Cơ Chế, Chính Sách Và Luật Pháp Của Nhà Nước Về Phát Triển Hoạt Động Du Lịch.


biện pháp quan trọng nhất cần thực hiện đó là tiến hành thường xuyên công tác tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến du lịch, giới thiệu hình ảnh của đất nước, con người, quê hương với những nét độc đáo, đặc sắc và hấp dẫn, để tạo ra sức thu hút khách du lịch, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản đòi hỏi trong hoạt động du lịch cần thiết phải tổ chức công tác tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến.

Tìm hiểu từ thực tế cho thấy, các khu, điểm du lịch, hay cơ sở phục vụ du lịch chỉ có ở vị trí cố định. Nếu không có những thông tin, tuyên truyền, quảng cáo bằng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua các tập gấp, sách giới thiệu về du lịch, các băng, đĩa hình ảnh…; hay những cuộc xúc tiến quảng bá về du lịch, thì không dễ gì con người biết đến các khu, điểm, cơ sở du lịch của địa phương mình với các dịch vụ kèm theo của chúng.

Mặt khác, khi có cùng một nhu cầu về đi du lịch, nhưng con người dễ thay đổi nơi đến về du lịch, do sự tác động mạnh mẽ của tuyên truyền, quảng cáo. Vì vậy, tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch được xem như một biện pháp hữu hiệu để cạnh tranh thu hút nguồn khách.

Để công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch của thành phố mình đạt được hiệu quả cao nhất và thu hút được du khách trong thời gian tới, cơ quan xúc tiến về du lịch cần phải có giải pháp, kế hoạch cụ thể để phối hợp chặt chẽ với các đơn vị kinh doanh du lịch; quan tâm đến việc tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo về xúc tiến quảng bá, xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực du lịch ở tại địa phương mình; tham gia các cuộc xúc tiến quảng bá hình ảnh tại khu vực, tại các thành phố trung tâm, tại các tỉnh bạn..., để nhằm góp phần thu hút khách du lịch đến du lịch tại địa phương mình ngày một đông hơn.

1.3.4. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch là điều kiện có tính chất quyết định đến việc phát triển hoạt động du lịch. Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực du lịch bao gồm tất cả những người trực tiếp (những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các đơn vị sự nghiệp trong ngành du


lịch) và gián tiếp tham gia vào quá trình phục vụ khách du lịch (các cơ quan, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư nơi khách du lịch đến thăm quan). Du lịch là ngành dịch vụ, trước hết phụ thuộc vào con người với trí tuệ cao, khả năng sáng tạo các ý tưởng mới lớn. Con người làm du lịch đòi hỏi phải có kỹ năng nghề nghiệp cao, kỹ năng giao tiếp tốt, có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc và giỏi ngoại ngữ. Chính vì vậy, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch là điều kiện không thể thiếu được nhằm phát triển ngành du lịch.

1.3.5. Hợp tác du lịch vùng và quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Trong lĩnh vực lữ hành, để thu hút khách du lịch nhiều hơn, việc tăng cường khả năng liên kết ngành, vùng nhất là trong lĩnh vực du lịch ngày càng trở thành nhu cầu cấp thiết đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới. Đây là một trong 5 nội dung chính của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Việc liên kết thành vùng du lịch, với sự tham gia của nhiều địa phương là một trong những hướng hợp tác được nhiều địa phương quan tâm đến. Sự liên kết hợp tác vùng không chỉ giúp các địa phương kết nối, xây dựng thành một tuyến tour, điểm đến du lịch mà còn giúp các địa phương trong nhóm liên kết tiết kiệm được chi phí quảng bá, xúc tiến.

Một số giải pháp phát triển du lịch Đà Nẵng - 6

Ngoài ra, sự hợp tác giữa ngành du lịch với các bộ, ban ngành khác liên kết chặt chẽ đã tránh sự trùng lặp về sản phẩm du lịch ở các địa phương đã giúp cho sản phẩm, dịch vụ du lịch của Việt Nam đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao hơn của du khách.

Để hoạt động lữ hành được triển khai có hiệu quả, cần liên kết chặt chẽ thêm với các ngành khác như: giao thông, thể thao, văn hóa, bảo hiểm, y tế…Và việc phối hợp giữa các ngành muốn đạt hiệu quả cao, cần phải xây dựng hệ thống văn bản pháp luật cụ thể, hợp lý .

Sự liên kết ấy không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia, mà còn là sự liên kết quốc tế giữa các nước trong khu vực nhằm khuyến khích phát triển du lịch song phương, tăng cường trao đổi đoàn; trao đổi thông tin về du lịch và các lĩnh vực có


tác động đến du lịch; nghiên cứu, thực hiện các dự án về du lịch, khuyến khích giúp đỡ kỹ thuật, trao đổi chuyên gia, dịch vụ, các hoạt động thúc đẩy du lịch; tập trung phát triển nguồn nhân lực, hợp tác trong quy hoạch…

1.3.6. Cơ sở hạ tầng và vật chất trong du lịch

Cùng với tài nguyên du lịch, lao động du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là nguồn lực quan trọng để phát triển ngành du lịch, nó tạo nên thế đứng vững chắc.

Vậy chúng ta có thể hiểu cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm: hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, công trình điện nước; hệ thống các cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú; mạng lưới cửa hàng thương nghiệp, các cơ sở thể thao, các cơ sở y tế, các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa, các cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác ... Đây là những cơ sở có tính quyết định đến việc đón tiếp và phục vụ khách du lịch và khai thác các tài nguyên du lịch của địa phương và của đất nước.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch. Chính vì nó có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.

Du lịch là một ngành sản xuất đa mặt hàng, đa sản phẩm, điều đó kéo theo sự đa dạng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật. Du khách thật sự ấn tượng, muốn khám phá một điểm du lịch, một vùng du lịch một khi hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tại nơi đó (Cũng có nghĩa là một sản phẩm du lịch) được hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu của họ. Điều này nói lên mối quan hệ khắng khít, chặc chẽ giữa tài nguyên du lịch tạo cho một chương trình du lịch ấn tượng, hoàn hảo.

Cơ sở vật chất có tác động tới mức độ sử dụng tài nguyên du lịch và việc bảo vệ, giữ gìn chúng. Điểm du lịch khu du lịch của một địa phương, một quốc gia chỉ thực sự thu hút khách khi có hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện. Đó là yếu tố quyết định thời gian lưu lại của du khách, và làm tăng thêm


doanh thu cho cơ sở kinh doanh du lịch khi khách tiêu thụ các sản phẩm du lịch khác. Sự lưu lại của khách cũng đồng nghĩa với mức độ sử dụng, tác động vào tài nguyên du lịch tăng. Điều này đặt ra vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch để tạo nên tính liên tục trong quy trình phục vụ khách du lịch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật làm tăng lưu lượng khách, và tần suất hoạt động của các điểm du lịch, nghĩa là cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò như là động cơ kích thích sự đi du lịch của du khách, cũng như sự tiêu thụ sản phẩm du lịch.

1.3.7 Cơ chế, chính sách và luật pháp của Nhà nước về phát triển hoạt động du lịch.

Nhận thức vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nhiều nước đã xác định “phát triển du lịch là quốc sách”, hoặc “đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, việc xây dựng các cơ chế, chính sách và luật pháp tạo điều kiện cho du lịch phát triển là điều kiện mang tính quyết định. Đó là việc xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho: khách du lịch quốc tế vào-ra, cho việc đầu tư, liên doanh, liên kết các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, cho việc phát triển các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, việc phát triển cơ sở hạ tầng cho hoạt động du lịch phát triển… Nhiều nước xây dựng cơ chế miễn thị thực cho khách du lịch nước ngoài nhằm thu hút nhiều khách hoặc có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và du lịch… Xây dựng Luật Du lịch, Luật Khách sạn, Luật Hướng dẫn viên du lịch, Luật Đại lý du lịch… để tạo một môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch phát triển.

1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước và tại Việt Nam

Việc tham khảo mô hình phát triển du lịch của các nước điển hình trên thế giới là một việc rất cần thiết để làm cơ sở cho việc hình thành các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến với thành phố Đà Nẵng. Dưới đây là những bài học kinh nghiệm có giá trị lớn để học hỏi, nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm, cụ thể là:


1.4.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở các nước

Để phát triển một nền công nghiệp du lịch mang tính bền vững Đà Nẵng cũng cần tham khảo cách làm du lịch của một số nước.

1.4.1.1 Thái Lan

Trong những năm gần đây với định hướng, chính sách đúng đắn đã đưa hoạt động du lịch của Thái Lan thu hút lượng khách rất lớn. Ưu thế của Thái Lan là nền kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư, đồng thời chất lượng dịch vụ khách sạn tốt. Trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đất nước giai đoạn 1997-2003, Thái Lan đã xác định phát triển du lịch theo hướng ưu tiên bảo vệ, bảo tồn các tài nguyên và tài sản du lịch, phục vụ cho phát triển du lịch.

Trong quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã khiến cho hoạt động của con người thường xuyên trong những bức tường, do đó xu thế người dân muốn đi du lịch đến những vùng đất thiên nhiên, mang tính nguyên sơ. Từ xu thế này, phong trào khôi phục lại giá trị nguyên bản của văn hóa và đất nước Thái Lan được Chính Phủ phát động mạnh để kêu gọi các làng mạc ở vùng nông thôn giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ, bảo vệ cây cối, giảm thiểu tiếng ồn và giữ gìn phong cách kiến trúc của Thái Lan để phát huy tính đặc thù của dân tộc. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng hỗ trợ các cộng đồng bản địa duy trì sức hấp dẫn của của các điểm du lịch, phối hợp với Cục bảo tồn rừng từ các cơ quan ở địa phương triển khai chương trình giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về du lịch cho các tầng lớp nhân dân của đất nước Thái Lan nhằm phát huy tính văn hóa trong du lịch.

Trong các năm gần đây, du lịch Thái Lan phát triển là do có nhiều giải pháp rất sáng tạo, độc đáo, hữu hiệu và tích cực để thu hút khách, trong đó có có việc đẩy mạnh những chương trình quảng cáo, khuyến mãi rất mạnh, có sức hút tốt đến khách du lịch như chương trình Thai-Amazing, du lịch kiến tạo nên hòa bình, “Road Show” quảng bá mạnh mẽ tại Tokyo, Osaka và Fukuoka, “Smooth as silk” nhằm thu hút khách đến du lịch Thái Lan thông qua chương trình khuyến mãi vé của Thai Airways.


1.4.1.2 Singapore

Đây là một đất nước có diện tích không lớn (627 Km2) nhưng là một đảo quốc phát triển mạnh về kinh tế và là một trong những trung tâm du lịch nhộn nhịp nhất của Đông Nam Á. Nơi đây được xem là một trong những nơi kinh doanh du lịch phát triển và hiệu quả nhất. Khi đến đất nước này đều nổi bật nhất là vấn đề bảo vệ môi trường nơi đây được bảo vệ rất tốt, họ biến những những tấc đất nhỏ bé của mình thành những thảm hoa cây cỏ trông rất đẹp mắt và quyến rũ du khách, làm cho du khách có cảm tưởng như đang thưởng thức một khung cảnh thiên nhiên hoang dã. Việc bảo vệ môi trường được thực hiện rất nghiêm ngặt, có những hình thức quản lý về hành chính, kinh tế đối với các hành vi vi phạm làm ô nhiễm môi trường thông qua các lực lượng bảo vệ của nhà nước. Bên cạnh, các dịch vu du lịch được phục vụ rất chu đáo, thuận tiện, nhanh chóng. Nơi đây còn là nơi an toàn của Châu Á do người dân ở đây có trình độ dân trí cao và ý thức rất tốt.

Thông qua việc đẩy mạnh quảng bá, các chương trình khuyến mãi, Singapore đã thu hút được lượng khách đến nơi đây ngày càng đông. Vì nơi đây là một điểm du lịch lý tưởng của du khách. Điều này đáng cho chúng ta học hỏi thông qua các vấn đề bảo vệ môi trường, sinh thái, thiên nhiên và nâng cao dân trí để đáp ứng tốt vấn đề văn hóa trong du lịch.

1.4.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Việt Nam

Trên kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước trên thế giới đã và đang mang lại những thành công nhất định, từ đó chúng ta có những bài học thiết thực hơn và mang những kinh nghiệm đó áp dụng cho sự phát triển du lịch của nước nhà. Tuy nhiên, việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch của các địa phương cũng cho Đà Nẵng những bài học quý giá về việc phát triển du lịch của mình.

1.4.2.1 Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là mảnh đất Sài Gòn, từng được mệnh danh là hòn ngọc viễn đông năm xưa. Ngày nay, vai trò của TP.HCM càng nổi bật hơn nữa trong quá trình xây dựng và phát triển. Đây là khu vực năng động nhất của cả nước về tốc độ đô thị hóa, về năng lực sản xuất và tiếp thu những thành tựu của


khoa học và công nghệ hiện đại, là một trong những nơi dẫn đầu của cả nước trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ngoài ra, TP.HCM còn là nơi tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp và triển khai nhiều dự án đầu tư nước ngoài và nơi đây cũng tập trung nhiều hoạt động dịch vụ phát triển rất nhanh chóng. Từ đó, đã thu hút lượng khách du lịch lớn đến đây hằng năm nhất là lượng khách quốc tế đạt cao nhất so với các địa phương khác trong cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh còn là nơi diễn ra sự giao lưu văn hóa Đông-Tây, vì thế người dân thành phố sẽ tiếp thu và hội nhập rất nhanh với sự tiến bộ của những nền văn minh khác nhau trên thế giới. Đây là một lợi thế của thành phố trong tiến trình hội nhập. Mặt khác, với chức năng là một trung tâm văn hóa- giáo dục của cả nước nên thành phố Hồ Chí Minh còn tập trung đông đảo đội ngũ trí thức và các nhà khoa học. Đây là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch của TP.HCM dễ dàng bước vào công cuộc phát triển bền vững trên cơ sở tranh thủ nguồn tri thức quý báu từ đội ngũ này trong việc quy hoạch, thiết lập các chiến lược và chính sách phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, nơi đây còn là vùng đất gắn liền với bao sự kiện lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp bắt đầu thực hiện chính sách đô hộ. Vì vậy, nguồn tài nguyên du lịch văn hóa của khu vực này rất phong phú, đồng thời đó cũng là nơi đã từng hình thành nền văn minh sông nước.

Du lịch TP.HCM có tốc độ tăng trưởng ổn định, quy mô hoạt động ngày càng lớn, đóng góp có hiệu quả vào kinh tế thành phố.

Trong năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực với sự tập trung chỉ đạo của Chính phủ, trong việc triển khai các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố năm 2013 duy trì tăng trưởng hợp lý, các chỉ số sản xuất công nghiệp, doanh thu hàng hóa-dịch vụ đều có tốc độ tăng khá hơn cùng thời điểm năm 2012.

Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của cả nước. Bên cạnh đó thì thành phố cũng là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng


điểm lớn nhất nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, về quy mô thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 0,6% diện tích, 8,3% dân số nhưng đã đóng góp 20 tổng sản phẩm quốc nội.

Năm 2013, tổng sản phẩm trên địa bàn TP.HCM (GDP) ước đạt 764.444 tỷ đồng tăng 9,3 so năm trước, tuy không đạt kế họach đề ra nhưng đã tăng 0,1 điểm phần trăm so với mức của năm 2012. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân của cả năm 2013 (so với giá bình quân 2012) tăng 3,67 . GDP bình quân đầu người ước đạt khoảng 4.513 USD/người, vượt kế hoạch đề ra là 4.000 USD/người. Như vậy, tăng trưởng kinh tế của TP.HCM có tốc độ cao gấp 1,7 lần so với bình quân cả nước (ước 5,6 /năm).

Được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, trong năm 2013 ngành du lịch thành phố đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực ,thúc đẩy du lịch trên địa bàn phát triển với tổng doanh thu du lịch (lữ hành, khách sạn, nhà hàng) ước đạt 83.191 tỷ đồng, tăng 17 so cùng kỳ, chiếm 44 tổng doanh thu du lịch Việt Nam (ước đạt 190.000 tỷ đồng, tăng 18 so cùng kỳ). Để đạt được mức tăng trưởng trên, các đơn vị khách sạn, lữ hành đã có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá… đặc biệt thành phố cũng đã tổ chức nhiều lễ hội vào dịp cuối năm thu hút du khách.

1.4.2.2 Hội An

Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1999. Trải qua 14 năm với danh hiệu Di sản văn hóa thế giới, nơi này không chỉ vẫn lưu giữ hoàn hảo được nét điển hình của một cảng thị châu Á truyền thống mà lối sống, giá trị văn hóa phi vật thể đặc trưng của phố Hội vẫn được gìn giữ. Môi trường du lịch an toàn cùng với xây dựng những sản phẩm du lịch gắn với nét văn hóa truyền thống, nổi bật nhất là tái hiện đêm rằm phố cổ đã biến Hội An trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Lấy việc khôi phục lại những nghi thức giao tiếp truyền thống, tái hiện sinh hoạt dân gian của người dân phố Hội thế kỷ XVIII, XIX khiến khi đêm xuống, Hội An trở nên thực sự khác lạ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/08/2024