyết định thành lập cơ sở GDMN tư

thực của cơ quan quản lý đáp ứng yêu câu

75

20

5


Nguồn: Kết quả điều tra của học viên

Kết quả khảo sát quản lý thành lập cơ sở GDMN tư thục trên địa bàn huyệnDiễn Châu cho thấy việc quản lý là tốt đáp ứng được nhu cầu cần thiết của của cácchủ cơ sở khi có nhu cầu mở các cơ sở GDMN tư thục khi đến làm việc. Tuy nhiênvẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như các cán bộ trực tiếp quản lý về lĩnh vựcthành lập mới cơ sở giáo dục cần sắp xếp bố trí thời gian xem xét hồ sơ sớm hơn để

tư vấn và giải thích cho các chủ cơ sở về các thủ tục còn thiếu trong quá trình cấpphép. Từ đó rút ngắn thời gian đợi chờ đưa cơ sở vào hoạt động đáp ứng nhu cầugửi trẻ của các bậc phụ huynh tại địa phương.

2.2.3.2. Quản lý điều kiện cơ sở vật chất

Điều kiện cơ sở vật chất của trường mầm non là một bộ phận rất quan trọng là thành tố không thể thiếu trong công tác giáo dục, trong đó có bậc mầm non vì độ tuổi này đang trong quá trình phát triển cần một môi trường tốt với không gian và


cơ sở vật đảm bảo. Do vậy, hằng năm huyện đã chỉ đạo các trường mần non tư thục, thực hiện tốt công tác rà soát cơ sở vật chất của trường mình, tăng cường đầu tư xây dựng trường lớp, phòng học. Đồng thời, khuyến khích cá nhân có điều kiện mở trường, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục để đáp ứng nhu cầu gửi con của các bậc phụ huynh nhằm giảm áp lực GDMN công lập. Theo thống kê hiện nay các trường GDMN tư thục trên địa bàn huyện với 5 trường và 18 nhóm lớp đã thu hút được khoảng 8% số trẻ trong độ tuổi, góp phần giảm áp lực tuyển sinh cho các trường công lập, giảm bớt bức xúc của phụ huynh trong các kì tuyển sinh, đáp ứng được nhu cầu về thời gian đón trả trẻ đối với các phụ huynh có khó khăn về thời gian.

Phòng Giáo dục và Đào tạo của huyện Diễn Châu thực hiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN tư thục trên địa bàn huyện theo Luật giáo dục; Điều 19 Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020, ban hành quy định têu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc loại hình tư thục có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về CSVT, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định của Điều lệ trường mầm non và các quy định về thiết bị, đồ dùng, đồ chơi do Bộ GD&ĐT ban hành tại Điều 1406/VBHN-BGDDT Quy chế hoạt động trường mầm non tư thục.

Yêu cầu vị trí đặt trường, điểm trường: Phù hợp với quy hoạch phát triển giáo dục của địa phương; Môi trường xung quanh bảo đảm an toàn đối với trẻ em, cán bộ, giáo viên và nhân viên; Có kết nối giao thông thuận lợi cho việc đưa đón trẻ; đáp ứng yêu cầu phòng, chống cháy, nổ.

Diện tích khu đất xây dựng trường, điểm trường được xác định trên cơ sở số nhóm, lớp, số trẻ em với bình quân tối thiểu 12m2 cho một học sinh.

Các khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em như khu sinh hoạt phải đảm bảo 1,50 m2/trẻ em với tổng diện tích không nhỏ hơn 24m2 với nhóm trẻ, 36m2 với lớp mẫu giáo; khu ngủ 1,20m2/trẻ em Tổng diện tích không nhỏ hơn 18m2 với nhóm trẻ, 30m2 với lớp mẫu giáo; đối với phòng giáo dục thể chất phải đáp ứng 2m2 Tổng diện tích không nhỏ hơn 60m2/phòng, phòng giáo dục nghệ thuật đáp ứng 2m2 Tổng diện tích không nhỏ hơn 60m2/phòng;…


Bảng 2.5. Đánh giá điều kiên cơ sở vật chất đối với các trường mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu năm 2020

(Nội dung đánh giá: 1. Rất tốt; 2 Tốt; 3 Bình thường; 4 Chưa tốt)


STT

Nội dung câu hỏi đánh giá về cơ sở vật chất các

trường mầm mon tư thục

Đánh giá

1

2

3

4


1

Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, an toàn,

đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng và sắp xếp gọn gàng


50


33


15


2

2

Diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

trẻ em bảo đảm ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ em

30

65

15

0

3

Có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn

cho trẻ em và phương tiện phù hợp với lứa tuổi

40

60

0

0

4

Nơi có tổ chức ăn cho trẻ em có bếp riêng, an

toàn, bếp đặt xa lớp mẫu giáo, nhóm trẻ

80

15

5

0

5

Bảo đảm phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn

thực phẩm

70

28

2

0

6

Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước

uống hàng ngày cho trẻ em theo quy định

100

0

0

0


7

Có chiếu hoặc thảm cho trẻ em ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn cho trẻ em ngủ, dụng cụ đựng nước uống, giá để đồ chơi, giá để khăn và ca, cốc cho trẻ em, có đủ bô đi vệ sinh cho trẻ em

dùng và một ghế cho giáo viên


30


60


10


0


8

Có đủ thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Đồ chơi,

đồ dùng và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi – tập có chủ đích


10


50


40


0

9

Đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ em

15

72

13

0


10

Có đồ dùng, tài liệu cho người nuôi dạy trẻ em, gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ; sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; tài liệu dùng để phổ biến

kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ


20


43


27


10

Nguồn: Kết quả điều tra của học viên


Theo bảng khảo sát đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất của các trường mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu (70 cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và 70 phụ huynh học sinh trên địa bàn) cho thấycho thấy cơ bản điều kiện cơ sở vật chất của các trường đã đáp ứng yêu cầu theo quy định một số tiêu chí được thực hiện tốt như bố trí bếp nấu ăn; phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn thực phẩm,…. Tuy nhiên vẫn còn một số tiêu chí như: Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, an toàn, đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng và sắp xếp gọn gàng và Có đồ dùng, tài liệu cho người nuôi dạy trẻ em, gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ; sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ; vẫn có một số đánh giá chưa tốt nên các cơ quan quản lý cần định kỳ kiểm tra các cơ sở để có những biện pháp điều chỉnh, giúp các cơ sở này nâng cao đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra.

2.2.3.3. Quản lý điều kiện về nguồn nhân lực

Đội ngũ giáo viên và những người làm công tác giáo dục là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồ dưỡng nhân tài cho đất nước. Sứ mệnh của nhà giáo có vai trò đặc biệt, lao động của họ trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của đất nước một cách bền vững. Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, mầm non là bậc học đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng để trẻ làm quyen với việc học ở nhà trường, là nền tảng đặt cở sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người. Theo điều 22 của Luật giáo dục chỉ rõ mục tiêu của giáo dục mầm non là: “giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một”. Để thực hiện được mục tiêu này cần nhiều điều kiện, yếu tố như cơ sở hạ tầng trường học, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục ….một trong những điều kiện tiên quyết giúp GDMN phát triển đó là khâu quản lý về nguồn nhân lực và nhất là đối với các trường GDMN tư thục hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022