Mục Tiêu Của Chính Sách Qlnn Với Thị Trường Vàng


nhân xuất phát vàng luôn là công cụ bảo hiểm rủi ro và công cụ phái sinh (Narayan, Narayan, & Zheng, 2010; Wang, Lee, & Thi, 2011)

Thứ tư, thị trường vàng phân phối, điều hoà lại thu nhập giữa các thành phần của nền kinh tế do vàng là một tài sản tài chính nên nó hàm chứa cả tính biến động về giá và thực thi quyền sở hữu. Thu nhập từ sự biến động giá vàng là sự phân phối lại thu nhập đối với nội bộ các thành viên tham gia thị trường vàng.

1.1.4.2. Các tác động tiêu cực

Thứ nhất, thị trường vàng là thị trường có tính liên thông quốc tế rất cao, việc dự đoán biến giá vàng quốc tế là một trong những việc làm bất khả thi. Do vậy đối với những nước đang phát triển, nền công nghiệp khai thác vàng chưa phát triển, nhu cầu vàng trong nước chủ yếu được bù đắp bằng nhập khẩu dẫn tới biến động của giá vàng thế giới sẽ ảnh hưởng rất nhanh và lan tỏa đến giá vàng trong nước. Qua đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực thi CSTT, ảnh hướng tiêu cực đến nền kinh tế vĩ mô.

Thứ hai, thị trường vàng cũng giống như thị trường chứng khoán, hay bất động sản luôn có khả năng có các hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường, tác động không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư. Điều này dẫn tới cầu về vàng tăng đột biến trong một khoảng thời gian ngắn, cung vàng không đáp ứng đủ dẫn tới chênh lệch cùng cầu, đẩy giá vàng trong nước cao đột biến. Qua đó thúc đẩy các hành vi gom ngoại tệ nhập khẩu vàng theo cả đường chính ngạch lẫn nhập lậu, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của nền kinh tế.

Thứ ba, vàng là một loại tài sản tài chính có tác dụng là phương tiện cất trữ giá trị. Khi có bất ổn thì nhà đầu tư hay người dân có tâm lý mua thu gom vàng để tích trữ, điều này tạo nên môt nguồn vốn chết ở trong dân, lãng phí nguồn lực để phát triển đất nước.

Do đó với những tác động tích cực và tiêu cực trên thì QLNN thị trường vàng là một điều tất yếu.

1.2. Lý luận về QLNN đối với thị trường vàng

1.2.1. Khái niệm chính sách QLNN với thị trường vàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

1.2.1.1. Khái niệm

Khái niệm QLNN được trình bầy theo Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế (Đại học kinh tế Quốc dân 2005) là: Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân (hoặc viết tắt là quản lý nhà nước về kinh tế) là sự tác động có tổ chức và bằng pháp


quyền nhà nước lên nền KTQD nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra, trong điều kiện hội nhập và giao lưu quốc tế.” Quá trình quản lý luôn là một sự vận động liên tục những công cụ của nhà nước bao gồm: các chính sách pháp luật, các công cụ hành chính, các biện pháp can thiệp và các công cụ cụ thể khác lên đối tượng được quản lý. Quá trình này hướng tới mục tiêu tạo điều kiện và môi trường tốt nhất để đối tượng bị quản lý hoàn thành tốt các mục tiêu đề tổ chức quản lý. Quản lý mang tính đặc thù do mỗi hệ thống đều có tính chất đặc thù riêng, hệ thống có tính chất đóng mở, phân cấp, duy trì tương tác liên quan đến cơ chế vận hành. Mục tiêu - cơ cấu - và cơ chế có mối liên hệ tương hỗ chặt chẽ trong việc điều khiển hệ thống. Sự ăn khớp giữa 3 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành của toàn hệ thống. (Đỗ Hoàng Toàn &Mai Văn Bưu, 2005).“QLNN đối với thị trường vàng là công tác quản lý về phương diện vĩ mô của Nhà nước đối với các công tác quản lý tổ chức nhằm tạo điều kiện phát triển của thị trường vàng.” (Vũ Thuý Nga, 2010).

Kế thừa những khái niệm theo các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất khái niệm phục vụ cho luận án là “Chính sách QLNN đối với thị trường vàng là hệ thống các chủ trương chính sách của Nhà nước định hướng, tổ chức vận hành, giám sát thị trường vàng nhằm phát triển thị trường vàng một cách ổn định bền vững, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế đất nước.”

1.2.1.2. Sự cần thiết của QLNN với thị trường vàng

(i) Về cơ sở lý luận:

- Theo Đỗ Hoàng Toàn & Mai Văn Bưu (2005) thì QLNN là hoạt động tất yếu đối với bất kỳ nền kinh tế tại bất kỳ quốc gia nào. Thị trường vàng là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, tồn tại và hoạt động của thị trường vàng mang tính lịch sử và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế vĩ mô. QLNN với thị trường vàng là tất yếu, Nhà nước quản lý thị trường chủ yếu bằng các công cụ pháp luật.

- Ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của thị trường vàng đối với nền kinh tế. Đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế vĩ mô, suy giảm năng lực điều hành của NHNN trong thực thi CSTT.

- Bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư. Yếu tố tâm lý luôn đóng vai trò là yếu tố tác động quan trọng trong thị trường vàng, khi những thông tin về thị trường vàng không chính xác sẽ tác động lớn đến nhà đầu tư, gây những


cơn sốt vàng do sự khuếch đại của tâm lý đám đông. Do đó NHNN đứng ra quản lý thị trường vàng sẽ đảm bảo tính minh bạch, nâng cao chất lượng thông tin công bố trong các hoạt động kinh tế giúp đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường vàng.

- Tạo dựng sự ổn định thị trường vàng góp phần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô trong bối cảnh nền kinh tế ngày một tự do luân chuyển tài khoản vốn. Thị trường vàng trong nước và quốc tế có sự tự do di chuyển vốn thiếu kiểm soát luôn chứa đựng những rủi ro vĩ mô đối với nền kinh tế. Do vậy NHNN phải kiểm soát thị trường vàng để hạn chế những rủi ro hệ thống ảnh hưởng đến an ninh tài chính.

(ii) Về cơ sở thực tiễn:

Lịch sử cho thấy, QLNN thị trường vàng luôn là một trong những chính sách trọng tâm của các quốc gia. Thời kỳ Bản vị vàng, vàng được coi là nền tảng của tiền bạc, một loại tiền tệ quốc tế có thể được XNK tự do. Đối với giao dịch trong một quốc gia, vàng được coi như một đồng tiền chung. Khi xẩy ra sự mất cân bằng trong hoạt động ngoại thương quốc tế, các quốc gia thâm hụt có thể trả bằng vàng để bù đắp sự chênh lệch. QLNN thị trường vàng được coi là kiểm soát cơ sở tiền tệ của quốc gia, do đó các chính sách QLNN thị trường vàng được đưa vào vị trí trung tâm của NHTW.

Đến năm 1944, do tính không phù hợp của lịch sử nên hệ thống Bản vị vàng bị xoá bỏ thay vào đó là Hệ thống Bretton Woods. Hệ thống này yêu cầu cố định tỷ giá hối đoái theo đồng USD và một mức giá không đổi của vàng. Trong hệ thống tiền tệ Bretton Woods, chức năng của vàng trong lưu thông hoặc vai trò của nó trong dự trữ quốc tế đã giảm, và đồng USD đã trở thành người đóng vai trò chính trong hệ thống. Tuy nhiên, vì vàng là rào cản cuối cùng cung cấp sự ổn định cho hệ thống tiền tệ nên NHTW vẫn chú trọng kiểm soát biến động về giá và xu hướng vận động của dòng vốn bằng vàng. Quản lý và điều tiết thị trường vàng trở thành chinh sách quan trọng của NHTW. Sự biến động của giá vàng là một công cụ hiệu quả để đo lường giá trị nội tại của đồng tiền và phần nào thể hiện được năng lực vận hành của nền kinh tế. Hơn nữa, vàng đóng vai trò là tài sản dự trữ quan trọng. Tính đến năm 2005, các NHTW trên thế giới đã nắm giữ tổng cộng 32.400 tấn vàng được chỉ định là dự trữ ngoại hối. Con số này tương đương 22% tổng sản lượng vàng được sản xuất trong hai nghìn năm trước đó. Vàng tư nhân là khoảng 24.000 tấn. Tổng số lượng tương đương với 37% tổng lượng vàng trên thế giới vào năm 2005. Tại Việt Nam thị trường vàng lịch sử lâu đời, đặc biệt tâm lý của người dân rất ưa thích


vàng nên tác động đến nền kinh tế rất lớn. Do vậy QLNN đối với thị trường vàng Việt Nam luôn mang tính cấp bách.

1.2.1.3. Mục tiêu của chính sách QLNN với thị trường vàng

Theo Đỗ Hoàng Toàn & Mai Văn Bưu (2005) thì chính sách QLNN của thị trường vàng phải đạt được 3 mục tiêu cụ thể như sau:

- Đảm bảo và duy trì được sự ổn định của thị trường vàng, nâng cao tính thích nghi và cạnh tranh của thị trường trước những biến đổi của các nhân tố bên ngoài. Trong đó yếu tố ổn định được nhấn mạnh vì nó là tiền đề cho việc tạo lập được thị trường có tính kỷ luật cao, đảm bảo được hiệu lực chính sách QLNN. Quá đó góp phần củng cố được tính ổn định của hệ thống tài chính.

- Đảm bảo tính đồng bộ trong thực thi chính sách ổn định kinh tế vĩ mô. Mục tiêu này xuất phát từ đặc điểm hàng hoá tiền tệ đặc biệt của vàng: vừa là hàng hoá thông thường, vừa là hàng hoá có tính chất tiền tệ. Chính sách QLNN với thị trường vàng phải được xem xét trong bối cảnh CSTT, CSTG để đảm bảo ổn định các yếu tố kinh tế vĩ mô như: tỷ giá, lạm phát…

- Bảo vệ lợi ích nhà đầu tư, nâng cao tính minh bạch của thị trường. Chính sách QLNN phải đảm bảo cho các thành viên tham gia tránh được các tác động tiêu cực xẩy ra trên thị trường vàng như hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường. Trong đó các các thành viên luôn được đối xử bình đẳng như nhau, nằm trong khuôn khổ pháp luật và vì lợi ích chung.

1.2.1.4. Vai trò của chính sách QLNN đối với thị trường vàng

Vai trò QLNN với thị trường vàng được gắn chặt với mục tiêu đảm bảo hiệu lực các CSTT, qua đó góp phần là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô. Vai trò của chính sách chính sách QLNN với thị trường vàng được thể hiện qua những khía cạnh sau:

Thứ nhất, định hướng thị trường thông qua các công cụ điều tiết đến các hình thức kinh doanh, chủ thể kinh doanh trên thị trường.

Thứ hai, xây dựng hành lang và công cụ pháp lý để các chủ thể quản lý có thể triển khai được chức năng của mình.

Thứ ba, xây dựng cơ chế thanh tra, kiểm soát mang tính chức năng cho các hoạt động của thị trường. Hướng tới xây dựng mô hình quản trị giám sát dựa trên rủi ro.


Thứ tư, tạo dựng khuôn khổ pháp lý thích hợp để phối kết hợp các hoạt động mang tính chất QLNN đối với thị trường vàng.

Thứ năm, xây dựng những công cụ dự báo với những bất ổn của kinh tế vĩ mô. Qua đó cơ quan điều hành xây dựng được các phương án hành động phù hợp.

1.2.1.5. Nội dung của QLNN thị trường vàng

a. Chính sách quản lý thị trường giao dịch

Thị trường vàng có tính chất toàn cầu, hoạt động kinh doanh vàng có tính chất hết sức phức tạp do vàng có vai trò là hàng hóa đặc biệt. Việc xây dựng chính sách liên quan đến quản lý thị trường vàng sẽ giúp hoạt động QLNN đối với thị trường vàng được thực hiện chủ động vè hiệu quả. Chính sách QLNN đối với thị trường vàng là các quy định được xây dựng một cách cụ thể về: Mô hình tổ chức thị trường; Bộ máy quản lý điều hành thị trường; Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thị trường; Thành viên giao dịch thị trường...

b. Chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng miếng

Vàng miếng được giao dịch chủ yếu trên các sàn giao dịch tập trung hoặc thỏa thuận mua bán tại các thị trường phi tập trung. Việc quản lý thường phải dựa vào các chính sách do Chính phủ soạn thảo, việc thực hiện các chính sách đó phải có liên hệ với thị trường tài chính, có khả năng định hướng và điều tiết thị trường khi cần thiết, cụ thể ở đây là sự kết hợp giữa NHTW và Bộ Tài chính. Nội dung chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng miếng sẽ bao gồm: Đối tượng chịu quản lý (các cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh vàng miếng); Tiêu chuẩn định lượng và định tính để tham gia thị trường vàng miếng; phương thức giao dịch; tổ chức hỗ trợ thị trường. Bên cạnh đó, việc giám sát và thực thi các chế tài đối với những vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng miếng của các chủ thể đóng một vai trò quan trọng.

c. Chính sách quản lý hoạt động XNK vàng

Hoạt động XNK được quản lý chủ yếu thông qua việc ban hành các chính sách thuế đối với sản phẩm XNK từ vàng, đồng thời quy định hạn ngạch XNK cụ thể tại từng thời kỳ. Việc áp dụng mức thuế nào, loại thuế nào hay khối lượng vàng được phép XK, NK phụ thuộc vào các chính sách điều hành của Nhà nước trong từng thời kỳ hoặc xu thế biến động của giá vàng trong nước để góp phần định hướng thị trường vàng theo hướng ổn định. Chính sách XNK vàng thường linh hoạt theo từng quốc gia tại từng thời kỳ khác nhau.


d. Chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản

Kinh doanh vàng qua tài khoản giúp nhà đầu tư nâng cao khả năng sinh lời. Tuy nhiên mức độ rủi ro của hoạt động này lại khá cao nên nó thường chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của Nhà nước. NHTW và Chính phủ sẽ là người xây dựng chính sách đối với hoạt động kinh doanh này. Chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản sẽ có các nội dung: Cách thức tổ chức và quy chế hoạt động sàn vàng (bao gồm quy định về hạn mức rút vàng, quy định về thời điểm xử lý tài sản ký quỹ, số lượng tài sản ký quỹ, phương pháp xác định tỷ lệ ký quỹ, quy định ưu tiên khớp lệnh trước với các TCTD...); Điều kiện kinh doanh; Trách nhiệm của các TCTD và DN được cấp phép kinh doanh vàng qua tài khoản; Giám sát và thực thi các chế tài đối với kinh doanh vàng qua tài khoản.

e. Chính sách phát triển hoạt động phái sinh về vàng

Vàng cũng được giao dịch trên thị trường phái sinh với mục đích tạo thêm những công cụ đa dạng hóa đầu tư nhằm hạn chế rủi ro. Nội dung chính sách gồm các quy định về các giao dịch phái sinh vàng: Giao dịch hợp đồng kỳ hạn; Giao dịch hợp đồng quyền chọn; Giao dịch hợp đồng tương lai.

f. Chính sách về thuế liên quan đến kinh doanh vàng

Chính sách thuế của Nhà nước để điều tiết đối với hoạt động kinh doanh vàng bao gồm các chính sách thuế XK, thuế NK, thuế GTGT, thuế TTĐB... Việc áp dụng mức thuế nào, loại thuế nào, thu như thế nào, thu từ ai cho phù hợp phụ thuộc vào các chính sách điều hành thị trường tài chính vĩ mô, chính sách khuyến khích đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước ở từng thời kỳ, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề ở từng quốc gia. Thường thì việc kiểm soát và xác định thuế đối với vàng sẽ do Tổng cục Thuế (đơn vị chuyên ngành trực thuộc Bộ Tài chính) đảm nhiệm. Tổng cục Hải quan (trực thuộc Bộ Tài chính) là cơ quan chịu trách nhiệm thu, nộp thuế ở khâu XNK vàng.

g. Chính sách phân cấp quản lý, thanh tra giám sát và xử lý vi phạm pháp luật

Chính sách phân cấp quản lý giữa các chủ thể quản lý làm rõ trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của các chủ thể để tránh hiện tuợng chồng chéo, khó giám sát. Chính sách phân cấp quản lý thuờng bao gồm các quy định: Quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của Chính phủ; Quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của NHTW; Quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bộ, ngành liên quan. Việc tăng cuờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát là để nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm


pháp luật trong kinh doanh vàng, quy định chế tài xử phạt các hành vi vi phạm như như buôn bán tiêu thụ vàng lậu, nhập lậu vàng, cố tình chi phối giá giao dịch theo ý muốn chủ quan nhằm trục lợi...

Theo Nguyễn Thị Thanh Hiếu (2011) “vai trò QLNN với các thị trường nói chung là một vai trò mang tính lịch sử do vậy không ai có thể bác bỏ được, nhưng cụ thể hoá nội dung QLNN thì lại có nhiều quan điểm góc nhìn khác nhau”. QLNN đối với thị trường vàng không nằm ngoài quỹ đạo lịch sử như vậy. Sự khác biệt về quan điểm là do xuất phát điểm, tư tưởng, điều kiện môi trường lịch sử khác nhau dẫn tới khác biệt về khả năng thực thi hoạt động QLNN thị trường vàng khác nhau. Các quan điểm được chia thành 3 nhóm như sau:

- Nhóm thứ nhất: đề cao quản lý theo chức năng của quản lý, trong đó cơ quan quản lý (NHNN) khi tiến hành QLNN đối với thị trường vàng phải đề ra được mục tiêu quản lý để định hướng, sau đó mới tiến hành xây dựng chiến lược, phương án thực thi, xây dụng cấu trúc bộ máy quản lý, đề ra các công cụ quản lý phù hợp sau đó tiến hành công tác thanh tra giám sát thị trường.

- Nhóm thứ hai: đề cao quản lý theo nghiệp vụ của thị trường, QLNN đối với thị trường vàng phải quản lý các nghiệp vụ của thị trường bao gồm: hoạt động mua bán vàng miếng, hoạt động xuất nhập khẩu vàng, hoạt động cho vay và huy động bằng vàng miếng …

- Nhóm thứ ba: đề cao quản lý theo các yếu tố của thị trường, trong đó QLNN đối với thị trường vàng phải quản lý tổng thể các yếu tố nội tại của thị trường vàng nói riêng và bối cảnh thị trường tài chính nói chung. Giá vàng được gắn trong mối tương quan tổng thể của các biến số kinh tế vĩ mô.

Quan điểm của tác giả thì QLNN đối với thị trường vàng cần được xem xét, đánh giá một cách hệ thống và bao quát trên cả 3 khía cạnh: quản lý theo chức năng, nghiệp vụ và các yếu tố của thị trường vàng.


Hình 1 1 Nội dung QLNN đối với thị trường vàng Nguồn tác giả tổng hợp từ 1


Hình 1.1: Nội dung QLNN đối với thị trường vàng

Nguồn: tác giả tổng hợp từ nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hiếu (2011).

Các khía cạnh cần xem xét của QLNN đối với thị trường vàng:

(i) Theo chức năng quản lý: là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, tác động của thị trường vàng ảnh hưởng sâu rộng đến các lĩnh vực khác nên yêu cầu phải quản lý theo chức năng QLNN, nội dung cơ bản gồm:

- Về xây dựng chiến lược: Cơ quan QLNN (NHNN) xây dựng chiến lược phát triển thị trường vàng theo hướng ổn định và bền vững (Nghị định số 24/2012/NĐ- CP). Tạo được hành lang pháp lý, môi trường điều kiện kinh tế vĩ mô phù hợp để thị trường vàng phát triển đồng bộ với tình hình phát triển kinh tế đất nước.

- Tổ chức bộ máy: Xây dựng hệ thống cơ quan QLNN như NHNN trong đó có các Vụ liên quan như Vụ CSTT (Thông tư 06/2013/TT-NHNN), Vụ Quản lý ngoại hối, Cục Phát hành và Kho quỹ, Vụ pháp chế, Vụ tài chính kế toán, Vụ kiểm toán nội bộ, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng (Quyết định số 1623/QĐ-NHNN).

- Phương án thực thi: NHNN phối hợp hoạt động, cân bằng lợi ích các nhóm

đối tượng tham gia; đảm bảo tình hình chấp hành các quy định.

- Cơ chế giám sát: trên cơ sở bộ khung chính sách, bộ máy hoạt động được tổ chức, NHNN tiến hành hoạt động giám sát bao quát tổng thể thị trường nhằm giúp thị trường vàng hoạt động theo đúng mục tiêu, đúng quy định.

(ii) Theo hoạt động của thị trường vàng: các hoạt động kinh doanh trao đổi vàng miếng, XNK vàng nguyên liệu, cho vay và huy động vàng miếng phải được ban hành những quy định bao gồm những tiêu chuẩn về điều kiện tham gia,

Xem tất cả 197 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí