Mục Tiêu Và Phương Hướng Phát Triển Du Lịch Ở Nứoc Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Hiện Nay


Năm là, hệ thống các văn bản pháp luật về du lịch làm cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về du lịch ở nước CHDCND Lào hiện nay còn nhiều bất cập. Các văn bản banh hành nhiều, nhưng trùng lặp, mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau. Mặt khác, nhiều vấn đề quan trọng trong lĩnh vực này chưa có cơ sở pháp lý vững chắc, thiếu những quy phạm pháp luật có hiệu lực cao để điều chỉnh.

Kết quả nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật của các cơ quan quản lý đến việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch cho thấy những hạn chế, bất cập đó đòi hỏi phải có những sửa đổi, bổ sung kịp thời đối với các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, bảo đảm cho pháp luật được thực hiện có hiệu quả tốt và thực sự đi vào cuộc sống, thực sự phát huy vai trò là công cụ quản lý nhà nước, bởi lễ: “việc tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch không chỉ thể hiện ở chỗ các chương trình kế hoạch, công trình dự án mà còn thể hiện qua các phong trào quần chúng, qua chất lượng của các công việc” [54, tr.1-6].


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào trong thời gian qua, nhất là, việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật cho thấy thì pháp luật trong lĩnh vực du lịch đã có bước hình thành và phát triển. Từ năm 2000 đến nay Mặc dù, Luật Du lịch đã qua sửa đổi một lần nhưng còn xảy ra những vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch.

Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế so với yêu cầu thực tiễn, việc xây dựng và ban hành các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực du lịch chưa có sự đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà kinh doanh du lịch và bản thân của hệ thống pháp luật hiện hành cũng chưa có khả năng đi vào trong đời sống kinh tế - xã hội, do đó hiện tượng xem thường pháp luật và chấp hành pháp luật không nghiêm còn xảy ra thường xuyên.


Sự can thiệp của Nhà nước bằng pháp luật đối với các hoạt động du lịch đôi khi không phù hợp đã làm cho hoạt động du lịch vận động không đúng thực chất. Bởi pháp luật trong lĩnh vực du lịch còn thể hiện nhiều điểm bất cập so với thực tiễn, hiệu lực, hiệu quả chưa cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Sự thay đổi nhiều lần của bộ máy quản lý nhà nước đối với du lịch đã làm ảnh hưởng trực tiếp khó khăn đến công tác thực hiện quản lý du lịch và nó còn giảm bới vai trò và quyền lực của Tổng Cục Du lịch Lào mà hiện nay đã thuộc về Bộ thông tin, văn hóa và du lịch.

Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý bằng pháp luật đối với các hoạt động du lịch đôi khi chưa nhịp nhàng dẫn đến tình trạng có nhiều cơ quan quản lý nhà nước, nhưng nhà nước vẫn không quản lý một cách có hiệu quả đối với các hoạt động du lịch diễn ra trong nền kinh tế thị trường, các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ các bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức trong lĩnh vực du lịch còn manh mún và thiếu đồng bộ.

Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 16

Việc nghiên cứu đánh giá, chỉ ra được những bất cập và hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế nêu trên quản lý nhà nước bằng pháp luật ở Lào thời gian qua là cơ sở thực tiễn quan trọng để luận án đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế đó ở chương 3 của luận án.


Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY


4.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở NỨOC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

4.1.1. Dự báo và định hướng mục tiêu phát triển du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

4.1.1.1. Xu hướng phát triển du lịch thế giới

Du lịch ngày nay đã trở thành một trong những ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế thế giới với doanh thu toàn cầu vào khoảng 500 tỷ USD/năm, chiếm hơn 1/3 tổng giá trị thương mại dịch vụ trên toàn thế giới, chiếm 11% tổng chi tiêu toàn cầu, tạo nhiều công ăn việc làm (trung bình trên toàn thế giới tỷ lệ lao động làm việc trong ngành du lịch là 1/16). Riêng năm 2011, Theo số liệu thống kê của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC), ngành du lịch và lữ hành toàn cầu đã đóng góp tới 6,3 nghìn tỷ USD, chiếm 9% GDP, tạo ra 255 triệu việc làm, 743 tỷ USD đầu tư, 1,2 nghìn tỷ đô la xuất khẩu, 1/12 tổng số việc làm, 5% tổng đầu tư và 5% tổng xuất khẩu toàn cầu. Theo dự báo của WTTC, số lượng khách quốc tế năm 2012 sẽ vượt 1 tỷ lượt người, đóng góp 6,5 nghìn tỷ đô la cho kinh tế toàn cầu và tạo ra 260 triệu việc làm trên toàn thế giới và trong 10 năm tới sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình 4% năm. Có thể nói, ngành công nghiệp "không khói" này trở thành một trong những giải pháp quan trọng duy trì đà tăng trưởng và mang lại sự thịnh vượng cho cả các nước giàu lẫn nước nghèo [36, tr.2].

Theo dự báo của Tổ chức du lịch thế giới, đến năm 2020, số lượng khách đi du lịch trên toàn thế giới là 1,6 tỷ người. Ngành du lịch sẽ đóng góp khoảng 10,9% GDP thế giới, đóng góp vào ngân khố của các quốc gia dưới dạng thuế vào khoảng 302 tỷ USD [36, tr.2] và trở thành ngành kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Điều đó cho thấy các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang và chậm phát triển


như Lào cần nắm bắt cơ hội này để đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ du lịch, tăng thu ngoại tệ phục vụ công cuộc phát triển đất nước. Tuy nhiên, để đẩy mạnh được hoạt động này cần không chỉ căn cứ tiềm năng trong nước mà còn phải dựa vào xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ du lịch thế giới.

Nhìn vào xu hướng phát triển của thị trường du lịch thế giới, có thể thấy châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có nhiều triển vọng trong việc thu hút khách du lịch. Là một quốc gia nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương với vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên ưu đãi, chế độ chính trị ổn định, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và giàu lòng hiếu khách, Lào đã có nhiều lợi thế để xuất khẩu dịch vụ du lịch. Từ năm 2000 đến nay, lượng khách quốc tế vào CHDCND Lào ngày càng tăng và xuất khẩu dịch vụ du lịch liên tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ cả nước. Tuy nhiên, xuất khẩu dịch vụ du lịch của Lào vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Hiện nay, Lào đã trở thành thành viên chính thức của WTO và đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực du lịch. Để hoạch định chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ du lịch của nước Lào, cần thiết phải nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ du lịch thế giới. Sự biến động về cung dịch vụ với những thay đổi về cơ cấu, số lượng các nhà xuất khẩu dịch vụ sẽ giúp chúng có thể nhận định được các đối thủ cạnh tranh của mình. Biến động về cầu dịch vụ sẽ giúp Nhà nước Lào xây dựng được định hướng và các cách thức thâm nhập những thị trường tiềm năng mà Chính phủ Lào thấy phù hợp với khả năng cung cấp của mình.

4.1.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có vị trí, địa lý nằm trong khu vực sông Mê Kông và khu vực Thái Bình Dương. Quá trình phát triển kinh tế-xã hội trong những năm qua, nền kinh tế đất nước có sự phát triển và có mối quan hệ hợp tác với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Hơn 30 năm qua, Đất nước Lào đã trở thành điểm kết nối, nghỉ ngơi và con đường đi qua trong khu vực này. Đồng thời, cũng có trật tự về chính trị, hòa bình và có sự hợp tác rất tốt đối với các nước trong khu vực và thế giới. Vì có ưu thế vị trí, địa lý của Lào và có trật tự về chính trị, có điểm du lịch về cảnh


thiên nhiên, văn hóa và lịch sử truyền thống tốt đẹp lâu dài và nổi tiếng, các dân tộc của Lào có tính thật lòng, đó là tiềm năng thu hút khách du lịch quốc tế đến du lịch tại nước Lào ngày càng tăng. Vì sự quan tâm của Nhà nước tạo sự thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch đến du lịch tại Lào, làm cho số lượng khách du lịch quốc tế đến Lào hàng năm ngày càng tăng lên, để nhấn mạnh trong công tác phát triển du lịch, Tổng Cục Du lịch Lào đã hòan thiện xây dựng chiến lược phát triển du lịch năm 2006-2020 và đã được Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 69/CP, ngày 20/3/2007, và xây dựng kế hoạch triển khai 5 năm 2006-2010 và 2011-2015, và các tỉnh đã hoàn thiện xây dựng chiên lược phát triển du lịch năm 2006-2020. Ngoài việc phát triển cấp tỉnh, công tác phát triển du lịch cấp miền cũng phải có kế hoạch phát triển, đã chia thành 3 miền (Bắc, Trung, Nam). Các tỉnh đã cố gắng triển khai kế hoạch của mình và phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan cập nhật dịch vụ, tạo ra các loại sản phẩm du lịch khuyến khích cho các công dân có sự đóng góp trong công tác phát triển du lịch và mang lợi ích cao nhất cho họ. Nói chung mục tiêu và kế hoạch phát triển du lịch của CHDCND Lào có định hướng như sau:

