Xây Dựng, Ban Hành Và Tổ Chức Thực Hiện Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật, Tiêu Chuẩn Định Mức Kinh Tế - Kỹ Thuật, Chính Sách Trong Hoạt Động Du Lịch


công viên động vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình; quy hoạch hệ thống các tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách tuyến cố định nội tỉnh và vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015 - 2025...

Bên cạnh công tác quy hoạch, công tác đầu tư hạ tầng du lịch và xây dựng các sản phẩm du lịch cũng được tỉnh Ninh Bình chú trọng thực hiện. Cụ thể như sau:

* Về đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu du lịch:

- Cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh dã được từng bước đầu tư, nâng cấp, nhất là ở các khu du lịch trọng điểm như: Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu di tích lịch sử văn hóa Cố Đô Hoa Lư, Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính, Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương, Khu du lịch sinh thái vườn chim Thung Nham, Khu du lịch sinh tái Động Thiên Hà, Khu du lịch sinh thái Vân Long.

- Trong những năm qua, đã có nhiều dự án, công trình về du lịch được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước như: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An; Dự án tu bổ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư; Dự án xây dựng quảng trường và sân lễ hội phía trước Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư; dự án đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đường bao hào nước vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lư; Dự án xây dựng Quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế; Dự án nạo vét, xây kè bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê, nâng cấp tuyến đê hữu Hoàng Long và đê sông Đáy kết hợp giao thông đoạn đường từ Cúc Phương - Chùa Bái Đính đi Kim Sơn phục vụ du lịch.

* Xây dựng mới hệ thống cơ sở lưu trú cao cấp, cơ sở dịch vụ du lịch

Tỉnh Ninh Bình đã khuyến khích, kêu gọi, tư vấn cho các nhà đầu tư đầu tư bằng nguồn vốn ngoài nhân sách vào lĩnh vực dịch vụ du lịch và cấp


giấy chứng nhận đầu tư cho 29 dự án với tổng số vốn là 11.513 tỷ đồng. Quan tâm đến việc phát triển các loại hình du lịch ở nhà dân (homestay), Sở Xây dựng đã thiết kế hệ thống nhà mẫu bảo đảm tính thẩm mỹ theo phong cách truyền thống những ngôi nhà tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, phù hợp với làng quê và phát miễn phí cho người dân xây dựng, từng bước hình thành các khu dân cư sinh thái, văn minh kết hợp phục vụ khách du lịch. Hiện toàn tỉnh có 102 cơ sở là nhà ở có phòng cho khách du lịch cho thuê đã thu hút khách du lịch, tạo việc làm có thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động là cộng đồng dân cư ở các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

* Công tác bảo tồn, phát triển các sản phẩm truyền thống, các di sản văn hóa của địa phương để phục vụ phát triển du lịch

UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tiến hành khảo sát, nghiên cứu, lập đề án và phát triển các sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch như: Làng hoa đào phai tại xã Đông Sơn - thành phố Tam Điệp; làng hoa tại xã Ninh Sơn, xã Ninh Phúc - thành phố Ninh Bình; làng nghề thêo Văn Lâm tại xã Ninh Hải - huyện Hoa Lư; làng đá Mỹ nghệ tại xã Ninh Vân - huyện Hoa Lư; làng nghề cói ở huyện Kim Sơn.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 9

Công tác bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được tỉnh quan tâm, đầu tư. Tính đến năm 2017, toàn tỉnh Ninh Bình đã thống kê được

1.499 di tích, trong đó có 2 di tích được công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt, 77 di tích cấp quốc gia, 263 di tích cấp tỉnh; đặc biệt Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 2014.

UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo xây dựng, triển khai Đề án khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Xẩm giai đoạn 1 và mời các nghệ nhân, nghệ sỹ ở địa phương và trung ương sưu tầm, biên soạn và truyền dạy các làn điệu Xẩm để bảo tồn, phát triển, biểu diễn phục vụ khách du lịch và nhân dân. Ban


Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chỉ đạo xây dựng 04 đề án bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể: Đề án bảo tồn và khai thác múa trống dân gian xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh; Đề án bảo tồn văn hóa cồng chiêng xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan; Đề án bảo tồn khai thác quy trình xử lý mắm tép ở thị trấn Me, huyện Gia Viễn. Bên cạnh đó việc bảo tồn, phát huy nghệ thuật hát chèo, hát xẩm được tổ chức thường xuyên tại các buổi sinh hoạt định kỳ, các buổi giao lưu ở các câu lạc bộ hát chèo, hát xẩm tại các xã, thôn, xóm trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Ninh Bình cũng đã phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức hoạt động tìm kiếm và quảng bá Tốp ẩm thức và đặc sản Việt Nam, nhiều đặc sản Ninh Bình đã được công nhận là món ăn nổi tiếng của Việt Nam và kỷ lục châu Á: Đặc sản dê núi Trường Yên 6 món vào top 50 món ăn nổi tiếng Việt Nam, rượu Kim Sơn vào top 10 đặc sản nổi tiếng Việt Nam, nem Yên Mạc vào top 10 đặc sản nem chả nổi tiếng Việt Nam; cơm cháy Ninh Bình vào mắm tép Gia Viễn vào top 50 món ăn nối tiếng Việt Nam và được công nhận kỷ lục Châu Á.

Công tác xây dựng và phát triển các sản phẩm làng nghề, làng nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch được triển khai theo đúng Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề. Giai đoạn 2010 - 2016 đã có 31 làng nghề đượccoong nhận làng nghề cấp tỉnh.

Công tác bảo tồn và phát triển đàn dê bản địa được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tích cực triển khai nhằm bảo tồn đàn dê bản địa, đa dạng hóa sản phẩm từ chăn nuôi dê, cung cấp sản phẩm thịt dê phục vụ khách du lịch.


2.3.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật, chính sách trong hoạt động du lịch

Bên cạnh công tác quy hoạch, phát triển du lịch Ninh Bình thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách trong hoạt động du lịch.

Về công tác bảo đảm an ninh trật tự tại các khu, điểm du lịch, UBND đã ban hành Chỉ thị số 05/2014/CT-UBND ngày 27/11/2014 về tăng cường quản lý môi trường, văn hóa, bảo đảm an ninh, an toàn tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn. Công an tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An, UBND các huyện, thành phố đã xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch liên ngành số 1181/KHLN-CA-VH,TT,DL ngày 26/11/2014 về phối hợp tăng cường quản lý môi trường văn hóa, bảo đảm an ninh, an toàn các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch liên ngành số 01/KHLN-CA-BQLDTTA-VH,TTDL ngày 20/9/2016 về phối hợp quản lý, bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Quần thể danh thắng Tràng An. Các cơ quan chức năng đã huy động phương tiện, nhân lực, các điều kiện cần thiết để đón tiếp và phục vụ khách du lịch, nhất là các ngày lễ, tết đảm bảo an toàn, cơ bản không để xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, vệ sinh môi trường.

Đẻ bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận chuyển khách du lịch, Sở Giao thông Vận tải tỉnh phối hợp với Sở Du lịch kiểm tra, rà soát, sửa chữa, lắp đặt hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch tại các vị trí quan trọng (trên các tuyến đường dẫn vào các khu du lịch) tạo điều kiện thuận lợi cho du khách. Hết năm 2017, toàn tỉnh có khoảng 3.000 đò chèo tay phục vụ khách, 3 thuyền máy sức chở 12-20 khách, Sở Giao thông Vận tải đã


đào tạo, bồi dưỡng các quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa và cấp chứng chỉ chuyên môn cho trên 2.000 người lái đò.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc khai báo tạm trú cho khách du lịch cũng như phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm lợi dụng du lịch để hoạt động chống phá. Công an tỉnh Ninh Bình đã triển khai việc khai báo tạm trú, lưu trú cho người nước ngoài, người Việt Nam trên mạng internet, hiện nay đã có 265 nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn tỉnh thực hiện khai báo tạm trú qua mạng internet.

Để thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh theo hướng bền vững, xây dựng các hành vi ứng xử văn minh, phòng, chống và xử lý các hành vi vi phạm nếp sống văn minh tại các khu, điểm du lịch, Ban chỉ đạo Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 92/KH-BCĐ ngày 26/6/2015 thực hiện nếp sống văn minh tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015 – 2020 với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa, văn minh tại các khu, điểm du lịch; thực hiện nếp sống văn minh trong các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ du lịch; nâng cao nhận thức về thực hiện nếp sống văn minh đối với khách du lịch đến tham quan, du lịch tại các khu, điểm du lịch.

Về việc khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn, UBND tỉnh Ninh Bình cũng đã ban hành các quyết định, quy chế quản lý nhà nước: Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND ngày 24/11/2015 ban hành Quy chế quản lý và khai thác hang, động vào hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Quyết định số 83/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 về việc ban hành Quy định tạm thời về quản lý xây dựng trong vùng bảo vệ Quần thể danh thắng Tràng An; Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 17/12/2015 ban hành Quy chế quản lý và


bảo vệ các di tích khảo cổ học Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quẩn thể danh thắng Tràng An; Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 14/12/2015 ban hành quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 ban hành Quy chế phối hợp quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.

Về quản lý giá, phí tại các khu du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch: Giai đoạn 2011 - 2017, HĐND tỉnh Ninh Bình đã 05 lần điều chỉnh mức thu phí, lệ phí trên địa bàn để phù hợp với thực tế trong đó có các khoản phí danh lam thắng cảnh, phí trong giữ xe, phí vệ sinh. UBND tỉnh đã thành lập các Đoàn liên ngành kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước về giá, phí tại các khu, điểm du lịch. Ngoài ra để bảo đảm quyền lợi của khách du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch, chống các hiện tượng bán phá giá, tăng giá quá mức đối với các dịch vụ, Hiệp hội Du lịch Ninh Bình đã tích cực phối hợp với các cơ quan nhà nước trong công tác quảng bá, xúc tiến; quản lý giá cả, chất lượng các dịch vụ du lịch; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch.

Để xã hội hóa các hoạt động du lịch, tăng cường thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, năm 2012, UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo thực hiện đấu thầu quyền quản lý, khai thác 2 tuyến du lịch: Đình Cá - Tam Cốc và Bích Động - Động Tiên - Xuyên Thủy Động thuộc Khu Du lịch Tam Cốc - Bích Động.

2.3.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch

Ngành du lịch đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xây dựng hệ thống các bài thuyết minh làm tài liệu hướng dẫn khách du lịch tại một số khu du lịch trọng điểm; phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy, Hội Phụ nữ tỉnh, các


trường đại học, cao đẳng và các doanh nghiệp được giao quản lý khu, điểm du lịch mở các lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng kiến thức du lịch, ngoại ngữ và phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự đối với khách du lịch cho cán bộ, nhân viên, cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đặc biệt là tại các khu, điểm du lịch thuộc Quần thể danh thắng Tràng An: Khu tâm linh chùa Bái Đính, khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch sinh thái Vân Long… giai đoạn 2010 - 2016 đã bồi dưỡng cho 15.000 lượt người tham gia hoạt động du lịch. Do đó, ý thức và thái độ phục vụ của người làm du lịch (người chở đò, bán hàng, chụp ảnh, thuyết minh viên…) ngày càng được nâng cao.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội… tổ chức nhiều chương trình tọa đàm, hội thi, lớp tập huấn, hội nghị báo cáo viên cho cộng đồng dân cư để tuyên truyền về tiềm năng, thực trạng, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch, giá trị và trách nhiệm bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An, thực hiện nếp sống văn minh du lịch. Ban Dân vận Tỉnh ủy đã xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình, điển hình “dân vận khéo”: Vận động nhân dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan tại các khu, điểm du lịch; mô hình vận động người dân tham gia làm dịch vụ du lịch thực hiện nếp sống văn minh du lịch; vận động xây dựng các tổ, nhóm tự quản đối với người làm dịch vụ du lịch. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh duy trì mô hình “Bảy ngày xanh - sạch - đẹp” với các hoạt động thiết thực; duy trì hoạt động mô hình câu lạc bộ “Phụ nữ với văn hóa du lịch” tại huyện Gia Viễn, huyện Kim Sơn, huyện Hoa Lư; tổ chức liên hoan, diễn đàn, chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ: “Phụ nữ với văn hóa du lịch”, “Tôi là phụ nữ Việt Nam”, “Phụ nữ phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc Mường”… nhằm tuyên truyền, nêu cao ý thức trách nhiệm của hội viên trong


việc giữ gìn, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh, an ninh trật tự, an toàn xã hội tại khu, điểm du lịch.

Sở Du lịch đã phối hợp với Trung tâm Thông tin VNPT Ninh Bình xây dựng và đưa vào sử dụng trang thông tin điện tử của Sở Du lịch Ninh Bình với tên miền cấp 4 là: www.sodulich.ninhbinh.gov.vn.; đồng thời tổng hợp, đăng tải các thông tin về du lịch của tỉnh như tài nguyên du lịch, các điểm tham quan du lịch, hệ thống các dịch vụ du lịch, thông tin hỗ trợ du khách, đặc biệt là 17 thủ tục hành chính công theo thẩm quyền giải quyết của Sở, các văn bản pháp luật nhà nước liên quan, các bộ tiêu chí nghiệp vụ lưu trú, lữ hành… để khách du lịch, các tổ chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh du lịch truy cập thông tin. Trong năm 2017, các trang website của ngành thu hút hơn

7.000.000 lượt khách truy cập.

Công tác hỗ trợ khách du lịch được các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương quan tâm trong việc cung cấp thông tin về điểm đến du lịch, các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch. Các thông tin này được đăng tải trên trang website hotrodukhachninhbinh.vn để hỗ trợ khách và doanh nghiệp du lịch, trong năm 2017 đã có hơn 841.087 lượt truy cập.

Công tác tư vấn, hỗ trợ du khách: Sở Du lịch đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Trung tâm hỗ trợ khách du lịch với 3 trạm hỗ trợ khách du lịch tại Bái Đính, Tràng An, Tam Cốc - Bích Động. Trung tâm hỗ trợ khách du lịch đã phối hợp với các ngành, địa phương hỗ trợ khách du lịch và đảm bảo an ninh, an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch… được triển khai kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Trong năm 2017, đã hỗ trợ trực tiếp cho 56.300 lượt khách tại các Trạm hỗ trợ khách du lịch (trong đó có 22.000 lượt khách quốc tế và 34.300 lượt khách nội địa) và hỗ trợ 6.800 lượt khách qua số điện thoại đường dây nóng và hộp thư điện tử.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2023