nước, đứng sau Singapore xếp thứ 8, Malaysia xếp thứ 31 và Thái Lan xếp thứ 43. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã được một số kết quả nhất định, nhưng ngành du lịch vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đó là sự yếu kém về cơ sở hạ tầng và sự thiếu thốn về cơ sở vật chất kĩ thuật.
Các khách sạn cao cấp 4, 5 sao tại các thành phố lớn hiện tại cũng vẫn không đủ đáp ứng nỗi cầu. Các khách sạn cao cấp ở các trung tâm du lịch lớn đều hoạt động hết công suất, thậm chí nhiều khách sạn đã hết chỗ đến tận tháng 12 năm 2008. Với tình trạng này, dù các biện pháp thu hút khách được thực hiện tốt thế nào đi nữa thì cũng không thể đón được nhiều khách. Tuy nhiên, với các khách sạn nhỏ, công suất hiện tại chỉ đạt 50 - 60, trong khi ở các nước Đông Nam Á khác đạt con số khoảng 75. Hiện nay, mỗi khách du lịch nước ngoài chi trả trung bình ở Việt Nam là 800USD/tour, trong khi đó họ chi 1.200 USD khi ở Thái Lan và 2.200 USD ở Australia. Thời gian lưu trú của khách ngắn, số tiền trả thấp khiến doanh thu năm 2007 của Việt Nam chỉ đạt khoảng 3 tỷ USD. Trong khi đó, con số này của Malaysia là 17 tỷ USD, Thái Lan là 13 tỷ USD. Mục tiêu của chúng ta đến năm 2010 đạt doanh thu 6 tỷ USD, song các nước xung quanh đã tăng lên hơn 20 tỷ USD. Do vậy, Việt Nam vẫn không thể đuổi kịp các nước khu vực. Chi phí các dịch vụ cơ bản ở Việt Nam như đi lại, lưu trú, ăn uống... cũng không rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh, tỉ lệ quay lại của du khách là 30 thấp hơn nhiều so với con số hơn 50 cuả các nước cùng khu vực. Đây là một biểu hiện cho thấy khả năng cạnh tranh thấp của du lịch Việt Nam trong việc thu hút khách du lịch quốc tế.
Sản phẩm du lịch chưa phong phú là nhận xét của nhiều khách tham quan trong cuộc điều tra về du lịch của Tổng Cục Du lịch tiến hành trong năm 2007. thực tế cho thấy, các khu du lịch nghỉ quanh quẩn chỉ một vài dịch vụ, nhiều nơi vẫn chừng ấy dịch vụ diễn ra hết năm này qua năm khác tạo ra sự nhàm chán cho du khách.
Bên cạnh đó, đại diện các đơn vị lữ hành trong nước không khỏi e ngại vì nguy cơ cạnh tranh khắc nghiệt sẽ diễn ra trong thời gian gần. Không lâu sau khi tìm hiểu thị trường Việt Nam, các tập đoàn nước ngoài có thể đặt đại diện và tự tổ chức tour cho người dân nước họ tới (khách inbound). Yếu thế hơn về ngoại ngữ, sản phẩm dịch vụ và khả năng điều hành tour, các doanh nghiệp Việt Nam rất dễ mất đi nguồn khách
nay. Nhờ ưu thế điều hành tour, các đơn vị nước ngoài có thể thu hút khách nội địa vào tour của họ. Các doanh nghiệp du lịch nước ngoài có cách thức tổ chức điều hành chuyên nghiệp, hạn chế được những chi phí phát sinh nên có thể hạ giá tour. Chúng ta không loại trừ khả năng họ sẽ chinh phục khách nội địa, khi đã thông thạo thị trường, địa hình Việt Nam, nghĩa là không chỉ mất khách từ xứ bạn mà ta còn có khả năng bị chảy máu chất xám, nếu không có sách lược rõ ràng bởi đối tác đến Việt Nam khai thác du lịch rất có thể là những tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh và trình độ quản lí hơn hẳn đơn vị đồng ngành nội địa. Do vậy, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam không những có nguy cơ đầu hàng sân khách mà còn thua ngay trên sân nhà.
Mức tăng trưởng về lượng khách du lịch nội địa chưa cao. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp du lịch do năng lực tự thân nên chỉ khai thác thị trường du lịch nội địa, cả từ khách đến chương trình du lịch, sản phẩm du lịch nội địa. Số lượng các doanh nghiệp du lịch nội địa nhiều hơn so với số lượng quốc tế. Song do chỉ chú ý đến chương trình tham quan nên hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng. Mặt khác, đội ngũ cán bộ công chức lao động trong các hoạt động du lịch trong nước còn chắp vá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thường thua kém so với đội ngũ hoạt động trong các doanh nghiệp du lịch quốc tế. Các hoạt động tiếp thị, khuyếch trương cho du lịch trong nước cũng thiếu kế hoạch, thiếu đồng bộ giữa các địa phương, giữa các doanh nghiệp du lịch trong cả nước. Ngay cả một bộ phận dân cư tham gia vào các dịch vụ du lịch cũng ít mặn mà với khách nội địa mà thường chú ý đến khách quốc tế, gọi nôm na là khách “Tây”. Và cũng là một thực tế, trong quy hoạch tổng thể về du lịch Việt Nam và quy hoạch du lịch ở các địa phương, định hướng phát triển các khu du lịch, các điểm du lịch thường được hoạch định cho khách quốc tế hơn là khách trong nước. Một loạt các vấn đề liên quan tới du lịch trong nước như nhu cầu, thị hiếu khách trong nước, giá cả doanh nghiệp du lịch, thiết kế các chương trình du lịch, xây dựng và phát triển các loại hình du lịch cho hấp dẫn khách trong nước... chưa được đầu tư cả về trí tuệ, sức lực cho đúng mức để phát triển. Tình trạng đơn giản hoá các dịch vụ du lịch phục vụ khách trong nước cũng khá phổ biến trong các cơ sở dịch vụ, các doanh nghiệp du lịch.
2.3.3. Môi trường pháp lí cho hoạt động du lịch còn yếu kém
Đặc biệt, hầu hết các đơn vị lữ hành nội địa đều chưa quan tâm đúng mức đến việc tìm hiểu luật pháp trong nước và thông lệ quốc tế liên quan. Đây là điểm yếu khi các đơn vị hoạt động trong khuôn khổ pháp lí chung của WTO. Các doanh nghiệp du lịch nội địa cần có thời gian để thích ứng và nâng cao sức cạnh tranh của mình, vì từ trước đến nay, các đơn vị ít nhiều được bảo hộ bởi cơ chế quản lí của Nhà nước. Khi Việt Nam phải thực hiện các cam kết quốc tế của một nước thành viên WTO, những bảo hộ này sẽ dần dỡ bỏ, đến bỏ hoàn toàn. Vào một sân chơi lớn mà không am tường luật chơi thì rất dễ va chạm, rủi ro. Đại diện các đơn vị lữ hành cũng nhìn nhận, đội ngũ nhân sự của họ phần lớn mới được đào tạo trong nước, chưa tiếp cận mặt bằng công nghệ điều hành chung, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu hợp tác và chuẩn hoá của các tập đoàn du lịch lớn. Nếu không chủ động tìm hiểu và thâm nhập thị trường quốc tế, không đổi mới cải cách quản lí thì doanh nghiệp du lịch trong nước sẽ không tồn tại.
Trên thực tế, theo các cam kết của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kì hay các cam kết hợp tác trong ASEAN, Việt Nam đã cho phép các hãng nước ngoài vào kinh doanh trong những lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, lữ hành. Tuy nhiên các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực này chỉ được phép thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ mở cửa hơn nữa dịch vụ du lịch, cho phép các công ty lữ hành nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo hình thức 100% vốn nước ngoài, và trong giai đoạn đầu các công ty này chỉ được phép khai thác thị trường đưa khách vào Việt Nam (thị trường inbound).
Mặc dù bị giới hạn ở thị trường inbound song nguy cơ cạnh tranh từ các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là rất lớn. Ngay trước khi mở cửa, cuộc cạnh tranh đã diễn ra khá gay gắt, các lữ hành nước ngoài tồn tại dưới hình thức liên doanh gần như điều hành toàn bộ hoạt động của công ty liên doanh, đặc biệt là thị trường inbound. Vì vậy, trong thời gian tới, khi sân chơi được mở rộng hơn nữa cho nhiều đối tượng tham gia, cạnh tranh sẽ càng nặng nề hơn. Với nguồn vốn lớn, thương hiệu mạnh, công nghệ du lịch cao, kinh nghiệm quản lí tiên tiến, có mạng lưới đại lí toàn cầu.. các hãng lữ hành nước ngoài sẽ có khả năng làm chủ thị trường khách quốc tế Việt Nam. Còn các doanh nghiệp lữ hành quá trình trong nước với
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Tới Dịch Vụ Du Lịch Việt Nam Do Việc Thực Hiện Các Cam Kết Quốc Tế
- Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Toàn Ngành Du Lịch Ngày Càng Được Cải Thiện
- Lượng Khách Du Lịch Nội Địa Của Việt Nam Từ 2000 - 2007
- Chính Sách Nhà Nước Chưa Mang Tính Đột Phá Trong Việc Phát Triển Du Lịch
- Giải Pháp Phát Triển Của Ngành Du Lịch Việt Nam Đáp Ứng Yêu Cầu Của Hội Nhập
- Chú Trọng Đặc Biệt Đến Việc Quảng Bá Du Lịch
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
khả năng cạnh tranh yếu kém, cụng nghệ điều hành du lịch chưa chuyên nghiệp, công tác tiếp thị yếu, mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành sản phẩm (khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển...) chưa ổn định, chắc chắn sẽ bị điêu đứng. Trong số các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của ta, đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này có nguy cơ sẽ phải rút khỏi thị trường nếu không sáp nhập với các doanh nghiệp lớn. Các đơn vị quốc doanh cũng sẽ bị cạnh tranh ráo riết, và gặp không ít khó khăn do bộ máy quản lí còn cồng kềnh, khả năng thích nghi kém, hoạt động không hiệu quả... Hơn nữa, việc cam kết không hạn chế trong phương thức cung cấp dịch vụ (1) và (2) là một thách thức. Các doanh nghiệp du lịch nước ngoài mạnh về thương mại điện tử có thể tổ chức chương trình du lịch quốc tế hấp dẫn, đặc sắc nên việc duy trì thị trường du lịch nội địa và giữ sân nhà là điều khó khăn cho doanh nghiệp du lịch trong nước.
Như vậy, trong ba mảng kinh doanh lữ hành: đưa khách quốc tế vào Việt Nam (inbound), đưa khách Việt Nam đi nước ngoài (outbound), và du lịch nội địa, thì các doanh nghiệp lữ hành trong nước sẽ rất có thể chỉ khai thác được mảng khách du lịch nội địa và một phần khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Đây là một tương lai không mấy khả quan cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam.
Sức ép cạnh tranh được dự báo là không chỉ diễn ra tại thị trường du lịch quốc tế mà ngay cả tại thị trường nội địa, khi mà nhiều công ty lữ hành mất thị trường inbound sẽ nhảy vào thị trường nội địa, tạo sức ép cạnh tranh với các công ty chuyên về du lịch trong nước. Với nội dung cam kết trong phương thức (3), việc xoá bỏ hạn chế vốn trong các liên doanh tạo nguy cơ thôn tính của doanh nghiệp nước ngoài đối với doanh nghiệp du lịch trong nước. Nếu không nỗ lực phấn đấu và khẳng định vị thế của mình trong quan hệ liên doanh, liên kết, doanh nghiệp du lịch trong nước sẽ trở thành người làm thuê cho doanh nghiệp du lịch nước ngoài ngay trên sân nhà.
Mở cửa là điều không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển kinh tế nói chung. Do đó, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cần nhanh chóng nhận thức về năng lực cạnh tranh của đơn vị mình và sớm có những động thái thay đổi tư duy, nâng cao khả năng phục vụ của doanh nghiệp mình.
2.4. Các ảnh hưởng tiêu cực tới người dân
2.4.1. Cảnh quan môi trường bị tàn phá
Môi trường sinh thái nói chung, môi trường du lịch nói riêng đang và còn là vấn đề không chỉ trong phạm vi mỗi địa phương - mỗi ngành mà còn là vấn đề của quốc gia, của thế giới. Môi trường du lịch Việt Nam được đề cập từ nhiều năm qua cùng với quá trình hội nhập và phát triển của du lịch Việt Nam.
Trước hết là về môi trường tự nhiên liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch, khai thác tiềm năng du lịch cũng như tổ chức dịch vụ du lịch còn những vấn đề tồn tại. Rác thải được coi là vấn nạn tại các điểm tham quan du lịch, kể cả những nơi có cảnh quan đẹp như các bãi biển, cảnh núi non hùng vĩ hay những nơi thể hiện tâm linh trang trọng cũng đều có hiện tượng xả rác bừa bãi. Không chỉ có khách du lịch xả rác mà tham gia vào đó còn có những người bán hàng đủ loại, những cơ sở kinh doanh dịch vụ cũng góp phần làm tổn hại môi trường. Rác thải khó phân hủy, mùi khó chịu, thiếu mĩ quan đô thị, làm ô nhiễm nguồn nước không chỉ tác động đến sự phát triển của du lịch mà hơn nữa, nó trực tiếp gây hại cho đời sống người dân địa phương.
Ở nhiều địa điểm du lịch, do tình trạng tập trung thường xuyên quá nhiều người đã khiến thiên nhiên không kịp phục hồi và đi đến chỗ bị huỷ hoại. Ngày nay khi đến vườn quốc gia Cúc Phương, du khách hầu như hiếm khi nhìn thấy các loài thú đặc trưng như voọc, khỉ... Tình trạng thảm sát các loài động vật làm đặc sản phục vụ du khách diễn ra thường xuyên, tràn lan ở nhiều khu du lịch khiến nguy cơ nhiều loài có khả năng bị tuyệt chủng. Nhũ đá trong các hang động như Tam Cốc, Ninh Bình, Cát Bà... bị mất vẻ đẹp nguyên sơ, trở nên nhẵn nhụi, hay bị phủ một lớp khói đen do việc đốt đuốc, hương của khách du lịch. Việc mua bán, lấy đi tiêu bản tự nhiên để làm kỉ niệm như phong lan, nhũ đá... còn khá phổ biến, không được các cơ quan chức năng quản lí.
Thứ hai là môi trường văn hoá xã hội trong du lịch. Hiện tại vẫn đang diễn ra và ngày càng phổ biến các lễ hội đông nghẹt người. Các lễ hội còn tình trạng nặng về phần lễ, phần hội còn ít, thiếu các trò chơi dân gian. Vẫn còn hiện tượng nhiều du khách với những y phục xa lạ, thiếu nghiêm túc đến những nơi uy nghiêm như
đền chùa. Ngành du lịch càng hội nhập sâu, càng đón được nhiều khách du lịch, cơ hội làm giàu từ du lịch càng tăng lên thì nguy cơ tha hoá về mặt đạo đức, sự mất gốc, lai căng, thay đổi về bản sắc văn hoá dân tộc càng gia tăng. Có đau xót không khi cảnh người dân địa phương bỏ qua tinh thần hiếu khách, bỏ qua chữ “tín” trong kinh doanh để nài kéo,“chém đẹp” khách Tây; hay khi lên đến Sapa, những đứa con lai không biết cha chúng là ai ngày càng nhiều và rất nhiều khách du lịch nước ngoài thốt lên “Sapa là một Chiêng Mai thu nhỏ của Thái Lan trên đất Việt Nam ”... Du lịch đem lại nguồn thu nhập, công ăn việc làm cho người dân địa phương nhưng đôi khi chính nó đã khiến văn hoá truyền thống của dân tộc bị mai một, bị thoái hoá, biến chất. Quả thực, cùng với những tác động tích cực, toàn cầu hoá cũng gây ra những hệ quả tiêu cực đối với nền văn hoá Việt Nam, như một số bộ phận giới trẻ có dấu hiệu xa rời giá trị văn hoá truyền thống. Một số giá trị văn hoá truyền thống không được bảo quản, gìn giữ, thậm chí đem ra mua bán để trục lợi; có những giá trị tinh thần bị biến dạng hoặc bị mai một. Không ít gia đình, phá bỏ quan hệ truyền thống tốt đẹp, bị quan niệm sống thực dụng, tuỳ thích làm cho hạnh phúc gia đình và sự ràng buộc trách nhiệm tan vỡ, rạn nứt.
Đặc biệt, các tiềm năng du lịch cũng như các di sản thế giới tại Việt Nam đang lâm vào tình trạng chung: bị xuống cấp nhanh chóng, khó tái tạo. Tổng giám đốc UNESCO đã phải kêu lên rằng: “Huế cần được cứu vãn vì Huế là bộ phận cấu thành di sản văn hoá của loài người”. Hay như tại bãi đá cổ tại Sapa, những phiến đá cổ được phát hiện có những kí tự quá giống với các kí tự trên đá ở châu Âu và châu Hoa Kì. Việc lưu lại tên, kỉ niệm của con người, những đôi lứa yêu nhau trên thân cây đã có từ ngàn năm trước nhưng với việc khắc bậy bạ, tràn lan trên những phiến đá cổ như hiện nay đang đóng dần cánh cửa khám phá thế giới con người xưa kia. Các phiến đá cổ hiện đã được rào lại nhưng vẫn không cản được trẻ em lọt vào, hoặc rào chắn bị bẻ gãy khiến tình trạng hư hại của bãi đá ngày càng trở nên nghiêm trọng. Thời gian có thể tàn phá những phiến đá đó nhưng chúng vẫn tồn tại đến ngày nay, nhưng sự phá hoại của con người lại thực sự khủng khiếp. Thời gian 10, 20 năm nữa không dài cho việc nghiên cứu ý nghĩa những văn tự trên đá nhưng sẽ rất dài nếu chúng ta tiếp tục thờ ơ với hành vi phá hoại của con người. Huế hay
Sapa chỉ là một trong rất nhiều ví dụ của việc các khu di tích, điểm du lịch bị khai thác bừa bãi, bị phá hoại nghiêm trọng. Việc phát triển du lịch một cách bừa bãi, một cách chụp giật, không có quy hoạch cụ thể đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Các địa điểm du lịch không chỉ có ý nghĩa là tiềm năng du lịch mà còn là môi trường sống của con người; nhưng chính con người nơi đây, khai thác nó không biết trân trọng, giữ gìn nó, và nghiêm trọng hơn, người Việt Nam hiện tại và các thế hệ sau này đang có đứng trước nguy cơ đánh mất các di sản văn hoá, đánh mất văn hoá, truyền thống nghìn năm tuổi.
Môi trường tự nhiên và xã hội chính là những thông số đầu vào cho du lịch, nếu môi trường du lịch bị phá huỷ, các hoạt động du lịch cũng không thể được thực hiện. Bên cạnh đó, môi trường sinh thái bị phá hoại còn ảnh hưởng đến đời sống của thảm động thực vật và con người. Chính vì vậy cần phải phát triển hoạt động du lịch một cách bền vững, lâu dài, tiến hành các hoạt động du lịch phải đi đôi với bảo vệ tôn tạo các tiềm năng du lịch sẵn có của quốc gia.
2.4.2. Thiếu sự quan tâm của gia đình kinh doanh du lịch tới trẻ em
Du lịch tạo ra một loạt ngành nghề mới làm thay đổi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Quan hệ bố mẹ và con cái trong gia đình cũng có sự biến đổi ở gia đình ba thế hệ, nếu bố mẹ bận sản xuất thì còn ông bà chăm sóc dạy bảo con cháu. Nhưng hiện nay, khi gia đình ba thế hệ này giảm nhanh chóng, bố mẹ khó có điều kiện chăm sóc con cái. Càng khó có điều kiện hơn khi người mẹ bên cạnh việc nương rẫy phải mua và bán hàng lưu niệm. Ở Cát Cát, một bản người Hmông ở Sapa, người mẹ bán hàng rong phải đi từ sáng sớm đến tối khuya mới về, thậm chí ở lại trị trấn hàng tuần mới về nhà một lần. Vì vậy, trẻ em ít được bố mẹ quản lí. Các trẻ em bận làm nhiều việc nhà, tham gia dịch vụ du lịch (từ chiều thứ 6 đến thứ 2 các em không về nhà mà lang thang trên phố bán hàng rong). Do đó, chất lượng học tập của các em rất thấp, nhiều em học đến lớp 3, lớp 4 vẫn chưa đọc thông, viết thạo. Hiện nay, Sapa có từ 200 đến 250 em (chủ yếu là trẻ em gái) lang thang bán hàng rong trên phố. Trong số đó có hơn 100 em sớm bỏ học. Khi đã học hết tiểu học, trẻ em bỏ học rất cao. Nguyên nhân bỏ học để có thời gian tham gia các hoạt động du lịch chiếm tỉ lệ khá cao chiếm 51,7%. Riêng ở Cát Cát có 63,33% số học
sinh bỏ học do tham gia dịch vụ du lịch. Không chỉ ở Sapa, mà tại các điểm du lịch khác, trẻ em tham gia dịch vụ du lịch không có thời gian học hành, nghỉ ngơi và vui chơi trở nên khá phổ biến. Các em sớm tiếp xúc với đồng tiền, sớm phải lao động nên dễ dàng học những thói hư tật xấu từ người lớn, bỏ học sớm khiến tương lai các em bị đe doạ....
Từ thực tiễn ở các số làng du lịch Sapa đặt ra hàng loạt vấn đề thiết chế xã hội. Du lịch có mặt tích cực tạo ra nguồn thu nhập mới, ngành nghề mới, tổ chức mới, nâng cao đời sống người dân, nhưng du lịch cũng có một số tác động tiêu cực về xã hội như việc trẻ em lang thang bỏ học nhiều, việc thiếu điều kiện giáo dục chăm sóc con cái trong các gia đình dân tộc thiểu số. Đặc biệt kết cấu làng truyền thống thay đổi, cần xây dựng một số chính sách, biện pháp mới trong quản lí xã hội ở vùng cao.
3. Nguyên nhân của các ảnh hưởng tiêu cực
3.1. Về phía Nhà nước
3.1.1. Quản lí Nhà nước về du lịch còn yếu kém
Bộ máy quản lí Nhà nước về du lịch chưa tương xứng với chức năng của một ngành kinh tế mũi nhọn. Quy mô tổ chức cán bộ quản lí ở cấp trung ương và sở du lịch ở các địa phương chưa tương xứng với nhiệm vụ hiện nay.
Xét về môi trường pháp lí, hiện nay, hoạt động du lịch của Việt Nam được chi phối bởi hàng loạt các văn bản luật và dưới luật. Nhiều văn bản pháp quy vẫn chưa quy định rõ ràng, đầy đủ, chưa kịp thời, đồng bộ gây khó khăn cho việc triển khai hoạt động du lịch. Về Luật doanh nghiệp, trong thực tế thi hành Luật doanh nghiệp và các văn bản dưới Luật vẫn còn những khó khăn như một số điều khoản trong Luật và các thông tư hướng dẫn không rõ ràng, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế sau khi có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là tiến hành kinh doanh ngay mà không làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lữ hành quốc tế. Luật Du lịch Việt Nam được công bó tháng 6/2005 và có hiệu lực từ 01/01/2006. Luật Du lịch ra đời đề cập đến nhiều nội dung mới, thực sự đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch. Tuy