- Về chủ trương chính sách: Trong khi đề ra các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách về du lịch, các cấp ủy Đảng phải xem xét tính phù hợp với pháp luật du lịch, đồng thời, phải giám sát, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước.
- Đảng viên phải phát huy những vai trò tiên phong, gương mẫu trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về du lịch. Đồng thời, phải thực sự là hạn nhân trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật du lịch cho toàn thể nhân dân trên phạm vi toàn quốc. Vì vậy, thái độ ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật du lịch nói riêng của đảng viên phải được xem là căn cứ đánh giá, xếp loại đảng viên.
- Chỉ đạo xử lý kiên quyết, dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật du lịch, đặc biệt là những vi phạm của đảng viên để làm gương cho quần chúng, giữ vững niềm tin của quần chúng nhân dân với các cấp ủy Đảng, giữ vững tính nghiêm minh của pháp luật. Qua đó, tác động một cách tích cực đến việc hình thành ý thức tự giác chấp hành luật du lịch của đảng viên và nhân dân.
- Nhân viên du lịch phải thực sự gương mẫu, như Chủ tịch Kay Sỏn Phôm Vi Hản đã nói:
Cán bộ đảng viên phải chung thành với Đảng, với bạn bẻ, thật thả, khiêm tốn, khách quan theo lợi ích chung, giữ gìn bí mật của Đảng, của cán bộ, tư tưởng hẹp hỏi, chủ quan, rút rẻ, nhận thức nhanh đối với những vấn đề mới, giữ gìn yêu tố tích cực, nhưng đồng thới không thả lỗi với hành động sai trái [69, tr.67].
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong những năm qua, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã đạt được những kết quả đáng kể trong lĩnh vực du lịch, song vẫn còn nhiều việc phải làm. Trong đó, xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về du lịch để tạo lập khung pháp lý toàn diện cho chiến lược phát triển du lịch được coi là yêu cầu tiên quyết đòi hỏi sự góp sức của các ngành, các cấp, đặc biệt là đối với các cơ quan lập pháp. Giải quyết tốt yêu cầu trên, không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu
Có thể bạn quan tâm!
- Các Giải Pháp Đảm Bảo Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật
- Đẩy Mạnh Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật Về Du Lịch Ở Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Nâng Cao Trình Độ Năng Lực, Phẩm Chất Của Cán Bộ Công Chức Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 22
- Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 23
Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.
phát triển du lịch bền vững, nhanh, hiệu quả cao mà còn góp phần đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, hạn chế các tác động tiêu cực, tạo điều kiện thuận lợi đưa du lịch của Lào phát triển theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể, trong thời gian tới cần tiến hành:
- Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện những quy định pháp luật về lữ hành theo hướng tạo sự thông thoáng, thuận lợi cho việc phát triển các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành về điều kiện thành lập, về loại hình doanh nghiệp bao gồm cả khả năng cho phép doanh nghiệp lữ hành nước ngoài mở chi nhánh tại Lào. Đồng thời bổ sung những quy định về thực hiện chế độ báo cáo để tăng cường công tác quản lý, giám sát quá trình hoạt động của các doanh nghiệp
- Sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật về du lịch theo hướng vừa tạo thuận lợi cho việc hình thành đội ngũ hướng dẫn viên chất lượng cao vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu về số lượng hướng dẫn viên theo kịp tốc độ phát triển của hoạt động du lịch.
- Đảm bảo việc ban hành các văn bản pháp luật đúng quy trình, thời hạn, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và triển khai thực hiện kịp thời.
- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm xảy ra trong lĩnh vực du lịch.
- Nhanh chóng, xếp hạng và thiết lập các đơn vị hoạt động đúng mục đích, phù hợp với luật pháp và các quy chế về du lịch để thuận lợi trong việc phân chia trách nhiệm.
- Thúc đẩy và phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan cả về cơ quan Nhà nước và cơ quan tổ chức cá nhân cấp Trung ương và địa phương để tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Lào.
- Xếp loại hướng dẫn viên du lịch phù hợp theo các quy chế và khả năng chính của các hướng dẫn viên du lịch để thuận lợi trong việc kiểm tra và quản lý các hướng dẫn viên du lịch trên phạm vi cả nước.
KẾT LUẬN
Du lịch có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng trên mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội của đời sống. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch là hết sức quan trọng, đồng thời là hoạt động rất phức tạp, nhạy cảm cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Đó là hoạt động tổ chức và điều chỉnh, thông qua hoạt động xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật du lịch của Nhà nước lên các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người làm cho chúng vận động một cách phù hợp với quy luật khách quan để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước trong quản lý du lịch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch là hoạt động quản lý có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước và trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền của Lào. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong quản lý du lịch, giữ vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội, thúc đẩy quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch trên toàn quốc đã quán triệt một cách sâu sắc các chủ trương đường lối của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về du lịch. Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo sát sao công tác quản lý du lịch. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản cụ thể các quy định tạo cơ sở quản lý đưa hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên toàn quốc dần dần đi vào nề nếp. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch, khởi dậy tiềm năng du lịch, thúc đẩy tăng cường kinh tế, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa đất nước Lào trở thành một nước có kinh tế-xã hội phát triển.
Tuy hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đã đạt được những kết quả như vậy, nhưng đồng thời chính bản thân hoạt động này cũng đang còn rất nhiều hạn chế, yếu kém. Trong những năm qua, Lào đang trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã và đang được xây dựng, hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Do vậy, có những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực du lịch, sau khi sửa đổi bổ sung (năm 2013) nhưng vẫn còn nhiều quy định chung chung, nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, những thiếu các quy phạm pháp luật về du lịch để điều chỉnh.
Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch còn nhiều hạn chế, những hạn chế yếu kém này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản là do hệ thống pháp luật du lịch còn chưa đầy đủ, năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch ở các Bộ, công chức làm công tác tham mưu còn thấp, chậm đổi mới tư duy, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, chưa thể chế hóa kịp thời quan điểm của Đảng và nhà nước Lào về phát triển và quản lý du lịch. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.
Trong điều kiện hiện nay, khi Đảng và nhà nước Lào đã chủ trương phát triển du lịch là một trong những 11 chương trình ưu đãi hàng đầu của nhà nước thì vai trò của nhà nước và pháp luật lại càng trở nên quan trọng hơn. Đồng thời, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch phải gắn liền với việc nâng cao trách nhiệm và chủ thể của cơ quan các cấp làm cho công tác phát triển du lịch đi theo đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước và làm cho ngành du lịch có bước trở thành công nghiệp du lịch hiện đại, có khả năng hội nhập với khu vực và quốc tế, mang lại hiệu quả cho đất nước.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phutsady PHANYASITH (2014), “Vai trò ý nghĩa và tầm quan trọng của QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Pháp Luật và Tư pháp, (Lào), (28), tr.50-54.
2. Phutsady PHANYASITH (2015), “Pháp luật về du lịch và việc thực hiện pháp luật về du lịch ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Dân Chủ và Pháp Luật, số 2 (275), tr.31-36.
3. Phutsady PHANYASITH (2015), “Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước Lào về phát triển kinh tế du lịch”, Tạp chí Điện tử, www.lyluanchinhtri.vn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Tuấn Anh (chủ nhiệm) (2007), Đánh giá thực trạng, định hướng xây dựng Chiến lược phát triển CNTT trong ngành Du lịch đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Trung tâm Thông tin du lịch, Hà Nội.
2. Báo Kinh tế - Xã hội của Lào (2013), "Bước ngoặt phát triển ngành du lịch của Malaysia", (35).
3. Bộ An ninh Lào (2014), Báo cáo của Vụ công an Lào năm 2014, Viêng Chăn.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Quốc Gia, 5 năm lần thứ VII (2011-2015), Viêng Chăn.
5. Borviengkham vongdala (2013), Bài phát biểu Nhân dịp trao giải thưởng cho Lào là nước đáng đến nhất thế giới, Viêng Chăn.
6. Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch (2000), Báo cáo thống kê của Tông cục du lịch Lào năm 1990-2000, Viêng Chăn.
7. Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch (2000), Báo cáo kết quả phát triển và khuyến khích và kế hoạch trển khai công tác du lịch 5 năm (2000-2005), Viêng Chăn.
8. Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch (2007), Nghị định số 060/TTVH-DL, ngày 26/2/2007, về xếp hạng khách sạn - Nhà nghỉ, Viêng Chăn.
9. Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch (2008), Quyết định số 0193/TCDL, TMDL, 22/4/2008, về tổ chức thực hiện và hoạt động của Sở/văn phòng du lịch tỉnh, thủ đô hoạch văn phòng/nhóm du lịch huyện, Viêng Chăn.
10. Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch (2010), Báo cáo tổng kết tổ chức thực hiện công tác xếp hạng khách sạn, nhà nghỉ trên phạm vi toàn quốc trong gian đoạn năm 2009 - 2013, Viêng Chăn.
11. Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch (2011), Sắc lệnh số 396/CP, ngày 2/11/2011, về tổ chức và hoạt động của Bộ thông tin, văn hóa và du lịch, Viêng Chăn.
12. Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch, Cục Du Lịch Lào (2012), Kế hoạch chiến lược phát triển du lịch của CHDCND Lào năm 2012-2020, Viêng Chăn.
13. Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch (2013), Tổng cục Du lịch Lào “Chiến lược quản lý du lịch năm 2011-2020 của CHDCND Lào”, Viêng Chăn.
14. Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch, Vụ Phát triển du lịch (2014). Bài báo cao thống kê du lịch của CHDCND Lào, Viêng Chăn.
15. Bộ Thương mại và Du lịch (1989), Quyết định số 91/CTHĐBT, ngày 4 tháng 10 năm 1989, về công tác du lịch, Viêng Chăn.
16. Bộ Thương mại và Du lịch (1991), Sắc lệnh số 306/BTM-DL, ngày 26 tháng 3 năm 1991, về công tác quản lý du lịch và công nghiệp du lịch, Viêng Chăn.
17. Bộ Thương mại và Du Lịch (1992), Nghị định số 219/BTM-DL, ngày 5/5/ 1992, về quản lý khách sạn - nhà nghỉ, Viêng Chăn.
18. Bộ Thương mại và Du Lịch (1999), Nghị định số 626/BTM-DL, ngày 7/6/1999,
về hướng dẫn viên du lịch, Viêng Chăn.
19. Bộ Tư pháp (2009), Quy hoạch tổng thể về phát triển Nhà nước pháp quyền của Lào từ đây đến năm 2020, Nxb PDH.
20. Bộ Tư Pháp (2013), “Tổ chức thực hiện pháp luật ở CHDCND Lào, vấn đề đạt ra, sự cần thiết, sự thách thức và phương hướng giải quyết”, Tạp Chí pháp luật và tư pháp, (18).
21. Boun sôm KHUMMANY (2002), Quản lý du lịch trong điều kiện kinh tế thị trưởng ở tỉnh Luâng Pha Băng, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.
22. Mác - Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
23. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1991), Khóa V, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.
24. Đảng nhân dân cách mạng Lào (1996), Khóa VI, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.
25. Đảng nhân dân cách mạng Lào (2001), Khóa VII, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.
26. Đảng nhân dân cách mạng Lào (2006), Khóa VIII, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.
27. Đảng nhân dân cách mạng Lào (2011), Khóa IX, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.
28. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoa (2004), Giáo trình kinh tế Du lịch, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
29. Nguyễn Thị Đoan, (2015), Quản lý nhà nước đối về du lịch trên địa bàn Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học kinh tế, Hà Nội.
30. Nguyễn Minh Đức (2007), Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình CNH, HĐH, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995), Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
32. Bùi Thị Thanh Hiền (2011), Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Du lịch học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
33. Phân Xuân Hòa (2011), Các giải pháp phát triển ngành du lịch Khánh Hòa đến năm 2020, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
34. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình khoa học quản lý,
Hà Nội.
35. Học viện Hành chính Quốc gia (2011), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước,
tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (2013), Báo cáo thống kê (WTTC), tại trang www.wttc.org, [truy cập ngày 20/8/2015].
37. Hum Phăn PHƯA PA SÍT (2008), Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh LUÂNG PHA BĂNG trong giai đọan hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
38. Nguyễn Thị Như Huyền (2014), Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
39. Kay Sỏn Phôm Vi Hản (1984), Đại hội tổ chức toàn quốc lần thứ VI, Nxb Quốc gia Lào.
40. Kham Tay Siphănđon (1997), Sắc lệnh của Chủ tịch nước số 03/CHDC về bảo vệ giữ gìn di sản quốc gia về văn hóa lịch sử và thiên nhiên, ngày 20/6/1997, Viêng Chăn.
41. Huỳnh Vĩnh Lạc (2005), Khai thác tiềm năng du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
42. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
43. Hồ Chi Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Hồ Chi Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Hồ Chi Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.