Yêu Cầu Khách Quan Về Bảo Đảm Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật


du lịch, lao động trong ngành du lịch. Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch nó còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch, là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với công tác phát triển du lịch của Nhà nước. Ta có thể nói rằng, trình độ phát triển du lịch là điều kiện, đồng thời cũng có thể hiện trình độ phát triển du lịch của một quốc gia. Vì thế, một vùng, một quốc gia nào đó muốn phát triển ngành du lịch cần có một hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tốt.

* Lập kế hoạch chiến lược phát triển du lịch

Để công tác phát triển du lịch đi theo hướng toàn diện, Tổng cục Du lịch đã thành công lập kế hoạch chiến lược phát triển du lịch 2006-2020 đã được Chính phủ thừa nhận theo Nghị định số: 96/CP, ngày 20/3/2007, và xây dựng kế hoạch triển khai 5 năm 2006-2010. Mỗi tỉnh cũng có chương trình xây dựng kế hoạch của mình từ năm 2006-2020. Chiến lược phát triển du lịch của Lào đến năm 2020, xác định ra các quan điểm phát triển phù hợp với trình độ phát triển, bối cảnh và xu hướng phát triển của du lịch của Lào. Các quan điểm đợt phá mang tính chiến lược trong giai đoạn tới tập trung vào việc tăng cường chất lượng, gây dựng thương hiệu và tạo sức cạnh tranh cao cho du lịch của Lào.

* Phát triển du lịch kết nối giữa các miền với nhau

Ngoài phát triển du lịch cấp tỉnh, cũng có công tác phát triển du lịch cấp miền, chia thành 4 miền như: miền Bắc cấp trên gồm: tỉnh Phông-Xa-Li, tỉnh Luông-Năm-Tha, tỉnh Bor-Keo và tỉnh U-Đôm-Xay, miền Bắc cấp dưới có: tỉnh Luông-Pha-Băng, tỉnh Xiêng-Khoảng, tỉnh Xay-Ya-Bu-Ri, tỉnh Hua-Phăn, miền Trung có: Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Viêng-Chăn, tỉnh Bor-Li-Khăm-Xay, tỉnh Khăm-Muân và tỉnh Xa-Văn-Na-Khẹt, miền Nam có: tỉnh Chăm-Pa-Sắc, tỉnh Xa- La-Văn, tỉnh Xey-Kong và tỉnh Át-Ta-Pư, đồng thời phải kiểm tra, giám sát lại trong việc tổ chức thực hiện công tác phát triển du lịch trong những năm vừa qua của các tỉnh. Mỗi tỉnh phải cố gắng triển khai kế hoạch phát triển của mình phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và cơ quan liên ngành về việc cải thiện và nâng cấp điểm kết nối du lịch như: an toàn vệ sinh, nhà nghỉ, đường bộ, biển hướng dẫn du lịch và cảnh báo, xây dựng trung tâm thông tin về du lịch ở các tỉnh hoặc một số nơi du lịch quan trọng. Đồng thời, phải quyết định địa điểm du lịch muốn


phát triển ở mọi địa điểm kết nối gồm có: Xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, củng cố công tác dịch vụ, quản lý sản phẩm du lịch…

* Đẩy mạnh thu hút đầu tư cho phát triển du lịch

Vốn đầu tư, đối với ngành du lịch là điều kiện tiên quyết trong chiến lược phát triển của ngành và là điều kiện sống còn đối với các đơn vị trực tiếp kinh doanh. Để giải quyết những yếu kém về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch. Công việc cấp bách đối với ngành du lịch ở nước CHDCND Lào từ đây đến năm 2020 là phải nhanh chóng huy động mọi nguồn vốn để cải tạo nâng cấp xây dựng mới kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch biến các dự án thành hiện thực, đồng thời là điều kiện khắc phục sự tụt hậu ngành du lịch của CHDCND Lào.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

- Thu hút vốn đầu tư trong nước, thông qua các hình thức phát hành cổ phiếu công trình, tăng cường góp vốn liên doanh trên cơ sở luật đầu tư trong nước để xây dựng các hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu thể thao, mua sắm, các phương tiện vận chuyển… thông qua các dự án đầu tư. Phải thực sự coi trọng vốn đầu tư trong nước là hướng ưu tiên mang tính chiến lược lâu dài.

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài trong giai đoạn trước mắt do CHDCND Lào còn thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý điều hành… Nên cho phép vào hướng đầu tư nước ngoài (liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài) vào những doanh nghiệp, loại hình dịch vụ mới hoặc những khu du lịch có quy mô hình đầu tư lớn, kinh doanh tổng hợp nhằm tránh thủ vốn và kinh nghiệm của đối tác kinh doanh.

Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 17

* Tập trung quản lý điểm đến và chất lượng du lịch

Tập trung quản lý phát triển các điểm đến du lịch của Lào đạt những an toàn, thân thiện và hiếu khách thông qua:

- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với du lịch từ Trung ương tới các địa phương với các đầu mối: Trung ương đảm bảo thực hiện chức năng xúc tiến quốc gia và quy hoạch, định hướng phát triển; theo dõi quan lý và thúc đẩy liên kết quốc tế, quốc gia và vùng; đảm bảo chức năng liên kết vùng, hoạt động liên tỉnh trong xúc tiến quảng bá và tạo thuận lợi tiếp cận điểm đến; cấp tỉnh thực hiện quản lý điểm đến trên địa bàn chức năng kiểm soát dịch vụ, tạo thuận


lợi các điểm đến; các khu, điểm du lịch quốc gia thực hiện quản lý điểm đến, kiểm soát dịch vụ;

- Hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng trong ngành du lịch, đảm bảo duy trì chất lượng và sức cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ du lịch thể hiện qua thương hiệu du lịch từ đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành du lịch. Thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng, chống phá giá, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, chống nhái thương hiệu;

- Thực hiện kiểm soát phát triển theo quy hoạch dài hạn, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên: khách du lịch, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của Lào và bảo vệ môi trường;

- Tăng cường các biện pháp liên ngành, liên vùng trong quản lý chất lượng các dịch vụ du lịch và liên quan, hỗ trợ cho việc quản lý điểm đến, từng bước hình thành môi trường du lịch an toàn, thân thiện, văn minh;

- Phát triển sản phẩm du lịch xanh, thân thiện môi trường có sự tham gia chủ động, tích cực của cộng đồng dân cư địa phương, tăng cường giao lưu, tương tác giữa khách với cư dân bản địa.

Sau đây là định hướng phát triển và khuyến khích du lịch đến năm 2020 của nước CHDCND Lào:

- Dự kiến năm 2020 sẽ thu hút được khách du lịch vào Lào 4 triệu người, thời gian vào nghỉ tại Lào không quá 10ngày/người vào tạo nguồn thu nhập ít nhất là 760 triệu đô USD/năm.

- Trước năm 2020, dự kiến phát triển sản phẩm du lịch một thành phố một sản phẩm trên phạm vi toàn quốc. Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội.

- Dự kiến năm 2020, xây dựng được kế hoạch phát triển khu du lịch đến 25 khu du lịch, kiểm tra và xếp loại hạng địa điểm du lịch hơn 40 nơi, xây dựng và phát triển địa điểm du lịch có dịch vụ du lịch tròn vẹn và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao hơn 10 nơi.

- Dự kiến năm 2020, thành công xây dựng những điều thuận lợi phục vụ cho các khu du lịch 200 nơi. Các tỉnh có cửa khẩu quốc tế phải có văn phòng thông tin về du lịch, cả các thiết bị viễn thông.


- Dự kiến năm 2020, nâng cao các sản phẩm du lịch dân cư hơn 100 kiểu sản phẩm.

- Dự kiến năm 2020, đào tạo nguồn nhân lực lao động về ngành du lịch đủ cả về số lượng và đáp ứng theo yêu cầu về chất lượng, đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

- Năm 2015, trung tâm đào tạo nghề nghiệp du lịch phải được thành lập.

- Dự kiến năm 2020, xây dựng được các hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với các văn bản pháp luật của các nước ASEAN, vấn đề phổ biến giáo dục pháp luật phải được nâng cao và có hiệu quả cao [13, tr.50].

- Xây dựng đất nước Lào trở thành điểm đến du lịch, cho khách du lịch quốc tế hiểu biết về đất nước Lào sâu hơn, dưới hình thức du lịch theo kiểu văn hóa, thiên nhiên và lịch sử mang tính bền vững, du lịch dân cư, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập vào du lịch thế giới, nhằm góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo nhân dân các bộ tộc Lào.

Đáng chú ý là Nhà nước tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư hạ tầng cũng như vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch; ưu tiên vùng sâu, vùng xa, biên giới nơi có tiềm năng du lịch. Chú trọng đầu tư cho thương hiệu du lịch quốc gia và các thương hiệu du lịch có sự đặc biệt quan trọng; tăng cường cho xúc tiến quảng bá, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực bậc cao.

Đặc biệt, tôn tạo tài nguyên du lịch, nâng cấp các di tích, di sản để phát huy giá trị khai thác phục vụ du lịch hiệu quả; quy hoạch phục hồi những công trình kiến trúc có giá trị, phát triển các bảo tàng và các công trình văn hoá lớn phục vụ cho ngành du lịch.

Đầu tư hình thành, phát triển các khu, điểm du lịch trọng điểm: tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu du lịch nghỉ dưỡng, các khu nghỉ dưỡng núi, các khu du lịch tổng hợp, giải trí chuyên đề, kết hợp trung tâm thương mại, mua sắm, hội nghị hội thảo.

Với những định hướng mang tính chiến lược, lâu dài và những chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện hiệu quả, chắc chắn du lịch CHDCND Lào sẽ có bước đột phá mới trong những năm tới đây.


4.1.2. Yêu cầu khách quan về bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật

đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã đặt ra yêu cầu cơ bản về bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào. Bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch xuất phát từ những yêu cầu sau đây:

Một là, xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, đòi hỏi Nhà nước CHDCND Lào phải đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch.

Xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân là định hướng mang tính nguyên tắc chỉ đạo, xuyên suốt quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động bộ máy Nhà nước Lào hiện nay. Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải đề cao vai trò của pháp luật trong lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, trong toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước nói chung, trong lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch nói riêng. Để thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải tiếp tục khẩn trương hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch của cả nước. Kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức hành chính các cấp, cán bộ phải triệt để tuân thủ nguyên tắc chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép, các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương phải có đủ năng lực để giải quyết những vấn đề bức xúc đặt ra trong thực tiễn quản lý, kinh doanh du lịch, đặc biệt là phải giải quyết được các tranh chấp trong hoạt động du lịch, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm pháp luật về du lịch và bảo vệ trật tự pháp luật về du lịch trên phạm vi toàn quốc.

Hai là, xuất phát từ yêu cầu phát huy vai trò to lớn của hoạt động du lịch với sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước đòi hỏi phải đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch.

Du lịch ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Du lịch không chỉ mang ngoại tệ vào đất nước, mà trong nền kinh tế thị trường du lịch đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt thành nguồn vốn, nguồn nội lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Du lịch là một ngành để phát triển các cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, bưu chính-viễn thông, điện lực


và bảo vệ các tài nguyên về du lịch theo quy hoạch và pháp luật… vì thế, chỉ Nhà nước quản lý được hoạt động du lịch một cách chặt chẽ, đảm bảo sự quản lý đúng mức, khi đó du lịch mới thật sự phát huy được vị trí vai trò của mình, để thúc đẩy và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào tham gia đầu tư trong ngành du lịch ngày càng có sự tăng lên, và tạo được việc làm cho các công dân và góp phần vào việc giải quyết giảm bớt đói nghèo của công dân, phải tổng hợp, nghiên cứu các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, triển khai các chính sách đầu tư trong nước và nước ngoài trong kinh doanh du lịch. Thúc đẩy nền kinh tế xã hội của đất nước phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ba là, xuất phát từ yêu cầu phân cấp quản lý nhà nước về du lịch giữa các cơ quan Nhà nước đòi hỏi phải đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch.

Một Nhà nước hiện đại là một Nhà nước có bộ máy tinh gọn, nhưng đạt hiệu lực hiệu quả tối đa trong quản lý. Vì thế, việc thực hiện phân công, phân cấp rành mạch, tăng cường quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý nhà nước về du lịch giữa các cấp chính quyền, giữa Trung ương với địa phương là vấn đề có tầm quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên phạm vi cả nước. Nhận thức được vấn đề đó, Nhà nước Lào đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân cấp trong quản lý nhà nước về du lịch theo hướng Chính phủ thực hiện vai trò quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô, đồng thời tăng cường quyền chủ động do chính quyền ở địa phương trong quản lý các kinh doanh du lịch nhất là các nguồn tài nguyên thiên nhiên về du lịch và quản lý khách sạn, nhà nghỉ… và đảm bảo được trật tự an toàn trong xã hội.

Tuy nhiên, Nhà nước phải xây dựng cơ chế kiểm soát hữu hiệu đối với quá trình này, nhằm đảm bảo tính tập trung thống nhất của quản lý nhà nước về du lịch. Bên cạnh đó, khi quyền hạn của chính quyền địa phương trong quản lý hoạt động du lịch càng lớn thì trách nhiệm càng phải rõ ràng và nặng nề. Do vậy, để sự phân cấp trong quản lý nhà nước về hoạt động du lịch đạt được hiệu quả và khắc phục, những hiện tượng yếu kém, lỏng lẻo, vô pháp luật trong quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên cả nước.


Bốn là, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong việc thực hiện các chính sách về du lịch, đòi hỏi phải đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch. quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch là hình thức quan trọng để đảm bảo sự thực thi các chủ trương chính sách của Đảng NDCM Lào trong thực tế. Vì thế, các chủ trương chính sách của Đảng NDCM Lào về du lịch cần được thể chế hóa kịp thời thành những quy định pháp luật của Nhà nước. Có như vậy đảm bảo được sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong quá trình quản lý nhà nước về du lịch trên phạm vi toàn quốc.

4.2. QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Để công tác quản lý du lịch có sự thống nhất trên phạm vi toàn quốc, giảm thiểu tác động tiêu cực, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, hạn chế thực hiện kinh doanh trái phép, nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế; tác giả đã đưa những quan điểm để bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch như sau:

Thứ nhất, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào phải dựa trên chính sách, đường lối của Đảng Nhân dân cách mạng Lào Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, Đảng

Nhân dân cách mạng Lào đã đề ra những chủ trương đường lối về quản lý hoạt động du lịch, về xây dựng banh hành và tổ chức thực hiện pháp luật du lịch. Điều đó, cho thấy đường lối của Đảng có quan hệ chặt chẽ với quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch. Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ VII, đã được xác định: “Thúc đẩy đầu tư phát triển địa điểm du lịch, phát triển nguồn nhân lực về du lịch, củng cố cơ chế quản lý du lịch, các ngành có liên quan và các địa phương phải có kế hoạch phát triển du lịch cho phù hợp với điều kiện ngày nay” [26, tr.180]. Quan điểm này cũng đã được thể chế hóa, Điều 30 của Hiến pháp nước CHDCND Lào năm 2003 và Điều 4 Luật Du lịch năm 2013. Đây là quan điểm hoàn toàn đúng đắn, bởi du lịch góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước thông qua “xuất khẩu tại chỗ”, thu vào ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, thực hiện việc tái phân chia nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng trong nước, tạo công ăn việc làm cho người dân và nâng cao đời sống


của nhân dân, điều chỉnh sự chênh lệch giữa các vùng trong nước về kinh tế - xã hội. Việc phát triển du lịch còn là nhân tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như: giao thông, hàng không, xây dựng, bưu điện, ngân hàng…

Kinh tế du lịch là ngành hay lĩnh vực kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thông qua các tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, của vùng để phục vụ khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế trong công tác phát triển kinh tế - xã hôi. Vì vậy, Đảng và Nhà nước Lào đã khẳng định:

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, góp phần vào nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế-xã hội và coi du lịch là một hướng chiến lượng quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế-xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phân đấu đưa đất nước Lào trở thành trung tâm du lịch văn hóa-sinh thái trong khu vực [63, tr.9].

Đảng và Nhà nước Lào đã xác định: Du lịch là một ngành kinh tế hàng đầu, giúp cho nhân dân thóai khỏi sự đói nghèo, có những nét đặc thù riêng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Đặc biệt từ khi Đảng và Nhà nước Lào thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế và sự hợp tác với nước ngoài, hoạt động du lịch dần dần có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước và du lịch được phát triển mạnh mẽ thông qua việc khuyến khích người dân trong nước tham gia vào các hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch dân cư, đây là chính sách rất thành công của Nhà nước Lào, vì chính sách này đã làm cho kinh tế địa phương có sự phát triển và bảo vệ được môi trường và giữ gìn văn hóa dân tộc của địa phương.

Thứ hai, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch phải gắn với quản lý và bảo vệ môi trường, tài nguyên, thiên nhiên

Một quan điểm rất quan trọng về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch là vấn đề quản lý và bảo vệ môi trường, bởi vì những năm vừa qua ngành môi trường đóng vai trò trong hoạt động phát triển du lịch của Lào. Môi trường vừa là điều kiện vừa là tài nguyên cho phát triển du lịch. Ngược lại, môi trường, đặc biệt là môi trường tự nhiên cũng chịu sự tác động sâu sắc của hoạt động

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 27/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí