Kết Quả Thăm Dò Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đã Đề Xuất

hữu cơ gắn bó tạo thành sức mạnh tổng hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở các trường mầm non Thị xã Phổ Yên.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục tiêu

Qua khảo nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non Thị xã Phổ Yên mà luận văn đã đề cập, nhằm góp phần khẳng định tính đúng đắn của các biện pháp trong thực tế. Hình thức khảo nghiệm là triển khai đồng thời các biện pháp quản lý mà luận văn đã đề cập đến ở các trường mầm non Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

3.4.2. Nội dung, đối tượng khảo sát

Qua triển khai các biện pháp quản lý, việc thu nhập kết quả khảo nghiệm được tiến hành bằng phiếu hỏi đối với CBQL phòng giáo dục, CBQL và giáo viên các trường mầm non thị xã Phổ Yên kết quả thu được như sau:

Tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non thị xã Phổ Yên.

Về cách thức: Xây dựng phiếu hỏi (Phụ lục 2). Thời gian gửi phiếu hỏi là trong hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020, kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

Tổ chức xin ý kiến: Trưng cầu ý kiến 150 khách thể.

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất

Đánh giá: 3 = Cần thiết; 2 = Ít cần thiết; 1 = Không cần thiết



TT


Các biện pháp

Mức độ cần thiết


ĐTB

Cần thiết

Ít cần

thiết

Không

cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho GV, NV về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích

cho trẻ


107


66.5


48


29.8


6


3.7


2.63


2

Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ mầm non cho

CBQL, GV, NV


121


80.7


26


17.3


3


2.0


2.79


3

Xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục đảm bảo an

toàn cho trẻ


88


58.7


34


22.7


28


18.7


2.40


4

Huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở

trường mầm non


105


65.2


50


31.1


6


3.7


2.61


5

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh nhằm xây

dựng trường học an toàn


118


78.7


28


18.7


4


2.7


2.76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 15

Kết quả bảng 3.1 cho thấy: các chuyên gia đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non Thị xã Phổ Yên có mức độ cần thiết … Điều đó khẳng định để quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non Thị xã Phổ Yên đạt hiệu quả

cao cần phải phối hợp cả 5 biện pháp trên, mỗi biện pháp có những thế mạnh riêng, bổ trợ cho nhau. Cụ thể như sau:

Biện pháp “Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ mầm non cho CBQL, GV, NV” được đánh giá cần thiết nhất (2.79 điểm). Bởi để đảm bảo an toàn cho trẻ CBQL, GV, NV cần có các kiến thức và kĩ năng về an toàn gắn liền với đời sống của trẻ, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt và phối hợp nhiều phương pháp, hình thức nhằm phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh nhằm xây dựng trường học an toàn cho trẻ mầm non.

Biện pháp “Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh nhằm xây dựng trường học an toàn ” được đánh giá cần thiết thứ 2 (2.76 điểm). Biện pháp này nhằm hình thành cơ chế điều chỉnh theo hướng đạt được mục tiêu chung đã đề ra của kế hoạch phát triển nhà trường đáp ứng tốt yêu cầu về phát triển chất lượng của ngành mầm non, đồng thời rút kinh nghiệm được từ những sai sót.

Biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho GV, NV về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ” được đánh giá cần thiết thứ 3 (2.63 điểm).

Biện pháp “Huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non” được đánh giá cần thiết thứ 4 (2.61 điểm).

Biện pháp “Xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ” được đánh giá cần thiết thứ 5 (2.40 điểm).

Tác giả đề tài tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính khả thi của các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non non thị xã Phổ Yên.

Về nội dung: Khảo nghiệm về mức độ khả thi và không khả thi của các biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thị xã Phổ Yên.

Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Đánh giá: 3 = Khả thi; 2 = Ít khả thi; 1 = Không khả thi



TT


Các biện pháp

Mức độ cần thiết


ĐTB

Khả thi

Ít khả thi

Không

khả thi

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho GV, NV về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích

cho trẻ


127


84.7


22


14.7


1


0.7


2.84


2

Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ mầm non cho

CBQL, GV, NV


128


85.3


21


14.0


1


0.7


2.85


3

Xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục đảm bảo an

toàn cho trẻ


122


81.3


25


16.7


3


2.0


2.79


4

Huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở

trường mầm non


126


84.0


20


13.3


4


2.7


2.81


5

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh nhằm xây

dựng trường học an toàn


124


82.7


24


16.0


2


1.3


2.81


Kết quả bảng 3.2 cho thấy: Mức độ khả thi của các biện pháp được các chuyên gia đánh giá không giống nhau, đó là tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của từng cơ sở giáo dục. Cụ thể:

Biện pháp “Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ mầm non cho CBQL, GV, NV” được đánh giá khả thi nhất (2.85 điểm). Với mẫu Website mà chúng tôi

thiết kế trong phần biện pháp với chuyên mục Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, chúng tôi nhận định CBQL, GV và NV các trường tiểu học sẽ tiến hành hoạt động tự bồi dưỡng có hiệu quả.

Biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho GV, NV về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ”được đánh giá khả thi thứ 2 (2.84 điểm), nếu được thực hiện có hiệu quả thì bản thân GV, NV sẽ tự giác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như bồi dưỡng những năng lực cần thiết trong hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ.

Biện pháp “Huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non và “Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh nhằm xây dựng trường học an toàn” đều được đánh giá ở mức khả thi là 2.81 điểm.

Biện pháp “Xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻđược đánh giá ở mức khả thi là 2.79 điểm.

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: Về cơ bản cả 5 biện pháp mà tác giả đề xuất đều đã được các cán bộ quản lý và giáo viên tán thành, đại đa số các ý kiến cho rằng 5 biện pháp đều mang tính khả thi và cần thiết để làm tốt công tác quản lý hoạt động PCTNTT cho trẻ mầm non tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Kết luận chương 3

Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế chúng tôi đã đưa ra 5 biện pháp nhằm quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non thị xã Phổ Yên, bao gồm: Nâng cao nhận thức cho GV, NV về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ; Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ mầm non cho CBQL, GV, NV; Xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ; Phối hợp đồng bộ các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non; Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh nhằm xây dựng trường học an toàn.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy tất cả các biện pháp đưa ra đều có tính cần thiết và tính khả thi cao. Mỗi biện pháp có vai trò riêng song chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, giúp cho các nhà quản lý giáo dục thực hiện tốt chức năng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại trường mình. Trong quá trình quản lý, nhà quản lý phải vận dụng phối hợp đồng bộ, sáng tạo các biện pháp đã nêu tùy theo điều kiện thực tế của nhà trường sẽ đạt hiệu quả quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích như mong muốn của trẻ và gia đình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học 2018-2019.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong trường mầm non việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích có ý nghĩa quan trọng, nhằm phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ những yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ để toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong một môi trường an toàn. Để đưa ra được những biện pháp có tính khả thi giúp CBQL các trường mầm non trong hoạt động quản lý xây dựng trường học an toàn, PCTNTT cho trẻ mầm non. Luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn:

Trong lý luận về xây dựng trường học an toàn, PCTNTT cần phải xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và các hình thức xây dựng trường học an toàn, PCTNTT, sự phối hợp các lực lượng giáo dục để thực hiện nội dung này. Lý luận về quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non đã chỉ ra, CBQL cần thực hiện tốt công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non. Mặt khác, các yếu tố khách quan và chủ quan là những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non như các yếu tố: nhận thức của CBQL, sự quan tâm của chính quyền địa phương….

Về thực trạng hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non ở Thị xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi phân tích một số nội dung cơ bản như: nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức xây dựng trường học an toàn, PCTNTT. Trong đó, đa số CBQL, GV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện các mục tiêu. Trong nội dung xây dựng trường học an toàn, PCTNTT, các nội dung thực hiện tốt gồm Có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, như tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai

nạn thương tích; Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích. Tuy nhiên, nội dung xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích cụ thể trên cơ sở thực tế của nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, trường mẫu giáo, trường mầm non thực hiện ở mức trung bình. GV đã thực hiện linh hoạt các phương pháp và hình thức xây dựng trường học an toàn, PCTNTT cho trẻ và có sự phối hợp có hiệu quả với nhà trường, Phòng GD & ĐT, tuy nhiên sự phối hợp với gia đình trẻ, Đoàn thanh niên…chưa đem lại hiệu quả cao.

Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non, tác giả đã khảo sát các nội dung sau: Thực trạng lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non; Thực trạng tổ chức thực hiện xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non; Thực trạng chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non; Thực trạng kiểm tra, đánh giá xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non. Kết quả thực trạng cho thấy, các trường mầm non đã chú trọng trong thống nhất kế hoạch PCTNTT cho trẻ, dự kiến thời gian và kinh phí thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ hợp lý và phân công trách nhiệm cho từng thành viên, yêu cầu cần đạt trong hoạt động xây dựng trường học an toàn, PCTNTT cho trẻ. Tuy nhiên, còn tồn tại một số vấn đề như: Công tác tuyên truyền thực hiện chưa thường xuyên, nội dung tuyên truyền và đối tượng tuyên truyền chưa sâu rộng; Việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn PCTNTT cho trẻ ở các nhà trường thực tế vẫn còn nặng về lý thuyết, thiếu cơ hội, trang thiết bị để thực hành trải nghiệm. Trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày giáo viên chưa chú trọng lồng ghép tích hợp giáo dục phòng chống tai nạn thương tích vào các chủ đề, chủ điểm, các hoạt động của trẻ. Trong khi đó, công tác giám sát việc thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích, trường học an toàn trong từng nhóm lớp còn lơi lỏng.

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí