Đẩy Mạnh Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật Về Du Lịch Ở Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào


và tạo mọi điều kiện cho đội ngũ cán bộ công chức và đổi mới tổ chức, hoạt động xây dựng các văn bản pháp luật du lịch.

Năm là, hoàn thiện cơ chế xây dựng các văn bản pháp luật du lịch theo các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó tập trung vào một số hướng cơ bản.

- Có sự phân công chặt chẽ giữa các cơ quan ban hành: cơ quan chủ trì soạn thảo, thẩm tra, cơ quan, tổ chức tham gia góp ý trong đó chú trọng việc cá thể hóa trách nhiệm pháp lý một cách thích hợp.

- Coi trọng việc sử dụng các chuyên gia có kiến thức sâu về các lĩnh vực trong quản lý du lịch.

Hoàn thiện cơ chế xây dựng các văn bản pháp luật về du lịch phải theo quan điểm như văn kiện Đại hội nhân dân cách mạng Lào lần thứ IX đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới phương thức và quy trình xây dựng thể chế, cải tiến sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan, coi trọng sử dụng đại biểu nhân dân” [27, tr.77].

Sáu là, trên cơ sở luật ban hành văn ban quy phạm pháp luật làm rõ phạm vi lập pháp của Quốc hội, phạm vi lập quy của Chính phủ, các bộ ngành, các cấp chính quyền địa phương, trong xây dựng pháp luật du lịch theo hướng tập trung quyền lập pháp vào Quốc hội, quyền lập quy vào cho Chính phủ. Cụ thể, “Luật Du lịch mới” ban hành phải bao hàm được những nội dung cụ thể về quản lý hoạt động du lịch, hạn chế những nội dung cần phải có văn bản thi hành, phải được ban hành kịp thời và thường xuyên sửa đổi, bổ sung để đáp ứng tốt nhu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch.

Bảy là, trong quá trình xây dựng pháp luật du lịch, các cơ quan có thẩm quyền phải coi trọng và tuân thủ các nguyên tắc và kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật một cách nghiêm túc, thường xuyên tổng kết thực tiễn để sửa đổi, bổ sung các quy địng pháp luật nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật du lịch, bảo đảm giải quyết tốt tất cả những vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực này trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặc biệt là thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước CHDCND Lào hiện nay.

Tóm lại, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch cần phải thể hiện được các quan điểm sau đây:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

- Hệ thống pháp luật về du lịch phải được xây dựng trên cơ sở coi du lịch là một ngành kinh tế thực sự, phải đối sử với du lịch đúng với tầm của nó. Trên cơ sở đó, có chính sách thỏa đáng để phát triển du lịch nhằm xóa bỏ được những hạn chế trong các cơ chế chính sách cũ.

- Các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển du lịch phải lấy mục tiêu kinh tế - xã hội là chính, đề cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực du lịch.

Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 19

- Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở nước CHDCND Lào hiện nay cần chú ý đến đặc thù riêng của ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành nên khuôn khổ pháp lý của ngành du lịch có tính giao thoa với các ngành khác trên nền tảng pháp luật chung quốc gia. Vì vậy, hoàn thiện các quy định mang tính điều chỉnh chuyển ngành phải được tiến hành động bộ với các quy định pháp luật liên quan, tạo ra một khuôn khổ pháp lý chung thống nhất, thông thoáng cho việc phát triển du lịch.

- Du lịch không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là một lĩnh vực nghệ thuật giao tiếp, nghệ thuật thỏa mãn nhu cầu chính đáng về tinh thần vật chất của khách du lịch, kể cả khách du lịch trong nước và nước ngoài. Đặc biệt là khách du lịch nước ngoài, đa số họ đến từ các nước phát triển, đã quen với nền dân chủ tư sản hàng trăm năm, quen được tự do thoải mái, riêng tư được tôn trọng, họ đến nước Lào chủ yếu là nhằm mục đích du lịch, kinh doanh, chỉ một số ít có ý đồ xấu hoặc bị bọn xấu lợi dụng. Vì vậy, cần chú ý đặc điểm này khi xây dựng pháp luật.

- Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch cần tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước có nền du lịch phát triển với hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và cách thức quản lý nhà nước bằng pháp luật có hiệu quả. Đồng thời, cũng cần chú ý tới các yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực; tôn trọng các cam kết quốc tế mà Lào đã ký kết hoặc tham gia.

Để thực hiện được các nội dung hoàn thiện pháp luật về du lịch, các vấn đề đặt ra hiện nay là nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật. Hạn chế rất lớn ảnh hưởng đến năng lực quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào, chính là hệ thống các văn bản pháp luật với tư cách


công cụ quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch thiếu tính đồng bộ, chưa bao quát hết phạm vi tác động của Nhà nước đối với hoạt động của các kinh doanh du lịch trong nền kinh tế. Nhiều quy định còn quy định chung chung, hay chỉ mới phác hoa những nguyên tắc pháp lý cơ bản mà chưa thật sự trở thành công cụ điều chỉnh cụ thể đối với hành vi trong tổ chức, hoạt động và kinh doanh của du lịch. Hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành để quản lý các hoạt động du lịch còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc khác nhau, thậm chí vô hiệu hóa hoặc mâu thuẫn lẫn nhau. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu. Việc xây dựng các văn bản pháp luật hiện nay chủ yếu giao cho các bộ, ngành liên quan của Chính phủ chủ trì thực hiện việc soạn thảo nên dẫn đến hiện tượng các quy định này thường mang tính riêng lẻ mà không có sự gắn kết theo những nguyên tắc chung. Bên cạnh đó, các cơ quan của Chính phủ sẽ là các cơ quan có trách nhiệm triển khai thực hiện các quy định này trong thực tế đời sống, nên khi xây dựng tâm lý chung của những người được giao nhiệm vụ soạn thảo cho rằng đây là điều kiện để thể hiện quyền uy của cơ quan, đơn vị mình, bất chấp tính khoa học và hiệu quả áp dụng pháp luật. Một thực tế cũng thường bắt gặp là các cơ quan này thường dành những điều kiện thuận lợi sau này khi áp dụng về phần mình còn đẩy phần khó khăn hơn về cho các hoạt động du lịch.

Pháp luật du lịch có vai trò tác động vào các quan hệ xã hội. Nhưng nó chỉ thực hiện được vai trò đó nếu nó được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở các điều kiện vật chất cụ thể. Việc hoàn thiện pháp luật về du lịch của Lào chỉ được thực hiện một cách có hiệu quả nếu chúng ta hiểu sâu sắc và đầy đủ về hoạt động du lịch của Lào hiện nay.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật phải dựa trên những cơ sở khoa học của việc xác định mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật đó là tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, tính ổn định và trình độ kỹ thuật xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

Việc xây dựng và hoàn thiện công cụ pháp luật để thúc đẩy các hoạt động về du lịch ở nước CHDCND Lào trước hết phải xem xét trong mối quan hệ qua lại


biện chứng giữa hoạt động du lịch, Nhà nước và Pháp luật. Việc thúc đẩy các hoạt động du lịch, xét cho cùng phải là sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất và thích hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Ngược lại, nếu pháp luật lạc hậu, không theo kịp những yêu cầu đòi hỏi của đời sống kinh tế-xã hội hoặc mang nặng những yêu tố chủ quan duy ý chí, hay nói cách khác là một hệ thống pháp luật không còn hoặc không thích hợp sẽ không thể có tác dụng thúc đẩy các hoạt động du lịch, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội.

Cuối cùng, phải đẩy mạnh và đổi mới công tác xây dựng pháp luật của chính các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo các văn bản pháp luật trước khi được ban hành đã được tham khảo, lấy ý kiến đóng góp của đông đảo quần chúng nhân dân, được ban hành đúng thẩm quyền, đúng thời gian và phạm vi điều chỉnh. Tăng cường thực thi pháp luật về du lịch còn là quá trình tuyên truyền, hướng dẫn sâu rộng trong nhân dân đảm bảo cho pháp luật đến được với người dân, nó không phải là những quy định trên giấy chỉ dành cho các cơ quan quản lý nhà nước mà nó phải được người dân hiểu và vận dụng trong thực tiễn cuộc sống.

4.3.2. Đẩy mạnh tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

4.3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật du lịch

Giáo dục pháp luật là hoạt động có mục đích, có hệ thống và có định hướng của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các tập thể lao động để hình thành và nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý cho mọi công dân.

Để quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào hiện nay thì yêu cầu đạt ra phải làm thế nào cho mọi người điều hiểu rõ những quy định của pháp luật và các quy định của luật du lịch nói riêng. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật là hoạt động góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch nói riêng. Trong văn kiện Đại hội VIII của Đảng nhân dân cách mạng


Lào đã khẳng định: “Chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật và tổ chức thi hành một cách nghiêm minh…” [26, tr.29].

Như vậy, phải tăng cường công tác giải thích, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật du lịch nói riêng cho cán bộ, công chức và nhân dân để đảm bảo tính thống nhất trong nhận thức và thực hiện pháp luật về du lịch. Để làm cho cán bộ, công chức và nhân dân hiểu biết và có ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo đúng Hiến pháp và pháp luật đảm bảo cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và công bằng. Để nhận thức đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật du lịch đòi hỏi phải giải thích một số quy định cơ bản trong các văn bản pháp luật du lịch và phải giải thích trước khi tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đó chứ không chỉ giải thích khi nảy sinh vướng mắc, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.

Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch sẽ có kết quả tốt nếu như việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật du lịch được tiến hành thường xuyên, đầy đủ có chất lượng, đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến nội dung, tinh thần của các văn bản pháp luật du lịch mới ban hành. Đồng thời, cần tổ chức thường xuyên các đợt tập huấn cho các bộ, các cơ quan chuyên môn nghiệp vụ như cán bộ ngành quản lý du lịch, đặc biệt là ngành địa chính. Ngoài ra, còn phải nâng cao nhận thức pháp luật du lịch cho toàn thể nhân dân theo tinh thần không ai không biết về pháp luật du lịch. Trước hết, việc phổ biến giáo dục pháp luật du lịch phải nhằm vào đội ngũ cán bộ, công chức ngành quản lý du lịch, đặc biệt là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch. Để công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật du lịch có kết quả tốt cần sử dụng kết hợp nhiều hình thức và có biện pháp đồng bộ phù hợp.

Có thể nói, vai trò của giáo dục pháp luật trong việc hình thành ý thức pháp luật rất to lớn. Hoạt động giáo dục pháp luật nhằm tạo khả năng thoả mãn nhu cầu hiểu biết pháp luật của quần chúng nhân dân mọi cách hệ thống và thiết thực nhất. Hơn nữa, sự hiểu biết pháp luật còn là tiền đề quan trọng cho sự hình thành thái độ, động cơ của hành vi và lối sống theo pháp luật.

Tuy nhiên, trình độ hiểu biết về pháp luật của nhân dân Lào hiện nay nhìn chung còn thấp và nhiều hạn chế. Vì vậy, việc huy động tất cả mọi khả năng, mọi


loại hình, mọi phương tiện, nhất là các phương tiện thông tin đại chúng vào việc truyền bá kiến thức pháp luật là hết sức cần thiết. Song cũng cần thừa nhận rằng, chất lượng thông tin pháp luật hiện nay chưa cao, vừa thừa lại vừa thiếu. Hiện tượng “mù” pháp luật ở các vùng sâu, vùng xa, ở nông thôn, miền núi còn khá phổ biến. Do vậy, Nhà nước cần phải tập trung hơn nữa vào công tác giáo dục pháp luật, đảm bảo mọi công dân có cơ hội được tiếp xúc với những kiến thức pháp luật một cách đầy đủ, có chất lượng.

4.3.2.2. Kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước

đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào hiện nay. Đó là một phần trong nhiệm vụ hiện nay của nước CHDCND Lào đã được đề cập từ Đại hội lần thứ VI của Đảng nhân dân cách mạng Lào, Nghị quyết đã khẳng định: “Tiếp tục cải cách bộ máy tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước”[24, tr.13] Chính vì vậy, một trong những quan điểm về quản lý nhà nước về du lịch là:

“Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến bản”. Điều 91 Luật du lịch sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định: “Cơ quan quản lý du lịch là do Nhà nước đứng đầu thống nhất quản lý trên phạm vi toàn quốc và giao cho Bộ thông tin, văn hóa và du lịch trực tiếp quản lý. Cơ quan quản lý du lịch gồm: Bộ thông tin, văn hóa, thể thao và du lịch, Sở thông tin, văn hóa và du lịch tỉnh, thành phố, Huyện và tổ du lịch tại bản” [53, tr.24-25].

Việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, cũng như cải cách hành chính nói chung, được tiến hành trên tất cả các phương diện, xây dựng thể chế, kiện toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức và phải nỗ lực ngăn chặn, đẩy lùi nạn tham nhũng, quan liêu.

Vì vậy, để pháp luật trong lĩnh vực du lịch phát huy tốt vai trò của mình, cần tiếp tục hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch:


- Kiện toàn, sắp xếp các cơ quan nhà nước trong hệ thống cơ quan hành pháp (từ Chính phủ đến bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các sở, phòng, ban chuyên môn trực thuộc ủy ban) theo hướng thu gọn đầu mới, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan cũng như cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thi hành pháp luật.

- Đơn giản hóa và công khai các thủ tục hành chính liên quan đến các vấn đề

như đăng ký kinh doanh, cấp phép cho khách du lịch nước ngoài…

- Đổi mới cơ chế thi hành pháp luật theo hướng: Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan Trung ương và cơ quan địa phương trong việc thi hành pháp luật, tách một số chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng quản lý kinh doanh, tăng cường xã hội hóa một số dịch vụ công.

- Cần nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý và đạo đức nghề nghiệp cho các bộ, công chức.

+ Đổi mới quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển và hội nhập quốc tế.

- Để hoạt động du lịch có thể phát triển nhanh và nâng cao sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế, Chính phủ cần tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để vừa nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, vừa tạo điều kiện để khuyến khích các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp của ngành du lịch phát triển kinh doanh thuận lợi.

- Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch nâng cao sức cạnh tranh thông qua các hoạt động vận động xúc tiến thương mại, dịch vụ và đầu tư cấp thông tin định hướng cho kinh doanh du lịch, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc xuất nhập cảnh…

- Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm để giải quyết tình trạng thanh tra và kiểm tra hành chính trùng lập, hiện đang là bài tóan bức bối đối với các doanh nghiệp, nhằm giảm bớt phiền hà cho doanh nghiệp đồng thời nâng cao hiệu lực thực sự của quản lý nhà nước. Bằng cách này, một mặt giảm bớt phiền hà cho tuyệt đại bộ phận doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, tôn trọng pháp luật; mặt khác, lại ngăn ngừa và chế tài những hành vi vi phạm pháp luật, buộc họ cân nhắc giữa cái lợi thu


được bất chính với cái giá phải trả cho những hành vi đó, từ đó mà tự khép mình vào trong khuôn khổ pháp luật.

- Như vậy, trong điều kiện đổi mới, công việc quản lý của nhà nước không những không giảm đi mà còn tăng lên; đồng thời tính chất công việc cũng đổi khác cơ bản, không còn ngồi ở bàn giấy và cấp phép nữa mà chuyển trọng tâm sang quy định các điều kiện kinh doanh và tiến hành kiểm tra để đảm bảo các điều kiện đã quy định được tuân thủ trong thực tiễn.

Tóm lại, việc tăng cường hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch trong nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện hiện nay, càng trở nên bức xúc và đòi hỏi có sự quyết tâm của Nhà nước, của ngành du lịch và của mọi người dân.

+ Yêu cầu đối với việc tăng cường thực thi pháp luật về du lịch.

Việc tăng cường thực thi pháp luật về du lịch trong thực tiễn là vô cùng cấp thiết. Vì chỉ khi nào pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất thì mới tạo ra sự ổn định, mới xác lập được hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước.

Tăng cường thực thi pháp luật về du lịch là một quá trình từ việc đẩy mạnh và đổi mới công tác xây dựng pháp luật của chính các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo các văn bản pháp luật trước khi được ban hành đã được tham khảo, lấy ý kiến đóng góp của đông đảo quần chúng nhân dân, được ban hành đúng thẩm quyền, đúng thời gian và phạm vi điều chỉnh. Tăng cường thực thi pháp luật về du lịch còn là quá trình tuyên truyền, hướng dẫn sâu rộng trong nhân dân đảm bảo cho pháp luật đến được với người dân, nó không phải là những quy định trên giấy chỉ dành cho các cơ quan quản lý nhà nước mà nó phải được người dân hiểu và vận dụng trong thực tiễn cuộc sống. Tóm lại, yêu cầu của việc tăng cường thực thi pháp luật về du lịch thực chất là tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật, nó là quá trình: Hoàn thiện pháp luật về hoạt động du lịch; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật; và hoạt động thanh tra, kiểm tra đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 27/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí