Với các nền kinh tế đang phát triển và mở cửa, khi lạm phát cộng hưởng thâm hụt thương mại (cán cân vãng lai) dẫn tới REER tăng (điểm E trên hình 1.10). NHTW phải tiến hành những biện pháp đưa trạng thái kinh tế từ E về A theo lộ trình dịch chuyển trung gian về D, E sang D rồi về A. Cụ thể hoá là các biện pháp được kết hợp là: giảm giá nội tệ, giảm nguồn vốn từ nội địa ra nước ngoài, thu hút vốn từ nước ngoài vào nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định CAB. Trong bối cảnh đó hạn chế nguồn vốn chẩy ra nước ngoài từ thị trường vàng là một trong những biện pháp được áp dụng. Các biện pháp áp dụng cho thị trường vàng bao gồm: hạn chế hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản đối với các sàn giao dịch vàng tài khoản, nhằm tránh nguồn vốn thông qua kênh này chẩy ra nước ngoài. Ngoài ra khi giá vàng trong nước chênh lệch hơn so với thế giới thì các tổ chức kinh doanh vàng thu gom ngoại tệ mang sang nước ngoài để nhập vàng bán lấy chênh lệch, một trong những biện pháp được áp dụng là hạn chế liên thông thị trường vàng nội địa và quốc tế. Corden (1993) cho rằng có 2 phương án được chọn để đạt được cân bằng đối nội - đối ngoại là: Tiếp cận danh nghĩa (Nominal anchor): tỷ giá là chiếc “neo” để làm chỉ báo cho lạm phát, do đó có thể cộng hưởng cùng các chính sách khác; Tiếp cận thực tế (Real Target): tỷ giá danh nghĩa để có thể tạo ra các ảnh hưởng đến thực tế thì cần có một thời kỳ để thay đổi, thời kỳ này thường mang tính dài hạn. Để thực hiện được mục tiêu giữ được chiếc neo này thì NHTW phải kết hợp các các công cụ khác nhau, bao gồm cả các công cụ hành chính áp đặt.
1.2.3.2. Tác động của CSTG tới chính sách QLNN thị trường vàng
- Lựa chọn mục tiêu CSTG tác động đến chính sách QLNN thị trường vàng
Mục tiêu của CSTG là nền tảng để định hướng xây dựng cho những thành tố khác của CSTG. Trong trường hợp CSTG được tiếp cận theo mục tiêu danh nghĩa, tức các hoạt động điều tiết được định hướng theo “neo” tỷ giá. Việc duy trì ổn định mức neo tạo một tâm lý rất tốt cho các thành viên tham gia thị trường vàng. Nhà đầu tư tin tưởng chính sách điều hành vĩ mô của Chính phủ, NHTW do đó nâng cao tính hiệu lực chính sách. Nhà đầu tư có niềm tin vào CSTG từ đó tin tưởng vào giá trị đồng nội tệ, khi xẩy ra biến cố vĩ mô sẽ không còn tình trạng ồ ạt đi mua vàng, làm tăng cầu về vàng dẫn tới giá vàng nội địa cao hơn giá vàng thế giới, qua đó thu gom ngoại tệ từ thị trường không chính thức mua vàng nước ngoài về bán làm áp lực lên tỷ giá. Do đó để tăng tính hiệu lực của chính sách QLNN đối với thị trường vàng thì yêu cầu CSTG phải minh bạch và ổn định. Khi CSTG tiếp cận theo mục tiêu thực, NHTW phải đối mặt với nguy cơ của cộng hưởng lạm phát và thâm hụt BOP thì cần bổ sung nguồn vốn bên ngoài và hạn chế dòng vốn ra. Theo Jonathan
D. Ostry (2011) thì NHTW có thể lựa chọn giải pháp can thiệp là kiểm soát dòng vốn bằng cách hạn chế sự liên thông giữa thị trường vàng nội địa và quốc tế, xoá bỏ sàn giao dịch vàng là một giải pháp hợp lý nhằm không để luồng vốn chẩy ra khỏi quốc gia qua kênh vàng.
- Công cụ của CSTG tác động đến chính sách QLNN thị trường vàng
Theo Mishkin (2001): “Công cụ của CSTG bao gồm: lãi suất chiết khấu, nghiệp vụ thị trường hối đoái, quỹ bình ổn hối đoái.” Trong đó công cụ nghiệp vụ thị trường hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách QLNN đối với thị trường vàng do vàng là 1 tài sản tài chính. Đồng thời hoạt động liên thông vàng trong nước và quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến biến động cung cầu USD.
1.2.4. Mối quan hệ giữa CSLS và chính sách QLNN với thị trường vàng
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Chuẩn Đo Lường Và Cách Tính Giá Vàng Quy Đổi
- Mục Tiêu Của Chính Sách Qlnn Với Thị Trường Vàng
- Năm Trụ Cột Của Qlnn Đối Với Thị Trường Vàng
- Kinh Nghiệm Quốc Tế Qlnn Đối Với Thị Trường Vàng Và Bài Học Kinh Cho Việt Nam
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Đề Tài
- Mối Quan Hệ Hữu Cơ Giữa Cstt Và Chính Sách Qlnn Thị Trường Vàng
Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.
1.2.4.1. Lý thuyết chung về CSLS
Theo Nguyễn Thanh Tuyền và Nguyễn Lê Anh, 2015, “chính sách được hiện thực hóa bằng việc sử dụng các công cụ điều hành (cơ chế quản lý)”, theo đó, có thể hiểu rằng chính sách lãi suất (CSLS) được thực thi thông qua cơ chế điều hành lãi suất. Xu thế chung là các NHTW đang chuyển dần việc điều hành CSTT từ chỉ tiêu khối lượng tiền trong lưu thông sang chỉ tiêu lãi suất, khi mà mối quan hệ giữa khối lượng tiền với lạm phát ngày càng trở nên ít gắn bó và khối lượng tiền trong lưu thông khó kiểm soát do sự ra đời của các phát minh tài chính mà kết quả là các sản phẩm tài chính phái sinh ảnh hưởng đến việc tính toán tổng lượng tiền trong lưu thông hay tổng phương tiện thanh toán. Do đó, chính sách lãi suất ngày càng gắn chặt với CSTT.
1.2.4.2. Cơ chế truyền dẫn của kênh lãi suất đến CSTT
CSTT có tác động rất lớn đến tổng cầu trong nền kinh tế. Về lâu dài, bản chất của CSTT là quyết định giá trị của tiền tệ - sự dịch chuyển mức giá cả chung chỉ ra sức mua của đồng tiền nội tệ đã thay đổi như thế nào. Theo đó, lạm phát biểu hiện là hiện tượng của tiền tệ, CSTT được nhìn nhận như chính sách bình ổn kinh tế vĩ mô. Đây là công cụ linh hoạt nhằm đạt được các mục tiêu bền vững kinh tế trung hạn, vì CSTT có thể được điều chỉnh nhanh chóng đáp lại sự phát triển kinh tế vĩ mô. Do vậy, CSTT là nhân tố quyết định nhất đến lạm phát để về lâu dài tỉ lệ lạm phát được xác định như biến số kinh tế vĩ mô duy nhất mà CSTT có thể ảnh hưởng đến.
Hình 1.6: Chuỗi tác động CSTT thông qua kênh lãi suất
Nguồn: Đỗ Thị Bích Hồng (2014)
1.2.4.3. Tác động của CSLS tới chính sách QLNN thị trường vàng
Trong điều kiện thị trường vàng và ngoại hối liên thông giữa nội địa và quốc tế thì hiệu lực tác động của CSLS sẽ chịu tác động vào 2 yếu tố cơ bản là: cơ chế tỷ giá và khả năng thay thế tài sản tài chính trong nước và nước ngoài. Cơ chế tỷ giá thả nổi trong điều kiện dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn từ nước ngoài sẽ cho phép tỷ giá phản ứng ngay lập tức trước những thay đổi về lãi suất và từ đó ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu ròng. Với cơ chế tỷ giá cố định, thì CSLS sẽ có hiệu lực nếu khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ nước ngoài bị hạn chế (mức độ thay thế tài sản tài chính trong nước và nước ngoài là không hoàn hảo). Cụ thể là CSLS sẽ có hiệu lực nếu hạn chế sự liên thông giữa thị trường vàng nội địa và quốc tế. Tại cơ chế tỷ giá có điều tiết, khi tỷ giá biến động ngoài biên độ quy định thì trên thị trường ngoại hối NHTW cần có những động thái điều tiết nhằm đưa tỷ giá vào biên độ thay đổi cho phép. Sự điều tiết chính thức của NHTW trên thị trường ngoại hối dù là can thiệp vô hiệu (sterilized intervention) hay can thiệp không vô hiệu (non-sterilized intervention) diễn ra khi NHTW mua hay bán ngoại tệ, đối ứng bằng nội tệ nhằm ảnh hưởng đến tỷ giá hay giá trị của nội tệ đều có ảnh hưởng đến tính độc lập trong điều hành CSTT, và do đó tác động tới hiệu lực tác động của kênh lãi suất.
Hình 1.7: Tác động của CSTT trong chế độ tỷ giá cố định
Nguồn: Mundell, (1963).
Khi NHTW mở rộng CSTT, đường LM di chuyển sang phải tới LM1, lãi suất từ i* giảm xuống i1 và tổng sản lượng tăng lên tới Y1. Những thay đổi này làm xấu đi tình trạng của cả CAB và KAB. Kết quả là BOP rơi vào tình trạng bội chi. Trong điều kiện tỷ giá cố định, bội chi này được bù đắp một phần dự trữ ngoại hối (dự trữ ngoại hối giảm 1 mức ∆FRES), đồng nghĩa với sự giảm đi của lượng tiền cung ứng, do sự suy giảm của MB – lượng tiền cơ sở. Đường LM1, vì thế di chuyển dần về vị trí ban đầu và khôi phục điểm cân bằng E. Hiệu lực thực sự của CSTT và kênh lãi suất còn tuỳ thuộc vào mức độ di chuyển vốn giữa các quốc gia và khả năng chi phối thị trường của quốc gia đó. Luồng vốn ngoại chảy vào nhiều cũng là một nhân tố chi phối đến tính hiệu lực kênh lãi suất trong điều hành CSTT, đặc biệt tại các quốc gia có tình trạng vàng hóa cao. Khi lượng vốn chảy vào quá nhiều, tính chủ động của NHTW trong điều hành CSTT sẽ bị hạn chế, từ đó hạn chế hiệu quả tác động của chính sách này tới các mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế. Do vậy trong nhiều tình huống đối với một nước có tình trạng vàng hóa cao, để đảm bảo tính hiệu lực kênh lãi suất trong điều hành CSTT thì các nhà hoạch định chính sách là NHTW sẽ tiến hành hạn chế liên dòng vốn thông thị trường vàng nội địa và quốc tế. Đồng thời khi 2 thị trường vàng liên thông, vốn được tự do lưu chuyển thì CSTT không thể độc lập khi chế độ tỷ giá là cố định (lý thuyết bộ ba bất khả thi), do đó hiệu lực truyền tải kênh lãi suất chịu ảnh hưởng lớn bởi mức độ linh hoạt của tỷ giá và sự chu chuyển của các dòng vốn. Ngoài ra, tỷ giá linh hoạt còn chỉ rõ cho thành viên tham gia thị trường các rủi ro tỷ giá hối đoái hai chiều (two-way exchange-rate risks), khuyến khích phát triển các hợp đồng bảo hiểm ngăn ngừa rủi ro, từ đó hạn chế vàng hóa (Freedman và Otker-Robe, 2010).
1.2.5. Tiêu chí đánh giá chính sách QLNN thị trường vàng
Để đánh giá một chính sách quản lý nhà nước cần có những tiêu chí để làm căn cứ, qua đó mới có cơ sở để nhìn nhận một cách khoa học. Các tiêu chí chung để đánh giá thị trường vàng bao gồm:
Một là, thống nhất với định hướng, chiến lược phát triển kinh tế. Thị trường vàng là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, do vậy các chính sách QLNN đối với thị trường không thế tách rời với tổng thể bức tranh chung.
Hai là, phát triển bền vững thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Sự bất ổn của thị trường vàng có ảnh hưởng lan toả và sâu rộng tới toàn nền kinh tế, an ninh tiền tệ quốc gia. Chính sách QLNN thị trường vàng giải quyết gốc rễ của các vấn đề gây bất ổn sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác QLNN qua đó tác động tích cực đến thị trường.
Ba là, phù hợp thực tiễn và thông lệ quốc tế. Chính sách QLNN đối với thị trường vàng phải hướng tới những tồn tại mà thực tiễn nội tại thị trường mang lại, đồng thời cách thức nhìn nhận và can thiệp cũng được xem xét trong bối cảnh chung của tình hình thực tiễn. Thị trường vàng là thị trường lâu đời và có tính quốc tế rất cao nên các chính sách QLNN đối với thị trường vàng phải tôn trọng các quy định theo thông lệ quốc tế.
Bốn là, đảm bảo tính nhất quán và toàn điện. Hệ thống chính sách quản lý được phủ rộng khắp bới nhiều quy định khác nhau, mỗi quy định lại bao phủ một khía cạnh của quản lý, chuyên ngành khác nhau do đó chính sách QLNN đối với thị trường vàng phải thống nhất, hạn chế hiện tượng chồng chéo gây khó khăn cho hoạt động điều hành và giám sát.
Năm là, tính ổn định và minh bạch. Tính ổn định của chính sách giúp thị trường vận hành được toàn diện, đảm bảo lợi ích của các chủ thể tham gia. Nếu chính sách không ổn định sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc thị trường và tâm lý nhà đầu tư. Tiêu chí minh bạch giúp cho chính sách được lan toả sâu rộng cho nhiều đối tượng, góp phần nâng cao hiệu quả chính sách.
Sáu là, có khả thi và hiệu quả. Có khả thi tức chính sách có thể thực hiện được, chính sách QLNN thị trường vàng đưa ra cần có đươc sự ủng hộ của không chỉ của các nhà đầu tư, các chủ thể tham gia mà còn cho toàn thể người dân.
Để đánh giá được hoạt động quản lý của các thị trường tài chính với các sản phẩm là tài sản tài chính, IOSCO (2013b) đã xây dựng những tiêu chí mang tính
chuẩn mực để vận dụng cho các thị trường tài chính không tương đồng trên toàn cầu, trên cơ sở nắm bắt tinh thần cốt lõi bộ tiêu chí của IOSCO (2013b), áp dụng vào thực tiễn Việt Nam, tác giả xác định những hệ thống tiêu chí cần thiết đối với hoạt động QLNN đối với thị trường vàng như sau:
1.2.5.1. Tiêu chí đánh giá mục tiêu QLNN thị trường vàng
Mục tiêu QLNN đối với thị trường vàng là cơ sở cho việc xây dựng các chính sách QLNN. Các mục tiêu QLNN đối với thị trường vàng thường được quy định cụ thể bằng các văn bản pháp luật. Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định mục tiêu QLNN thị trường vàng là “phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật”. Khi đó các chính sách QLNN đối với thị trường vàng sẽ được xây dựng bám sát với mục tiêu đã đề ra. Các tiêu chí đánh giá công tác QLNN đối với thị trường vàng bao gồm:
1.2.5.2. Tiêu chí đánh giá tổ chức bộ máy QLNN với thị trường vàng
Hoạt động của cơ quan QLNN với thị trường vàng phụ thuộc vào việc quy định, phân chia chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý. Các tiêu chí đánh giá bộ máy QLNN thị trường vàng bao gồm:
- Xác định rõ chức năng và nhiệm vụ của bộ máy QLNN. Trong đó việc quy
định thông qua các văn bản pháp luật là cần thiết.
- Đảm bảo tính độc lập trong hoạt động QLNN, đồng thời bộ máy QLNN phải chịu trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tính độc lập bao gồm độc lập về chính trị và tài chính. Qua đó bộ máy QLNN không bị chi phối bởi bất kỳ quyền lợi nào của các đơn vị khác.
- Xây dựng được quy trình QLNN thống nhất, hiệu quả.
- Đảm bảo đủ thẩm quyền, các nguồn lực cần thiết cho bộ máy QLNN thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo mục tiêu đề ra.
1.2.5.3. Tiêu chí đánh giá phương thức QLNN thị trường vàng
Đánh giá phương thức QLNN về bản chất là đánh giá các công cụ mà cơ quan QLNN sử dụng nhằm tiến hành quản lý điều hành thị trường vàng theo các mục tiêu đã đề ra. Các công cụ bao gồm: quyền cấp phép, quyền kiểm tra giám sát, quyền thực thi pháp luật.
- Quyền cấp phép: bộ máy QLNN quy định các tiêu chuẩn áp dụng cho từng nhóm đối tượng thành viên tham gia vào thị trường vàng. Các tiêu chuẩn này được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Cơ quan QLNN có quyền điều chỉnh các tiêu chuẩn để phù hợp với những chính sách QLNN tại các thời kỳ khác nhau.
- Quyền kiểm tra, giám sát: đây là yêu cầu bắt buộc đối với bộ máy QLNN nhằm ngăn chặn những rủi ro, gian lận trong thị trường vàng.
- Quyền thực thi pháp luật: các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường vàng sẽ bị xử lý theo hướng xử phạt hành chính, dân sự và hình sự.
1.2.5.4. Tiêu chí đánh giá nội dung QLNN thị trường vàng
Các tiêu chí đánh giá nội dung QLNN thị trường vàng bao gồm 2 khía cạnh: theo yếu tố của thị trường vàng và theo hoạt động của thị trường vàng.
(i) Các hoạt động trên thị trường vàng.
- Hoạt động mua bán vàng miếng: Do vàng miếng là một tài sản tài chính nên Các tiêu chí tập trung vào điều kiện để các chủ thể tham gia thị trường (tách biệt giữa NHTM với doanh nghiệp kinh doanh vàng thông thường) và trách nhiệm của các đối tượng tham gia thị trường. Các điều kiện gia nhập thị trường bao gồm: loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ, kinh nghiệm hoạt động, quy mô mạng lưới và chấp hành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Trách nhiệm của đối tượng tham gia thị trường bao gồm: thực hiện mua bán đúng các sản phẩm quy định; chế độ kế toán tuân thủ theo pháp luật, công bố thông tin; thực hiện các nghĩa vụ về biện pháp an toàn trong kinh doanh.
- Hoạt động XNK vàng nguyên liệu: do vàng miếng thuộc dự trữ ngoại hối quốc gia nên hoạt động XNK ảnh hưởng rất lớn đến CSTT. Các tiêu chí xuất nhập khẩu vàng nhiên liệu bao gồm: Điều kiện và đối tượng để nhập khẩu vàng nhiên liệu, Khối lượng vàng nhập khẩu về, tác động của biến động cung cầu vàng đến giá vàng.
- Hoạt động huy động, cho vay vàng miếng tại NHTM: đây là những hoạt động có tác động trực tiếp đến ổn định của hệ thống ngân hàng và việc thực thi CSTT nên tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay và huy động vàng miếng cần tập trung vào: công bố thông tin trạng thái vàng; lợi nhuận thu được từ hoạt động từ hoạt động này so với tổng lợi nhuận của các NHTM, quản trị rủi ro hoạt động của NHTM, ổn định hệ thống ngân hàng.
(ii) Yếu tố của thị trường vàng.
- Cung và cầu vàng: tiêu chí là cung và cầu phải cân đối để đảm bảo giá vàng nội địa ổn định, tiêu chí về tính liên thông thị trường, tiêu chí giám sát các hoạt động của thị trường đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư.
- Giá vàng: tiêu chí về chênh lệch giá vàng nội địa và quốc tế, tính ổn định của giá vàng trước những tác động của kinh tế vĩ mô.
1.2.5.5. Tiêu chí điều hành và giám sát thị trường vàng
Do có đặc thù gắn với thực thi CSTT nên công tác điều hành và giám sát thị trường vàng luôn mang tính quan trọng cần thiết. Điều này đòi hỏi NHNN phải có đủ năng lực thẩm quyền điều hành và giám sát thị trường vàng để công tác QLNN được thực hiện hiệu quả.
- Quyền giám sát, thanh kiểm tra: tiêu chí quan trọng là cơ quan QLNN phải có đủ thẩm quyền để thực hiện các quyền trên. Thẩm quyền thể hiện ở việc quy định điều kiện và cấp giấy phép hoạt động; quy định chế độ báo cáo hoạt động của chủ thể tham gia; có đầy đủ căn cứ pháp lý công cụ để thanh tra giám sát thị trường vàng.
- Quyền xử lý vi phạm: tiêu chí về xử lý các hành vi không chấp hành đúng quy định pháp luật diễn ra trên thị trường vàng.
1.2.6. Nhân tố ảnh hưởng đến QLNN thị trường vàng
1.2.6.1. Nhân tố chủ quan
- Tính đặc thù của thị trường vàng: người dân có tâm lý đặc biệt “ưa thích” vàng nên nhu cầu vàng trong nước luôn cao. Nền công nghiệp khai thác vàng có quy mô nhỏ không đáp ứng được nhu cầu vàng nội địa nên nhu cầu vàng trong nước được tài trợ bởi vàng nhập khẩu, đồng thời lượng vàng trong dân chúng rất lớn. Đây là những yếu tố tác động đến mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường vàng.
- Trình độ QLNN thị trường vàng: nhận thức và năng lực điều hành là 2 yếu tố chi phối đến hiệu quả công tác QLNN.
- Yếu tố tâm lý của người dân trước biến động của giá vàng cũng tác động lớn đến phương thức QLNN thị trường vàng.