- Nâng cao ý thức sâu sắc về chính sách phát triển và khuyến khích du lịch cho từng các đơn vị cá nhân, làm cho du lịch của Lào trở thành một ngành kinh tế hàng đầu và công nghiệp du lịch hiện đại.

- Phân bố ngân sách để tổ chức thực hiện kế hoạch và các dự án do Nhà nước là chủ đầu tư và sự viện trợ của các cơ quan, làm cho các kế hoạch dự án được thực hiện nghiêm túc.

- Kết hợp giữa các chính quyền địa phương, các Bộ, cơ quan ngang bộ và các ngành có liên quan trong công tác triển khai cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng đáp ứng theo nhu cầu của công tác phát triển du lịch trong thời gian tới.

- Cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch và phát triển điểm du lịch mới, sản phẩm du lịch mới có nhiều màu sắc và đảm bảo chất lượng cao nhất.

- Tăng cường sự hợp tác với các đơn vị kinh doanh trong công tác quảng cáo khuyến khích du lịch đúng theo mục tiêu của thị trường du lịch.

- Triển khai sự hợp tác về du lịch với các cơ quan tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong lĩnh vực châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN, các nước tiểu vùng sông Mê Không.


- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát đánh giá lại công tác thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển du lịch đúng theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Lào [12, tr.5-7].

- Trong giai đoạn tới, ngành du du lịch của Lào tiếp tục duy trì quan điểm phát triển bền vững với mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đưa đất nước Lào trở thành điểm đến hấp dẫn nhất và có đẳng cấp trong khu vực. Để đạt được mục tiêu đó, ngành du lịch phải đặt trọng tâm vào phát triển du lịch có chất lượng, có thương hiệu, có tính chuyên nghiệp và hiện đại trên cơ sở khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa và vai trò động lực của các doanh nghiệp.

Ông Thong Sing THĂMMAVÔNG, Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào đã nói trong Hội Nghị thông tin - văn hóa và du lịch toàn quốc:

Củng cố xây dựng điểm du lịch văn hóa, thiên nhiên và lịch sử trên phạm vi toàn quốc đảm bảo du lịch bền vững và trọn vẹn và hội nhập với khu vực và quốc tế, hợp tác với các cơ quan trong xã hội, quản lý kinh doanh du lịch tuân thủ theo pháp luật, đào tạo nguồn nhân lực về du lịch, biết đến chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, giới thiệu cho khách du lịch biết về đất nước Lào một cách sâu sắc hơn [67, tr.2].

Từ những định hướng trên đây, cho thấy, Đảng và Nhà nước Lào đánh giá rất cao vai trò của du lịch, đặt du lịch vào vị trí rất quan trọng. Bởi phát triển du lịch không chỉ ở việc thu ngoại tệ, mà còn thông qua hoạt động du lịch nhằm giới thiệu CHDCND Lào cho thế giới biết về phong tục tập quán, văn hóa tốt đẹp của người Lào, từng bước đưa đất nước trở thành một trung tâm Du lịch - thương mại - dịch vụ trong khu vực.

Mục tiêu phát triển du lịch trên đây có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành hệ thống thống nhất nhằm thúc đẩy ngành du lịch thành ngành kinh tế hàng đầu của đất nước. Để các mục tiêu phát triển du lịch trở thành hiện thực, Nhà nước Lào đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến ngành du lịch, nhất là Luật Du lịch. Điều này cũng thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào trong việc thực hiện quản lý thống nhất về mặt Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch. Điều 6 Luật Du lịch năm 2013 đã quy định: “Cá nhân và các tổ chức


quốc tế ở CHDCND Lào có nhiệm vụ góp phần vào phát triển và khuyến khích ngành du lịch…” [53, tr.4].

