Quản lý nhà nước đối tượng vàng tại Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thống kê trạng thái vàng của một số NHTM tại thời điểm 31/12/2012 71

Bảng 2.2: Danh sách các thương hiệu vàng miếng bị xóa bỏ sau NĐ 24 82

Bảng 3.1: Cấu trúc mô hình VAR phân tích 99

Bảng 3.2: Tổng hợp biến, thang đo và nguồn số liệu cho các biến trong mô hình nghiên cứu 100

Bảng 3.3: Kiểm định lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình VAR giai đoạn 1 105

Bảng 3.4: Kiểm định lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình VAR giai đoạn 2 106

Bảng 3.5: Kiểm định Portmanteau cho mô hình VAR giai đoạn 2 107

Bảng 3.6: Kiểm định LM Test cho mô hình VAR giai đoạn 1 107

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Bảng 3.7: Kiểm định LM Test cho mô hình VAR giai đoạn 2 107

Bảng 3.8: Kiểm định ổn định mô hình VAR giai đoạn 1 108

Quản lý nhà nước đối tượng vàng tại Việt Nam - 2

Bảng 3.9: Kiểm định ổn định mô hình VAR giai đoạn 2 108

Bảng 3.10: Phân rã phương sai VNGOLD giai đoạn 1 113

Bảng 3.11: Phân rã phương sai VNGOLD giai đoạn 2 114


DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1.1: Nội dung QLNN đối với thị trường vàng 21

Hình 1.2: Năm trụ cột của QLNN đối với thị trường vàng 23

Hình 1.3: Mô hình Mundell Fleming: tác động của cú sốc đến nền kinh tế 27

Hình 1.4: “Mô hình kim cương” hay “lựa chọn trung dung” 28

Hình 1.5: Lược đồ Swan (Australian model) 29

Hình 1.6: Chuỗi tác động CSTT thông qua kênh lãi suất 32

Hình 1.7: Tác động của CSTT trong chế độ tỷ giá cố định 33

Hình 1.8: Mô tả hoạt động của SGE 39

Hình 1.9: Mô tả cách thức hoạt động của SGE và SGEI 40

Hình 1.10: Các đơn vị quản lý và lĩnh vực quản lý thị trường vàng ở Ấn Độ 43

Hình 2.1: Mối quan hệ hữu cơ giữa CSTT và chính sách QLNN thị trường vàng 58

Hình 2.2: Chỉ số lạm phát và tốc độ tăng trưởng 2001-2005 59

Hình 2.3: Chỉ số lạm phát và tốc độ tăng trưởng 2006-2012 60

Hình 2.4: Biến động giá vàng nội địa và thế giới, 2006-nay 66

Hình 2.5: Chỉ số giá vàng và USD từ 2006 đến 2016 67

Hình 2.6: Tác động giữa chênh lệch giá vàng và tâm lý nhà đầu tư 68

Hình 2.7: Mối quan hệ các chỉ số kinh tế khi có sự liên thông thị trường 69

Hình 2.8: Chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế quy đổi từ 2006-2009 70

Hình 2.9: Tình hình xuất khẩu ròng đá quý, kim loại quý 70

Hình 2.10: Chênh lệch biến động giá vàng nội địa và quốc tế 73

Hình 2.11: Biến động giá vàng nội địa, quốc tế và chỉ số USD trước NĐ 24 73

Hình 2.12: Biến động giá vàng nội địa, quốc tế và chỉ số USD sau NĐ 24 74

Hình 2.13: Giá vàng trong nước tại thời điểm ban hành TT 11/2011/TT-NHNN 77

Hình 2.14: Tình hình biến động giá vàng trong nước quanh thời điểm 25/11/2012 78

Hình 2.15: Giá vàng trong nước trước và sau ban hành NĐ 24 79

Hình 2.16: Cơ chế giá vàng trước Nghị định 24 87

Hình 2.17: Cơ chế giá vàng sau NĐ 24 87

Hình 2.18: Tình hình nhập khẩu vàng 90

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án 104

Hình 3.2: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD và INTERGOLD

đến VCBXRATE trong giai đoạn 1 108

Hình 3.3: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD và INTERGOLD

đến VCBXRATE trong giai đoạn 2 109


Hình 3.4: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VCBXRATE tới VNGOLD trong giai đoạn 2 110

Hình 3.5: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD tới VNCPI 110

Hình 3.6: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNCPI tới VNGOLD 110

Hình 3.7: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD tới INTEREST ..111 Hình 3.8: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của INTEREST tới VNGOLD...111 Hình 3.9: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD tới FRES 111

Hình 3.10: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của FRES tới VNGOLD 112

Hình 3.11: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD bởi cú sốc VNGOLD 112

Hình 3.12: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD bởi cú sốc INTERGOLD 113

Hình 4.1: Các thành viên đề xuất của Hội đồng vàng Việt Nam (GBV) 124

Hình 4.2: Quy trình quản lý chất lượng vàng miếng đề xuất ở Việt Nam 126

Hình 4.2: Hoạt động can thiệp của NHTW trong việc bảo vệ ổn định tỷ giá (GBV) .131 Hình 4.3: Tác động của Dòng vốn ngoại tới công tác điều hành CSTT của NHNN ..133 Hình 4.4: Đề án huy động vàng đề xuất tại Việt Nam 138

Hình 4.5: Sơ đồ nghiệp vụ hoán đổi kỳ hạn 139

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bên cạnh việc vàng là một kim loại quý, vì giá trị nội tại độc đáo và sự ổn định, nên còn là loại hàng hóa tiền tệ đặc biệt, đóng một vai trò quan trọng trong thị trường tài chính và hàng hóa thể hiện qua 3 chức năng: phương tiện trao đổi, tiêu chuẩn đo lường giá trị và phương tiện lưu giữ của cải. Thị trường vàng là một phần quan trọng không thể tách rời của thị trường tài chính; các sản phẩm từ vàng thường được sử dụng như một vùng đệm an toàn để phòng ngừa rủi ro tài chính.

Trong lịch sử vàng luôn là tâm điểm nhận được sự quan tâm của chính phủ, các tổ chức tài chính bao gồm các NHTW, NHTM, quỹ đầu tư, người dân … Vị thế của vàng trong nền kinh tế được khẳng định qua những chức năng đăc biệt của vàng đó là: tài sản quan trọng trong danh mục dự trữ của các NHTW, theo ước tính thì các NHTW và các TCTD nắm giữ xấp xỉ 1/4 tổng khối lượng vàng trên mặt đất. Ngoài ra vàng còn là phương tiện thanh toán cho nhiều giao dịch giá trị lớn, thậm chí vàng còn được coi như một phương thức tiết kiệm chống lại tình trạng giảm giá trị nội tệ. Đây là tài sản giúp đa dạng hóa danh mục một cách hữu hiệu do vàng có mối tương quan nghịch với những tài sản rủi ro cao như các cổ phiếu, giấy tờ có giá. Đồng thời thị trường vàng tạo ra một cơ chế phân phối chức năng hiệu quả hơn bất kỳ công cụ chính sách nào. Vàng là một kênh đầu tư thứ tư các nhà đầu tư bên cạnh các kênh truyền thống khác như ngoại tệ, bất động sản, chứng khoán… đồng thời vàng thường biết đến như một phương tiện chống lại lạm phát và suy giảm và là “tấm nệm an toàn” cho đầu tư.

Ở Việt Nam hiện nay, việc quản lý vận hành, điều tiết thị trường vàng đang là một bài toán phức tạp cho NHNN và Chính phủ. Đặc biệt từ năm 2009 trở lại đây, dưới tác động của môi trường kinh tế vĩ mô, an ninh chính trị thế giới thường xuyên bất ổn nên đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của thị trường vàng. Trong bối cảnh đó, NHNN đã chủ trương đưa ra nhiều chính sách nhằm quản lý hoạt động kinh doanh vàng miếng. Chính sách đã mang lại những hiệu quả và đóng góp nhất định: Góp phần bổ sung đáng kể trữ ngoại tệ, giúp ổn định tỷ giá, tạo điều kiện cho NHNN tăng cường quản lý thị trường ngoại hối, tăng tính ổn định cho thị trường vàng, thì vẫn còn hạn chế của chính sách quản lý thị trường vàng mà NHNN đã thực hiện: các quy định chưa bao trùm hết như quy định về tổ chức, cơ chế hoạt động, vấn đề nhập lậu vàng, huy động được vàng trong dân … Vậy làm thế nào để quản lý được thị trường vàng tại Việt Nam? Đây là một bài toán hóc búa, bởi nó bao hàm các vấn


đề “kinh tế - xã hội” rất rộng, gắn chặt với các chính sách quan trọng. Hiện tại mặc dù có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước tập trung vào vàng, thị trường vàng, nhưng lại không nhiều nghiên cứu về chính sách QLNN với thị trường vàng. Việc nghiên cứu chính sách QLNN đối với thị trường vàng Việt Nam với tư cách vàng là một tài sản tài chính là vô cùng cần thiết. Đây là một khoảng trống nghiên cứu mà tác giả muốn bổ sung với 3 trọng tâm: (i) trình bầy tổng hợp những lý luận về QLNN đối thị trường vàng tại Việt Nam một cách có hệ thống; (ii) đánh giá thực trạng chính sách QLNN với thị trường vàng Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016; (iii) đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN với thị trường vàng Việt Nam.

Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Quản lý nhà nước đối thị trường vàng tại Việt Nam” được lụa chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận án.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích thực trạng công tác QLNN đối với thị trường vàng ở Việt Nam và tác động của công tác này với CSTT trong giai đoạn 2006 – 2016, qua đó đề các giải pháp, kiến nghị nhằm xuất nâng cao hiệu quả QLNN đối với thị trường vàng tại Việt Nam.

- Câu hỏi nghiên cứu

(1) Mối quan hệ giữa thực thi CSTT và công tác QLNN đối với thị trường vàng là gì?

(2) Thực trạng thực thi chính sách QLNN đối với thị trường vàng tại Việt Nam?

(3) Các giải pháp nào cần được thực hiện để hoàn thiện công tác QLNN thị trường vàng ở Việt Nam hiện nay?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: QLNN đối với thị trường vàng

Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: nghiên cứu thị trường vàng với tư cách vàng là một tài sản tài chính Về không gian: nghiên cứu tại NHNN Việt Nam, thời gian từ 2006-2016

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận án kết hợp hai phương pháp nghiên cứu là: định tính và định lượng

(1) Nghiên cứu định tính sử dụng trong tổng quan nghiên cứu, nghiên cứu nội


hàm QLNN đối với thị trường vàng, nghiên cứu bài học kinh nghiệm các nước áp dụng vào Việt Nam, nghiên cứu về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm tiếp theo và yêu cầu hoàn thiện chính sách QLNN đối với thị trường vàng. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ: Ngân hàng nhà nước, Tổng cục thống kê, IMF…

(2) Nghiên cứu định lượng dùng trong thu thập, thống kê mô tả số liệu, kiểm định mô hình, ước lượng biến số tác động QLNN đối với thị trường vàng Việt Nam theo phương pháp VAR (Vector Auto-regressive) trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp từ NHNN, Tổng cục thống kê, IMF… Mô hình VAR được sử dụng trong luận án này sẽ được đề cập đầy đủ trong Chương 3.

5. Đóng góp và kết quả mong đợi của luận án

- Những đóng góp về lý luận

Luận án sẽ tổng hợp và trình bầy lại một cách có hệ thống các lý luận về vàng, thị trường vàng và chính sách QLNN đối với thị trường vàng, mức độ hoàn thiện của chính sách. Đồng thời nghiên cứu về mối quan hệ giữa thực thi CSTT với công tác QLNN với hoạt động kinh doanh vàng. Từ đó rút ra kết luận và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đối với thị trường vàng Việt Nam.

Xây dựng mô hình phù hợp để có thể đánh giá được hiệu quả chính sách QLNN

đối với thị trường vàng Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016.

Những đóng góp về thực tiễn

Luận án áp dụng mô hình VAR cho 2 giai đoạn từ 01/2006 đến 04/2012 và 05/2012 đến 12/2016 (thời gian nghị định 24/2012/NĐ-CP ra đời, đánh dấu những thay đổi cơ bản về cấu trúc thị trường vàng) để đánh giá hiệu quả chính sách QLNN đối với thị trường vàng Việt Nam trước những cú sốc từ bên ngoài. Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu trên: Công tác QLNN đối với thị trường vàng sẽ phản ứng như thế nào trước sự thay đổi của tỷ giá, lãi suất, lạm phát, dự trữ ngoại hối.

- Ảnh hưởng của thay đổi điều hành CSTT: tỷ giá, lãi suất, lạm phát và dự trữ ngoại hối đến giá vàng.

- Phản ứng của các biến số kinh tế vĩ mô trước sự biến động của giá vàng trong nước và giá vàng thế giới.


Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho giá vàng ảnh hưởng bởi các biến số vĩ mô là tỷ giá, lãi suất, lạm phát và dự trữ ngoại hối của NHNN. Đồng thời kết quả nghiên cứu là căn cứ giúp cho các cơ quan quản lý trong quá trình ra quyết định, lựu chọn các công cụ chính sách phù hợp nhằm ứng phó với cú sốc bên ngoài nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển thị trường vàng ổn định, bền vũng; ổn định nền kinh tế vĩ mô. Trong đó để chính sách QLNN đối với thị trường vàng VN có hiệu quả thì cần đảm bảo môi trường vĩ mô ổn định, giá trị đồng nội tệ được đảm bảo. Qua đó, đề xuất những giải pháp, kiến nghị đối với chính sách QLNN đối với thị trường vàng VN trong thời gian 2016-2025 và định hướng đến 2030.

6. Kết cấu luận án

Luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về Quản lý nhà nước đối với thị trường vàng trong nền kinh tế thị trường

Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước đối với thị trường vàng tại Việt Nam

Chương 3: Mô hình đánh giá tác động chính sách Quản lý nhà nước đối với thị trường vàng với các biến kinh tế vĩ mô

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện chính sách Quản lý nhà nước đối với thị trường vàng tại Việt Nam


CHƯƠNG 1

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


1.1. Tổng quan về thị trường vàng

1.1.1. Lý luận về vàng

1.1.1.1. Vai trò tiền tệ của vàng

Trong 5.000 năm lịch sử loài người thì vàng luôn thể hiện đầy đủ tính chất là phương tiện lưu thông tiền tệ trên 3 chức năng cơ bản sau:

Thứ nhất, thước đo giá trị hoàn hảo. Govett & Govett (1982) cho rằng các NHTW có thể tự chủ động phát hành tiền nhưng điều này không thể với vàng do số lượng vàng trên hành tinh là hạn chế, do đó giá trị của vàng luôn được đảm bảo khi các đồng tiền của quốc gia mất giá. Thứ hai, phương tiện thanh toán. Vàng thể hiện chức năng này với tất cả giao dịch lớn hay nhỏ, đặc biệt là những giao dịch lớn khi mà đồng tiền pháp định có giá trị thấp và không được người dân tin dùng (Chang, Chang, & Huang, 2013; Sjaastad, 2008). Thứ ba, phương tiện cất giữ giá trị. Theo Harmston Stephen (1998), bất chấp sự biến động liên tục của giá vàng nhưng vàng vẫn duy trì giá trị về sức mua thực trong thời gian dài ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản. Về mặt lịch sử, vàng đã chứng tỏ là kho lưu trữ tài sản có hiệu quả, đồng thời cũng là một thiên đường cất giữ an toàn trong thời gian bất ổn kinh tế và xã hội.

1.1.1.2. Phân loại vàng như tài sản tài chính của IMF

Theo Hệ thống tài khoản kế toán của IMF (EC, IMF, OECD 2008) thì các phân loại tài sản tài chính như sau: “Tài sản tài chính là tài sản kinh tế đồng thời cũng là công cụ tài chính. Hầu hết các tài sản tài chính là các khoản nợ tài chính phát sinh từ các mối quan hệ hợp đồng được ghi nhận khi một đơn vị tổ chức cung cấp vốn cho người khác.” (EC, IMF, OECD 2008). Xét trên khía cạnh là tài sản tài chính thì vàng bao gồm: vàng tiền tệ (monetary gold) và SDR. Trong đó: “Vàng tiền tệ là vàng mà các cơ quan tiền tệ (hoặc những người khác chịu sự kiểm soát hiệu lực của các cơ quan tiền tệ) có tiêu đề và được giữ như là một tài sản dự trữ. Vàng tiền tệ được nắm bởi các cơ quan tiền tệ bao gồm trong tài sản dự trữ.” Các giao dịch bằng vàng tiền tệ bao gồm việc mua bán vàng giữa các cơ quan tiền tệ. Mua (bán) vàng tiền tệ được ghi nhận trong tài khoản tài chính của cơ quan tiền tệ trong nước khi tăng (giảm) tài sản, và các khoản tương ứng được ghi nhận là giảm (tăng) tài sản của các nước khác thế giới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023