4.1.1.3. Dự báo phát triển du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ đây đến năm 2020

Việc phát triển và khuyến khích du lịch là một công việc rất quan trọng trong ngành du lịch của Nhà nước, trong thời gian qua đã được thực hiện nghiêm chỉnh, thể hiện rất rõ nét trong công tác phát triển địa điểm du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, để nâng cao các điều kiện thuận lợi cho du khách và đáp ứng được nhu cầu cho du khách. Cơ quan du lịch là trung tâm phối hợp trong việc lập kế hoạch chiến lược phát triển du lịch cấp Trung ương và địa phương. Công tác phát triển du lịch ở CHDCND Lào có công việc quan trọng như: Phát triển du lịch theo hướng bền vững, phát triển kết cấu hạ tầng, lập kế hoạch chiến lược phát triển du lịch, phát triển du lịch kết nối giữa các miền với nhau, đẩy mạnh thu hút đầu tư cho phát triển du lịch.

* Phát triển du lịch theo hướng bền vững

Đây là hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước nhằm góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Hoạt động phát triển du lịch phải đồng thời đạt hiệu quả về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển du lịch của thế giới, góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nằm ở vị trí có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó, trên địa bàn cả nước trung khá dầy đặc các di tích lịch sử văn hóa có giá trị, các tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn. Việc phát triển du lịch bền vững nhằm mục đích khai thác ngày càng tốt hơn các tài nguyên lao động sẵn có, đồng thời phát triển có kế hoạch bảo trì, tôn tạo, giữ gìn cho tương lai. Bên cạnh đó, phát triển du lịch cần gắn bó mật thiết với công tác bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, kịp thời ngăn chặc những ảnh hưởng tiêu cực từ phát triển du lịch đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Quy hoạch phát triển du lịch ở CHDCND Lào một mặt là phải khai thác giá trị văn hóa, lịch sử,


danh lam thắng cảnh của các địa phương và bảo vệ môi trường, mặt khác cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, từng bước đưa đất nước Lào trở thành điểm du lịch đáng đến nhất trong khu vực.

* Phát triển kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng phục vụ đắc lực nhất đối với phát triển du lịch là hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cung cấp điện nước, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp… Vì vậy, để góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch ở nước CHDCND Lào phải tập trung đầu tư phát triển tốt các mặt sau:

- Phát triển toàn diện hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đặc biệt là tuyến đường giao thông đường bộ có mối quan hệ chặt chẽ với các tài nguyên du lịch trên phạm vi toàn quốc.

- Hoàn thiện mạng lưới điện từ nguồn cung cấp lưới điện để đảm bảo mức bình quân điện thương phẩm và tăng cường các trạm cung cấp điện, cải tạo nâng cấp mạng lưới chuyển tải điện để đáp ứng các yêu cầu về phát triển du lịch.

- Hiện đại hóa mạng lưới thông tin toàn quốc theo hướng tự động hóa, điện tử hóa, mở rộng các dịch vụ điện thoại mới, tăng cường dịch vụ thuê bao, dịch vụ chuyển số liệu qua mạng internet,… phát triển cơ sở bưu chính viễn thông tại khu du lịch, các điểm du lịch, vùng trung tâm đô thị để đảm bảo phủ song liên lạc nhằm đáp ứng tốt nhu cấu sinh hoạt của nhân dân địa phương, đồng thời phục vụ cho quá trình phát triển ngành du lịch.

- Khẩn trương xây dựng hệ thống chế biến, xử lý rác thải, nước thải tại khu du lịch. Các vị trí du lịch khác phải có quy hoạch ngay từ đầu việc xây dựng hệ thống xử lý chất hải và đảm bảo vệ sinh môi trường; đặt nhiều thùng rác công cộng, các khu vui chơi giải trí, tăng cường giáo dục ý thức của nhân dân, khách du lịch và nhân viên phục du lịch trong vấn đề đảm bảo môi trường khu du lịch xanh, sạch đẹp.

- Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch được tạo ra là yêu tố quan trọng tác động đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó. Trên thực tế, có ba yếu tố cấu thành để tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịch thỏa mãn nhu cầu của du khách, đó là: tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2023